Ứng dụng Ma trận BCG hay hiệu ứng do việc điều chỉnh tỷ giá 9.3% ?
(VTC News) – Trước mức lãi suất cho vay từ 18-20% mà các ngân hàng đang áp dụng hiện nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp (DN) thẳng thắn thừa nhận: DN sẽ thực hiện chính sách co cụm, không đầu tư để phát triển sản xuất vì có đầu tư thì chỉ... thêm nợ.
Trong cuộc trò chuyện với VTC News, lãnh đạo của một số doanh nghiệp cho rằng, nếu kéo dài mức lãi suất cao như hiện nay, DN sẽ mất hết “nhuệ khí” và rất có thể đây sẽ là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trong thời gian tới.
“Thà ngồi chơi còn hơn”
Ông Vũ Dương Bình - Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình đặt câu hỏi: Với lãi suất cho vay tới 18-20%/năm thì DN buôn gì để có lợi nhuận?. Ông cũng nhận định: Việc áp mức lãi suất cho vay cao như hiện nay sẽ là tác nhân kìm hãm sự phát triển của các DN ngành nghề.
“Thử lấy ví dụ, một năm nếu DN chúng tôi vay ngân hàng 10 tỷ đồng thì phải trả 2 tỷ đồng tiền lãi, 100 tỷ đồng thì phải trả 20 tỷ tiền lãi. Chưa kể còn phải dành chi phí cho quản lý, tiền lương... cũng không dưới 15%. Buôn gì cho lại? Thà ngồi chơi còn hơn. Do vậy, nếu tiếp tục áp dụng mức lãi suất này thì chúng tôi sẽ co cụm hoặc chúng tôi sẽ làm để duy trì chứ không đầu tư sản xuất lớn”, ông Bình lý giải.
Ông Bình cũng nêu lên một thực tế: Trong khi các ngân hàng liên tục báo lãi thì tại các DN thường là lãi giả, lỗ thật. Mặc dù nói ngân hàng hỗ trợ cho DN để đầu tư sản xuất nhưng chúng tôi muốn vay được một khoản tiền cũng phải mất nhiều chi phí bởi tài sản thế chấp của DN thường được đánh giá rất thấp.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại Thời trang Dệt may Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex) cho biết, với lãi suất vay nặng như hiện nay khâu đầu tư của DN sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên, do đó việc đầu tư mở rộng thêm sẽ phải rất cân nhắc.
Tuy nhiên, đối với những DN không phụ thuộc nhiều vào vốn vay như Tập đoàn tư nhân Nam Cường, việc thay đổi lãi suất cho vay không tác động nhiều. Trao đổi với VTC News, ông Nguyễn Mạnh Huy - Trợ lý Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Cường cho rằng: “Nam Cường chủ yếu sử dụng vốn tự có, vốn vay rất ít do vậy không chịu tác động nhiều đối với sự biến động lãi suất. Nhưng, đối với các DN phụ thuộc vào nguồn vay thì mặt bằng lãi suất cao như hiện nay sẽ chịu rất nhiều khó khăn”. Ông Huy cũng cho rằng, các DN bất động sản, DN sử dụng nguồn tài chính lớn có chịu sự tác động của lãi suất hay không còn phải kể đến yếu tố đầu ra của thị trường.
“Đơn cử, đợt lãi suất tăng cao đã khiến đầu tư vào thị trường căn hộ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay tăng, lãi suất tiền gửi cao thì không hấp dẫn với các nhà đầu tư”, ông Huy nói.
Chưa thể giảm lãi suất trong ngắn hạn
Trong một cuộc trao đổi với VTC News, ông Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Quý 4 năm 2010, giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng nhanh đồng thời sản xuất theo thời vụ cho Tết Nguyên đán tương đối xa so với Tết tây tạo ra dự trữ dài. Chỉ có mua vào chứ không bán ra do vậy, ngân hàng không thu được vốn nên không cho vay được. Nhưng đến hết Tết nguyên đán, tài khóa được giải phóng hết, tiền thu được về, chi ra ít, khả năng thanh khoản của ngân hàng lớn. Do đó, sau Tết lãi suất sẽ hạ xuống, lạm phát, chỉ số tăng giá cũng sẽ hạ. Tuy nhiên, đầu tháng 1/2011, lạm phát tuy có giảm đi một chút nhưng vẫn còn ở mức cao. Theo nguyên tắc, lạm phát đang cao thì không thể hạ lãi suất”.
