Monday, 28 February 2011

314.Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai? - Bài 2: Quyền quá lớn dễ dẫn đến lạm dụng

(PL)- Vì không được công nhận quyền sở hữu về đất đai nên người dân không có quyền từ chối việc bị thu hồi đất...

“Những năm gần đây, khi giá đất liên tục tăng thì tình trạng lạm dụng sự mù mờ về quyền sở hữu đất đai để mưu cầu lợi ích riêng càng ghê gớm, tạo nên biết bao điều nhức nhối trong xã hội” - chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn nêu vấn đề.

Dân không có quyền từ chối

Cùng với quá trình đô thị hóa, việc thu hồi đất đã diễn ra ồ ạt ở các vùng ven đô và nhiều nơi khác cho các dự án, công trình. Số đất bị thu hồi thường rơi vào đất nông nghiệp khiến hàng vạn hộ dân mất đất, mất nơi sinh sống, mất kế sinh nhai. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ được nhận tiền bồi thường rất thấp so với giá thị trường.

Trong những trường hợp này, vì không được công nhận quyền sở hữu về đất đai nên người dân không có quyền từ chối việc bị thu hồi đất. “Họ cũng không thể mặc cả trên nguyên tắc thuận mua vừa bán với người muốn lấy đất của mình. Người dân buộc phải giao đất cho nhà nước với mức giá và điều kiện do nhà nước đưa ra. Chưa kể còn có tình trạng doanh nghiệp (DN), cá nhân dựa vào thế lực hoặc mối quan hệ thân quen với quan chức ép người dân phải nhận tiền bồi thường” - bà Phạm Chi Lan nêu một thực tế.

Theo PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, giảng viên chương trình Fulbright, sự không rõ ràng về quyền sở hữu đang gây bất lợi cho nông dân. Đất đai của họ có thể bị nhà nước thu hồi với giá bồi thường rẻ cho các mục đích. “Tăng trưởng của Việt Nam đã dồn trên lưng nông dân. Cần sửa Luật Đất đai theo hướng tạo công bằng cho họ” - ông Nghĩa kiến nghị.

Thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Nhà Bè, TP.HCM thi công một dự án nhà ở. Ảnh: HTD

“Việc dễ dàng lấy đất từ tay người nghèo do những lỗ hổng trong cơ chế, do những yếu kém trong quản lý và đạo đức của một số quan chức càng thúc đẩy quá trình “phân bổ lại” nguồn lực đất đai theo hướng tích tụ đất vào tay số ít người giàu. Đó chính là nguyên nhân của những bất bình, của không biết bao nhiêu vụ khiếu kiện, thậm chí cả những rối loạn đã xảy ra ở một số nơi” - bà Phạm Chi Lan bức xúc.

Nhiều điều đáng suy nghĩ

Theo GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), căn nguyên của tình trạng trên là do quyền của nhà nước đối với đất đai còn quá lớn, quá rộng. Hiện quyền thu hồi đất được áp dụng khá rộng rãi trong các dự án công trình công cộng, dự án xây trụ sở cơ quan nhà nước, thậm chí với cả các dự án kinh tế đáp ứng một số điều kiện. “Trong khi đó, ở nhiều nước chính quyền chỉ có quyền thu hồi đất trong trường hợp cần sử dụng cho mục đích công cộng. Trong trường hợp ấy, nhà nước cũng phải dùng tiền ngân sách để mua lại đất của dân” - ông Võ nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phân tích: “Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai, nhà nước có quyền quản lý, đó là thứ đặc quyền. “Ông xã”, “ông huyện”, “ông tỉnh”, “ông trung ương” có quyền quá lớn dẫn đến việc lạm dụng quyền đó một cách tràn lan và tạo ra tiêu cực. Đó cũng là điều khiến bộ máy nhà nước dễ bị tha hóa vì quyền lực của nó quá lớn trên một lĩnh vực quá quan trọng. Sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong một số trường hợp đã hợp lý hóa sự bất công, hợp thức hóa sự tước đoạt, hợp thức hóa việc chuyển mục đích sử dụng trái phép. Đó là điều cần phải suy nghĩ!”.

