Tư liệu chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979
Tư liệu chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979
Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.....
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
1.
2.
3.
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979-1984
Bài viết của Tô Mai Hồng (Xu Meihong, lẽ ra phải là Hứa Mai Hồng), một cựu sĩ quan tình báo cao cấp từng phục vụ 15 năm trong quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, vợ của Larry Engelmann, một giáo sư từng dạy tại đại học San Jose State University ở tại California, Hoa Kỳ.
Xu Meihong đã ra điều trần trước Ủy ban tình báo của Thượng viện Mĩ, và viết bài Chinese Ordeal đăng trên tạp chí Vietnam của CCB Mĩ. Tác giả đánh giá nguyên nhân, kết quả cuộc chiến theo góc nhìn của người TQ. Và do được lấy từ một trang web chống cộng nên không loại trừ khả năng trong đó có những chi tiết được cố tình bịa đặt nhằm bôi nhọ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài post dưới đây chỉ sửa về mặt từ ngữ cho phù hợp với cách dùng của người Việt Nam (VD : Trung Cộng sửa thành Trung Quốc, Cao Miên
sửa thành Campuchia...) và giữ nguyên nội dung - chiangshan.
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Pháp và Việt Nam và nhất là trong trận Điện Biên Phủ, thì sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam không những được coi như là vô cùng quan trọng mà còn có tính quyết định nữa. Qua cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai giữa miền Bắc và miền Nam với đồng minh Hoa Kỳ thì Trung Quốc cũng đã từng tỏ ra rất tích
cực trong việc giúp đỡ nước "anh em xã hội chủ nghĩa" của họ.
Nhưng qua năm 1972, sau khi tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh rồi tiếp theo việc hai nước Trung-Mĩ tiến dần đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên lạnh nhạt. Sau khi Chu Ân Lai rồi đến Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, thì những mâu thuẫn giữa đôi bên ngày càng tăng thêm và trở nên trầm trọng. Đáng ghi nhất là vụ tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Nam Hải (biển Đông), vụ chuyển "lậu" những hàng hóa của Trung Quốc qua biên giới phía bắc Việt Nam, vụ ngược đãi kiều dân Trung Quốc ở Việt Nam và cuối cùng là vụ kình chống chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia do Trung Quốc bảo trợ. Qua mùa thu năm 1978, Việt Nam phát động chiến dịch khủng bố Hoa kiều và trục xuất họ ra khỏi Việt Nam, đồng thời Việt Nam ra lệnh oanh tạc các căn cứ của Khmer Đỏ ở dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Đến tháng 7-1978, Trung Quốc ra lệnh hủy bỏ tất cả các dự án viện trợ cho Việt Nam. Tháng 11 cùng năm đó, Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, địch thủ nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam chấp nhận cho Liên Xô đượcquyền sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của họ kể cả căn cứ Cam Ranh.
Trước những hành động khiêu khích của Việt Nam, Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du
Singapore vào tháng 11-1978, đã tuyên bố như sau về Việt Nam : "Trung Quốc đã từng viện trợ cho họ 200 tỷ USD, đó là chưa kể mồ hôi và xương máu của dân chúng tôi đã đổ ra để giúp cho họ, để rồi sự việc ngã ngũ như thế này đây ! Cần phải trừng trị những kẻ vong ân bội nghĩa này mới được". Và để trả lời những đe dọa của Đặng Tiểu Bình, ngày 24-12-1978, Việt Nam tấn công CPC, đuổi quân Khmer Đỏ chạy ra biên giới Thái Lan, và chiếm thủ đô Phnom Penh. Đối với Trung Quốc, hành động tấn công CPC đã chứng tỏ rõ rệt ý đồ muốn làm bá chủ Đông Dương của Việt Nam, một hành động mà Trung Quốc không bao giờ chấp nhận. Chỉ còn một giải pháp duy nhất để cứu Thái Lan và dạy cho Việt Nam một bài học là dùng biện pháp quân sự, và Trung Quốc đã cho dàn 225,000 quân dọc theo biên giới Hoa Việt. Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc bắt đầu tấn công. Trọng pháo của Hồng quân nhã đạn dữ dội vào vị trí của quân đội Việt Nam khiến cho một phóng viên Hoa Kỳ ở trong vùng phụ cận ví cuộc pháo kích này giống như một cuộc oanh tạc của những pháo đài bay B52, có khác là ở thời gian, vì B52 chỉ oanh tạc khoảng hơn một phút thôi, còn cuộc pháo kích này kéo dài hơn 20 phút, và sau đó, 85,000 quân Trung Quốc tràn qua biên giới, xuất phát từ 26 địa điểm khác nhau.
