Một số vấn đề của người Thiên Chúa giáo trước và sau khi di cư vào miền Nam (I)
Nguyễn Văn Lục
Trình bày một số vấn đề của người Thiên Chúa giáo trước khi di cư và sau khi di cư vào miền Nam
Hội nghị Geneva về Đông Dương ngày 20 tháng bảy năm 1954 có điều khoản quan trong nhất là quy định phần ranh giới tạm thời giữa Nam và Bắc. Phía Bắc thuộc phe cộng sản lấy ranh giới cuối cùng là vĩ tuyến 17 và từ 17 trở vào trong Nam là phe chính quyền Quốc gia.
Chính sự phân vùng địa lý Bắc-Nam và chính trị giữa một bên là cộng sản, một bên quốc gia là nguyên do chính yếu đưa đến cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc.
Người ta sẽ không quên được sau Hiệp Đinh Geneva, Pháp và Việt Minh đã có một Hội Nghị ở Trung Giá, ở phía Bắc Hà Nội để bàn giao quyền hành chánh và chính trị của Pháp cho Việt Minh.
Quyết định bàn giao là một thể thức chính thức trao miền Bắc vào tay Việt Minh và từ đó đưa đến quyết định đi hay ở của dân miền Bắc.
Cuộc di cư xảy ra chủ yếu vì lý do chính trị, vì người di cư không chấp nhận sống dưới chế độ cộng sản.
Trình bày một số vấn đề của người Thiên Chúa giáo trước khi di cư và sau khi di cư vào miền Nam
Hội nghị Geneva về Đông Dương ngày 20 tháng bảy năm 1954 có điều khoản quan trong nhất là quy định phần ranh giới tạm thời giữa Nam và Bắc. Phía Bắc thuộc phe cộng sản lấy ranh giới cuối cùng là vĩ tuyến 17 và từ 17 trở vào trong Nam là phe chính quyền Quốc gia.
Chính sự phân vùng địa lý Bắc-Nam và chính trị giữa một bên là cộng sản, một bên quốc gia là nguyên do chính yếu đưa đến cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc.
Người ta sẽ không quên được sau Hiệp Đinh Geneva, Pháp và Việt Minh đã có một Hội Nghị ở Trung Giá, ở phía Bắc Hà Nội để bàn giao quyền hành chánh và chính trị của Pháp cho Việt Minh.
Quyết định bàn giao là một thể thức chính thức trao miền Bắc vào tay Việt Minh và từ đó đưa đến quyết định đi hay ở của dân miền Bắc.
Cuộc di cư xảy ra chủ yếu vì lý do chính trị, vì người di cư không chấp nhận sống dưới chế độ cộng sản.
Di cư hay là chết |
Nguồn: ussskagit.org |
Cho nên cuộc di cư này dù có một số khá đông người theo đạo Thiên Chúa giáo theo tỷ lệ dân số với nhiều số liệu khác nhau đi nữa, tôi vẫn khẳng định đây là một cuộc di cư chính trị và gián tiếp phủ nhận những ai cho rằng cuộc di cư ấy gắn liền với người Thiên Chúa giáo đến nỗi biểu tượng Di cư và Thiên Chúa giáo chỉ là một.
Tôi chống lại cái biểu tượng sai lầm trên dù do thiện ý hay ác ý trên đồng thời gián tiếp chống lại ý đồ của người cộng sản cũng muốn gán ghép như thế. Bởi vì biểu tượng đó chứa đựng tính tuyên truyền của một phía, đồng thời nó cũng cho thấy sự “nhận vơ” dễ dãi không kiểm chứng tài liệu của phía kia.
Sự thật đã không phải là như thế.
Cuộc di tản năm 1975 sau này càng củng cố lý luận trên.
Chính vì cộng sản và chỉ vì nghĩ phải sống chung với cộng sản mà người ta liều mình ra đi. Ra đi năm 1954 hay 1975 thì đều cùng có một ý nghĩa giống nhau dù hoàn cảnh có khác nhau.
Đến nỗi phải nói rằng có cộng sản là có trốn chạy cộng sản. Ngay đến những người cả đời phục vụ đảng như gián điệp nhị trùng Phạm Xuân Ẩn khi chết vẫn có ước vọng là không phải chôn chung cùng chỗ với người cộng sản.
Tôi ít thấy một trường hợp nào - ngay cả đối với những cán bộ cộng sản lâu năm - qua hồi ký, họ đã nói tốt cho đảng cộng sản Việt Nam.
Vì thế, nói đến di cư trước nạn cộng sản, không còn ai có thể phân biệt Bắc hay Nam, nghèo hay giầu, trí thức hay nông dân hay thợ thuyền, ngay cả người dân thuyền chài, nghèo túng cả hai miền đều “ra khơi”. Ra khơi là biểu tượng cho tự do.
Mọi thành phần xã hội, nếu có phương tiện đều quyết tâm ra đi cả.
(Chú thích: người viết bài này đã bác bỏ tất cả những con số thổi phồng về số người Thiên Chúa giáo di cư trong một bài viết, Cuộc di cư năm 1954-1955 và đề nghị một con số có thể chấp nhận được là có khoảng trên trên dưới 300.000 người di cư thuộc khối thiên chúa giáo.)
Trong bài viết này, người viết nhìn lại một số vấn đề và đặt ra một số câu hỏi riêng như tại sao người Thiên Chúa giáo lại quyết định di cư vào Nam? Vai trò và số phận các giáo phận, linh mục và giáo dân còn bị kẹt ở lại? Những ai đã quyết định đi Nam Và nhữnbg vấn đề hội nhập vào các giáo phận trong Nam.
