Wednesday 26 September 2012

670. TÔI DỰ PHIÊN TÒA XỬ CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO Ở CÔNG AN PHƯỜNG BẾN THÀNH

TÔI DỰ PHIÊN TÒA XỬ CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO Ở CÔNG AN PHƯỜNG BẾN THÀNH

PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Sáng ngày 24 tháng chín, năm 2012, Sài Gòn nắng đẹp. Đi trong nắng mùa thu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tôi lại nhớ đến câu hát thôi thúc ngày nào: Mùa thu rồi / Ngày hăm ba / Ta đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến . . . Câu hát của thế hệ đàn anh của tôi vào ngày 23 tháng chín năm 1945. Họ hát lời đất nước kêu gọi rồi bừng bừng dũng khí đi vào cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp xâm lược. Hạnh phúc biết bao thế hệ được hát lời kêu gọi của đất nước rồi lên đường cứu nước. Thế hệ của tôi không có được hạnh phúc đó. Thế hệ chúng tôi cũng rầm rập ra trận, lúc đó chúng tôi tưởng rằng đi giải phóng miền Nam và hào hứng hát: Giải phóng miền Nam / Chúng ta cùng quyết tiến bước .  .  . Hóa ra không phải chúng tôi đi giải phóng miền Nam mà chúng tôi đi vào cuộc nội chiến Nam – Bắc tương tàn, chúng tôi chỉ là công cụ mang học thuyết Mác Lê nin, học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu áp đặt cho miền Nam, để cả nước bị nô dịch bởi học thuyết Mác Lê nin, để học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu thống trị cả dân tộc Việt Nam, đánh phá tan tác khối đoàn kết dân tộc Việt Nam, đánh phá tan nát đạo lí và văn hóa Việt Nam.
Dù hạnh phúc hay bất hạnh, thế hệ đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến đã kết thúc vai trò lịch sử. Dù có tội hay có công, thời của thế hệ chúng tôi cũng đã qua. Tuổi trẻ và sức lực của thế hệ chúng tôi đã để lại ở những ngả đường chiến tranh và những năm tháng gian nan, cơ cực, đói khổ, thiếu thốn. Bây giờ chúng tôi đã là những người tuổi già, sức yếu mà đất nước lại đang nguy biến. Giặc bành trướng Phương Bắc đã chiếm nhiều đất đai Việt Nam ở biên cương phía Bắc, đã chiếm nhiều đảo của Việt Nam ở biển khơi phía Đông, đang quyết thôn tính cả đất nước Việt Nam, mưu toan đồng hóa cả dân tộc Việt Nam. Sứ mệnh cứu nước bây giờ chủ yếu đặt trên đôi vai trẻ thế hệ kế tiếp của chúng tôi. Tháng chín mùa thu lại đến. Buổi sáng mùa thu nắng đẹp, tôi đến với những người anh hùng ở thế hệ đó, các anh Blogger Nguyễn Văn Hải, Luật sư Phan Thanh Hải và Blogger Tạ Phong Tần, những người Việt Nam nồng nàn yêu nước, lẫm liệt đi đầu trong cuộc chiến đấu mới chống bành trướng xâm lược nhưng đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Sài Gòn buộc tội chống Nhà nước và đưa ra xử vào buổi sáng mùa thu lịch sử này. Điều đau xót là đến với những người anh hùng cứu nước hôm nay, tôi phải đến nơi được gọi là Tòa án Nhân dân thành phố Sài Gòn, nơi xét xử tội phạm.
Đường dẫn đến tòa án Nhân dân thành phố Sài Gòn từ ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thị Minh Khai đã dày đặc công an. Tôi biết ngoài số công an công khai sắc xanh, sắc vàng giăng trập trùng trên đường kia còn lực lượng công an chìm cũng đông đúc không kém. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đông nghẹt ô tô, xe máy và dày đặc công an. Tôi rẽ vào đường Nguyễn Du thưa thoáng hơn rồi đi vào đường Nguyễn Trung Trực phía sau Tòa án. Gửi chiếc xe máy ở điểm giữ xe vỉa hè đường Nguyễn Trung Trực, tôi đi bộ theo đường Lý Tử Trọng vòng ra phía trước Tòa án.
Bình thản qua mặt tốp công an ở cổng Tòa án, tôi vào đến mảnh sân Tòa thì người đàn ông mặc áo trắng vẻ mặt gây sự đến đuổi tôi ra ngoài. Tôi hỏi: Anh là ai mà đuổi tôi? Tôi là bảo vệ. Cái gì chứng minh anh là bảo vệ? Anh ta tỏ ra không thèm quan tâm đến câu hỏi của tôi, vẫn gay gắt đuổi tôi ra ngoài cổng. Hai người cầm camera chĩa ống kính vào mặt tôi ghi hình. Tôi nói to: Này, các anh muốn ghi hình mặt tôi, anh phải hỏi, tôi đồng ý anh mới được ghi hình chứ. Đã làm xong việc cần làm nên họ mang camera lẳng lặng bỏ đi. Lại một người mặc đồng phục nhân viên bảo vệ đến đuổi tôi. Tôi bảo: Đây là phiên tòa xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền đến dự và tôi mới chỉ đứng ngoài sân, chưa vào phòng xử án. Hơn nữa, chỗ này cũng không có bảng cấm. Nhân viên bảo vệ bỏ đi. Tôi ngồi xuống gờ gạch đỏ bao quanh bồn cây xanh và thảm cỏ.
Tôi ước lượng chỉ từ cổng vào sân tòa án đã có khoảng hơn năm mươi cảnh sát áo xanh. Họ đứng thành hàng bên hàng rào sắt ngăn giữa sân tòa. Họ đứng từng tốp rải rác trong sân tòa. Người đeo còng sắt số tám ở thắt lưng. Người cầm điện thoại di động nghiệp vụ trên tay. Người trên lưng áo có hàng chữ và số CĐ 113, cảnh sát cơ động, hoặc cảnh sát chiến đấu 113. Bộ máy công cụ bạo lực được triển khai, rầm rộ, quyết liệt. Ngoài ra trên sân tòa còn khoảng hơn ba chục người mặc đồ dân sự. Những người này phần lớn ngồi ở gờ gạch đỏ bao quanh hai thảm cỏ ở một phía sân tòa án. Công an chìm đó. Chỉ trong sân trước tòa án đã có tới gần trăm công an chìm, nổi. Số công an chìm, nổi rải trên những đường phố quanh khu vực tòa án phải lên tới cả ngàn người. Tôi lấy điện thoại gọi thử. Máy lặng ngắt, không có sóng! Máy điện thoại dân sự đã bị xóa sóng. Chỉ còn sóng của những máy điện thoại nghiệp vụ công an. Hàng ngàn công cụ hưởng lương cao từ tiền thuế của dân, rồi máy móc, thiết bị hiện đại đắt tiền rầm rộ huy động cho một phiên tòa dân sự không xét chỉ xử ba người viết blog và biểu tình chống phương Bắc xâm lược. Đồng tiền thuế nghèo của dân bị sử dụng hoang phí đến như vậy! Tiền thuế của dân được sử dụng để chống lại chính nhân dân!
Bốn chiếc ô tô chở tù đỗ góc sân sát ngôi nhà tòa án quét vôi vàng. Hai chiếc ô tô mang biển số trung ương từ ngoài cổng chạy vào sân, chiếc bảy chỗ ngồi, 80A 000.70, vòng sang bên trái sân, đỗ lại. Chiếc bốn chỗ ngồi, 80B 6586, vòng sang bên phải. Nhưng không có ai mở cửa xe bước ra.
Người đàn ông xấp xỉ năm mươi tuổi mang kính trắng đến ngồi cạnh tôi. Tôi bắt chuyện: Phiên tòa đã bắt đầu chưa anh? Không biết! Anh ta trả lời gọn lỏn và lại lặng thinh nhưng ít phút sau chính anh ta lại ngồi hỏi chuyện tôi ở đồn công an phường Bến Thành.
Chiếc ô tô màu trắng từ ngoài cổng chạy vào sân, trên thành xe có hàng chữ CẢNH SÁT, sau ca bin chỉ có một hàng ghế ngồi còn lại là thùng nhỏ chở đồ. Chiếc ô tô vòng sang phải quay đầu xe rồi chạy đến đỗ lại bên cạnh tôi. Một người mặc dân sự đứng đó từ trước, nói: Chúng tôi yêu cầu anh ra khỏi đây, anh không ra. Bây giờ mời anh lên xe về phường. Tôi nói: Đây là phiên tòa dân sự công khai, hoàn toàn không có thông báo cấm, sao các anh lại cấm tôi. Tôi định bước ra cổng nhưng cửa xe sau ca bin mở ra, mấy người xô lại, đẩy tôi lên xe. Hai người mặc dân sự ngồi kèm hai bên người tôi. Người còn trẻ mặc quần jean, áo thun đen đã ngồi trên xe từ trước. Phía trước một người ngồi cạnh ghế lái. Chiếc xe rú còi báo động rền rĩ chạy như bay như biến vượt đèn đỏ về công an phường Bến Thành như trên xe đang chở tên trùm tội phạm nguy hiểm.
Tôi bị dẫn lên lầu một, vào phòng có dãy tủ sắt bên tường và mấy chiếc bàn ghế. Đại úy Nguyễn Tuấn Phong đưa tôi tờ giấy có in sẵn hàng chữ Bản Tường Trình. Đọc mươi dòng tôi viết trong Bản Tường Trình rồi đại úy Phong mải miết cắm cúi viết vào tờ giấy gấp đôi Biên Bản Ghi Lời Khai. Tôi chờ đợi biên bản kết thúc khi trang giấy thứ nhất đã gần kín chữ. Nhưng, sang trang thứ hai, viên đại úy trẻ vẫn mải miết viết. Nhìn cây bút bi của đại úy Phong nhoay nhoáy trên trang giấy, tôi mỉm cười nghĩ thầm: Sự việc chả có gì cả. Mình là nhà văn cũng không thể có lắm chữ nghĩa để viết dài đến thế. Viết gần hết trang thứ hai đại úy Phong mới dừng bút, đưa cho tôi tờ giấy vừa viết bảo tôi đọc lại và kí. Tôi ngạc nhiên là chỉ đọc mươi dòng tường trình của tôi và chỉ hỏi tôi đôi câu: Vì sao anh biết có phiên tòa? Anh đi cùng với ai? mà biên bản ghi lời khai cũng có liên tiếp nhiều cặp câu hỏi, đáp của một cuộc lấy cung và điều tôi ngạc nhiên hơn là đại úy Phong khá đẹp trai, mặt mũi khôi ngô nhưng chữ viết xấu quá. Chữ xấu đến đâu tôi cũng đọc được nhưng chữ viết của đại úy Phong thì tôi đành chịu. Tôi bảo người viết đọc cho tôi nghe và tôi cũng không tập trung lắng nghe. Loáng thoáng nghe những điều ghi không có hại cho mình tôi liền kí cho xong để về nhà.