Kẽ hở cho tham nhũng

100.000 vụ tranh chấp, phản ánh, tố cáo, khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai mỗi năm, theo số liệu từ Thanh tra Chính phủ.

Theo bà Phạm Chi Lan, điều đáng nói nữa là duy trì sở hữu toàn dân theo kiểu mù mờ như hiện nay thì ngay cả đất công cũng không được quản lý tốt, không được sử dụng hiệu quả. Biết bao diện tích đất nhà nước giao cho các cơ quan, DN nhà nước đã bị sử dụng một cách lãng phí. Nhiều đơn vị còn đem bán, cho thuê lại với giá cao gấp nhiều lần mức giá họ trả cho nhà nước, kiếm lời lớn trên mảnh đất vốn không phải của họ. “Nếu đã là của toàn dân thì khi khai thác những mảnh đất đó, lợi ích phải thuộc về toàn dân chứ không thể thuộc về một số ít tổ chức và cá nhân như vậy” - bà Phạm Chi Lan nói.

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, cũng phân tích: Có một mảng mà ta chưa quản chặt được, đó là đất nông nghiệp, đất nông lâm trường. Những loại đất này rất dễ chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất khác. “Nếu không phân định rõ, không xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước thì việc chuyển mục đích sử dụng của những loại đất trên sẽ xảy ra rất nhiều. Đó chính là kẽ hở cho tham nhũng” - ông Chính nói.

Nhà nước có quyền mua trước

Ở nước ngoài, khi lấy đất của dân, nhà nước phải đi mua lại đất chứ không thu hồi như ở ta. Nhà nước cũng là đối tượng tham gia vào thị trường bất động sản nhưng có quyền tiên mãi, tức là quyền được mua trước. Khi người dân có mảnh đất cần bán, họ phải khai báo với cơ quan nhà nước và đưa ra mức giá cụ thể. Khi thấy giá cả hợp lý, nhà nước tiến hành mua. Nếu nhà nước không mua thì người dân mới có quyền bán cho người khác.

GS-TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ,nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT

Một số vụ tham nhũng về đất đai

Vụ Vĩnh Cửu, Đồng Nai: Tám bị cáo nguyên là cán bộ tại Đồng Nai đã bị TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử vào tháng 9-2008. Trong vụ này, nguyên chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu Nguyễn Hoàng Huynh đã lợi dụng chức quyền cấp sai 600 m2 đất cho con gái và cấp đất nhiều lần cho Nguyễn Minh Huấn, nguyên trưởng phòng tài chính huyện Vĩnh Cửu, để Huấn bán thu lợi trên 1,4 tỉ đồng. Ông Huynh còn tạo điều kiện cho nhiều cán bộ tham nhũng trên 16.000 m2 đất, phân lô bán nền, chia chác cho người thân…

Vụ Quán Nam, Hải Phòng: Chín người nguyên là cán bộ ở Hải Phòng đã bị đưa ra xét xử phúc thẩm vào tháng 5-2009. Thay vì cấp đất cho trên 350 hộ dân, những người này đã phân lô, bán nền cho gần 1.000 hộ, trong đó có nhiều cán bộ của TP Hải Phòng. Một số bị cáo và thân nhân cũng được chia 3-7 suất đất. Nhiều trường hợp đã mua đi bán lại, hưởng lợi hàng trăm triệu đồng.

Vụ Hóc Môn, TP.HCM: Tháng 8-2010, TAND TP.HCM xử vụ tham nhũng đất đai ở huyện Hóc Môn. Nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Nguyễn Văn Khỏe đã bỏ túi số tiền phi pháp lên đến hàng tỉ đồng. Ông Khỏe đã đề nghị duyệt dự án mà DN xin thực hiện không có đủ khả năng về vốn. Hậu quả là DN này đã qua mặt cả cơ quan liên ngành TP để thực hiện một dự án lên đến hàng ngàn hecta đất mà chưa qua khâu bồi thường giải tỏa cho người dân.

HOÀNG VÂfree counters

313. Manila Trip

Đi.

1.


2.


3.


4.


5.


6.


7.


8.


9.


10.


11.


12.


13.


14.