Những lý do nào đưa đến quyết định di cư vào Nam
Khi nghe tin có hiệp định Geneva chia đôi đất nước thì câu hỏi cửa miệng của nhiều người miền Bắc là: Đi hay ở? Câu hỏi này thật ra chỉ phản ảnh một phần sự thật ở các người dân ở thành phố lớn, ở giai cấp tiểu tư sản trí thức thành thị như Hà nội. Những thành phần dân chúng này có nhiều chọn lựa. Và họ suy tính hơn thiệt vấn đề đi hay ở.
Nhưng phần đông dân di cư ở thôn quê ở các tỉnh phía Nam như Bùi Chu, Phát Diệm thì sự chọn lựa di cư là một quyết định sinh tử, quyết định sống hay là chết.
Nói một cách không che đậy, không dấu diếm thì việc ra đi nằm trong bản năng sinh tồn của con người mà không cần một lời giải thích nào.
Ở lại là chết, ra đi thì còn có cơ may, còn có hy vọng.
Tá giả Nguyễn Duy Chính cũng có chung một ý nghĩ khi ông viết:
(Trích bài “Di cư”, Nguyễn Duy Chính, trong tập: 50 năm Bắc Kỳ di cư, 1954-2004, trang 70).Quả thực những người như gia đình tôi không đủ trí tuệ và kiến thức để bảo rằng ra đi nhằm mục đích tìm tự do hay chọn một chính nghĩa theo lằn ranh Quốc Cộng. Chúng tôi quyết định hoàn toàn do bản năng, theo linh tính như những con thú đánh hơi thấy hiểm nguy,đằng trước là sự sống và sau lưng là sự chết. Hình ảnh đó tôi lại thấy trên khuôn mặt những người dân hoảng hốt di tản năm 1975 ở miền Trung.
Đó là một chọn lựa không còn chọn lựa nào khác và một câu hỏi tại sao ra đi đôi khi đi trở thành câu hỏi thừa. Khi thấy một người đàn ông oằn người đẩy một xe bò, đằng trước “vợ cúi rạp cầm lái kéo xe bò”, trên xe bò chất đầy thúng mủng, nồi niêu - những đồ dùng vô giá trị. Hay thấy một người què cả hai chân lết bết “tự mình” lên tầu há mồm không cần thủy thủ Mỹ bế lên.
Một người què cả hai chân, vô sản tận gốc rễ, có gì ép buộc người thanh niên đó phải ra đi? Có gì để hai vợ chồng nghèo khổ cùng nhau quyết chí lên đường vào Nam mang theo số đồ đạc ít ỏi đó?
Và nhất là thấy hình ảnh một gia đình lênh đênh trên một cái mảng ở ngoài khơi đêm tối mịt mù - mà mạng sống cả gia đình như chỉ mành treo chuông- những khuôn mặt hốc hác, những đôi mắt hoảng sợ thất thần, có cần có một câu hỏi lý do nào họ ra đi hay không?
Sự kiện đó, các hình ảnh đó tự nó có ý nghĩa mà không cần một lời giải thích hay một câu hỏi, và cũng không nhất thiết cần một câu trả lời.
Và đến khi cả một một đại gia đình anh em dòng họ, già trẻ lớn bé hay nhiều nơi cả một làng quyết định ra đi thì thì chọn lựa cá nhân là không cần đặt ra.
Và vì thế đôi khi câu hỏi đặt ra cho những loại người ở trên trở thành câu hỏi lố bịch và vô nghĩa.
Từ đó bắt buộc phải nhìn nhận có một động lực sâu kín, một ý chí mãnh liệt, một thứ bản năng vô thức tập thể về sự sống còn, một sự sợ hãi in vào tim óc, một kinh nghiệm bản thân sâu xa về sự tàn ác của cộng sản đã tạo thành một làn sóng di cư chưa từng xảy ra dưới bất cứ thời đại nào của lịch sử Việt Nam.
Người di cư miền Bắc sợ cộng sản hơn sợ Tàu, hơn sợ cướp, hơn sợ thực dân Pháp. Họ sợ hơn bất cứ nỗi sợ nào về một viễn ảnh mất tự do, bị đe dọa, bị tù đầy, bị đói nghèo và sống một kiếp sống tủi nhục.
Riêng người Thiên Chúa giáo thì ngoài những nỗi sợ trên còn cộng thêm nỗi lo lắng về mất đạo, mất đức tin như quan điểm của Piero Gheddo cho rằng: “Họ ra đi là để bảo vệ đức tin của họ”.
Không còn được giữ đạo đã là những yếu tố quyết định buộc họ phải ra đi. Phải thấm nhuần trong đạo giáo mới hiểu được điều này. Phải thấy hình ảnh những người nông dân cầm cỗ tràng hạt trong tay, lâm râm cầu nguyên, trong niềm tin sắt đá khấn nguyện mới hiểu được trong cõi sâu thẳm họ biết họ phải làm gì.
Đó cũng là quyết định của phần đông số dân làng theo Thiên Chúa giáo, nhất là trong các vùng Bùi Chu và Phát Diệm mà tỉ lệ số giáo dân rời bỏ đi Nam là 71,7% ở Bùi Chu và 72,7% ở Phát Diệm trên tổng số giáo dân.
Niềm tin ấy sắt đá bao nhiêu thì sự quyết tâm ra đi mạnh bấy nhiêu và không có thế lực nào có thể ngăn cản được họ khi hoàn cảnh cho phép.
Vì thế, phải nhìn nhận thêm những quyết định ấy có thể bắt nguồn từ những vị lãnh đạo như cha xứ, giám mục cai quản đã ra đi như GM Trương Cao Đại, Hải Phòng, Hoàng Văn Đoàn, Bắc Ninh, Santos Ubiema, OP, Phạm Ngọc Chi, Bùi Chu, Lê Hữu Từ, Phát Diệm.
Trong số báo Missi, 1956, số 2, trang 40 trong bài “Église vivante” cho thấy có 5 giám mục và 618 linh mục chọn đi vào Nam và số ở lại là 375.
Mỗi linh mục này đã kéo theo bao nhiêu con chiên của mình đi theo?