Nhưng hết trung tá Nguyễn Công Cư, đến trung tá Đặng Văn Loát, rồi trung tá Lê Văn Linh đến hỏi tôi nhiều chuyện. Bất ngờ tôi gặp lại ở đây cả người tự giới thiệu là Tuấn ở công an thành phố hồi đầu tháng trước đã đến nhà tôi hỏi tôi nhiều điều về bản Kiến nghị ngày 27.7.2012 của 42 trí thức gửi lãnh đạo thành phố đề nghị tổ chức biểu tình phản đối những hành động xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam mà tôi có tham gia kí tên. Hôm đó trước khi ra về, ông Tuấn khuyên tôi: Bác có cuộc sống đầy đủ, con cái trưởng thành, không có gì phải lo nghĩ, bác ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe, đừng đi biểu tình! Hôm nay ông Tuấn cũng mặc đồ dân sự như hôm ông đến nhà tôi nên tôi không biết cấp hàm của ông. Những gì diễn ra sau đó cho tôi biết ông Tuấn chính là người chủ trì việc bắt giữ tôi. Ông Tuấn tất bật ra vào chỉ thỉnh thoảng mới dừng lại nói với tôi một câu. Bác Trọng chủ yếu là chống chủ nghĩa Mác. Ông Tuấn bảo tôi như vậy.
Người đàn ông mang kính trắng đến ngồi cạnh tôi ở sân tòa án cũng lượn lờ ở đây rồi đến ngồi nói chuyện với tôi. Tôi hỏi và ông cho biết tên là Nam ở công an thành phố. Thỉnh thoảng ông an ninh Nam lại tự nói ra một chi tiết về thân thế của tôi chứng tỏ ông Nam biết quá rành về cuộc đời tôi và gia đình tôi. Ông Nam chuyển câu chuyện về chiếc điện thoại di động để ném ra câu hỏi: Điện thoại chú xài mấy sim? Trời ơi, tôi đã nghỉ hưu, suốt ngày ở nhà, đâu có nhiều mối quan hệ, xài một xim đã quá đủ. Tôi thật thà khai báo.
Qua cách hỏi chuyện của những ông trung tá mặc cảnh phục mang bảng tên và những ông an ninh mặc đồ dân sự, tôi biết sự quan tâm lớn nhất của họ là việc tôi đến tòa án có ai đứng ra tổ chức không. Tôi đi với ai? Ai rủ? Đi bằng gì? Vì sao lại biết có phiên tòa? .  .  .
Những ông công an Tuấn, Nam, Nguyễn Công Cư, Đặng Văn Loát, Lê Văn Linh đều ở cùng thế hệ với Blogger Nguyễn Văn Hải, Luật sư Phan Thanh Hải, Blogger Tạ Phong Tần, thế hệ đang được đặt trên vai trách nhiệm về sự giàu nghèo, sự sống còn của đất nước. Anh Nguyễn Văn Hải, anh Phan Thanh Hải, chị Tạ Phong Tần đã sống và hành xử theo lương tâm và trách nhiệm của người dân yêu nước, theo tiếng gọi của đất nước nguy biến thì bị chính quyền khép tội chống Nhà nước. Còn các ông công an Tuấn, Nam, Cư, Loát, Linh .  .  . thì hăng hái, hãnh diện được làm công cụ đàn áp, tù đày những khí phách Nguyễn Thanh Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và cứ nhìn vào gương mặt của họ cũng biết họ đang quá mãn nguyện, nhởn nhơ, hả hê với cuộc sống đủ đầy phong lưu của sĩ quan công an lương cao bổng lộc nhiều mà họ đang được Nhà nước này lấy ngân sách nghèo của nước, lấy đồng tiền thuế đổ mồ hôi sôi nước mắt của dân ưu ái ban cho. Sự ưu ái đó như vị mặn trong thức ăn của con chim được người nuôi. Quen với món ăn có vị đậm đà của muối, con chim không thể rời người nuôi.
Người nói chuyện với tôi nhiều nhất lại là anh chàng trẻ tuổi mặc quần jean, áo thun đen đã ngồi trên ô tô áp giải tôi từ tòa án về công an phường Bến Thành. Cháu đã đọc bài Ăn Mày Dĩ Vãng của bác nhưng mạng bị chặn, cháu chưa đọc hết. Cháu biết bác đã đi thăm Cù Huy Hà Vũ. Ai mua vé máy bay cho bác ra Hà Nội? Tôi phải nói rằng chuyến đi thăm Cù Huy Hà Vũ của tôi chỉ là sự tình cờ. Hằng năm khi ngọn gió heo may xào xạc gợi cảm trở về miền Bắc tôi đều ra Hà Nội để được cảm nhận cái hơi may giá lạnh của nỗi nhớ, của kỉ niệm. Tháng ba năm nay tôi ra Hà Nội đúng dịp chị Dương Hà vợ anh Cù Huy Hà Vũ đi thăm chồng nên tôi xin đi theo. Chuyến đi ngẫu nhiên của tình cảm chứ không phải chuyến đi có tài trợ của tiền bạc, càng không phải chuyến đi có tổ chức của chính trị. Anh chàng an ninh trẻ còn nhắc đến một số bài viết khác của tôi, không hiểu để khai thác ở tôi điều gì. Tôi hỏi, anh chàng cho biết tên là Phước. Không biết có thật Phước đọc được những bài viết đó của tôi. Đó là những bài viết chân thành, là nỗi đau của tôi với đất nước, với nhân dân. Ai đọc bằng cái hồn dân tộc chứ không phải bằng lí thuyết giai cấp, ai đọc bằng cái cảm, cái suy tư của riêng mình đều thấy trong đó một phần hiện thực đau buồn của đất nước để có sự thức tỉnh. Lớp người trẻ tuổi như Phước cần có sự thức tỉnh đó, Phước ơi!
Việc tường trình của tôi, việc ghi biên bản của công an đã xong từ mười giờ. Tôi liên tục đòi về. Ông Tuấn liên tục áp máy điện thoại vào tai nhận lệnh cấp trên rồi bảo tôi chờ một tí, chờ một tí. Mười một giờ. Mười hai giờ. Mười hai giờ rưỡi. Tôi thúc giục nhiều quá, mọi người lảng đi, bỏ mặc tôi ngồi trong phòng. Gần một giờ chiều, một người mang đến cho tôi xuất cơm hộp và nài ép tôi ăn. Tôi phải nói dứt khoát: Có chết đói tôi cũng không ăn cơm của các anh. Tôi cần về nhà chứ tôi không cần ăn cơm.
Họ lại bỏ bỏ mặc tôi trong phòng. Kiểu này họ sẽ giữ tôi cho đến hết ngày làm việc của phiên tòa đây. Không chấp nhận hành xử đó, tôi liền xuống cầu thang, ra cửa. Ông Tuấn vừa nghe điện thoại vừa chặn trước mặt tôi, tôi lách qua bước ra ngoài phố. Gần chục người, cả sắc phục công an, cả thường phục quây quanh tôi, chặn chân tôi. Đã ra ngoài đường nên tôi nói to cho người đi đường thấy việc làm sai trái của công an: Tôi đến dự phiên tòa công khai, tôi không làm điều gì trái pháp luật. Các anh tùy tiện bắt giữ tôi là các anh đang làm trái pháp luật. Người dân được làm mọi việc pháp luật không cấm. Còn các anh chỉ được làm những việc pháp luật cho phép. Luật pháp nào cho phép các anh tùy tiện bắt giữ tôi suốt từ sáng đến giờ. Nhìn những công an trẻ đầy sức vóc đứng quanh tôi, tôi bảo: Một ông già ốm yếu như tôi, chỉ một người trẻ như các anh thừa sức bắt giữ, việc gì các anh phải đứng đông thế này!
Tôi cương quyết đòi ra lấy xe về nhà. Một trung tá, tôi chẳng cần quan tâm đọc bảng tên nữa, bảo tôi: Tôi là trưởng công an ở đây, tôi nói với anh . Anh đưa chìa khóa và vé xe cho anh em ở đây đi lấy xe về đây rồi sẽ giao xe cho anh về nhà. Tin lời hứa của ông trưởng công an phường, tôi giao chìa khóa và vé giữ xe cho Phước. Phước mang xe về nhưng ông Tuấn lại giữ chìa khóa xe của tôi. Đòi mãi không được, tôi phải sẵng giọng, quát: Anh Tuấn! Đưa chìa khóa xe đây! Ông Tuấn một tay nắm chặt chìa khóa xe của tôi, một tay cầm điện thoại áp vào tai. Rời điện thoại khỏi tai, ông Tuấn bảo: Bác chờ công an phường của bác lên đưa bác về. Tôi nói rằng tôi không phải người tù để công an dẫn giải và vẫn liên tục đòi lại chìa khóa xe.
Ông cảnh sát khu vực quen thuộc ở phường tôi, đại úy Dương Tấn Lắm mặc đồ dân sự, cùng một người nữa đi xe máy đến. Lại một cuộc giằng co vì tôi dứt khoát không chịu để công an, dù là ông Lắm, chở tôi về nhà. Ông Tuấn khuyên tôi để công an chở tôi về nhà cho an toàn và đưa chìa khóa xe của tôi cho ông Lắm. Tôi giành lại chìa khóa xe, nổ máy và bảo ông Lắm: Anh muốn đi kèm tôi thì ngồi sau xe tôi. Ông Lắm đành lên xe ngồi sau tôi. Tôi cho xe chạy rất nhanh. Qua kính nhìn sau, tôi thấy hai công an phường Bến Thành, Phước và một người nữa, đi hai xe máy vẫn bám sát cho đến khi tôi về đến nhà.
Đến khuya vào mạng, tôi uất nghẹn đến lặng đi khi trên mạng đưa tin phiên tòa đã tuyên bản án nặng nề không thể tưởng tượng đối với ba trái tim nồng nàn yêu nước: Blogger Nguyễn Văn Hải 12 năm tù, 5 năm quản chế. Blogger Tạ Phong Tần 10  năm tù, 3 năm quản chế. Luật sư Phan Thanh Hải 4 năm tù, 3 năm quản chế.
Nhà nước của tòa án đã buộc tội và tuyên bản án nhục nhã trong lịch sử cho những người yêu nước Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải chính là Nhà nước đã buộc tội và tuyên án cả Trần Bình Trọng khi Trần Bình Trọng dõng dạc hét lên: Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua chư hầu cho đất Bắc. Và các anh, chị Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải chính là Trần Bình Trọng của hôm nay. Tên tuổi các anh chị còn mãi với lịch sử Việt Nam hào hùng còn Nhà nước đã buộc tội và tuyên án các anh, chị sẽ bị nhân dân và lịch sử công minh xét xử. 