Theo ông Kiêm, để giảm lãi suất phải tiến hành kiềm chế lạm phát. Để kiềm chế lạm phát phải giảm bớt tiền lưu thông ra thị trường. Khi đó, lãi suất cho vay sẽ cao và người vay sẽ phải chọn lựa để đầu tư chỗ nào sinh lời cao. Khi đó, tính toán của xã hội sẽ hẹp lại, đúng đối tượng hơn, tạo điều kiện để sản xuất phát triển và hút tiền lưu thông về.
Ngoài ra phải tiến hành giảm bội chi ngân sách, giảm nhập siêu, giảm cán cân thanh toán để hạn chế tiền dự trữ được tung ra. Từ đó giá trị đồng tiền được nâng lên và giảm lạm phát.
“Để giảm lạm phát cần sức mạnh đồng bộ của toàn xã hội do đó trong một thời gian ngắn không thể kỳ vọng giảm ngay lãi suất. Nếu muốn giảm ngay chỉ có hai cách, thứ nhất là đổi tiền, điều này không thể thực hiện được. Thứ hai, phải tung ra một số tiền rất lớn để NTD mua hàng, thực hiện kích thích tiêu dùng. Điều này cũng không thể thực hiện bởi lương của người lao động không thể tăng nhanh do còn phụ thuộc vào năng suất lao động, vào ngân sách…”, ông Kiêm nhận định.
Nhìn nhận về việc lãi suất tăng cao, TS. Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội cũng cho rằng: Mức lãi suất huy động 16% thực ra là không phổ biến.
“Ngân hàng TMCP Ngoại thương, ngân hàng TMCP Quân đội đều áp dụng mức lãi suất tiền gửi 14%. Không loại trừ một vài trường hợp đang ở thời điểm cần huy động vốn gấp nên đã đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn để khuyến khích, hoặc một vài khách hàng lớn ra điều kiện gọi là thỏa thuận đầu vào nên mới mới có mức lãi suất huy động lên tới 16%. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt, có lượng tiền gửi lớn, thời điểm vay không dài...”, TS Phong nói.
Theo TS Phong, việc tăng lãi suất có hai nguyên nhân, thứ nhất là theo quán tính của quá khứ. Thứ hai, do nhiều ngân hàng nằm trong lộ trình tăng vốn điều lệ để thực hiện tái cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước đã gia hạn đến cuối năm nay
Do lạm phát vẫn đang tăng trên 11% nên mức lãi suất huy động phải từ 14-15%. So với thế giới đây là mức cao nhưng so với lạm phát ở Việt Nam là hợp lý. Như vậy, trong thời gian tới, cùng với quá trình giảm bớt sức ép về vốn của các ngân hàng cũng như giảm sức ép khác liên quan đến kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ giảm lãi suất. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào lạm phát của năm 2011 và việc điều chỉnh giá, giá vàng, điện, than…
DN mong muốn chính sách tín dụng thông thoáng hơn
Trong khi các chuyên gia kinh tế nhận định trong thời gian tới chưa thể hạ mức lãi suất cho vay, ông Vũ Dương Bình - Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình đã chia sẻ mong muốn của doanh nghiệp trong thời gian tới: “Khi đã đầu tư kinh doanh thì ví như chúng tôi đã cưỡi lên lưng hổ, dù có thế nào thì vẫn phải phi, chẳng ai dừng lại cả. Nhưng việc áp mức lãi cao thế này sẽ làm DN chúng tôi mất nhuệ khí, không muốn làm. Bởi tình hình này sẽ khiến chúng tôi gặp khó trong cạnh tranh xuất khẩu. Mặc dù có thể vẫn có lãi nhưng lợi nhuận sẽ giảm dần.
Hiện nay, chính sách của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp khá thông thoáng, ủng hộ DN, duy chỉ có việc tiếp cận nguồn vốn đối với doanh nghiệp là vẫn hạn hẹp. Trước đây, Ngân hàng phải tìm D , phải coi DN là bạn. Nhưng hiện nay, mặc dù khẩu hiệu đó vẫn được nhắc đến nhưng thực tế không phải như vậy. Do vậy, tôi mong muốn đối với các DN sản xuất hàng tiêu dùng nên áp dụng chính sách tín dụng thông thoáng, cởi mở hơn.
Ông Cao Sỹ Kiêm cũng thừa nhận, lãi suất cho vay cao thì đương nhiên DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nếu lãi bình quân của DN rơi vào khoảng khoảng 22-25% trong khi lãi suất cho vay từ 19-20% thì DN sẽ rất khó để trụ được. Theo ông Kiêm, ở các nước trên thế giới thì vốn của DN là chủ yếu, vốn vay ngân hàng là bổ sung nhưng ở Việt Nam thì vốn vay lại là chủ yếu. Do vậy, trong tình hình lãi suất cho vay cao, nhiều DN đã phải chuyển nhượng hoặc hoạt động cầm cự.
