Helicopter.
- nta522
Phi trường Nha Trang 1969 :
Phi trường Kontum Dec 1969 :
@Nta522 huynh đài
Những tấm hình của viên Trung tá này ngày nay giá trị lắm đó ... Vì tất cả những thứ trong ảnh đều .... "quá khứ" hết rồi .... Sau khi Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp quản căn cứ thì một số khu chức năng (Function Dept.) của Biên Hòa Airbase chuyển đổi nhiệm vụ ... Trong đó có khu bảo trì trực thăng này .
Phi trường Khe sanh Aug 1969
ái này còn xưa hơn, he he...
Tìm hiểu hệ thống giao thông đường sắt ở Nam bộ xưa
Tác giả : PHẠM PHÚC VĨNH
Ảnh nhà ga Mỹ Tho do Bảo tàng Mỹ Tho lưu giữ. Ảnh: N.T chụp lại
... hình Ga Mỹ Tho, k chép lại được, các bác cho khất để xợt tiếp, xin đa tạ
Cách đây hơn 40 năm, xe lửa đã từng là một loại phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa quen thuộc của nhân dân nhiều tỉnh Nam bộ.
Ngày nay, trừ Sài Gòn – Đồng Nai, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa Sài Gòn và các tỉnh Nam bộ khác bằng hệ thống giao thông đường sắt không còn nữa.
Con đường sắt này giờ đây chỉ còn sót lại mấy đoạn đường ray, mấy cây cầu sắt trơ móng và hình ảnh những chuyến xe lửa với những hồi còi kéo dài hối hả đi về hàng ngày trong ký ức của nhiều người Nam bộ.
Nam bộ thời Pháp thuộc, nhiều thành tựu văn minh phương Tây được du nhập vào sớm hơn các nơi khác trong cả nước.
Việc xây dựng, sử dụng và mở rộng hệ thống giao thông đường sắt ở Nam bộ cũng không ngoại lệ.
Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã xây dựng và đưa vào khai thác
3 tuyến đường sắt ở Nam bộ.
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT THỨ NHẤT: SÀI GÒN – MỸ THO
Đầu năm 1881, thực dân Pháp đầu tư 11.652.000 Francs để xây dựng thí điểm 71km đường sắt đầu tiên nối liền hai thành phố lớn: Sài Gòn – Mỹ Tho.
Đây là tuyến đường sắt được Pháp cho xây dựng đầu tiên ở
Việt Nam.
Tháng 7 năm 1882, đoạn đầu tiên của tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho dài 5km hoàn thành, nối Sài Gòn với Chợ Lớn.
Trong khi toàn tuyến chưa thể đưa vào khai thác, thực dân Pháp đã mở tuyến tàu điện Sài Gòn – Chợ Lớn cùng chạy song song với tuyến đường sắt này.
Đến ngày 20 tháng 7 năm 1885, toàn bộ tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho hoàn thành và tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho cũng bắt đầu được chính thức đưa vào khai thác.
... còn tiếp.
tiếp theo...
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT THỨ HAI: SÀI GÒN – XUÂN LỘC – GIA RAY
Sau một thời gian đưa vào khai thác, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả đó đã thúc đẩy chính quyền Pháp tính đến một kế hoạch xây dựng một hệ thống đường sắt lớn hơn.
Ngày 20 tháng 12 năm 1898, Pháp đã thông qua kế hoạch mở tuyến đường sắt xuyên Việt. Theo kế hoạch này, toàn tuyến đường sắt sẽ được xây dựng từng phần; mà trước hết là bắt đầu từ Hà Nội làm dần vào Nam và từ Sài Gòn làm dần ra Bắc, sau đó tiếp tục mở các tuyến ngắn nối các trung tâm lớn ở các tỉnh miền Trung rồi kéo dài và nối liền thành một hệ thống xuyên suốt Bắc – Nam.
Năm 1901, thực dân Pháp bắt đầu khởi công xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên của tuyến đường sắt xuyên Việt từ Sài Gòn ra Bắc.
Đoạn này dài 81km nối liền Sài Gòn với Xuân Lộc (nay thuộc thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).
Đến ngày 14 tháng 1 năm 1904, 71km đường sắt đầu tiên của tuyến Sài Gòn – Xuân Lộc đã hoàn thành và đưa vào khai thác trước.
Đến ngày 30 tháng 10 năm 1904, phần còn lại của tuyến đường này (dài 10km) cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác.
Sau khi tuyến Sài Gòn – Xuân Lộc đi vào hoạt động, thực dân Pháp cho xây dựng nối dài thêm 18 km nữa đến Gia Ray (gần chân núi Chứa Chan – nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Đến ngày 25 tháng 8 năm 1905 thì hoàn thành và đưa vào khai thác.