Kính gửi Anh Ba Sàm
Cảm ơn Anh Ba đã đăng bài của tôi. Cuối bài có một tên tuổi lịch sử tôi viết nhầm. Đó là Trần Bình Trọng, tôi viết nhầm là Trần Quốc Toản. Tôi gửi lại Anh Ba bài tôi đã sửa. Kính xin Anh Ba sửa giúp hoặc thay bài sai bằng bài tôi đã sửa và gửi kèm theo thư này. Cảm ơn Anh Ba.
Kính.
Phạm Đình Trọng.

Wednesday 19 September 2012

669. Kỳ nhông Danh Đức!

Ông Ba Sàm này "độc" thiệt, xin rút lại "danh xưng" sọc dưa và thay bằng kỳ nhông cho tay Danh Đức này.












Tuesday 18 September 2012

668. Từ phiên xử tranh chấp lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar


Từ phiên xử tranh chấp lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar

TTCT - Tình hình có lúc căng thẳng đến mức tàu chiến đã  được dàn ra nhưng cuối cùng hai bên đồng ý đưa vụ việc ra tòa quốc tế.  Và rồi phiên xử vụ tranh chấp lãnh hải giữa Myanmar và Bangladesh đã kết  thúc trong êm xuôi.
  Vụ xử đầu tiên trong lịch sử tranh chấp lãnh hải này đã cho thấy nhiều điều.
             
     Vùng chồng lấn gây tranh chấp trong vịnh Bengal giữa Myanmar, Bangladesh (và cả Ấn Độ) - Ảnh: Eurasia Review
  Như Ngoại trưởng Bangladesh Dipu Moni trình bày trước Tòa án quốc tế  Liên Hiệp Quốc về luật biển (ITLOS) tại Hamburg ngày 8-9-2011 (dẫn lại  từ biên bản phiên điều trần "ITLOS/PV.11/2/Rev.1"), vụ tranh chấp lãnh  hải giữa Bangladesh và Myanmar đã bắt đầu từ ít nhất vào năm 1974 quanh  vấn đề sở hữu và khai thác tài nguyên vịnh Bengal. Trong hơn ba thập  niên, hai quốc gia này đã tổ chức khoảng 13 vòng đàm phán (vào các năm  1975, 1976, 1979, 1986, 2008, 2009 và 2010). Cả hai đều cho rằng họ có  quyền sở hữu - khai thác vùng biển 150.000km2 thuộc vịnh Bengal.
  Chấp thuận ra tòa nói chuyện
  Trong nhiều lần "nói chuyện phải quấy", bế tắc có hồi tưởng chừng đã  được tháo gỡ. Tháng 10-2008, khi đến Dhaka (Bangladesh), Bộ trưởng năng  lượng Myanmar - trung tướng Lun Thi hứa rằng Myanmar "sẽ không tiến hành  khai thác khí đốt trong khu vực tranh chấp cho đến khi vụ việc được  giải quyết".
  Tuy nhiên ngày 1-11-2008, bốn chiếc tàu khoan từ Myanmar, được hai tàu  hải quân hộ tống, bắt đầu kế hoạch khảo sát thăm dò khí đốt ở khu vực  tây nam đảo St. Martin’s trong phạm vi 50 hải lý thuộc Bangladesh. Khi  ba tàu chiến Bangladesh được phái đến, Myanmar nói rằng tàu chiến  Bangladesh xâm phạm lãnh hải của họ. Đáp lại tuyên bố hùng hồn vẫn sẽ  tiếp tục kế hoạch thăm dò - khai thác của Myanmar, Chính phủ Bangladesh  nói rằng Myanmar phải lập tức ngưng tất cả hoạt động tại vùng biển được  minh định bởi Đạo luật biển và hải phận 1974 của Bangladesh (Asia Times 20-3-2012).
  Thôi thì cứ nhào đại vô đánh nhau để giải quyết "một lần và mãi mãi"?  Những người biết tôn trọng nhau trên tinh thần láng giềng hài hòa đã  không làm như vậy. Khi Bangladesh đề nghị đưa vấn đề ra ITLOS giải  quyết, Myanmar đồng ý ngay. Tháng 10-2009, Bangladesh nộp hồ sơ tranh  chấp lên ITLOS. Cả hai bên đều thuê những chuyên gia luật thượng thặng.
  Phía Bangladesh có tiến sĩ Payam Akhavan (giáo sư luật quốc tế thuộc  Đại học McGill, Canada), Alan Boyle (giáo sư luật Đại học Edinburgh,  Anh), James Crawford (giáo sư luật Đại học Cambridge, Anh), Paul S.  Reichler (Hãng luật Foley Hoag LLP), Scott Edmonds (chuyên gia bản đồ  quốc tế, Mỹ)...
  Phía Myanmar có Mathias Forteau (giáo sư Đại học Paris Ouest, Pháp),  Coalter Lathrop (chuyên gia luật về "địa lý chủ quyền", Mỹ), Michael  Wood (thành viên Ủy ban luật quốc tế, Anh), Octavian Buzatu (chuyên gia  thủy văn học, Romania), David Swanson (chuyên gia bản đồ quốc tế, Mỹ)...  (nguồn "ITLOS/PV.11/2/Rev.1").
             
     Một phiên tòa ITLOS trong tiến trình xử vụ tranh chấp lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar - Ảnh: AFP
  Ai thắng, ai thua?
      