Cha xứ đi thì giáo dân đi theo chỉ là lý lẽ thường tình.
Nhưng quyết định ra đi vẫn là quyết định riêng rẽ của từng hoàn cảnh của vị giám mục, của từng cha xứ. Có thể họ được biết kinh nghiệm xương máu truyền lại qua kinh nghiệm các giáo hữu bên Tàu khi Mao Trạch Đông chiếm được toàn thể Hoa Lục năm 1949. Hoặc giả những kinh nghiệm đắt gía của các nước Đông Âu khi bị Nga Xô “nhuộm đỏ”.
Chẳng hạn, trường hợp các giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, ai có thể bảo đảm được họ sẽ không bị ngược đãi, tù đầy đến chết nếu họ không ra đi?
Ai có thể quyết định thay cho họ trong trường hợp này?
Bằng chứng là những người ở lại như Lm Hân, địa phận Bùi Chu bị chính quyền bắt đưa ra tòa xử với án tử hình. Nhưng sau này không ai biết xử tử ở đâu và không ai nhận được xác chết chôn ở chỗ nào? Đó là cái chết bạc bẽo dành cho Lm Lương Huy Hân, Bùi Chu vì đã quyết định ở lại. Đó cũng là số phận dành cho một linh mục trẻ, Lm Hậu thuộc giáo phận Phát Diệm cũng chết rũ tù năm 1955.
Địa phận Hà Nội thì gánh chịu nhiều hy sinh mất mát nhất - mất vì những người chọn lựa ra đi đã đành - đó là cái mất lớn lao nhất.
Ngoài ra, Hà Nội còn mất những linh mục ưu tú hàng đầu của giáo phận. Họ bị bị tù đầy, quản chế như Lm Nguyễn Văn Vinh, chết trên trại Cổng Trời, thầy Marcel Văn, thuộc dòng Chúa Cứu thế cũng bị chết trong tù, Lm Nguyễn Văn Thông, bị giam tù trên trại Cổng Trời và quản chế, tổng cộnghơn 20 năm tù. Các Lm Phạm Hân Quynh, Nguyễn Ngọc Óanh bị quản chế mỗi người trên 20 năm.
Con số 20 năm mỗi lần nghĩ đến thấy rùng cả mình.
Theo GM Trọng, linh mục Nguyễn Văn Thông khi được thả ra, không còn tính người nữa.
Phần GM Khuê bị giam lỏng tại Nhà Chung Hà Nội, không ra khỏi khu vực Nhà Chung trong suốt cuộc đời làm tổng giám mục rồi Hồng y.
Và nhất là bản thân họ, những người Thiên Chúa giáo sống trong các vùng Thanh, Nghệ Tĩnh vốn dưới quyền kiểm soát của Việt Minh đối với họ là những bài học quá đắt giá mà họ đã phải trả bằng máu, bằng những năm tháng tù đầy từ những thập niên 1930 đến nay.
Đây không phải lần đầu tiên những người theo đạo này phải bỏ làng, bỏ nước ra đi cầu thực. Những năm đầu thế kỷ 20, để tránh nạn đàn áp tôn giáo của triều đình Huế, những người Thiên Chúa giáo tại Vinh, Thanh Hóa, Ngệ An đã một lần dùng thuyền bè chạy trốn vô Nam Kỳ và được sự cứu giúp của giám mục Mossard, địa phận Sài gòn.
Và từ nơi đây, họ đã khai khẩn đất hoang và lập nghiệp và chẳng bao lâu sau đồng hóa thành dân Nam Kỳ chính hiệu. Đó là quê hương thứ hai của những người như tổ tiên ông Huỳnh Văn Lang vốn gốc gác miền Trung di dân vào Nam lập nghiệp.
Chưa kể vào những năm 1920, 1940, nhiều người dân các vùng Bùi Chu đã vào Nam lên vùng cao nguyên hay làm việc phu cạo mủ cao su tại các đồn điền cao su để đối phó với nạn đói hay trốn chạy Việt Minh.
Nhưng lần di cư này mang một ý nghĩa khác hẳn. Việc chạy trốn này giống như cái điều mà người Bắc Hàn đã từng trải nghiệm khi di cư từ Bắc Hàn sang Nam Hàn, năm 1950. Và cũng một thể thức như thế, khi các nước Đông Âu bị cộng sản xâm chiếm, dân chúng Đông Âu chạy sang các nước Tây Âu. Và biểu tượng gây ấn tượng nhiều nhất là dân Đông Đức chạy trốn sang Tây Đức bằng cách vượt bức tường “ô nhục”.
Hơn nữa, nhiều người Thiên Chúa giáo được học hỏi và hiểu thấu đáo Việt Minh qua các vị lãnh đạo tôn giáo. Nhất là vào ngày 9 tháng 11, năm 1951, các giám mục Việt Nam và Pháp [12 người, trong đó có 5 chữ ký của giám mục Việt Nam là Ngô Đình Thục, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Văn Đoàn và Trịnh Như Khuê họp tại Hà Nội trong một thư chung nhan đề:Lettre commune des ordinaires réunis à Hanoi đã đưa ra nhận định như sau về Việt Minh cộng sản:
Trích bản dịch nguyên bản tiếng Pháp của Trần Ngọc Báu trong bài Ba Mươi năm sống phúc âm giữa lòng dân tộc, trong tuyển tập “Ba mươi năm công giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-2005”, trang 31-32.Vì tinh thần trách nhiệm quan trọng trước Thiên Chúa, vì mối tình tha thiết yêu quý anh em, chúng tôi thấy mình có nhiệm vụ quan hệ phải loan báo cho anh em biết đề phòng nạn cộng sản vô thần duy vật, một nguy cơ trầm trọng nhất thời nay. Chủ nghĩa cộng sản bác bỏ Thiên Chúa, bác bỏ mọi tôn giáo, bác bỏ thuyết linh hồn hằng sống, bác bỏ tất cả quyền lợi của Nhân vị và gia đình. Chủ nghĩa cộng sản xung khắc tuyệt đối với công giáo đến nỗi Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng: Không bao giờ có thể vừa theo cộng sản vừa theo công giáo được, và người công giáo nào gia nhập đảng cộng sản thì lập tức bị khai trừ khỏi giáo hội. Chẳng những không được gia nhập đảng cộng sản, mà lại anh em không thể cộng tác bất kỳ dưới hình thức nào, có thể giúp đỡ họ nắm chính quyền.”