"Theo tôi, các DN nên tính toán tiềm năng thế mạnh của mình để có sự điều chỉnh nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục khiếm khuyết. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, DN Việt Nam rất giỏi thích nghi”, ông Kiêm tin tưởng
(VTC News) – Trước mức lãi suất cho vay từ 18-20% mà các ngân hàng đang áp dụng hiện nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp (DN) thẳng thắn thừa nhận: DN sẽ thực hiện chính sách co cụm, không đầu tư để phát triển sản xuất vì có đầu tư thì chỉ... thêm nợ.
Trong cuộc trò chuyện với VTC News, lãnh đạo của một số doanh nghiệp cho rằng, nếu kéo dài mức lãi suất cao như hiện nay, DN sẽ mất hết “nhuệ khí” và rất có thể đây sẽ là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trong thời gian tới.
“Thà ngồi chơi còn hơn”
Ông Vũ Dương Bình - Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình đặt câu hỏi: Với lãi suất cho vay tới 18-20%/năm thì DN buôn gì để có lợi nhuận?. Ông cũng nhận định: Việc áp mức lãi suất cho vay cao như hiện nay sẽ là tác nhân kìm hãm sự phát triển của các DN ngành nghề.
“Thử lấy ví dụ, một năm nếu DN chúng tôi vay ngân hàng 10 tỷ đồng thì phải trả 2 tỷ đồng tiền lãi, 100 tỷ đồng thì phải trả 20 tỷ tiền lãi. Chưa kể còn phải dành chi phí cho quản lý, tiền lương... cũng không dưới 15%. Buôn gì cho lại? Thà ngồi chơi còn hơn. Do vậy, nếu tiếp tục áp dụng mức lãi suất này thì chúng tôi sẽ co cụm hoặc chúng tôi sẽ làm để duy trì chứ không đầu tư sản xuất lớn”, ông Bình lý giải.
Một số doanh nghiệp cho rằng, nếu kéo dài mức lãi suất cao như hiện nay, DN sẽ mất hết “nhuệ khí”. Ảnh minh họa. |
Ông Bình cũng nêu lên một thực tế: Trong khi các ngân hàng liên tục báo lãi thì tại các DN thường là lãi giả, lỗ thật. Mặc dù nói ngân hàng hỗ trợ cho DN để đầu tư sản xuất nhưng chúng tôi muốn vay được một khoản tiền cũng phải mất nhiều chi phí bởi tài sản thế chấp của DN thường được đánh giá rất thấp.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại Thời trang Dệt may Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex) cho biết, với lãi suất vay nặng như hiện nay khâu đầu tư của DN sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên, do đó việc đầu tư mở rộng thêm sẽ phải rất cân nhắc.
Tuy nhiên, đối với những DN không phụ thuộc nhiều vào vốn vay như Tập đoàn tư nhân Nam Cường, việc thay đổi lãi suất cho vay không tác động nhiều. Trao đổi với VTC News, ông Nguyễn Mạnh Huy - Trợ lý Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Cường cho rằng: “Nam Cường chủ yếu sử dụng vốn tự có, vốn vay rất ít do vậy không chịu tác động nhiều đối với sự biến động lãi suất. Nhưng, đối với các DN phụ thuộc vào nguồn vay thì mặt bằng lãi suất cao như hiện nay sẽ chịu rất nhiều khó khăn”. Ông Huy cũng cho rằng, các DN bất động sản, DN sử dụng nguồn tài chính lớn có chịu sự tác động của lãi suất hay không còn phải kể đến yếu tố đầu ra của thị trường.
“Đơn cử, đợt lãi suất tăng cao đã khiến đầu tư vào thị trường căn hộ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay tăng, lãi suất tiền gửi cao thì không hấp dẫn với các nhà đầu tư”, ông Huy nói.
Chưa thể giảm lãi suất trong ngắn hạn
Theo ông Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Lạm phát đang cao thì không thể hạ lãi suất”. Ảnh: IE |
Theo ông Kiêm, để giảm lãi suất phải tiến hành kiềm chế lạm phát. Để kiềm chế lạm phát phải giảm bớt tiền lưu thông ra thị trường. Khi đó, lãi suất cho vay sẽ cao và người vay sẽ phải chọn lựa để đầu tư chỗ nào sinh lời cao. Khi đó, tính toán của xã hội sẽ hẹp lại, đúng đối tượng hơn, tạo điều kiện để sản xuất phát triển và hút tiền lưu thông về.