"Giải pháp mà ITLOS đưa ra đã mang lại vài điều mà hai bên muốn, nhưng không mang lại tất cả những gì mà hai bên đòi hỏi"
  Ngày 14-3-2012, ITLOS đưa ra phán quyết, mà theo chủ tịch ITLOS Jose  Luis Jesus, là có giá trị như một kết luận "cuối cùng và miễn kháng  cáo". Theo đó, Bangladesh được quyền kiểm soát toàn bộ vùng biển trong  phạm vi 12 hải lý được "phóng chiếu" từ đảo Saint Martin’s, nơi cách  Bangladesh lẫn Myanmar khoảng 10km (mà trước đó Myanmar muốn chia đôi).  Bangladesh cũng được quyền tiếp cận một vùng biển 200 hải lý.
  Vụ xử Bangladesh - Myanmar của ITLOS là thật sự quan trọng xét theo  nhiều góc độ. Trước hết, nó là phiên xử đầu tiên liên quan vấn đề phân  định lãnh hải được ITLOS quyết định. Do đó, nó trở thành một tiền lệ,  một dấu chỉ mang tính đối chiếu đối với các vấn đề phân định tranh chấp  lãnh hải khi so với những phiên tòa quốc tế khác nếu có. Thứ hai, nó là  một phán quyết đầu tiên của một tòa án quốc tế liên quan trực tiếp đến  việc phân định thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý, trong một cuộc  tranh chấp song phương, trở thành một án lệ quan trọng có giá trị tham  khảo đối với các vụ tương tự.
  Cụ thể ITLOS đã giải quyết việc phân định lãnh hải giữa Bangladesh -  Myanmar theo ba phần khác nhau: lãnh hải có đặc điểm chủ quyền; vùng đặc  quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa nằm trong phạm vi 200 hải lý; và  cuối cùng là thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý. Về phần lãnh hải có yếu  tố chủ quyền, ITLOS đã vẽ một đường chia đều (equidistance line) từ các  đường cơ sở (baseline) được các bên liên quan xác định, phù hợp với điều  15 Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS). Về phần EEZ và  thềm lục địa nằm trong phạm vi 200 hải lý, ITLOS đã xét đến thực tế tự  nhiên rằng bờ biển Bangladesh bị lõm vào (International Law Observer,  15-3-2012).
  Sau kết luận phiên tòa, Bangladesh cho rằng họ đã chiến thắng. "Chúng  ta đạt được tất cả, thậm chí còn nhiều hơn mong đợi. Đây là một ngày  trọng đại đối với Bangladesh. Tất cả mục tiêu chiến lược của chúng ta  đều thành công" - Ngoại trưởng Bangladesh Dipu Moni hồ hởi nói (Daily Star, 15-3-2012).
  Thật ra chẳng bên nào toàn thắng hay toàn thua. Cần biết ITLOS đã phản  bác ý kiến Myanmar rằng Bangladesh không có thềm lục địa ngoài phạm vi  200 hải lý, đồng thời họ cũng bác bỏ lập luận của Bangladesh rằng bờ  biển Myanmar không có sự kéo dài tự nhiên bởi sự gián đoạn của yếu tố  địa chất, khi mà đĩa kiến tạo Ấn Độ đụng đĩa kiến tạo Myanmar tại nơi  cách bờ biển Myanmar khoảng 50 hải lý.
  Nói cách khác, giải pháp ITLOS đưa ra đã mang lại vài điều mà hai bên  muốn, nhưng không mang lại tất cả những gì mà hai bên đòi hỏi. Bất luận  thế nào cũng có thể nói rằng phiên xử là một thành công khi đã dàn xếp  êm đẹp một cuộc tranh chấp song phương lịch sử, mà một phần chỉ bằng vào  cây thước hình học!
  Có một chi tiết không thể không nhắc đến trong vụ này. Kết luận phiên  tòa đã được thông qua với tỉ lệ 21/1. Ai là người duy nhất trong hơn 20  vị "pháp quan" đa quốc tịch của ITLOS đã nói không? Theo Eurasia Review,  người có "ý kiến khác" trong ITLOS là Cao Chi Quốc của Trung Quốc (được  bầu vào ITLOS từ tháng 1-2008). Ông pháp quan này cho rằng phương pháp  vẽ đường chia đều là không thích hợp trong việc phân chia lãnh hải. Nghe  có vẻ y hệt những quan điểm phổ biến mà Trung Quốc thường nói với Nhật  trong các vụ tranh chấp tại biển Đông.
  Kế đến, ông ta còn phán rằng việc "xử lý" đảo St. Martin’s như một điểm  nối của đường ranh giới có tiếp giáp đất liền giữa hai nước là sai lầm.  Bởi, theo họ Cao, một hòn đảo - với đặc tính liên quan kích cỡ và khả  năng duy trì sự sống kinh tế cùng khả năng cư trú của con người - phải  được xem như một thực thể đảo với đầy đủ "tính năng" có thể mở rộng EEZ  theo quy định trong UNCLOS.
  Lập luận này hoàn toàn khớp với những gì Bắc Kinh đang đưa ra liên quan  những định nghĩa đối với các "hòn đảo" mà thực chất chỉ là những "gò  nổi" san hô rải rác trên biển Đông, để căn cứ vào đó mà đòi lập vô số  EEZ quanh cái "đường lưỡi bò".
  Cuối cùng, ông Cao tỏ ra hồ nghi quan điểm ITLOS về sự kéo dài tự nhiên  đối với vùng đất của một quốc gia biển để từ đó quyết định giới hạn của  thềm lục địa cũng như đưa đến việc phân định lãnh hải. (Vì nếu) Cứ theo  như vậy (thì) tất hẳn "sự kéo dài tự nhiên" của Trung Quốc chắc chắn  không thể "kéo", cho dù có ráng đến mấy cũng không thể "dài" thêm được  (thí dụ như từ đảo Hải Nam của họ xuống đến Hoàng Sa của Việt Nam, hai  địa điểm cách nhau đến 260km!).
  Vụ phân xử Bangladesh - Myanmar đã cho thấy chẳng cuộc tranh chấp nào  mà một bên có thể đơn phương tuyên bố là "bất khả tranh nghị" để rồi có  thể vơ thành của mình và cưỡng chiếm một cách an toàn và lâu bền. Muốn  sở hữu ổn định và danh chính ngôn thuận phải có bằng chứng pháp lý (một  điều cực kỳ cơ bản). Vụ phân xử này còn cho thấy đối với những quốc gia  đang tranh chấp biển đảo, vấn đề luật hóa, một cách khoa học và hệ  thống, tất cả những bằng chứng cụ thể và xác đáng, chẳng hạn những tấm  bản đồ lịch sử, sẽ mang lại lợi thế trên diễn đàn và công luận quốc tế.
  M.KIM

668. Từ phiên xử tranh chấp lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar

Từ phiên xử tranh chấp lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar

TTCT - Tình hình có lúc căng thẳng đến mức tàu chiến đã được dàn ra nhưng cuối cùng hai bên đồng ý đưa vụ việc ra tòa quốc tế. Và rồi phiên xử vụ tranh chấp lãnh hải giữa Myanmar và Bangladesh đã kết thúc trong êm xuôi.
Vụ xử đầu tiên trong lịch sử tranh chấp lãnh hải này đã cho thấy nhiều điều.
Vùng chồng lấn gây tranh chấp trong vịnh Bengal giữa Myanmar, Bangladesh (và cả Ấn Độ) - Ảnh: Eurasia Review
Như Ngoại trưởng Bangladesh Dipu Moni trình bày trước Tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc về luật biển (ITLOS) tại Hamburg ngày 8-9-2011 (dẫn lại từ biên bản phiên điều trần "ITLOS/PV.11/2/Rev.1"), vụ tranh chấp lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar đã bắt đầu từ ít nhất vào năm 1974 quanh vấn đề sở hữu và khai thác tài nguyên vịnh Bengal. Trong hơn ba thập niên, hai quốc gia này đã tổ chức khoảng 13 vòng đàm phán (vào các năm 1975, 1976, 1979, 1986, 2008, 2009 và 2010). Cả hai đều cho rằng họ có quyền sở hữu - khai thác vùng biển 150.000km2 thuộc vịnh Bengal.
Chấp thuận ra tòa nói chuyện
Trong nhiều lần "nói chuyện phải quấy", bế tắc có hồi tưởng chừng đã được tháo gỡ. Tháng 10-2008, khi đến Dhaka (Bangladesh), Bộ trưởng năng lượng Myanmar - trung tướng Lun Thi hứa rằng Myanmar "sẽ không tiến hành khai thác khí đốt trong khu vực tranh chấp cho đến khi vụ việc được giải quyết".
Tuy nhiên ngày 1-11-2008, bốn chiếc tàu khoan từ Myanmar, được hai tàu hải quân hộ tống, bắt đầu kế hoạch khảo sát thăm dò khí đốt ở khu vực tây nam đảo St. Martin’s trong phạm vi 50 hải lý thuộc Bangladesh. Khi ba tàu chiến Bangladesh được phái đến, Myanmar nói rằng tàu chiến Bangladesh xâm phạm lãnh hải của họ. Đáp lại tuyên bố hùng hồn vẫn sẽ tiếp tục kế hoạch thăm dò - khai thác của Myanmar, Chính phủ Bangladesh nói rằng Myanmar phải lập tức ngưng tất cả hoạt động tại vùng biển được minh định bởi Đạo luật biển và hải phận 1974 của Bangladesh (Asia Times 20-3-2012).
Thôi thì cứ nhào đại vô đánh nhau để giải quyết "một lần và mãi mãi"? Những người biết tôn trọng nhau trên tinh thần láng giềng hài hòa đã không làm như vậy. Khi Bangladesh đề nghị đưa vấn đề ra ITLOS giải quyết, Myanmar đồng ý ngay. Tháng 10-2009, Bangladesh nộp hồ sơ tranh chấp lên ITLOS. Cả hai bên đều thuê những chuyên gia luật thượng thặng.
Phía Bangladesh có tiến sĩ Payam Akhavan (giáo sư luật quốc tế thuộc Đại học McGill, Canada), Alan Boyle (giáo sư luật Đại học Edinburgh, Anh), James Crawford (giáo sư luật Đại học Cambridge, Anh), Paul S. Reichler (Hãng luật Foley Hoag LLP), Scott Edmonds (chuyên gia bản đồ quốc tế, Mỹ)...
Phía Myanmar có Mathias Forteau (giáo sư Đại học Paris Ouest, Pháp), Coalter Lathrop (chuyên gia luật về "địa lý chủ quyền", Mỹ), Michael Wood (thành viên Ủy ban luật quốc tế, Anh), Octavian Buzatu (chuyên gia thủy văn học, Romania), David Swanson (chuyên gia bản đồ quốc tế, Mỹ)... (nguồn "ITLOS/PV.11/2/Rev.1").
Một phiên tòa ITLOS trong tiến trình xử vụ tranh chấp lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar - Ảnh: AFP
Ai thắng, ai thua?
"Giải pháp mà ITLOS đưa ra đã mang lại vài điều mà hai bên muốn, nhưng không mang lại tất cả những gì mà hai bên đòi hỏi"
Ngày 14-3-2012, ITLOS đưa ra phán quyết, mà theo chủ tịch ITLOS Jose Luis Jesus, là có giá trị như một kết luận "cuối cùng và miễn kháng cáo". Theo đó, Bangladesh được quyền kiểm soát toàn bộ vùng biển trong phạm vi 12 hải lý được "phóng chiếu" từ đảo Saint Martin’s, nơi cách Bangladesh lẫn Myanmar khoảng 10km (mà trước đó Myanmar muốn chia đôi). Bangladesh cũng được quyền tiếp cận một vùng biển 200 hải lý.
Vụ xử Bangladesh - Myanmar của ITLOS là thật sự quan trọng xét theo nhiều góc độ. Trước hết, nó là phiên xử đầu tiên liên quan vấn đề phân định lãnh hải được ITLOS quyết định. Do đó, nó trở thành một tiền lệ, một dấu chỉ mang tính đối chiếu đối với các vấn đề phân định tranh chấp lãnh hải khi so với những phiên tòa quốc tế khác nếu có. Thứ hai, nó là một phán quyết đầu tiên của một tòa án quốc tế liên quan trực tiếp đến việc phân định thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý, trong một cuộc tranh chấp song phương, trở thành một án lệ quan trọng có giá trị tham khảo đối với các vụ tương tự.
Cụ thể ITLOS đã giải quyết việc phân định lãnh hải giữa Bangladesh - Myanmar theo ba phần khác nhau: lãnh hải có đặc điểm chủ quyền; vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa nằm trong phạm vi 200 hải lý; và cuối cùng là thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý. Về phần lãnh hải có yếu tố chủ quyền, ITLOS đã vẽ một đường chia đều (equidistance line) từ các đường cơ sở (baseline) được các bên liên quan xác định, phù hợp với điều 15 Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS). Về phần EEZ và thềm lục địa nằm trong phạm vi 200 hải lý, ITLOS đã xét đến thực tế tự nhiên rằng bờ biển Bangladesh bị lõm vào (International Law Observer, 15-3-2012).
Sau kết luận phiên tòa, Bangladesh cho rằng họ đã chiến thắng. "Chúng ta đạt được tất cả, thậm chí còn nhiều hơn mong đợi. Đây là một ngày trọng đại đối với Bangladesh. Tất cả mục tiêu chiến lược của chúng ta đều thành công" - Ngoại trưởng Bangladesh Dipu Moni hồ hởi nói (Daily Star, 15-3-2012).
Thật ra chẳng bên nào toàn thắng hay toàn thua. Cần biết ITLOS đã phản bác ý kiến Myanmar rằng Bangladesh không có thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý, đồng thời họ cũng bác bỏ lập luận của Bangladesh rằng bờ biển Myanmar không có sự kéo dài tự nhiên bởi sự gián đoạn của yếu tố địa chất, khi mà đĩa kiến tạo Ấn Độ đụng đĩa kiến tạo Myanmar tại nơi cách bờ biển Myanmar khoảng 50 hải lý.
Nói cách khác, giải pháp ITLOS đưa ra đã mang lại vài điều mà hai bên muốn, nhưng không mang lại tất cả những gì mà hai bên đòi hỏi. Bất luận thế nào cũng có thể nói rằng phiên xử là một thành công khi đã dàn xếp êm đẹp một cuộc tranh chấp song phương lịch sử, mà một phần chỉ bằng vào cây thước hình học!
Có một chi tiết không thể không nhắc đến trong vụ này. Kết luận phiên tòa đã được thông qua với tỉ lệ 21/1. Ai là người duy nhất trong hơn 20 vị "pháp quan" đa quốc tịch của ITLOS đã nói không? Theo Eurasia Review, người có "ý kiến khác" trong ITLOS là Cao Chi Quốc của Trung Quốc (được bầu vào ITLOS từ tháng 1-2008). Ông pháp quan này cho rằng phương pháp vẽ đường chia đều là không thích hợp trong việc phân chia lãnh hải. Nghe có vẻ y hệt những quan điểm phổ biến mà Trung Quốc thường nói với Nhật trong các vụ tranh chấp tại biển Đông.
Kế đến, ông ta còn phán rằng việc "xử lý" đảo St. Martin’s như một điểm nối của đường ranh giới có tiếp giáp đất liền giữa hai nước là sai lầm. Bởi, theo họ Cao, một hòn đảo - với đặc tính liên quan kích cỡ và khả năng duy trì sự sống kinh tế cùng khả năng cư trú của con người - phải được xem như một thực thể đảo với đầy đủ "tính năng" có thể mở rộng EEZ theo quy định trong UNCLOS.
Lập luận này hoàn toàn khớp với những gì Bắc Kinh đang đưa ra liên quan những định nghĩa đối với các "hòn đảo" mà thực chất chỉ là những "gò nổi" san hô rải rác trên biển Đông, để căn cứ vào đó mà đòi lập vô số EEZ quanh cái "đường lưỡi bò".
Cuối cùng, ông Cao tỏ ra hồ nghi quan điểm ITLOS về sự kéo dài tự nhiên đối với vùng đất của một quốc gia biển để từ đó quyết định giới hạn của thềm lục địa cũng như đưa đến việc phân định lãnh hải. (Vì nếu) Cứ theo như vậy (thì) tất hẳn "sự kéo dài tự nhiên" của Trung Quốc chắc chắn không thể "kéo", cho dù có ráng đến mấy cũng không thể "dài" thêm được (thí dụ như từ đảo Hải Nam của họ xuống đến Hoàng Sa của Việt Nam, hai địa điểm cách nhau đến 260km!).
Vụ phân xử Bangladesh - Myanmar đã cho thấy chẳng cuộc tranh chấp nào mà một bên có thể đơn phương tuyên bố là "bất khả tranh nghị" để rồi có thể vơ thành của mình và cưỡng chiếm một cách an toàn và lâu bền. Muốn sở hữu ổn định và danh chính ngôn thuận phải có bằng chứng pháp lý (một điều cực kỳ cơ bản). Vụ phân xử này còn cho thấy đối với những quốc gia đang tranh chấp biển đảo, vấn đề luật hóa, một cách khoa học và hệ thống, tất cả những bằng chứng cụ thể và xác đáng, chẳng hạn những tấm bản đồ lịch sử, sẽ mang lại lợi thế trên diễn đàn và công luận quốc tế.
M.KIM