Như vậy, đến tháng 8 năm 1905, tuyến đường sắt thứ hai ở Nam bộ dài 99km Sài Gòn – Xuân Lộc – Gia Ray đã hoàn thành và đưa vào khai thác.
Sau đó, tuyến này trở thành một phần của tuyến đường sắt xuyên Việt và cho đến nay nó là một phần của tuyến đường sắt Bắc - Nam.
... còn tiếp.
UYẾN ĐƯỜNG SẮT THỨ BA: SÀI GÒN – LỘC NINH
Trong khi đường sắt xuyên Việt sắp được hoàn thành, thực dân Pháp tiếp tục cho xây dựng thêm ở Nam bộ tuyến đường sắt thứ ba nối liền Sài Gòn với Lộc Ninh nhằm phát triển các đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ.
Năm 1933, Pháp bắt đầu khởi công đoạn đầu tiên của tuyến này từ Lộc Ninh đến Bến Đồng Sở và đưa vào khai thác trước. Sau đó tiếp tục làm đoạn từ Bến Đồng Sở đến Sài Gòn đến năm 1942 (có sách viết là năm 1950) thì hoàn thành và đưa vào khai thác toàn tuyến.
Đây là tuyến đường sắt thứ 3, cũng là tuyến đường sắt cuối cùng mà thực dân Pháp xây dựng ở Nam bộ.
Ngoài ba tuyến đường sắt trên, thực dân Pháp còn có dự định mở rộng hệ thống đường sắt ở miền Tây Nam bộ trên cơ sở kéo dài tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho xuống Vĩnh Long rồi chia làm hai tuyến:
- Vĩnh Long – Long Xuyên – Châu Đốc – Phnom Penh (Campuchia).
- Vĩnh Long – Cần Thơ – Bạc Liêu
Tuy nhiên, do gặp khó khăn về tài chính, địa hình phức tạp... nên thực dân Pháp không thể triển khai và đến năm 1954, sau Hiệp định Genève, Pháp phải rút về nước.
Sau 1954, hệ thống đường sắt ở Nam bộ vẫn tiếp tục được chính quyền Sài Gòn khai thác.
Tuy nhiên do chiến tranh, hoạt động của các tuyến vận tải đường sắt này bị gián đoạn liên tục, hiệu quả khai thác không cao, thua lỗ và cuối cùng phải lần lượt ngừng hoạt động:
- Năm 1959, tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho ngừng hoạt động hoàn toàn.
- Năm 1964, tuyến Sài Gòn - Lộc Ninh cũng phải ngừng hoạt động.
Như vậy, hệ thống đường sắt ở Nam bộ chỉ còn lại tuyến Sài Gòn - Xuân Lộc – Gia Ray thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam là vẫn còn hoạt động, còn lại hai tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Lộc Ninh thì ngay cả những dấu vết còn lại của chúng giờ đây cũng không còn nhiều.
Cách đây mấy năm, ở Tân An (Long An) còn sót lại cây cầu sắt nhưng giờ cũng đã bị tháo gỡ chỉ còn lại hai móng ở hai đầu cầu, hầu hết hệ thống đường ray và cầu sắt của hai tuyến này cũng bị dỡ bỏ.
Hết
... hì, cái âm + mưu của Pháp tính mần đường rầy miệt miền Tây coi bộ cũng hấp dẫn à ...
thì Đồng Nai + Bình Dương ....
... tiếp hình xưa...
Chữ in phía dưới hình :
Un Mandarin Annamite = 1 lão Quan An-nam-mịt
LA NUI-BARA - Femmes Moïs vaquant aux travaux domestiques
= Núi Bà Rá - các phụ nữ Mọi trong việc nội trợ
LA NUI-BARA - Femmes Moïs prenant leur bain
= Núi Bà Rá - các phụ nữ Mọi đang tắm
... thành thật xin lỗi các bác, nếu có bác nào bị sốc vì chữ Mọi
... như dzị, người Pháp đã phiên âm chữ Mọi = Mois : chữ M hoa ; có 2 chấm trên i.
... hình chót : có 1 nam cùng tắm, bên phải...