Bản dịch này là căn bản lý luận và lập trường dứt khoát của giáo hội Thiên Chúa giáo đối với cộng sản. Tinh thần thư chung này là hướng chỉ đạo cho giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam ít lắm là cho đến 1975.
Tinh thần thư chung đó cũng chỉ là tiếp nối tinh thần của giáo hội Thiên Chúa giáo nói chung qua Vatican. Thánh bộ truyền giáo vào ngày 1 tháng 7, năm 1949 tuyên bố rằng: “Những người cộng sản đương nhiên bị vạ tuyệt thông tức khắc, rằng tất cả nhữn ai hợp tác với đảng cộng sản, hoặc bỏ phiếu cho cộng sản, hoặc đọc, xuất bản, phân phối báo chí cộng sản, hoaặc giúp đỡ bất kỳ cách nào cho đảng cộng sản, đều bị khai trừ khỏi các phép bí tích.”
(Chú thích: Không biết dựa trên bằng cớ nào, tác giả Trần Tam Tỉnh trong “Thập giá và lưỡi gươm” cho rằng tướng De Lattre de Tassigny và khâm sứ Dooley đã làm áp lực ép buộc các giám mục phải ra Thư chung như vừa kể. Ông TTT viết, “Dưới sức ép của Đơ Lát và của đức cha Đu lây[Dooley] người Ái Nhĩ Lan được chỉ địn làm khâm sứ năm 1950, các giám mục Việt Nam họp tại Hà Nội đã đưa ra những lời tuyên bố sấm sét trong Thư Chung mục vụ ngày 9 tháng 11 năm 1951.” (Trích Thập giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, trang 92-93. Bản tiếng Pháp Dieu et César, TTT, trang 85).
Phần nội dung dịch Thư Chung của tác giả TTT, không hiểu tại sao ông Trần Tam Tỉnh lại thêm bớt, cắt xén tùy tiện so với bản dịch của Trần Ngọc Báu?)
Cộng sản Hà Nội giải thích những lý do mà đồng bào miền Bắc bỏ đi vào Nam?
Cộng sản Hà Nội đã cho xuất bản một cuốn sách nhằm bôi nhọ ý nghĩa cuộc di cư của đồng bào miền Bắc nhan đề: Sự thật về vấn đề di cư ở Việt Nam.
Trong cuốn sách này, họ đã dựa trên một vài tờ truyền đơn của đại tá Lansdale và CIA trong những hoạt động tâm lý chiến của nhóm này vào thời gian trước cuộc di cư. Nhóm tình báo chiến lược đã in và rải một số truyền đơn nhằm gây không khí hoảng sợ nơi một số giáo dân. Họ rải truyền đơn từ máy bay kêu gọi dân chúng Thiên Chúa giáo phải di cư vào Nam để khỏi bị cộng sản trù dập. Những khẩu hiệu đại loại rất “rẻ tiền và ấu trĩ” như Chúa Kitô đã đi vào Nam, Đức mẹ đã rời bỏ Bắc Việt hoặc những tin đồn quân đội Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc...
Thực sự thì những truyền đơn này chẳng gây được tác động gì trong những quyết định của người di cư. Ngược lại sau này nó có có tác dụng ngược. Cộng sản đã lợi dụng những khẩu hiệu trên để bôi bác việc di cư của giáo dân miền Bắc. Thêm vào đó, một số tác giả Tây Phương đã “ngộ nhận” coi đây là lý do chính đưa đến việc người Thiên Chúa giáo di cư ồ ạt vào miền Nam.
Sự hiểu biết và nhận thức như thế chứng tỏ sự hời hợt và nông cạn.
Tác giả Trần Tam Tỉnh đã viết hẳn một cuốn sách: Thập giá và lưỡi gươm hùa theo những luận điểm của Hà Nội. Ông viết:
(Trích Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, trang 103-104)Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Thanh Hóa để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam … Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Ki Tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki Tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo nói được là thời Trung cổ.
Cung cách viết và nhận xét của tác giả Trần Tam Tỉnh quá cao ngạo và tự phụ (với cái hời hợt và nông cạn của mình.)
Tác giả Peter Hansen trong một bài viết, do Hiếu Tân dịch đã phản bác lại luận điệu của cộng sản trong bài: Bắc di cư: Dân công giáo tị nạn từ miền Bắc Việt Nam và vai trò của họ tại cộng hòa miền Nam, 1954-1959 đã cho rằng “khẳng định như thế dựa trên một giả định khá trịch thượng rằng Bắc di cư ra đi là vì họ mê tín và dễ bị lừa bởi những mánh khóe và mưu mô đơn giản đến vậy - một giả định dường như đã xuyên tạc rất nhiều những báo cáo ban đầu về cuộc di cư.” (Trích bài trong Talawas, số 2 mùa xuân 2010)
Nhưng thật là khó chịu khi tác giả tỏ ra khinh miệt những giáo hữu với một ngôn từ ngạo mạn như sau “đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo thời Trung Cổ.” Tác giả TTT có phải là một tu sĩ Việt Nam hay không?
Luận điểm của Trần Tam Tỉnh rất khó được chấp thuận. Và một lần nữa, nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại đã lợi dụng, dùng cuốn sách của Trần Tam Tỉnh để chống báng giáo hội Thiên Chúa giáo.