Friday 7 September 2012

667. Bài phát biểu của bà Michelle Obama tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ, Hoa Kỳ

Bài phát biểu của bà Michelle Obama tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ, Hoa Kỳ

04-09-2012





.
Cảm ơn bà Elaine rất nhiều. (Nói với các quân nhân: ND) Chúng tôi rất biết ơn sự phục vụ và hy sinh của gia đình quý vị và chúng tôi luôn mong muốn quý vị trở lại [phục vụ].
Trong vài năm qua, với tư cách là đệ nhất phu nhân, tôi có được đặc ân rất lớn là đi khắp đất nước này. Và tất cả những nơi tôi đã đi qua, những người mà tôi đã gặp, và những câu chuyện mà tôi đã nghe, tôi đã thấy được những điều tốt đẹp nhất về tinh thần nước Mỹ.
Tôi đã thấy nó (tức tinh thần nước Mỹ: ND) trong lòng tốt đáng kinh ngạc và sự ấm áp mà mọi người đã cho tôi thấy và gia đình tôi, đặc biệt là hai con gái của chúng tôi.
Tôi đã nhìn thấy nó bên trong các giáo viên ở một học khu gần như phá sản, những người đã thề sẽ tiếp tục giảng dạy mà không nhận lương.
Tôi đã nhìn thấy nó trong những người, những người trở thành anh hùng vào lúc thông báo, bước vào con đường hiểm nguy để cứu những người khác, bay khắp đất nước để dập tắt một đám cháy, lái xe hàng giờ để cứu một thị trấn bị ngập lụt.
Và tôi đã nhìn thấy nó bên trong những thanh niên và thiếu nữ trong bộ đồng phục và các gia đình quân nhân đáng tự hào của chúng ta … [Tôi đã nhìn thấy nó] trong những chiến binh đã bị thương, những người nói với tôi rằng, chẳng những họ sẽ đi được trở lại, mà họ còn chạy, và họ sẽ chạy marathon … [Tôi đã nhìn thấy nó bên] trong người thanh niên mù do một quả bom ở Afghanistan, người này đã nói, đại ý là: “Tôi sẵn sàng từ bỏ đôi mắt của tôi dù 100 lần, để có dịp thực hiện những gì mà tôi đã làm và những gì tôi vẫn có thể làm“.
Mỗi ngày, những người mà tôi gặp đã truyền cảm hứng cho tôi … mỗi ngày, họ làm cho tôi tự hào … mỗi ngày họ nhắc nhở tôi rằng, chúng ta đã may mắn như thế nào khi được sống ở một đất nước vĩ đại nhất trên trái đất này.
Được phục vụ mọi người với tư cách là đệ nhất phu nhân là niềm vinh dự và là một đặc ân … nhưng hãy trở lại thời gian cách đây bốn năm, khi lần đầu tiên chúng ta đến với nhau, lúc đó tôi vẫn còn có một số lo ngại về cuộc hành trình này khi chúng tôi bắt đầu.
Trong khi tôi tin tưởng sâu sắc về viễn kiến của chồng tôi đối với đất nước này … và tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ làm một tổng thống tuyệt vời… nhưng cũng như bất kỳ người mẹ nào, tôi đã lo lắng, nó sẽ ảnh hưởng thế nào đối với con gái của chúng tôi nếu anh ấy có được cơ hội [làm tổng thống].
Làm sao chúng tôi có thể giữ cho chúng khiêm tốn khi bị cả nước chú ý? Chúng sẽ cảm thấy như thế nào khi bị loại ra khỏi trường học, khỏi bạn bè của chúng, và ngôi nhà duy nhất mà chúng đã từng sống?
Cuộc sống của chúng tôi trước khi dọn tới Washington đã đầy ắp những niềm vui đơn giản … thứ bảy [hàng tuần, chúng tôi] có mặt tại các trận đấu bóng đá (con gái của họ chơi bóng đá: ND), Chủ Nhật thì đến nhà bà [ngoại] … và vào đêm hẹn hò (người Mỹ, dù đã là vợ chồng, nhưng họ vẫn có những đêm đi chơi riêng như khi còn bồ bịch: ND), Barack và tôi hoặc là đi ăn tối, hoặc xem một bộ phim, vì là một người mẹ kiệt sức, tôi không thể thức với hai chúng nó.
Và thật tình là, tôi yêu cuộc sống mà chúng tôi đã xây dựng cho hai con gái của chúng tôi … Tôi yêu người đàn ông mà tôi đã xây dựng cuộc đời đó vô cùng… và tôi không muốn thay đổi nếu ông ấy trở thành tổng thống.
Tôi yêu Barack vì cách sống của anh ấy.
Các bạn xem, ngay cả lúc đó Barack đã là một thượng nghị sĩ và là một ứng viên tổng thống… nhưng với tôi, anh ấy vẫn là anh chàng đến đón tôi trong những ngày chúng tôi hẹn hò, trên chiếc xe bị rỉ sét, thật tình là tôi có thể nhìn thấy vỉa hè xuyên qua cái lỗ từ cánh cửa phía ghế dành cho khách khi ngồi trong xe (chỗ ngồi phía trên, bên phải của chiếc xe. Ý nói xe của ông Obama quá cũ, bị lủng lỗ, có thể nhìn xuyên ra ngoài: ND). Anh ấy là anh chàng tự hào nhất khi được sở hữu một cái bàn uống cà phê mà anh tìm thấy ở một thùng đựng rác, và là người chỉ có một đôi giày coi được, nhưng đôi giày đó lại nhỏ hơn chân của anh ấy tới nửa số.
Nhưng khi Barack bắt đầu kể cho tôi nghe về gia đình của anh ấy, đó là khi tôi biết rằng mình đã tìm thấy một tâm hồn đồng cảm, một người có các chuẩn mực và sự dạy dỗ rất giống như tôi.
Các bạn thấy đấy, Barack và tôi, cả hai đã được lớn lên từ những gia đình không có nhiều tiền bạc hay của cải vật chất, nhưng gia đình đã cho chúng tôi một cái gì đó có giá trị hơn nhiều, đó là tình yêu thương vô điều kiện của gia đình, sự hy sinh không do dự của họ và [cho chúng tôi] cơ hội để đi tới những nơi mà gia đình chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng cho chính bản thân họ.
Ba tôi là một người điều khiển máy bơm tại một nhà máy cung cấp nước của thành phố, và ông ấy được chẩn đoán bị bịnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) khi tôi và anh tôi còn nhỏ.
Và ngay cả khi còn là một đứa trẻ, tôi biết có rất nhiều ngày ba tôi đau đớn … Tôi biết có rất nhiều buổi sáng ông ấy phải vật lộn chỉ đơn giản là ra khỏi giường.
Nhưng mỗi buổi sáng, tôi thấy ba tôi thức dậy với một nụ cười, lấy khung tập đi của ông, tự chống đỡ để đứng lên cạnh bên bồn rửa của phòng tắm, từ từ cạo râu và gài nút áo đồng phục của ông.
Và khi ông trở về nhà sau một ngày dài làm việc, anh tôi và tôi đứng ở các bậc thang trên cùng của căn hộ chung cư nhỏ của chúng tôi, kiên nhẫn chờ đợi để chào ông … nhìn ông cố đặt một chân xuống, và sau đó là chân kia, để từ từ bò lên, vào vòng tay của chúng tôi.
Nhưng bất chấp những trở ngại này, ba tôi hầu như không nghỉ một ngày làm việc nào… Ba và mẹ của tôi đã quyết định để cho tôi và anh tôi có được sự giáo dục mà họ chỉ có thể mơ ước.
Và khi anh trai tôi và tôi cuối cùng đã vào đại học, hầu như tất cả học phí của chúng tôi đến từ các khoản vay và các khoản trợ cấp cho sinh viên. Nhưng ba tôi vẫn phải trả một phần nhỏ trong số tiền học phí đó. Và mỗi học kỳ, ông đã quyết định trả hóa đơn đó đúng hạn, thậm chí ông còn vay tiền khi ông cảm thấy thiếu hụt.
Ông rất tự hào vì những đứa con của mình vào đại học … và ông bảo đảm rằng chúng tôi không bao giờ bỏ lỡ thời gian ghi danh học lần nào do ông trả tiền trễ.
Các bạn thấy đấy, với cha tôi, là một người đàn ông nghĩa là như thế.
Giống như rất nhiều người trong chúng ta, đó là thước đo về sự thành công của ông trong cuộc sống – có khả năng kiếm sống ở mức tạm được để ông có thể nuôi gia đình.
Và khi tôi biết Barack, tôi nhận ra rằng mặc dù anh ấy lớn lên ở khắp nơi trên đất nước này, nhưng anh ấy đã được nuôi dưỡng cũng giống như tôi.
Barack đã được nuôi dạy bởi một người mẹ độc thân, người mẹ đã phải vật lộn để kiếm tiền trả các hóa đơn, và bởi ông bà [ngoại] giúp khi mẹ anh cần sự giúp đỡ.
Bà ngoại của Barack bắt đầu với công việc thư ký ở một ngân hàng cộng đồng … và bà đã được thăng tiến nhanh chóng… nhưng cũng giống như rất nhiều phụ nữ, bà đã gặp trở ngại trong việc thăng tiến.