Cuộc chiến tranh "trừng phạt" này kéo dài 16 ngày, từ 17-2, đến 5-3-1979, là một cuộc chiến ác liệt và đẫm máu, vì chỉ trong một thời gian ngắn mà tổn thất của Hồng quân Trung Quốc - căn cứ theo bản báo cáo lên thượng cấp - có thể xấp xỉ với số tổn thất của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc
chiến tranh Đông Dương thứ hai. Một sĩ quan Hồng quân Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến cho biết : "Đây là một cuộc chiến đẫm máu và vô cùng man rợ. Những bạn đồng ngũ của tôi - nhưng không tham gia các trận
đánh ở Triều Tiên hay ở Ấn Độ hoặc chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh nào khác - đã cho biết là họ không thể nào tưởng tượng được chiến tranh dã man, tàn độc như vậy. Một số lớn đơn vị được đưa ra mặt trận đã không được chuẩn bị kỹ càng về tinh thần cũng như về vũ khí , nên họ đã phải trả một giá rất đắt : đó là mạng sống của họ. Chỉ có một điều duy nhất làm cho anh em binh sĩ vô cùng hể hả là việc san bằng thị xã Lạng Sơn thành bình địa, mà chính bản thân tôi đã được chứng kiến tận mắt. Vụ phá hoại này đã làm cho chúng tôi vui lòng vì chúng tôi muốn trả thù bọn Việt Nam và như một cấp chỉ huy của chúng tôi từng nói "đó là một cái hôn tạm biệt " để cho bọn Việt Nam luôn luôn nhớ mãi chúng ta. Không phải riêng gì Lạng Sơn, mà tất cả các thị xã dọc theo biên giới Việt-Trung đều bị san bằng trước khi quân đội chúng ta rút lui khỏi Việt Nam; và chúng tôi không bao giờ ân hận hết, có đi chăng nữa là rất tiếc không có cơ hội để san thành bình địa hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng". Mấy tuần trước khi chiến tranh bùng nổ, quân đội Việt Nam đã mở chiến dịch khiêu khích Hồng quân và sau đây là lời khai của một sĩ quan nhân chứng : "Binh sĩ chúng tôi rất bực tức khi bị
khiêu khích và nghĩ rằng bọn Việt Nam tưởng là chúng cũng mạnh tương đương với chúng ta vì được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới về quân lực, cho nên giờ đây chúng nghĩ rằng chúng muốn tác oai tác quái gì cũng được, vì chúng là bá chủ hiện nay trên bán đảo Đông Dương về lãnh vực quân sự ".
Sau khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi có cơ hội để nghiên cứu và phân tích những bản báo cáo về hành quân tại các chiến trường thì thấy rằng Hồng quân Trung Quốc đã trả một giá quá đắt cho cuộc thắng trận này vì chưa được chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia cuộc chiến. Có rất nhiều đơn vị được đánh thức dậy từ sáng sớm tinh sương để chuẩn bị hành trang xong là lên đường ra mặt trận. Và qua ngày hôm sau là đã tham gia chiến đấu rồi. Còn đạn dược thì có rất nhiều lô đã quá hạn sử dụng từ lâu, cho nên lắm khi đạn tuy rơi trúng mục tiêu nhưng lại không nổ. Trong khi đó thì chúng tôi đã tìm thấy trong những vị trí mà chúng tôi đánh chiếm được của Việt Nam vô số vũ khí hiện đại được tiếp tế trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương thứ hai, còn đa số đạn dược của chúng ta gửi ra mặt trận được sản xuất trong thập niên 1950. Một số binh sĩ xử dụng hoả tiễn chống tăng đã bị địch bắn chết vì mặc dầu đạn đã trúng đích rồi nhưng lại không nổ. Tuy nhiên trong cái rủi lại có chỗ may là nhờ đó mà về sau đồng chí Đặng Tiểu Bình mới phát động chiến dịch đổi mới vũ khí. Thật đáng tiếc là chúng ta không chịu rút ra những kinh nghiệm của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Chúng ta tin rằng Hoa Kỳ đã thua trận vì quân đội của họ không có niềm tin khi lâm chiến. Chính Chủ tịch Mao đã từng bảo chúng ta là một đội quân dù cho có vũ khí tối tân mấy đi nữa mà binh sĩ không có niềm tin ở mục tiêu chiến đấu của họ, thì họ không bao giờ mang lại chiến thắng cho chính họ được.