15.


16.





17.

18.

19.

20.

21.

22.




312.Đưa vàng vào tập thể

Nguồn: Mr Tuấn's Blog.


Có lẽ, khi chém gió về việc cấm kinh doanh vàng miếng, Thủ tướng Dũng, Bộ trưởng Ninh, hay thống đốc Giàu đều không thực sự biết số vàng thực sự trong dân là bao nhiêu. Chưa bao giờ trả lời câu hỏi vì sao dân lại chăm chăm mua vàng tích trữ.
Câu hỏi vì sao cấm, đã được lần lượt các quan chức trả lời. Phó Thống đốc Bình nhấn mạnh NHNN sẽ “ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường”. Một quan chức khác còn nói toẹt luôn rằng: Làm sao đưa toàn bộ lượng vàng vật chất có trong dân chúng vào kho quản lý tập chung do nhà nước quản lý. Và, trên cơ sở vàng của mình nằm trong “ống bơ nhà nước” này người dân có vàng “có thể mở tài khoản tại công ty kinh doanh vàng và yêu cầu các công ty này thực hiện việc lưu ký vàng…”. Hình như từ sau những “ngày thứ tư đen tối”, liên tiếp trong hai năm vừa rồi, với các cơn điên loạn của giá vàng, các nhà quản lý mới chợt phát hiện rằng sàn vàng, bản chất đúng là một thứ sòng bài, càng để càng bất ổn. Còn nhận ra thêm rằng với cả trăm, ngàn tấn vàng “còn tồn” trong dân, Nhà nước đang chỉ nắm trong tay nguồn dự trữ lớn trên sổ sách. Rằng vàng nằm trong ống bơ, chôn đầu giường, chỉ là thứ vàng chết- khi không được đưa vào lưu thông.
Khá khen cho sáng kiến “đưa vàng của dân cho Nhà nước quản lý” bởi ở giác độ quản lý, ai cũng biết việc đưa vàng vào tập thể- nhà nước vừa huy động được nguồn lực, vừa tiện bề quản lý. Làm sao có chuyện mua đi bán lại ngoài thị trường tự do, làm sao có những cơn điên loạn của giá vàng khi vàng đã vào tập thể! Nhưng vấn đề là bao nhiêu phần trăm dân chúng sẽ đồng ý giao vàng cho nhà nước? Bao nhiêu phần trăm, trong số hàng chục triệu người tích vàng trong ống bơ từ thế hệ này qua thế hệ khác, đủ trình độ để “mở tài khoản”, thực hiện lưu ký?
Nói không quá lời rằng trong mỗi gia đình người Việt, không nhiều thì ít, đều có vàng tích trữ phòng lúc sa cơ. Một sự phòng xa đã được kiểm chứng bằng những cơn “binh biến” của một thời ký “giá- lương-tiền” nhiễu loạn, khi lạm phát lên tới gần 400%. Chính vì sự tích trữ sinh ra từ tâm lý, từ sự mất lòng tin, thì chỉ có thể xoá bỏ tích trữ bằng niềm tin. Bởi nếu chỉ buộc người dân “đưa vàng vào tập thể” bằng biện pháp hành chính trong nỗi nơm nớp lo sợ sẽ rất khó để có thể thực hiện. Ai dám cam kết vàng miếng- một cách rất đơn giản- sẽ không ngay ngày mai biến thành vàng trang sức để vẫn có thể tích trữ, mua bán khi dân chưa tin.
Mặc dù chế độ Kim bản vị (đảm bảo bằng vàng) đã được xoá bỏ từ năm 1972 nhưng các đồng tiền giấy trên thế giới- có mức độ chuyển đổi cao- được đảm bảo bằng sự ổn định kinh tế, sức mạnh tài chính và mức độ tự do của thị trường. Khi tiền vnd hầu như chưa được bất kỳ một quốc gia nào khác chấp nhận thì người dân tích trữ tài sản bằng vàng là chuyện rất đỗi giản dị, dễ hiểu. Với việc cấm kinh doanh vàng miếng, có vẻ người dân đang bị tước đoạt quyền sở hữu đối với thứ kim loại quý, đồng thời là tài sản của mình- khi việc kinh doanh- bao hàm cả nghĩa mua bán, bị coi là bất hợp pháp.
Trên các tờ USD, từ năm 1957 đã in rành rành dòng chữ “In God we trust”- Chúng tôi tin vào chúa.
Nhưng giờ thì những người dân Việt biết tin vào điều gì đây? Vàng hợp tác? Tiền đồng mất giá mỗi năm ít nhất hai con số? Hay là những lời hứa?