Và trong nhiều năm, không còn người đàn ông nào có được tiêu chuẩn hơn bà – những người đàn ông mà bà đã thực sự huấn luyện – đã được thăng tiến ở các chức vụ cao hơn, kiếm được nhiều tiền hơn trong khi gia đình của Barack tiếp tục vật lộn để tồn tại.
Nhưng ngày qua ngày, bà vẫn tiếp tục dậy vào lúc bình minh để đón kịp chuyến xe buýt … đến nơi làm việc trước bất kỳ người nào, đã cố làm tốt nhất công việc của bà mà không hề than phiền hay tiếc nuối.
Và bà thường nói với Barack: “Miễn là anh, và mấy đứa nhỏ (ý nói những đứa cháu khác của bà: ND) làm tốt, Barack, đó là tất cả những gì thực sự quan trọng [đối với tôi]“.
Cũng giống như nhiều gia đình người Mỹ, gia đình của chúng tôi không đòi hỏi nhiều.
Họ không cảm thấy ghen tị với sự thành công của bất cứ người nào, hoặc sự quan tâm mà những người khác có được nhiều hơn họ có… thật vậy, họ rất tôn trọng điều đó (sự thành công của người khác: ND).
Đơn giản là họ chỉ nhìn vào triển vọng căn bản của nước Mỹ, ngay cả khi các bạn không có nhiều thứ để bắt đầu [cho cuộc đời], nếu các bạn làm việc chăm chỉ và làm những gì các bạn phải làm, thì các bạn có thể tạo dựng được một cuộc sống tốt đẹp cho chính mình và thậm chí một cuộc sống tốt hơn cho con cháu của các bạn.
Đó là cách mà họ đã nuôi dạy chúng tôi … đó là những gì chúng tôi đã học được từ tấm gương của họ.
Chúng tôi đã học được về nhân phẩm và đạo đức, rằng bạn làm việc siêng năng như thế nào thì quan trọng hơn là bạn kiếm được bao nhiêu tiền… rằng giúp đỡ người khác có ý nghĩa hơn chỉ giúp chính mình thăng tiến.
Chúng tôi đã học được về lòng trung thực và chính trực, rằng sự thật mới là quan trọng… rằng bạn đừng đi đường tắt hoặc chơi bằng cách thiết lập các quy tắc của riêng mình … và sự thành công sẽ không được tính, trừ khi bạn có được từ sự công bằng và lương thiện.
Chúng tôi đã học về lòng biết ơn và sự khiêm nhường mà rất nhiều người đã đóng góp vào sự thành công của chúng tôi, từ những người giáo viên đã truyền cảm hứng cho chúng tôi, cho tới những người lao công giữ trường học của chúng ta được sạch sẽ … và chúng tôi đã được dạy phải biết quý trọng công sức đóng góp của tất cả mọi người và đối xử với mọi người bằng sự tôn kính.
Đó là những giá trị mà Barack và tôi – và rất nhiều người trong các bạn – đang cố gắng truyền lại cho con cái của chúng ta.
Chúng ta là như thế.
Và bốn năm trước, tôi đã đứng trước mặt các bạn, tôi biết rằng tôi không muốn bất kỳ giá trị nào kể trên thay đổi, nếu Barack trở thành tổng thống.
Và hôm nay, sau rất nhiều cố gắng và những thành tựu, và những khoảnh khắc đã thử nghiệm chồng tôi qua những cách mà tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được, tôi đã tận mắt thấy rằng làm tổng thống sẽ không thay đổi con người bạn – mà nó tiết lộ [cho mọi người thấy] bạn là người như thế nào.
Các bạn thấy đấy, tôi đã có dịp nhìn rất gần và riêng tư, rằng làm tổng thống thực sự như thế nào.
Và tôi đã nhìn thấy những vấn đề đi qua bàn làm việc của tổng thống, luôn là những vấn đề khó khăn – những vấn đề mà không có số lượng dữ liệu hoặc các con số để giúp các bạn có được câu trả lời đúng … Tư duy suy đoán được dùng trong các tình huống rủi ro cao, và không có sự phân biệt rõ ràng cho các sai lầm.
Và khi làm tổng thống, bạn có thể nhận được tất cả lời khuyên các loại, từ tất cả mọi người.
Nhưng vào cuối ngày, khi đến lúc đưa ra quyết định, là Tổng thống, tất cả mọi điều mà bạn có để hướng dẫn bạn, chính là giá trị của bạn, tầm nhìn của bạn, và những kinh nghiệm sống đã giúp cho bạn là người như thế nào.
Cho nên khi phải xây dựng lại nền kinh tế của chúng ta, Barack nghĩ về những người như ba tôi và những người như bà ngoại của anh ấy.
Anh ấy suy nghĩ về niềm tự hào đến từ một ngày làm việc cực nhọc.
Đó là lý do vì sao anh ấy đã ký Dự luật Lilly Ledbetter Fair Pay Act, để giúp phụ nữ được trả lương bằng [như đàn ông] cho cùng công việc như nhau.
Đó là lý do vì sao anh ấy đã cắt giảm thuế cho các gia đình công nhân và các doanh nghiệp nhỏ và đã chiến đấu để đưa ngành công nghiệp xe hơi trở lại.
Đó là cách mà anh ấy đưa nền kinh tế của chúng ta từ bờ vực sụp đổ để tạo công ăn việc làm trở lại – có công việc làm, bạn có thể nuôi một gia đình, những công việc tốt ngay tại đây, ở Mỹ.
Khi nói về sức khỏe của gia đình chúng tôi, Barack đã từ chối không nghe tất cả những người đã nói với anh ấy, rằng để chuyện cải cách y tế làm sau này, cho một tổng thống khác.
Anh ấy không quan tâm cho dù đó là điều dễ làm về mặt chính trị – đó không phải là cách mà anh ấy được nuôi dạy – anh ấy quan tâm bởi vì đó là điều phải làm.
Anh ấy đã làm điều đó bởi vì anh tin rằng ở Mỹ, ông bà của chúng tôi cần có đủ khả năng chi trả cho chi phí thuốc men của họ … con cái của chúng tôi cần được đi khám bác sĩ khi chúng bị bệnh … và không ai trên đất nước này phải bị phá sản vì bị một tai nạn hay bệnh tật.
Và anh ấy tin rằng phụ nữ có nhiều khả năng hơn trong việc lựa chọn [những gì liên quan đến] cơ thể của chúng ta và việc chăm sóc sức khỏe của chúng ta … đó là những gì mà chồng tôi ủng hộ.
Khi nói đến chuyện cho con cái chúng tôi được hưởng một nền giáo dục mà chúng xứng đáng được hưởng, Barack biết rằng, cũng giống như tôi và như rất nhiều người trong các bạn, anh ấy không bao giờ có khả năng học đại học nếu không có sự hỗ trợ tài chính.
Và tin tôi hay không, khi chúng tôi mới kết hôn, hóa đơn hàng tháng phải trả cho khoản tiền vay khi học đại học của hai chúng tôi gọp lại, thực sự cao hơn so với tiền nhà (mortgage) của chúng tôi hàng tháng.
Chúng tôi đã còn rất trẻ, còn đang yêu, và còn đang mắc nợ.
Đó là lý do vì sao Barack đã tranh đấu rất nhiều để gia tăng tiền trợ giúp sinh viên và giữ mức lãi suất thấp, bởi vì anh ấy muốn tất cả mọi thanh niên đều có thể thực hiện lời hứa của mình và có thể đi học đại học mà không phải mang một đống nợ nần.
Cho nên cuối cùng là, với Barack, những vấn đề này không phải là chính trị, mà là vấn đề cá nhân.
Bởi vì Barack hiểu, khi một gia đình phải vật lộn [với cuộc sống], có nghĩa là gì.
Anh ấy hiểu, muốn có thêm điều gì đó cho con cháu của các bạn, có nghĩa là gì.
Barack hiểu giấc mơ Mỹ bởi vì anh ấy đã sống với nó … và anh ấy muốn tất cả mọi người trên đất nước này phải có cơ hội như nhau, bất kể chúng ta là ai, bất kể chúng ta đến từ đâu, hay diện mạo của chúng ta như thế nào, hay những người chúng ta yêu thương là ai.
Và anh ấy tin rằng khi các bạn đã làm việc chăm chỉ, và các bạn đã hoàn thành tốt, và đi qua cánh cửa cơ hội … các bạn không bị nó đóng lại sau lưng… các bạn trở lại, và cho người khác cùng cơ hội đã giúp các bạn thành công.
Cho nên khi mọi người hỏi tôi, liệu sống trong Nhà Trắng có làm cho chồng tôi thay đổi hay không, tôi có thể thành thật mà nói rằng, khi nói đến cá tính của anh ấy, niềm tin của anh ấy, và trái tim của anh ấy, Barack Obama vẫn là người đàn ông mà tôi đã yêu thương với tất cả những năm tháng [mà chúng tôi] đã trải qua.
Anh ấy chính là người đàn ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách từ chối công việc được trả lương cao, và thay vào đó, anh ấy làm việc ở những khu vực lân cận đã phải vật lộn, nơi mà một nhà máy sản xuất thép phải đóng cửa, chiến đấu để xây dựng lại những cộng đồng và đưa mọi người trở lại làm việc … bởi vì đối với Barack, sự thành công không phải ở chỗ bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là bạn đã thay đổi cuộc sống của người dân như thế nào.