Nếu chúng ta tin và thực sự tin là khi chúng ta dùng hết tiềm năng quân sự của chúng ta vào cuộc chiến tranh " trừng phạt " này, thì quân đội của Việt Nam sẽ tan vỡ ngay trong vài giờ, và chúng ta sẽ chiếm Hà Nội, Hải Phòng trong một hay hai ngày mà thôi. Sau khi trừng phạt xong bọn vong ân bội nghĩa thì chúng ta rút quân về ngay. Nhưng đáng tiếc thay, mọi việc đến với chúng ta không được suôn sẻ cho lắm. Và chúng ta đã phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến thắng này. Một trong những vấn đề quan yếu trong cuộc chiến là việc sử dụng sao cho hữu hiệu đoàn quân cơ giới của chúng ta, căn cứ vào địa hình, địa vật của miền sơn cước Việt Nam cũng như rút ra những kinh nghiệm mà Hoa Kỳ đã thu thập được trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai . Nhưng rất tiếc là chúng ta không chịu học hỏi những kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong khi điều động các đoàn quân thiết giáp của chúng ta. Đó là một hành động có thể nói là ngu xuẩn, vì mặc dầu chúng ta đã điều động các trung đoàn thiết giáp vượt qua biên giới trước tiên mà vẫn không nắm được ưu thế. Sau đây là một trường hợp điển hình:
Một nữ cán bộ Việt Nam đóng chốt tại một vị trí sát ngay biên giới, đã dùng hoả tiễn (có lẽ là B40/B41) phá hủy lần lượt từng chiếc thiết giáp của chúng ta và đã phá liền 7 chiếc. Những trường hợp như thế này đã xảy đến cho rất nhiều trung đoàn, gây thiệt hại rất lớn cho Hồng quân của chúng ta.
Có những đơn vị thiết giáp tiền sát nhận được lệnh phải vượt qua những chiếc cầu ở biên giới nhưng cấp chỉ huy không biết ước lượng sức chịu đựng của những chiếc cầu này nên đã cho đoàn xe chạy qua cầu cùng một lượt - thay vì cho qua từng chiếc một - nên cầu bị gãy và cả đoàn chiến xa rơi cả xuống sông. Sở dĩ xảy ra những chuyện đáng tiếc như thế là vì các sĩ quan
chỉ huy thiết giáp của chúng ta nghĩ rằng sĩ quan công binh của Việt Nam có trình độ cao, nhưng sự thật lại không phải thế. Và đây là một trường hợp thật là hiếm có: một đoàn thiết giáp trên đường tiến quân gặp phải một
ngọn đồi cao, dốc đứng choáng cả lối đi. Viên sĩ quan chỉ huy đơn vị - vì muốn tiến nhanh - nên đã ra lệnh cho tất cả các xe thiết giáp phải trực chỉ leo thẳng lên đỉnh đồi. Vì độ dốc của đồi quá cao nên một số xe bị lật ngược trước khi lăn xuống chân đồi. Viên chỉ huy vẫn cứ ngoan cố, cho rằng vì lái xe kém nên xe mới bị lật, nên vẫn duy trì lệnh tiến quân. Cuối cùng 6 thiết giáp bị lật và không sử dụng được nữa. Còn viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này thì bị truy tố ra trước tòa án của mặt trận. Rất nhiều binh sĩ đã bị đưa ra xử trước tòa án mặt trận trong cuộc chiến tranh "trừng phạt " này. Tuy nhiên chỉ trong quân đội mới được biết những tin tức này mà thôi chứ đối với quần chúng thì những tin này vẫn bị ém nhẹm. Sự thiệt hại về nhân mạng cũng như về vũ khí tuy lớn nhưng cũng không lớn bằng sự thiệt hại
về uy tín của Hồng quân, vì mọi yếu kém của quân đội đã được phơi bày ra hết nhất là về phương diện kỷ luật và tuân hành mệnh lệnh. Vì bất tuân thượng lệnh mà từng xảy ra chậm trễ trong khi hành quân : tại một ngã tư vùng biên giới gần thị xã Lạng Sơn, một số lớn xe cộ của nhiều đơn vị đồng thời đến nơi đây cùng một lúc; và chả có đơn vị nào chịu nhường quyền ưu tiên cho đơn vị nào, nên chỉ trong chốc lát một cảnh kẹt xe hỗn loạn xảy ra ngay trước mắt (Giá có một đơn vị pháo của ta rót xuống thì hết kẹt xe