Sunday, 27 February 2011

Tham gia từ thiện " trung thu yêu thương" - Trang 4 - DIEN DAN MIL

http://www.milvn.com/forum/showthread.php?t=22677&page=4
Tham gia từ thiện " trung thu yêu thương" - Trang 4 - DIEN DAN MIL: http://www.milvn.com/forum/showthread.php?t=22677&page=4

311.An ninh mạng: Xuất hiện động cơ chính trị

An ninh mạng: Xuất hiện động cơ chính trị


Nguồn: QTM.

Với hàng loạt các sự kiện an ninh an toàn thông tin lớn cả trong nước và thế giới, năm 2010 thực sự là năm nóng bỏng với vấn đề an ninh mạng. Sự phát triển của tội phạm mạng đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết cả về quy mô, tính chuyên nghiệp, trình độ kỹ thuật và tiềm lực tài chính. Điều đáng báo động là sự phá hoại của virus máy tính không còn đơn thuần là chứng tỏ khả năng hay trục lợi cá nhân mà đã chuyến hướng sang hạ tầng công nghiệp quốc gia.

An ninh mạng: Xuất hiện động cơ chính trị

Hàng loạt website lớn bị tấn công

Những cuộc tấn công liên tục, trong 1 thời gian dài, với nhiều hình thức khác nhau vào báo điện tử VietnamNet là một trong những sự kiện được chú ý nhất của an ninh mạng Việt Nam 2010. Đây cũng là sự kiện lot Top hầu hết các cuộc bình chọn liên quan đến lĩnh vực ICT năm 2010 và thu hút sự quan tâm của không chỉ độc giả báo mạng.

Ông Bùi Bình Minh, Trợ lý Tổng Biên tập VietnamNet cho biết: "Sau 2 cuộc tấn công đầu hệ thống máy chủ bị xóa dữ liệu, format hết ổ cứng. Chúng tôi phải nhờ đến các đối tác mới có thể backup lại các dữ liệu cũ trong 10 năm hoạt động của báo. Còn vụ tấn công sau, sau khi không xâm nhập được vào hệ thống kỹ thuật thì những đối tượng tấn công lại tung tin mạo danh, chia rẽ nội bộ, nói xấu lãnh đạo cấp cao nhằm mục đích gây bất ổn cho tờ báo".

Ngay sau cuộc tấn công đầu tiên vào ngày 22/11/2010, đã có nhiều đồn đoán về động cơ thực sự cũng như thủ phạm. Nhưng cả các cơ quan chức năng và các cơ quan an ninh mạng đều khẳng định rằng, những người có thể tạo ra cuộc tấn công nhằm vào website của cơ quan ngôn luận này có trình độ rất cao. Ở góc độ khác, nhiều người xem đây là một lời cảnh báo về an toàn thông tin đối với các báo điện tử và những website quan trọng của Việt Nam.

Theo ông Bùi Bình Minh: "Các cơ quan chức năng vẫn đang tích cực thực hiện các cuộc điều tra cũng như những đơn vị điều phối như VnCert của Bộ TT - TT rất tích cực phối hợp giữa các đơn vị để truy tìm manh mối. Tuy nhiên có thể khẳng định thủ phạm các cuộc tấn công nhằm vào VietnamNet có trình độ rất cao. Họ sử dụng hệ thống botnet rất tinh vi, hình thức tấn công cực kỳ chuyên nghiệp và rất khó chống đỡ. Cùng hình thức tấn công DDos nhưng có đến 6 phương án cùng thực hiện. Để phòng chống không dễ dàng, và để tìm ra hệ thống botnet gồm nhiều botnet nhỏ liên kết vào nhau đòi hỏi quá trình phân tích điều tra rất công phu".

Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính cho rằng: "
Việc tấn công vào tờ báo điện tử lớn là lời cảnh báo cho chúng ta thấy quy mô, mức độ của một sự cố bây giờ nó có thể lớn như thế nào. Thời gian thực hiện cũng như triển khai có thể xảy ra lớn như thế nào. Điều đấy chứng tỏ khi ứng dụng CNTT càng phát triển, càng được ứng dụng rộng rãi bao nhiêu thì thách thức càng lớn bấy nhiêu. Khâu tổ chức ngày càng phức tạp và mang tính toàn cầu hóa hơn. Nó làm trầm trọng hơn các nguy cơ vốn sẵn có".

Vụ việc website báo điện tử bị tấn công là một trong những sự kiện an ninh mạng gây chú ý nhất, nhưng không phải là duy nhất trong năm 2010. Theo thống kê của các cơ quan an ninh mạng, đã có hàng nghìn website lớn tại Việt Nam bị virus xâm nhập, lộ thông tin quan trọng hay bị tấn công từ chối dịch vụ trong thời gian qua. Những thông tin này thực sự gây lo lắng trong xã hội.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Bkis cho biết: "Trong năm 2010, cuộc tấn công nhiều người biết đến nhất là cuộc tấn công vào hệ thống báo điện tử VietNamNet. Cuộc tấn công trong nhiều tháng và nhiều lần với các hình thức tấn công khác nhau. Bên cạnh đó thì hơn 1000 các website lớn ở VN từng bị tấn công trong năm 2010 và các hình thức tấn công rất đa dạng từ thay đổi giao diện cho đến việc đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm ở trong website và tấn công làm tê liệt hệ thống website đó. Các website ngân hàng, các tổ chức về vận tải, các tập đoàn lớn như các sở, ban, ngành, các hệ thống web đều bị tấn công trong năm 2010".

Ông Triệu Trần Đức, Tổng Giám đốc CMC Infosec cho rằng: "Đa số các trang web lớn của Việt Nam đều có lỗ hổng bảo mật và có thể bị chiếm quyền điều khiển. Năm 2010 các cuộc tấn công từ chối dịch vụ tương đối nhiều. Tôi nghĩ năm 2011 còn nhiều nữa, không chỉ doanh nghiệp nhỏ, mà cả doanh nghiệp lớn cũng là nạn nhân".

Mọi cuộc xâm nhập, dù kín kẽ đến đâu thì chắc chắn đều để lại dấu vết. Sớm hay muộn, nguyên nhân thực sự cũng như thủ phạm của các vụ việc cũng sẽ được tìm ra. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mất bò mới lo làm chuồng, thì các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến việc đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại để bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số một cách hiệu quả nhất. Đồng thời cũng cần phát triển năng lực phòng vệ và phản công trước tin tặc một cách quyết liệt.

Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Bkis: "Chúng ta có thể rút ra 2 bài học trong 2 khía cạnh bảo vệ. Thứ nhất là việc phòng chống trước khi bị tấn công. Theo đánh giá của chúng tôi các website vẫn chưa có nhiều biện pháp bảo vệ an toàn cho hệ thống của mình vẫn còn nhiều lỗ hổng để cho hacker khai thác cả về vấn đề con người vận hành, quy trình cũng như kỹ thuật. Thường chúng ta xem nhẹ và ít đánh giá cao tầm quan trọng của an ninh mạng. Bài học thứ hai rút ra là khi chúng ta đã bị xảy ra sự cố rồi thì công tác phản ứng trước sự cố thường chậm".

Còn theo ông Triệu Trần Đức: "Các doanh nghiệp cần xác định 15 - 20% ngân sách đầu tư cho CNTT phải dành cho đầu tư an ninh an toàn thông tin. Khi chúng ta có nhà có cửa, tức có hệ thống hạ tầng mạng rồi thì chúng ta phải đầu tư vào khóa cửa và hệ thống giám sát".