Theo lời kể lại của GM Phao lồ Lê Đắc Trọng, ông Trần Tam Tỉnh khi được về thăm đất Bắc ở Nam Định, năm 1967 đã tuyên bố, “Tín ngưỡng ở miền Bắc XHCN được bảo đảm nhất thế giới.”
Đây không còn là lời tuyên bố hời hợt nữa mà là xuẩn động. Một người có kiến thức (cultivé) không ai nói như thế - nói một thứ ngôn ngữ chỉ dành cho loại cán bộ cấp dưới.
Tôi vẫn mong đợi một sự “xét lại” quan điểm của tác giả TTT và coi những điều ông viết như “một lỗi lầm thời tuổi trẻ” như sự mong đợi của một số người khác khi nhận xét về cuốn sách của ông.
Để phản bác luận điểm của chính quyền cộng sản Hà Nội, xin trích dẫn quan điểm của một nhà báo Pháp, “Cuộc di cư này tuy rất bi thảm, nhưng không phải là cuộc di cư do sự hoảng sợ gây nên. Đây là hành động đầy đủ ý thức của những người bình tĩnh đi tìm những nơi mà bản ngã và cá tính không bị một bộ máy khổng lồ nghiến ngấu. Đây là một định hướng Tự Do của một dân tộc lành mạnh.” (Trích bài Kỷ niệm 50 năm di cư, Nguyễn Văn Minh, trong tập 50 năm Bắc Kỳ di cư 1954-2004.)
Đằng khác nếu cho rằng những người Thiên Chúa giáo khoảng hơn 300.000 người di cư vì bị tuyên truyền, bị ép buộc, bị lôi kéo bởi cha xứ thì sẽ phải cắt nghĩa thế nào về con số gần 500.000 người không theo tôn giáo nào hoặc theo đạo Phật, đạo ông bà đã di cư vào Nam?
Tuyên truyền tâm lý chiến của Lansdale
Mỉa mai là những tuyên truyền của Lansdale và CIA sau này trở thành “võ khí” cho cộng sản Việt Nam hô hoán lên rằng, “Đồng bào bị cưỡng ép và dụ dỗ”. “Sự cưỡng ép ép này là do đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm thực hiện”. (Trích: Tội ác của đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản Hiệp Định Geneva và bè lũ Ngô Đình Diệm trong âm mưu cưỡng ép và dụ dỗ đồng bào di cư ở Việt Nam. Hà Nội, Bộ Tuyên Truyền, 1955. Trích lại trong Peter Hansen, như trên.)
Sau này, chính đại tá Lansdale tự nghi ngờ về những cái được gọi là thắng lợi tuyên truyền mà người ta đã gán cho ông. Vì thế, trong cuộc phỏng vấn truyền hình của Stanley Karnow trong chương trình: Viet Nam, a History, Viet Nam thiên sử truyền hình, New York: Viking Press, 1984. Lansdale đã trả lời như sau:
Người ta không đơn giản nhổ rễ bản thân mình đi trồng ở chỗ khác chỉ vì những khẩu hiệu. Họ thật sự sợ những gì có thể xảy đến cho họ, và những tình cảm ấy đủ mạnh để vượt qua sự gắn bó với đất đai, nhà cửa, mồ mả tổ tiên của họ. Như vậy, thế chủ động phần lớn là của họ, và chúng tôi chủ yếu chỉ làm cho cuộc chuyển vận trở nên có thể thực hiện được”.
Phần Currey khi đánh giá về những thành quả tuyên truyền của Lansdale thì cuối cùng cũng đã nhìn nhận rằng:
“Phần lớn người Bắc không cần đến tin đồn, hay tuyên truyền lừa phỉnh để đi Nam.” Xem Currey, Edward Lansdale, 159.
Theo Peter Hansen, ông đã phỏng vấn rất nhiều người di cư và không một ai cho biết việc quyết định di cư là do đọc được các tài liệu tuyên truyền của Lansdale và nhóm CIA. Họ khẳng định rằng việc ra đi khỏi miền Bắc không bị lệ thuộc và ảnh hưởng gì đến những lời tuyên truyền kể trên.
Theo GM Trọng kể lại một trường hợ tương tự: "Người ta vu cho đức cha Tần ở Thanh Hoá câu chuyện thế này: Ông Tần cho nhốt một đứa trẻ vào trong cái hòm. Ai muốn hỏi ý kiến có muốn đi Nam hay không? Cứ gõ vào cái hòm ba tiếng, rồi hỏi: Đi Nam! Để giảm số người đi Nam, người ta đặt ra kế hoạch đó để đánh vào những người mà họ bảo là "dụ dỗ đi Nam. Cụ thể là Đức Cha Tần”. (Trích GM Trọng như trên, trang 353.)
Kế hoạch tuyên truyền của Việt Minh ấu trĩ đến như thế ít ra cũng dụ dỗ được một người tự nhận có học: giáo sư Trần Tam Tỉnh. Trong sách Thập giá và lưỡi gươm, ông cũng đã đưa ra những loại tin đồn ấu trĩ trên như một bằng cớ xác thực.
“Việc hiện ra hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatim. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, nột vài nhà “đạo đức” coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng, phải từ bỏ đất cộng sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do, Đức Mẹ sắp bỏ miền Bắc.” (Trích TTT, như trên, trang 103).
Ông TTT trích dẫn thêm nhận xét của Bernard Fall trong Les deux Viet Nam: “Tout le monde doit reconnaitre que cet exode massif est essentiellement le résultat d’une opération de guerre psychologique américaine (et aussi de l’armée francaise).” (Trích Dieu et César, TTT, trang 105)
Tạm dịch: Cả thế giới đều nhìn nhận rằng cuộc di cư lớn lao hàng loạt như trên chủ yếu là do một cuộc tuyên truyền chiến tranh tâm lý của Mỹ (và cũng của quân đội Pháp).