Anh ấy chính là người đàn ông mà khi hai đứa con gái của chúng tôi mới được sinh ra, anh đã lo lắng, cứ mỗi vài phút là kiểm tra giường cũi của chúng, để bảo đảm rằng chúng vẫn còn thở, tự hào khoe chúng với tất cả mọi người mà chúng tôi biết.
Đó là người đàn ông đã ngồi xuống ăn tối với tôi và hai con gái của chúng tôi gần như mỗi đêm, kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của chúng về các vấn đề trong các bản tin, và đề ra kế hoạch về tình bạn [cho các con] ở cấp II.
Đó là người đàn ông tôi nhìn thấy trong những khoảnh khắc yên tĩnh vào đêm khuya, gập người trên bàn làm việc của mình, nghiền ngẫm những bức thư mà người dân đã gửi cho anh.
Bức thư của một người cha đã phải vật lộn để trả các hóa đơn của mình … [bức thư] của người phụ nữ chết vì bị ung thư mà công ty bảo hiểm sẽ không trả chi phí chăm sóc cho cô ấy … [bức thư] từ một người trẻ tuổi có rất nhiều triển vọng nhưng có rất ít cơ hội.
Tôi thấy nỗi lo lắng trong mắt anh … và tôi nghe sự quả quyết trong giọng nói của anh khi anh nói với tôi rằng: “Em sẽ không tin được những điều mà những người dân này đang trải qua, Michelle … đó là điều không đúng. Chúng ta phải tiếp tục làm việc để sửa chữa lỗi này. Chúng ta có quá nhiều điều phải làm“.
Tôi hiểu những câu chuyện đó như thế nào – thu thập của chúng tôi về những cố gắng, những hy vọng và những ước mơ – tôi thấy những câu chuyện đó đã thúc bách Barack Obama mỗi ngày như thế nào.
Và tôi đã không nghĩ rằng có thể làm được, nhưng hôm nay, tôi yêu chồng tôi thậm chí nhiều hơn tôi đã yêu ông ấy cách đây bốn năm … thậm chí nhiều hơn tôi đã yêu ông 23 năm trước, khi chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên.
Tôi yêu vì anh ấy không bao giờ quên anh ấy đã bắt đầu [cuộc sống] như thế nào.
Tôi yêu vì chúng ta có thể tin tưởng Barack làm những gì mà anh ấy nói anh ấy sẽ làm, ngay cả khi việc đó khó khăn – đặc biệt là khi nó rất khó.
Tôi yêu vì Barack không có những điều như “chúng ta” và “họ” – anh ấy không quan tâm cho dù bạn thuộc Đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, hay chẳng thuộc đảng nào cả … Anh ấy biết rằng tất cả chúng ta đều yêu đất nước của chúng ta … và anh ấy luôn sẵn sàng lắng nghe những ý kiến hay … Anh ấy luôn tìm kiếm những điều tốt nhất trong tất cả mọi người mà anh ấy gặp.
Và tôi yêu vì, ngay cả trong những giây phút khó khăn nhất, khi tất cả chúng ta toát mồ hôi – khi chúng ta lo lắng về dự luật sẽ không được thông qua, và có vẻ như tất cả đều mất – Barack không bao giờ cho phép mình bị phân tâm bởi tiếng trò chuyện và tiếng ồn ào.
Cũng giống như bà ngoại của anh, anh chỉ đứng dậy và đi về phía trước … với sự kiên nhẫn và trí tuệ, lòng can đảm và biết ơn.
Và anh nhắc tôi nhớ rằng chúng ta đang chơi một trò chơi lâu dài ở đây … và sự thay đổi thì rất khó khăn, và sự thay đổi diễn ra chậm, và thay đổi không bao giờ xảy ra cùng một lúc.
Nhưng cuối cùng thì chúng ta cũng đi tới đó, chúng ta luôn luôn tới đó.
Chúng ta tới đó được bởi vì những người như ba tôi … những người như bà ngoại của Barack … những người đàn ông và phụ nữ đã nói với chính họ rằng: “Có thể tôi không có cơ hội để thực hiện ước mơ của tôi, nhưng có lẽ các con tôi sẽ có… có lẽ cháu của tôi sẽ có”.
Cho nên nhiều người trong chúng ta đứng đây đêm nay vì sự hy sinh của họ, và niềm khát khao, và tình yêu vững chắc … bởi vì thời gian và một lần nữa, họ nuốt nỗi sợ hãi và nghi ngờ và đã thực hiện những điều khó khăn.
Vì vậy hôm nay, khi những thách thức mà chúng ta phải đối mặt bắt đầu có vẻ áp đảo, hoặc thậm chí không thể vượt qua, chúng ta không bao giờ quên rằng, làm những điều không thể thực hiện được là lịch sử của đất nước này … đó là, chúng ta là những người Mỹ như thế … và đó là cách mà đất nước này đã được xây dựng như thế.
Và nếu cha mẹ và ông bà của chúng ta có thể vất vả và vật lộn [với cuộc sống] cho chúng ta … nếu họ có thể nâng những tấm dầm thép lên bầu trời, gửi một người đàn ông tới mặt trăng, và kết nối thế giới bằng việc chạm vào một cái nút … thì chắc chắn chúng ta có thể tiếp tục hy sinh và xây dựng cho con cháu của chúng ta.
Và nếu có rất nhiều người đàn ông và phụ nữ dũng cảm có thể mặc đồng phục của đất nước và hy sinh cuộc sống của họ cho các quyền cơ bản nhất của chúng ta … thì chắc chắn chúng ta có thể làm phần việc của chúng ta, là những công dân của nền dân chủ tuyệt vời này để thực hiện các quyền đó… chắc chắn, chúng ta có thể đi bầu và làm cho tiếng nói của chúng ta được nghe vào ngày bầu cử.
Nếu những người nông dân và những người thợ rèn có thể giành độc lập từ một đế chế … nếu những người nhập cư có thể bỏ lại sau lưng tất cả mọi thứ họ biết để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn trên bờ biển của chúng ta … nếu phụ nữ có thể bị lôi vào tù do theo đuổi việc bầu cử … nếu một thế hệ có thể đánh bại một cuộc khủng hoảng, và xác định sự vĩ đại qua mọi thời đại … nếu một mục sư trẻ có thể đưa chúng ta đến đỉnh núi với ước mơ chân chính của ông … và nếu những người Mỹ tự hào vì họ có thể là chính họ và mạnh dạn đứng tại bàn thờ với những người mà họ yêu thích .. thì chắc chắn, chắc chắn chúng ta có thể cho tất cả mọi người trên đất nước này một cơ hội công bằng về giấc mơ vĩ đại đó của Mỹ.
Bởi vì cuối cùng thì, hơn tất cả mọi thứ, đó là câu chuyện của đất nước này – câu chuyện về niềm hy vọng vững chắc, làm nền tảng cho cuộc đấu tranh kiên cường.
Đó là những điều đã làm nên câu chuyện của tôi, và câu chuyện của Barack, và có thể là rất nhiều câu chuyện khác của người Mỹ.
Và tôi nói tất cả chuyện trong đêm nay không phải với tư cách là đệ nhất phu nhân … và cũng không phải với tư cách của một người vợ.
Các bạn thấy đó, vào cuối ngày, chức vụ quan trọng nhất của tôi vẫn là “Thủ-Lĩnh-Mẹ” (mom-in-chief).
Hai con gái của tôi vẫn là trung tâm của trái tim tôi và là tâm điểm trong thế giới của tôi.
Nhưng hôm nay, tôi không có những mối lo lắng như đã có hồi bốn năm trước về việc liệu Barack và tôi có đang làm những điều tốt nhất cho hai con gái của chúng tôi hay không.
Bởi vì hôm nay, tôi biết từ kinh nghiệm rằng, nếu tôi thực sự muốn rời bỏ để có một thế giới tốt đẹp hơn cho con gái của tôi, và cho tất cả những đứa con trai và con gái của chúng ta … nếu chúng ta muốn cho tất cả các trẻ em của chúng ta một nền tảng cho ước mơ của chúng và những cơ hội xứng đáng với triển vọng của chúng… nếu chúng ta muốn cho chúng cảm giác về khả năng không giới hạn – niềm tin đó thì ở đây, tại nước Mỹ, luôn luôn có một điều gì đó tốt hơn ở ngoài kia nếu các bạn sẵn sàng làm việc để có được điều đó … thì chúng ta phải làm việc [cật lực] hơn bao giờ hết … và một lần nữa chúng ta lại phải đến với nhau và đứng cùng nhau để ủng hộ người đàn ông mà chúng ta có thể tin tưởng để đưa đất nước vĩ đại này tiến lên phía trước … chồng tôi, Tổng thống của chúng ta, Tổng thống Barack Obama.
Cảm ơn các bạn, Đức Chúa Trời sẽ ban phước lành cho các bạn và cho nước Mỹ.
Nguồn: NPR