Xuất hiện động cơ chính trị

Tại hội nghị Hội nghị toàn cầu về virus máy tính diễn ra từ 17 - 19/11/2010 tại Bali (Indonesia), chủ đề nóng nhất của lĩnh vực phòng chống virus máy tính đã được đưa ra thảo luận, đó là khủng bố ảo do virus gây ra. Theo các chuyên gia, sự phá hoại của virus giờ không đơn giản chỉ là phá hoại máy tính và đánh cắp thông tin cá nhân hay thẻ tín dụng của người dùng, mà đã chuyển hướng sang các hạ tầng công nghiệp của các quốc gia. Sự xuất hiện của sâu máy tính Stuxnet vào tháng 6/2010 vừa qua tại nhà máy điện nguyên tử Iran có thể coi là một ví dụ điển hình. Virus này đã phá hoại, lập trình lại toàn bộ hệ thống điều khiển trong nhà máy.

Ông Triệu Trần Đức cho rằng: "Stuxnet là điển hình cho loại vũ khí thế hệ mới, khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới vì nó tấn công trực tiếp vào hạ tầng công nghiệp chứ không trục lợi nhỏ".

Nếu như 20 năm trước đây, tin tặc tấn công vào các hệ thống máy tính, đều để lại lời cảnh báo chứng tỏ sự có mặt của mình, thì nay, các hoạt động này diễn ra âm thầm và đặc biệt rất khó phát hiện. Nguy hiểm hơn, những cuộc tấn công vì mục đích kinh tế đang dần chuyển sang ý đồ chính trị. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện từ 2010 và được dự báo là sẽ nở rộ trong nhừng năm sắp tới.

"Từ việc làm được một con virus cho đến việc trục lợi, động cơ tài chính thì năm 2010 chúng ta nhìn thấy động cơ chính trị, chiến tranh chạy đua vũ trang, vũ khí mạng xuất hiện. Tôi cho rằng nó sẽ là trào lưu trong 5 năm đầu của thập kỷ tới này. Năm 2011 sẽ là năm thế giới ngầm làm rất nhiều dự án để cho ra những sản phẩm chúng ta sẽ thấy bất ngờ" - Ông Triệu Trần Đức nhấn mạnh.

An ninh mạng 2011: Thiết bị di động đối mặt nhiều nguy cơ

Nhiều cơ quan an ninh mạng dự đoán, năm 2011 virus mang động cơ chính trị-xã hội sẽ xuất hiện nhiều, lợi dụng các trang download phần mềm phổ biến để phát tán, tạo ra mạng botnet, tấn công có chủ đích các mục tiêu định trước, lấy trộm các thông tin bí mật của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều cuộc tấn công, lừa đảo trên điện thoại di động trong năm 2011. Có thể sẽ ghi nhận những cuộc phát tán mã độc đầu tiên trên điện thoại di động, với hình thức tấn công chủ yếu dưới dạng các trojan, ẩn náu và ăn cắp thông tin cá nhân.
Nguyễn Minh Đức cho rằng: "Năm 2011, virus trên mạng di động sẽ bắt đầu tấn công đánh sắp dữ liệu trên các thiết bị di động. Nó xuất phát từ việc càng ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động thông minh, dữ liệu ngày càng quan trọng hơn liên quan đến tài chính, tài liệu quan trọng của họ".

Cảnh báo!

Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Bkis: "Trong năm 2011 theo dự đoán của chúng tôi tiếp tục là một năm nóng bỏng. So với giai đoạn cuối của 2010 các cuộc tấn công sẽ phát triển tiếp. Các dòng virus giả mạo icon sẽ tiếp tục phổ biến. Người sử dụng sẽ bị lừa, tưởng đấy là các file văn bản hay file dữ liệu thông thường. Các hình thức tấn công nó sẽ tinh vi hơn".

Ông Triệu Trần Đức, Tổng Giám đốc CMC Infosec: "Bản chất của internet không hề an toàn và người dùng cần hiểu điều đó. Họ muốn tham gia trên internet an toàn họ phải có kỹ năng và kiến thức cơ bản".