Và cũng chẳng mấy ai biết gì về vai trò của ông Ngô Đình Diệm trong việc tổ chức cuộc di cư này.
Tôi hy vọng rằng những dòng lý luận trích dẫn trên sẽ cho nhóm Giao Điểm thấy rằng họ đang làm một trò lố bịch.
Ai đi, ai ở và số phận của những tu sĩ và giáo dân chọn ở lại
Một nhà văn gốc Bắc, anh NTL, có đọc bài “Cuộc di cư 1954-1955” và đưa ra nhận xét, “Anh viết về cuộc di cư 1954 mà chỉ viết về những người di cư mà không nhắc gì tới số phận những người ở lại thì đó là một thiếu xót.”
Quả thực là một thiếu xót vì những người ở lại cũng là nạn nhân cộng sản.
Chính những người ở lại mới phải âm thầm chịu đựng sự kìm kẹp của chính quyền Hà Nội trong suốt 20 năm.
Họ mới đích thực là nạn nhân của chính quyền cộng sản.
Riêng phần này của bài nói về hàng giáo phẩm, tu sĩ và giáo dân còn ở lại và thường được gọi là: giáo hội thầm lặng.
Thật sự thì không có một chỉ thị hoặc một chính sách chung cho các giáo phận miền Bắc về vấn đề đi hay ở. Mặc dầu trên thực tế, khâm sứ tòa thánh là GM. John Dooley cũng như GM Trịnh Như Khuê, Hà Nội đã có quyết định ở lại và phần đông các linh mục thừa sai ngoại quốc cũng quyết định ở lại theo.
Việc ra đi hay ở lại dưới mắt người viết bài này là một quyết định cá nhân cần được tôn trọng như nói ở trên. Nhưng nếu trân trọng quyết định ra đi của các vị giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi và các linh mục di cư thì ngược lại người viết cũng kính phục quyết định việc ở lại của giám mục Hà Nội Trịnh Như Khuê và các linh mục tu sĩ khác.
Phải nhìn nhận có hai thứ lòng can đảm. Can đảm do sự quyết tâm của kẻ ra đi, có tầm nhìn tương lai của giáo hội muốn cứu vãn số phận đạo của mình - được bao nhiêu hay bấy nhiêu (như việc gửi toàn bộ các tu sinh chủng viện và đại chủng viện của các giáo phận vào Nam).
Nhưng cũng có thứ can đảm của kẻ ở lại, kẻ dám đương đầu với thử thách trước mặt.
Phần Khâm sứ Dooley, ông chỉ khuyên các giám mục và linh mục nên ở lại giáo xứ của mình.
Số phận các thừa sai ngoại quốc ở lại miền Bắc
Kể từ năm 1958, chính quyền cộng sản siết chặt lại. Họ tỏ ra cứng rắn đối với các vị thừa sai ngoại quốc như hạn chế đi lại, không được đi ra khỏi nhà xứ nơi cư ngụ, ngoại trừ việc hành lễ mỗi buổi sáng bất chấp sự can thiệp nhiều lần của tòa đại sứ Pháp. Đến tháng 10 năm 1958, 21 vị thừa sai tại Hà Nội đã bị trục xuất ra khỏi Việt Nam cùng với các bà sơ người ngoại quốc.
Phần vị đại diện tòa thánh - người mà chính quyền cộng sản muốn nhỗ rễ - họ đã vận động xin chữ ký giáo dân để có cớ trục xuất khâm sứ.
Việc xin chữ ký này đã không thực hiện được, vì giáo dân Hà Nội đã từ chối.
Việc từ chối và bất hợp tác với chính quyền Hà Nội của GM Trịnh Như Khuê và giáo dân Hà Nội là một thái độ thích hợp và có lý lẽ của nó. Vì thế, họ đã không chấp nhận việc trục xuất thừa sai ngoại quốc.
Nó khác hẳn với thái độ về hùa sau 1975 của một số tu sĩ trí thức trong việc trục xuất khâm sứ và o ép tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận cũng như “quyết định về hùa” của HĐGMVN hiện nay.
Tấm gương của giáo dân Hà Nội phải chăng vẫn là tấm gương sáng ngời soi lúc ấy và nhất là soi cho lúc này.
Họ đã không chấp nhận thái độ “về hùa”.
Lúc ấy chẳng may khâm sứ Dooley bệnh nặng và phải được chuyển đến một bệnh viện của Pháp tại Cambốt. Đấy là lý do tốt nhất để đuổi ông ra khỏi Hà Nội. Tòa khâm sứ bỏ trống và chỉ còn vị thư ký tòa thánh là Lm Odriscoll. Nhưng chỉ ba tuần sau, Lm Odriscoll nhận được giấy trục xuất ra khỏi Việt Nam và được dẫn giải qua biên giới Trung Quốc và bị kết tội có “hoạt động khuynh đảo” nhà nước Việt Nam. (Xem thêm chứng từ của cha T.O Driscoll, Eight years in Viet Nam, trong The Far East, tháng 2, 1960, trang 7-9.)
Kể từ đây chấm dứt vai trò của các thừa sai ngoại quốc hiện diện từ nhiều năm ở ngoài Bắc. Việc trục xuất này nhằm xóa bỏ “tai mắt" của các thừa sai ngoại quốc- như kỳ đà- vì họ có thể liên lạc với thế giới bên ngoài và cản trở những công việc làm của Hà Nội đối với giáo hội Thiên Chúa giáo.
Tấn tuồng này đã diễn ra năm 1975 một cách nhanh chóng. Chỉ vài tuần sau khi chiếm được miền Nam năm 1975 .,.Tất cả khâm sứ đến các thừa sai đều bị trục xuất.
Kể từ nay, giáo hội miền Bắc bị cô lập với thế giới bên ngoài và được gọi là giáo hội thầm lặng hay “giáo hội sau bức màn tre”.