Thursday 6 September 2012

248.HoangTan DVL ( posted 19/01/2010)

Những Hình ảnh hoang tàn của DVL

1


2


3


4



free counters

398.Chùa Khơ-me lớn nhất Việt Nam ở Trà Vinh

Tre làng – Kiến Việt: Ngày 22-05-2010, khánh thành chùa Vàm Ray tại tỉnh Trà Vinh. Đây là ngôi chùa Khơ-me lớn nhất Việt Nam (không kể những chùa ở Campuchia), được ông Trầm Bê tài trợ phục chế và cải tạo, trong thời gian 3 năm (với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD).
Tại Trà Vinh, có rất đông dân cư thuộc dân tộc Khơ-me sinh sống.
Người Khmer là dân tộc chiếm 90 % dân số tại Campuchia. Dân tộc này nằm trong nhóm các dân tộc dùng ngôn ngữ Mon-Khmer sống trên khắp Đông Nam Á. Ngôn ngữ của người Khmer là tiếng Khmer. Đa số người Khmer là tín đồ Phật giáo Khmer – một kiểu Phật giáo hòa trộn nhiều thành phần của Ấn Độ giáo, thuyết vật linh (tục thờ cúng thần sông núi, cây cỏ…), và tục thờ cúng tổ tiên. Người Khmer thường có bề ngoài điển hình của người Đông Nam Á, trông gần giống người Thái và người Lào. Tuy nhiên, người Khmer không thuần chủng, bề ngoài có nhiều nét khác nhau, đó là do kết quả của nhiều thế kỉ pha trộn với người Ấn Độ, người Mã Lai và người Trung Quốc.
Người Khmer được phân chia thành hai hệ, đó là Khmer Crộm, sống ở Việt Nam, và Khmer Lơ, sống ở Campuchia, Thái Lan. “Crộm” và “Lơ” là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là “Dưới” và “Trên”.
Người Khmer Krom (Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre … Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên.
Người Khmer sinh tụ ở Nam Bộ lâu đời và đã kiến tạo một nền văn hóa rực rỡ. Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, tinh thần của cộng đồng nên được xây dựng bề thế, trang nghiêm, chạm khắc rất tinh tế với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút, nằm giữa khuôn viên rộng để bà con đến làm lễ, vui chơi.
Mời các bạn xem một số hình ảnh lễ khánh thành Chùa khơ me – Vàm rây ở Trà Vinh dưới đây:
Chùa Vàm Ray được ông Trầm Bê (quê nhà Trà Vinh) phục chế và cải tạo lại thành ngôi chùa đẹp nhất khu vực.
Chùa Khmer Nam Bộ nói chung đều mang kiến trúc Angkor của người Campuchia. Chùa có hai cấp sân rộng bao quanh ngôi chánh điện, được tráng xi măng. Mái  có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, không có tháp nóc.
Chi tiết, hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ bằng đất sét, đặt trên 1 bàn lớn, xong họ áp vữa – bê tông vào để đổ thành khuôn, họ dùng những khuôn này để tạo nên những chi tiết, hoa văn trên công trình.
Đối diện chánh điện là các cột trụ với hình tượng thần rắn Naga 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn (đã được đức Phật thuần hóa – theo quan niệm của người Khơ-me).
 
Đỉnh cao nghệ thuật thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, như tượng đầu vị thánh bốn mặt Maraprum là tiền thân của Brahma, vị thần sáng tạo ra thế giới, nữ thần Kayno nửa người nửa chim, chim thần Marakrit. Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang đều chạm trổ họa tiết có thần rắn Naga, vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Thánh bốn mặt Maraprum “đội đèn” ở chi tiết lan can. Những hàng cột phía ngoài chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô-ranh, phía trên tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krud mình người đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với hai tay đỡ mái chùa.
Tượng chằn Year hung dữ, mặc áo giáp, đứng bảo vệ ngôi chùa. Tượng chằn hình dáng to lớn, mặt dữ tợn, miệng há rộng, răng nanh to nhọn, tay cầm chày, vốn là biểu tượng cái ác, xấu, gây thương đau cho mọi người. Nhưng tượng chằn đặt trong chùa lại là biểu tượng cái thiện vì người Khmer tin rằng loài vật này được Đức Phật thu phục để phục vụ cho chánh điện, bảo vệ sự bình yên cho dân lành. Cửa vào chánh điện được chạm trổ rất công phu, tinh xảo, kết hợp giữa phong cách nghệ thuật chùa và nghệ thuật chạm khắc dân gian, tạo nên nét độc đáo cổ kính.
Điểm chung của chùa Khmer Nam Bộ là chánh điện thường quay về hướng Đông, vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Bên trong chánh điện, du khách choáng ngợp bởi vẻ bề thế và lộng lẫy với nhiều màu sắc, đậm chất văn hoá Khmer, mang nét đặc thù nền tảng của Bà la môn giáo, ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Ấn Độ. Trên nóc được trang trí hình ảnh đền Angkor Wat, nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer. Trong chánh điện có nhiều hình ảnh về quá trình tu hành của Đức Phật từ lúc sinh ra đến lúc khi vào cõi niết bàn. 
Tượng điêu khắc linh vật xung quanh khuôn viên chùa.
Ông Trầm Bê đọc diễn văn trong lễ khánh thành.
Chuẩn bị diễu hành.
Diễu hành vào khu vực chánh điện.
Những hình nộm biểu trưng của dân tộc Khơ-me trong buổi lễ.
Trải qua tiến trình lịch sử, ngôi chùa có một vị thế rất vững chắc trong đời sống xã hội và tâm thức của người Khmer Nam Bộ. Chùa chính là nơi diễn ra các lễ hội lớn trong năm như: Tết cổ truyền Chôl-chnăm-thmây, lễ Đôn ta, lễ hội Ook-Oom-Bok, cũng là nơi tập trung bà con Khmer đến học chữ Paly, học giáo lý, học nghề… Người Khmer theo đạo Phật (phái tiểu thừa) nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới đều diễn ra ở các ngôi chùa cổ kính.
Về với đồng bào Khmer Nam Bộ trong dịp tết cổ truyền Chôl-Chnăm-Thmây hay trong các lễ hội nghĩa là đi trong hương hoa, nghe lời cầu kinh, niệm Phật râm ran. Tiếng trống sa-dăm hòa tiếng hát lâm thôn bay xa. Từ người già đến trẻ đều xênh xang áo mới. Các cô gái mặc xà rông sặc sỡ, tay bưng mâm có tấm lụa vàng phủ các lễ vật cúng Phật. Các chàng trai mang đạo cụ phục vụ lễ hội vừa đi vừa múa trống sa dăm rộn rã cả vùng quê…

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...