Dù mục đích của cuộc tấn công là gì, và sử dụng hình thức như thế nào thì khâu mấu chốt của vấn đề an ninh thông tin vẫn là ý thức con người. Thế giới mạng đang mang đến cho người sử dụng những tiện ích chưa từng có, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ lớn chưa từng có. Mỗi người, mỗi tổ chức, đơn vị cần trang bị cho mình những công cụ để bảo vệ, và những kiến thức đầy đủ để trở thành những người sử dụng thông minh khi tham gia internet.

Cùng với nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam cũng đang có những bước chuẩn bị để cho ra đời Luật An ninh thông tin. Những vụ việc vi phạm trên internet sẽ được xử lý thích đáng, người sử dụng internet sẽ phải thực hiện và được bảo vệ bởi các hành lang pháp lý, nhưng vấn đề mấu chốt của an ninh thông tin vẫn là ý thức con người.


Theo Mic.gov.vn

310.Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai? - Bài 1: Sở hữu toàn dân quá mù mờ

Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai? - Bài 1: Sở hữu toàn dân quá mù mờ

Nguồn: Báo PLTP.VN
Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, Nhà nước đã trao hầu hết các quyền định đoạt tài sản cho người sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Như vậy, có đến 80% nội dung đã là sở hữu tư nhân rồi.

LTS: Tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 ở Đà Nẵng vào cuối năm 2010, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nêu quan điểm cá nhân: “Tốt nhất là cho sở hữu tư nhân đất ở vì thực chất đã sở hữu tư nhân rồi mà ta cứ nói là sở hữu toàn dân, thành ra bao nhiêu chính sách ra không rõ!”.

Cương lĩnh 2011 của Đảng đã không còn xác định “công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu” như Cương lĩnh 1991. Nhiều ý kiến cho rằng như vậy là đã “mở” ra cho việc sửa Hiến pháp và Luật Đất đai theo hướng cho sở hữu tư nhân về đất đai. Với mong muốn góp thêm những thông tin đa chiều về vấn đề lớn này, Pháp Luật TP.HCM khởi đăng loạt bài nêu quan điểm riêng của một số chuyên gia xung quanh chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam.

“Sở hữu toàn dân về đất đai có phải có nghĩa là bất kỳ một m2 đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng là của chung, của hơn 80 triệu người dân Việt Nam?” - luật gia Vũ Xuân Tiến đặt câu hỏi. Thực tế cho thấy hàng triệu thửa đất trên cả nước về danh nghĩa thuộc sở hữu toàn dân. Song hơn 80 triệu dân trong nước không thể thực hiện được một cách tập thể các quyền của chủ sở hữu, họ không thể cùng định đoạt và cùng hưởng lợi.

Khi thất thoát khó quy trách nhiệm

“Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là không chuẩn về mặt khái niệm. Vì không rõ toàn dân là ai, những ai có quyền nhân danh Nhà nước để nắm quyền sở hữu đó. Do vậy, trong thực tế, quyền sở hữu này trở nên mù mờ và rất dễ bị lạm dụng” - chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ rõ.

Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, sở hữu về đất đai là vấn đề rất hệ trọng. “Trong khi đó, cụm từ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” theo tôi là hết sức mơ hồ! Ở Quốc hội khóa XI, khi thảo luận về dự thảo Luật Đất đai năm 2003, tôi đã phát biểu thế này: “Quyền sở hữu toàn dân là một thứ hư quyền, là chẳng phải của ai cả. Trong khi đó, về lý thuyết, người dân chỉ có quyền sử dụng đất. Đó là một thứ quyền rất mỏng manh”” - ông Quốc nói.

Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, người dân rất có nhiều quyền định đoạt nhà đất của mình. Trong ảnh: Làm thủ tục nhà đất tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh. Ảnh: HTD

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TN&MT), cũng cho rằng quy định đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng Nhà nước lại là đại diện chủ sở hữu nên khi xảy ra thất thoát hoặc có vấn đề gì thì việc xác định trách nhiệm không được rạch ròi, thường là quy trách nhiệm tập thể. “Như vậy thì không quy trách nhiệm được cho cá nhân. Trách nhiệm của người đại diện của chủ sở hữu như thế nào? Người này là ai? Phải cụ thể chức danh, vị trí chứ không phải là một ủy ban chung chung. Cuối cùng thì chả ai chịu trách nhiệm cả” - ông Chính nêu bất cập.