Ngoài ra phải tiến hành giảm bội chi ngân sách, giảm nhập siêu, giảm cán cân thanh toán để hạn chế tiền dự trữ được tung ra. Từ đó giá trị đồng tiền được nâng lên và giảm lạm phát.
“Để giảm lạm phát cần sức mạnh đồng bộ của toàn xã hội do đó trong một thời gian ngắn không thể kỳ vọng giảm ngay lãi suất. Nếu muốn giảm ngay chỉ có hai cách, thứ nhất là đổi tiền, điều này không thể thực hiện được. Thứ hai, phải tung ra một số tiền rất lớn để NTD mua hàng, thực hiện kích thích tiêu dùng. Điều này cũng không thể thực hiện bởi lương của người lao động không thể tăng nhanh do còn phụ thuộc vào năng suất lao động, vào ngân sách…”, ông Kiêm nhận định.
Nhìn nhận về việc lãi suất tăng cao, TS. Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội cũng cho rằng: Mức lãi suất huy động 16% thực ra là không phổ biến.
“Ngân hàng TMCP Ngoại thương, ngân hàng TMCP Quân đội đều áp dụng mức lãi suất tiền gửi 14%. Không loại trừ một vài trường hợp đang ở thời điểm cần huy động vốn gấp nên đã đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn để khuyến khích, hoặc một vài khách hàng lớn ra điều kiện gọi là thỏa thuận đầu vào nên mới mới có mức lãi suất huy động lên tới 16%. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt, có lượng tiền gửi lớn, thời điểm vay không dài...”, TS Phong nói.
Theo TS Phong, việc tăng lãi suất có hai nguyên nhân, thứ nhất là theo quán tính của quá khứ. Thứ hai, do nhiều ngân hàng nằm trong lộ trình tăng vốn điều lệ để thực hiện tái cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước đã gia hạn đến cuối năm nay
TS. Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội cũng cho rằng: Mức lãi suất huy động 16% thực ra là không phổ biến. Ảnh: IE. |
DN mong muốn chính sách tín dụng thông thoáng hơn
Trong khi các chuyên gia kinh tế nhận định trong thời gian tới chưa thể hạ mức lãi suất cho vay, ông Vũ Dương Bình - Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình đã chia sẻ mong muốn của doanh nghiệp trong thời gian tới: “Khi đã đầu tư kinh doanh thì ví như chúng tôi đã cưỡi lên lưng hổ, dù có thế nào thì vẫn phải phi, chẳng ai dừng lại cả. Nhưng việc áp mức lãi cao thế này sẽ làm DN chúng tôi mất nhuệ khí, không muốn làm. Bởi tình hình này sẽ khiến chúng tôi gặp khó trong cạnh tranh xuất khẩu. Mặc dù có thể vẫn có lãi nhưng lợi nhuận sẽ giảm dần.
Hiện nay, chính sách của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp khá thông thoáng, ủng hộ DN, duy chỉ có việc tiếp cận nguồn vốn đối với doanh nghiệp là vẫn hạn hẹp. Trước đây, Ngân hàng phải tìm D , phải coi DN là bạn. Nhưng hiện nay, mặc dù khẩu hiệu đó vẫn được nhắc đến nhưng thực tế không phải như vậy. Do vậy, tôi mong muốn đối với các DN sản xuất hàng tiêu dùng nên áp dụng chính sách tín dụng thông thoáng, cởi mở hơn.
Ông Cao Sỹ Kiêm cũng thừa nhận, lãi suất cho vay cao thì đương nhiên DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nếu lãi bình quân của DN rơi vào khoảng khoảng 22-25% trong khi lãi suất cho vay từ 19-20% thì DN sẽ rất khó để trụ được. Theo ông Kiêm, ở các nước trên thế giới thì vốn của DN là chủ yếu, vốn vay ngân hàng là bổ sung nhưng ở Việt Nam thì vốn vay lại là chủ yếu. Do vậy, trong tình hình lãi suất cho vay cao, nhiều DN đã phải chuyển nhượng hoặc hoạt động cầm cự.
"Theo tôi, các DN nên tính toán tiềm năng thế mạnh của mình để có sự điều chỉnh nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục khiếm khuyết. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, DN Việt Nam rất giỏi thích nghi”, ông Kiêm tin tưởng
No comments:
Post a Comment
Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"