... người Pháp cũng nhầm chữ Núi, tưởng là danh từ riêng, tên riêng, nên để nguyên, không dịch chữ Núi ra Pháp ngữ
Cha này chắc nổ dữ lắm
- nta522
Tụi pilot Mỹ gọi cái núi này là núi Lxx không biết tên VN nó là gì
- nta522
... ặc, biết chít liền
Chữ Lxxx :
... nhiều thèng nước ngoài qua VN, đi chơi Sài-gòn, thấy trời chuyển mây đen tối hù, sấm chớp ì xèo, bèn... bập bẹ tiếng Việt :
...wow ! Mua lon (= heavy rain)
Nơi đây có rất nhiều niềm vui, nổi buồn, và những chuyện ác nhân nữa
Năm 1968 .... Thương bệnh binh chuyển từ các nơi về nằm đầy những hành lang trong quân y viện này ..... Thậm chí, có xe "Hồng thập tự" còn "xuống hàng" ngay trên sân cờ này .... Nhất là những ngày mùng 4, mùng 5 Tết Mậu Thân ..... Tiếng rên rỉ và xin uống nước vang ra đến ngoài đường Võ Di Nguy chạy ngang ngoài cánh cửa mang hàng chữ trong ảnh ..... Cũng có cả những "băng-ca" mà người nằm trên đó đã .... bất động ..... Viên bác sĩ chỉ ngồi xuống ... đặt ống nghe lên ngực nạn nhân ... rồi ... lắc đầu .... Tay trái rút cuốn sổ trong túi ra, tay kia ông lật chiếc thẻ bài trên ngực người đó ..... ghi vài chữ vào tờ giấy trong cuốn sổ .... Ngoái nhìn về phía sau, nói gì đó với hai người y-tá đi theo ông ....
Hai người này vội nhắc chiếc "băng ca" đó lên ... Đi về phía sau của dãy nhà .... Có khi họ khiêng thẳng lại chiếc xe GMC đậu ở cuối sân .... Trên xe đã có những "băng ca" khác .... Xong, chiếc xe nổ máy và ra cửa ... Chạy ra Ngã năm Chuồng Chó ..... hướng về Hóc Môn .... Trong tiếng súng nổ rền từ phía phi trường Tân Sơn Nhất vọng lại ....
Không chỉ lính ... mà có cả những người dân từ những nơi xa xôi nào đó ... Được chuyển về đây bằng trực thăng ....
Sáng nay tụi em nghé Khe Sanh , chụp được vài tấm hình ...thì 1 chú BộĐội ra mời xuống vì không có giấy phép , mà Khe Sanh thấy chỉ còn 1 cái Lô cốt
Xóm em nè
Lúc này chưa gắn con rùa??
Fernando đã viết:@ nta522 : có không ảnh cái Lò Bát quái Chí hòa hông, up lên coi chơi ...
- nta522
hật ra thì việc di chuyển của các Tướng lãnh thời VNCH không theo "tiêu chuẩn" như thời kỳ sau 1975 .... Do có quyền riêng, nên các ông ấy thích xe nào thì đi xe nấy ... Đa phần đều chọn xe Pháp hoặc Ý .... Song có khi cũng không có xe riêng ... Ngày trước, khi còn học Anh Văn ở Nguyễn Ngọc Linh, tại hạ có thấy hai xe Jeep Villy ... Chiếc đi đầu có cắm tướng kỳ 2 sao (Thiếu Tướng)... Chiếc thứ hai chở theo một nhóm bốn người lính tay cầm tiểu liên ... có lẽ là cận vệ .... Sáng nào cũng vậy, khoảng 8:00 là hai xe ấy chạy ngang trường theo hướng Trương Minh Ký (Nguyễn Thị Diệu nay) - Trương Định ... Không biết ông Tướng tên gì, nhưng rất trẻ (khoảng hơn 30 một chút) ... Có dáng ngồi rất thư thái bên cạnh tài xế ... Đầu đội nón vải (thứ ngày nay ta thấy Dân quân, Phường Đội, Thanh Niên Xung Kích dùng thường xuyên) có gắn hai sao phía trước, cổ áo của ông này cũng có 4 sao hai bên bâu ....
Có người cũng dùng cả Ford của Mẽo .... loại Falcon đen ..
hôm nay mới vào đọc thớt nay , phải nói là hay , quá hay . Những hình ảnh xưa rất quí và rất giá trị .Những lời bình của các lão tiền bối cũng khá hấp dẫn . Thật cảm kích tấm lòng của các lão tiền bối đối với Sài Gòn xưa . Mong rằng các bác tiếp tục có những hình ảnh đẹp và lời bình hay cho hậu sinh có cái nhìn khách quan hơn về lịch sử của Sài gòn .Hôm nay đọc BBC có mẫu tin dân HN giờ toàn gọi là Sài gòn ... cũng đáng suy nghĩ phải không các bác .
Nguồn:Xe hơi Việt
http://www.xehoivietnam.net/viewtopic.php?f=26&t=2222&start=240
ReplyDelete