Cho mãi đến tháng sáu, năm 1967, giám mục Huessler, giám đốc Caritas của Tây Đức được phép ra Hà Nội và ông kể lại rằng: “Buổi sáng sớm, ông đã đến nhà thờ lớn Hà Nôi và được gặp giám mục Trịnh Như Khuê. Nhưng giám mục Khuê từ chối không tiếp cho đến khi giám mục Huessler tự xưng danh là được giáo hoàng gửi đến với chứng từ. Giám Mục Trịnh Như Khuê chỉ nói vắn tắt là kính nhờ chuuyển lời cám ơn đến Giáo Hoàng và xin Ngài cầu nguyện cho.” (Trích Catholiques et Bouddhistes au Viet Nam, Piero Gheddo, trang 133.)
Dù sao cũng phải nhìn nhận giáo hội Miền Bắc vẫn có cơ hội sống còn khác với giáo hội bên Trung Hoa gần như bị xóa sổ. Cắt nghĩa về điều này, người ta có thể nghĩ rằng cộng sản chưa thể triệt tiêu giáo hội miền Bắc, vì phía nam vĩ tuyến 17, còn có giáo hội miền Nam đứng đó như một người quan sát.
Việc đối xử với thừa sai Pháp, cùng lắm, chính quyền Hà Nội chỉ có thể trục xuất được họ.
Nhưng không thể vô cớ bắt giam tù đầy như số phận dành cho các ông Trùm, ông Quản và các linh mục trong các địa phận. Số phận các tu sĩ, linh mục còn ở lại hẳn là đã gặp muôn vàn khó khăn.
Phần sau đây, xin trích dẫn tóm lược chứng từ của GM Phao Lồ Lê Đắc Trọng như nhân chứng sống của giáo hội miền Bắc.
(Còn tiếp)
© DCVOnline
“Phần lớn người Bắc không cần đến tin đồn, hay tuyên truyền lừa phỉnh để đi Nam.” Xem Currey, Edward Lansdale, 159.
Theo Peter Hansen, ông đã phỏng vấn rất nhiều người di cư và không một ai cho biết việc quyết định di cư là do đọc được các tài liệu tuyên truyền của Lansdale và nhóm CIA. Họ khẳng định rằng việc ra đi khỏi miền Bắc không bị lệ thuộc và ảnh hưởng gì đến những lời tuyên truyền kể trên.
Theo GM Trọng kể lại một trường hợ tương tự: "Người ta vu cho đức cha Tần ở Thanh Hoá câu chuyện thế này: Ông Tần cho nhốt một đứa trẻ vào trong cái hòm. Ai muốn hỏi ý kiến có muốn đi Nam hay không? Cứ gõ vào cái hòm ba tiếng, rồi hỏi: Đi Nam! Để giảm số người đi Nam, người ta đặt ra kế hoạch đó để đánh vào những người mà họ bảo là "dụ dỗ đi Nam. Cụ thể là Đức Cha Tần”. (Trích GM Trọng như trên, trang 353.)
Kế hoạch tuyên truyền của Việt Minh ấu trĩ đến như thế ít ra cũng dụ dỗ được một người tự nhận có học: giáo sư Trần Tam Tỉnh. Trong sách Thập giá và lưỡi gươm, ông cũng đã đưa ra những loại tin đồn ấu trĩ trên như một bằng cớ xác thực.
“Việc hiện ra hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatim. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, nột vài nhà “đạo đức” coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng, phải từ bỏ đất cộng sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do, Đức Mẹ sắp bỏ miền Bắc.” (Trích TTT, như trên, trang 103).
Ông TTT trích dẫn thêm nhận xét của Bernard Fall trong Les deux Viet Nam: “Tout le monde doit reconnaitre que cet exode massif est essentiellement le résultat d’une opération de guerre psychologique américaine (et aussi de l’armée francaise).” (Trích Dieu et César, TTT, trang 105)
Tạm dịch: Cả thế giới đều nhìn nhận rằng cuộc di cư lớn lao hàng loạt như trên chủ yếu là do một cuộc tuyên truyền chiến tranh tâm lý của Mỹ (và cũng của quân đội Pháp).
Và cũng chẳng mấy ai biết gì về vai trò của ông Ngô Đình Diệm trong việc tổ chức cuộc di cư này.
Tôi hy vọng rằng những dòng lý luận trích dẫn trên sẽ cho nhóm Giao Điểm thấy rằng họ đang làm một trò lố bịch.
Ai đi, ai ở và số phận của những tu sĩ và giáo dân chọn ở lại
Một nhà văn gốc Bắc, anh NTL, có đọc bài “Cuộc di cư 1954-1955” và đưa ra nhận xét, “Anh viết về cuộc di cư 1954 mà chỉ viết về những người di cư mà không nhắc gì tới số phận những người ở lại thì đó là một thiếu xót.”
Quả thực là một thiếu xót vì những người ở lại cũng là nạn nhân cộng sản.
Chính những người ở lại mới phải âm thầm chịu đựng sự kìm kẹp của chính quyền Hà Nội trong suốt 20 năm.
Họ mới đích thực là nạn nhân của chính quyền cộng sản.
Riêng phần này của bài nói về hàng giáo phẩm, tu sĩ và giáo dân còn ở lại và thường được gọi là: giáo hội thầm lặng.
Thật sự thì không có một chỉ thị hoặc một chính sách chung cho các giáo phận miền Bắc về vấn đề đi hay ở. Mặc dầu trên thực tế, khâm sứ tòa thánh là GM. John Dooley cũng như GM Trịnh Như Khuê, Hà Nội đã có quyết định ở lại và phần đông các linh mục thừa sai ngoại quốc cũng quyết định ở lại theo.
Việc ra đi hay ở lại dưới mắt người viết bài này là một quyết định cá nhân cần được tôn trọng như nói ở trên. Nhưng nếu trân trọng quyết định ra đi của các vị giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi và các linh mục di cư thì ngược lại người viết cũng kính phục quyết định việc ở lại của giám mục Hà Nội Trịnh Như Khuê và các linh mục tu sĩ khác.