ngay). Lúc bấy giờ trong quân đội chúng ta chưa có vụ mang huy hiệu trên quân phục vì cấp lãnh đạo cho rằng mọi người lính đều ngang nhau, nên không thể nào phân biệt được ai là sĩ quan và ai là lính. Vì giao thông bị tắt nghẽn quá lâu nên vị tư lệnh lộ quân XLI (quân đoàn 41 ? Có lẽ đơn
vị khác vì quân đoàn 41 TQ tham chiến ở Cao Bằng) bèn đứng ra điều động sự giao thông, giống như tướng Patton đã từng làm khi ông chỉ huy quân đoàn III ở châu Âu. Nhưng khổ một nỗi là có một số sĩ quan trẻ ở các đơn vị khác, không thuộc lộ quân XLI nên nhất định không chịu nghe theo mệnh lệnh của ông và cứ đòi cho bằng được quyền ưu tiên qua trước vì họ không biết ông ta là ai. Thậm chí có người sỉ vả rằng ông là ai mà dám đứng ra dành quyền điều khiển việc giao thông tại nơi đây ? Khi ông cho biết mình là tư lệnh lộ quân XLI thì tiếng la ó lại càng to hơn nữa...
China - Vietnam War 1979 ( Battle of Cao Bang) - của truyền thông TQ
Ở địa bàn QK1, địch đánh chiếm bình độ 400 (Lạng Sơn), cao điểm 820, 630.
Ở địa bàn QK2, tháng 8-1980, địch đánh cao điểm 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tấn công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tấn công vào Mường Khương.
Đặc biệt từ tháng 4-1984 địch tập trung tấn công lớn vào Vị Xuyên.
Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.
Mặt trận biên giới Vị Xuyên diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :
- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.
- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tấn công lấn chiếm.
- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.
- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần một số điểm.
Trong 5 năm từ 1984-1989, địch đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km.
Phía ta cũng 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.
Về phía QK1 có trung đoàn bộ binh 981, 982, 983.
QK2 có sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356; lữ đoàn công binh 543, lữ đoàn pháo binh 168, lữ đoàn cao xạ 297, trung đoàn xe tăng 406. trung đoàn thông tin 604, trung đoàn vận tải 652, các tiểu đoàn đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và trung đoàn bộ binh 754 của BCHQS tỉnh Sơn La.
Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn bộ binh 568 (sư đoàn bộ binh 328).
QĐ1 có sư đoàn bộ binh 312, QĐ2 có sư đoàn bộ binh 325, QĐ3 có sư đoàn bộ binh 31, lữ đoàn pháo binh 368 thuộc BTL Pháo binh...
Ngoài ra còn nhiều đơn vị lên với hình thức quân tăng cường, lên vẫn lấy phiên hiệu đơn vị phòng ngự cũ.
Bố trí lực lượng phòng ngự có 2 khu vực :
Khu vực Tây sông Lô :
- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : F313 và 356 + 1 E của QK1.
- Tháng 12-85 : F31 thay F313.
- Tháng 6-86 : F313 thay F31.
- Tháng 2-87 : F356 thay F313.
- Tháng 8-87 : F312 thay F356.
- Tháng 1-88 : F325 thay F312.
- Tháng 9-88 : F316 thay F325.
- Tháng 5-89 : F313 thay F316.
Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng F313 có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.
Khu vực Đông sông Lô :
- Từ đầu năm 84 : E266 (F313).
- Tháng 7-84 : E141 (F312) thay E266 (F313).
- Tháng 4-85 : E568 (F328) thay E141 (F312).
- Tháng 11-85 : E818 (F314) thay E568 (F328).
- Tháng 2-87 : E881 (F314) thay E818 (E314).
- Tháng 9-87 : E818 (F314) + 1D tăng cường của E754 thay E881 (F314).
- Tháng 6-88 : E728 (F314) thay E818 (F314).
- Tháng 10-88 : E247 (BCHQS tỉnh Hà Tuyên) thay E728 (F314).
Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.
Hình (courtesy of AFP): Quân đội Trung Quốc tàn sát dã man thường dân Việt-Nam
Diễn biến chính :
Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, địch tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên, từ điểm cao 1545 đến điểm cao 1030. Trong 26 ngày đêm địch đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại. Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng (thuộc sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh) tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300-400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300-400, E1, 685 do trung đoàn 122 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự, lấn vào lãnh thổ VN khoảng 2km.
Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường (sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh). Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do trung đoàn 266 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự.
Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm 18 điểm, triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1509, 772 mà chúng gọi là Lão Sơn, khu 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc) mà chúng gọi là Giả Âm Sơn.
Tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận của ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn .
- Trung đoàn 141 (sư đoàn 312 QĐ1) đánh 1030, Si Cà Lá.
- Trung đoàn 174 (sư đoàn 316 QK2) đánh 233, bình độ 300-400.
- Trung đoàn 786 (sư đoàn 356 QK2) đánh 772 phát triển sang 685.
Cần lưu ý rằng tuy gọi là trung đoàn nhưng lực lượng thực sự tham gia chiến đấu chỉ có 1-2 tiểu đoàn.
Ngày 12-7-1984, ta nổ súng tiến công địch. Tuy đã chiến đấu rất quyết liệt nhưng đợt tiến công của ta đã không thành công.
Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tấn công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.
- Các đơn vị thuộc sư đoàn 313 QK2 vây lấn địch ở bình độ 300-400.
- Các đơn vị thuộc sư đoàn 356 QK2 vây lấn địch ở 685.
Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Mặc dù chưa khôi phục hoàn toàn khu vực A5, 300-400, 685 nhưng ta đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch, có nơi chỉ cách địch 15-20m như đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, khu Cót Ép, khu E và mỏm E2, E3, E5 của 685. Cá biệt có những nơi như ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m.
Trong 2 năm 1985-1986, địch tiếp tục mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm trận địa của ta. Chiến sự diễn ra khá quyết liệt, có những nơi như ở Bốn hầm ta địch giành giật nhau tới 38 lần, điểm cao 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần. Pháo cối địch tiếp tục bắn phá hàng vạn quả đạn vào lãnh thổ ta. Riêng trong 3 ngày từ 5-1 đến 7-1-1987, pháo địch đã bắn 100.000 quả đạn.
Kể từ năm 1987 trở đi, chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984 (nhưng sau đó thì chúng tiếp tục bắn). Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.
Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.
Kết quả chiến đấu :
- Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).
- Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.
- Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...
- Thu 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.
Tổng cộng trong thời gian từ 1984-1989, địch đã bắn vào khu vực Vị Xuyên 1.858.613 quả đạn pháo cối các loại. Trung bình mỗi ngày từ 10.000-20.000 quả. Có đợt 3 ngày (5 đến 7-1-1987) bắn 100.000 quả. Có ngày bắn tới 61.115 quả.
Theo nguồn tin BBC, thiệt hại là quân ta: 35-40 ngàn, Trung Quốc: 25-30 ngàn. Và sau khi kết hiệp định biên giới năm 1990, ta mất núi Lão Sơn. Về chiến lược và sức mạnh quân sự TQ thắng ta hoàn toàn.
Sau năm 1990 đến nay TQ vẫn tiếp tục xây dựng sân bay, pháo đài và liên tục tăng cường hạm đội ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân và lực lượng biên phòng của ta ở Trường Sa vẫn luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.
( tổng hợp nhiều nguồn trong tài liệu và trên mạng )
Thanh Thảo
No comments:
Post a Comment
Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"