Phải nhìn nhận có hai thứ lòng can đảm. Can đảm do sự quyết tâm của kẻ ra đi, có tầm nhìn tương lai của giáo hội muốn cứu vãn số phận đạo của mình - được bao nhiêu hay bấy nhiêu (như việc gửi toàn bộ các tu sinh chủng viện và đại chủng viện của các giáo phận vào Nam).
Nhưng cũng có thứ can đảm của kẻ ở lại, kẻ dám đương đầu với thử thách trước mặt.
Phần Khâm sứ Dooley, ông chỉ khuyên các giám mục và linh mục nên ở lại giáo xứ của mình.
Số phận các thừa sai ngoại quốc ở lại miền Bắc
Kể từ năm 1958, chính quyền cộng sản siết chặt lại. Họ tỏ ra cứng rắn đối với các vị thừa sai ngoại quốc như hạn chế đi lại, không được đi ra khỏi nhà xứ nơi cư ngụ, ngoại trừ việc hành lễ mỗi buổi sáng bất chấp sự can thiệp nhiều lần của tòa đại sứ Pháp. Đến tháng 10 năm 1958, 21 vị thừa sai tại Hà Nội đã bị trục xuất ra khỏi Việt Nam cùng với các bà sơ người ngoại quốc.
Phần vị đại diện tòa thánh - người mà chính quyền cộng sản muốn nhỗ rễ - họ đã vận động xin chữ ký giáo dân để có cớ trục xuất khâm sứ.
Việc xin chữ ký này đã không thực hiện được, vì giáo dân Hà Nội đã từ chối.
Việc từ chối và bất hợp tác với chính quyền Hà Nội của GM Trịnh Như Khuê và giáo dân Hà Nội là một thái độ thích hợp và có lý lẽ của nó. Vì thế, họ đã không chấp nhận việc trục xuất thừa sai ngoại quốc.
Nó khác hẳn với thái độ về hùa sau 1975 của một số tu sĩ trí thức trong việc trục xuất khâm sứ và o ép tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận cũng như “quyết định về hùa” của HĐGMVN hiện nay.
Tấm gương của giáo dân Hà Nội phải chăng vẫn là tấm gương sáng ngời soi lúc ấy và nhất là soi cho lúc này.
Họ đã không chấp nhận thái độ “về hùa”.
Lúc ấy chẳng may khâm sứ Dooley bệnh nặng và phải được chuyển đến một bệnh viện của Pháp tại Cambốt. Đấy là lý do tốt nhất để đuổi ông ra khỏi Hà Nội. Tòa khâm sứ bỏ trống và chỉ còn vị thư ký tòa thánh là Lm Odriscoll. Nhưng chỉ ba tuần sau, Lm Odriscoll nhận được giấy trục xuất ra khỏi Việt Nam và được dẫn giải qua biên giới Trung Quốc và bị kết tội có “hoạt động khuynh đảo” nhà nước Việt Nam. (Xem thêm chứng từ của cha T.O Driscoll, Eight years in Viet Nam, trong The Far East, tháng 2, 1960, trang 7-9.)
Kể từ đây chấm dứt vai trò của các thừa sai ngoại quốc hiện diện từ nhiều năm ở ngoài Bắc. Việc trục xuất này nhằm xóa bỏ “tai mắt" của các thừa sai ngoại quốc- như kỳ đà- vì họ có thể liên lạc với thế giới bên ngoài và cản trở những công việc làm của Hà Nội đối với giáo hội Thiên Chúa giáo.
Tấn tuồng này đã diễn ra năm 1975 một cách nhanh chóng. Chỉ vài tuần sau khi chiếm được miền Nam năm 1975 .,.Tất cả khâm sứ đến các thừa sai đều bị trục xuất.
Kể từ nay, giáo hội miền Bắc bị cô lập với thế giới bên ngoài và được gọi là giáo hội thầm lặng hay “giáo hội sau bức màn tre”.
Cho mãi đến tháng sáu, năm 1967, giám mục Huessler, giám đốc Caritas của Tây Đức được phép ra Hà Nội và ông kể lại rằng: “Buổi sáng sớm, ông đã đến nhà thờ lớn Hà Nôi và được gặp giám mục Trịnh Như Khuê. Nhưng giám mục Khuê từ chối không tiếp cho đến khi giám mục Huessler tự xưng danh là được giáo hoàng gửi đến với chứng từ. Giám Mục Trịnh Như Khuê chỉ nói vắn tắt là kính nhờ chuuyển lời cám ơn đến Giáo Hoàng và xin Ngài cầu nguyện cho.” (Trích Catholiques et Bouddhistes au Viet Nam, Piero Gheddo, trang 133.)
Dù sao cũng phải nhìn nhận giáo hội Miền Bắc vẫn có cơ hội sống còn khác với giáo hội bên Trung Hoa gần như bị xóa sổ. Cắt nghĩa về điều này, người ta có thể nghĩ rằng cộng sản chưa thể triệt tiêu giáo hội miền Bắc, vì phía nam vĩ tuyến 17, còn có giáo hội miền Nam đứng đó như một người quan sát.
Việc đối xử với thừa sai Pháp, cùng lắm, chính quyền Hà Nội chỉ có thể trục xuất được họ.
Nhưng không thể vô cớ bắt giam tù đầy như số phận dành cho các ông Trùm, ông Quản và các linh mục trong các địa phận. Số phận các tu sĩ, linh mục còn ở lại hẳn là đã gặp muôn vàn khó khăn.
Phần sau đây, xin trích dẫn tóm lược chứng từ của GM Phao Lồ Lê Đắc Trọng như nhân chứng sống của giáo hội miền Bắc.
(Còn tiếp)
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment
Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"