Tạo ra những khái niệm “giả vờ”

Theo GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, ở nước ta, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện nay đã không còn nguyên nghĩa là chế độ công hữu về đất đai. Tức là về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không còn nữa. Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, Nhà nước đã trao hầu hết các quyền định đoạt tài sản cho người sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn. “Như vậy, có đến 80% nội dung đã là sở hữu tư nhân rồi. Thực tế, quyền định đoạt của người dân đối với đất đai ở ta hiện nay không khác mấy so với quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở các nước tư bản. Nhà nước chỉ còn giữ lại quyền quy hoạch sử dụng đất và quyền cưỡng chế thực hiện quy hoạch sử dụng đất như thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất” - ông Võ phân tích.

Ông Võ cũng chỉ rõ sự không thống nhất về lý luận và thực tiễn đã tạo nên những khái niệm “giả vờ” như quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, thị trường quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất… “Sự không rõ ràng về khái niệm dẫn tới khả năng thực thi sai pháp luật” - ông Võ nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng phân tích, khi còn danh nghĩa sở hữu toàn dân thì trên mỗi mảnh đất có hai ông chủ: Một ông chủ Nhà nước có quyền sở hữu về nguyên tắc nhưng rất chung chung. Một ông chủ thực sự là người dân hay tổ chức nhưng chỉ có quyền sử dụng đất, tuy nhiên quyền này trên thực tế lại rộng gần bằng quyền sở hữu.

Trong lòng người dân nghĩ khác

Thực tế cho thấy ở nhiều vùng, người dân định cư lâu đời, họ coi đất đai của gia đình là do tổ tiên, ông cha khai phá và sở hữu hàng trăm năm trước để lại cho họ. “Do vậy, dù có quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì trong lòng người nông dân họ cũng không nghĩ như vậy. Mặt khác trên thực tế, ngay cả với danh nghĩa Nhà nước thay mặt toàn dân sở hữu đất đai thì sau khi Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cũng không còn giữ quyền định đoạt hoàn toàn đối với phần đất đó nữa” - bà Lan nói.

“Về mặt pháp lý, hiện người dân chỉ có quyền sử dụng đất thôi. Chúng ta không nói mua bán đất đai, mà nói rằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng bản chất là việc mua bán đất đai. Đó là một cách nói tránh, làm cho vấn đề hóa ra phức tạp” - ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thẳng thắn. (Còn tiếp)

HOÀNG VÂN

Những kẽ hở lớn

Việc bố trí nhà ở, đất ở cho cán bộ, công chức có nơi còn tùy tiện. Việc quản lý, sử dụng đất công sở của cơ quan nhà nước, tổ chức còn lỏng lẻo. Cụ thể là cho thuê, cho mượn đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Cùng với đó, một số tổ chức chưa xác định giá trị quyền sử dụng đất hoặc xác định với giá trị thấp khi cổ phần hóa doanh nghiệp… Những điều trên đã tạo ra kẽ hở lớn để tham nhũng phát triển.

 (Trích báo cáo của Bộ TN&MT tại cuộc đối thoại về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai tháng 11-2010)

Chưa hiểu hết vấn đề…

Tới Hiến pháp 1980, ta đưa ra chủ trương quốc hữu hóa đất đai. Tức là, biến đất đai trong cả nước, trước thuộc sở hữu cá nhân, thành sở hữu toàn dân, có nghĩa là của Nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý.

Khi quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, bấy giờ có lập luận là đất đai dù thuộc quyền sở hữu của ai thì đó cũng là thành quả khai phá của nhân dân cả nước, là thành quả lao động chung của cả xã hội. Vì vậy, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là chính đáng nhất. Bản thân tôi cũng là người có lúc có trách nhiệm về vấn đề này, thấy rằng bản thân mình chưa hiểu hết vấn đề.

TS NGUYỄN ĐÌNH LỘC, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Friday, 25 February 2011

Home | PickMeApp

http://www.pickmeapp.com/
Home | PickMeApp: http://www.pickmeapp.com/

309. Ngư Dân quê hương tôi !!


VS:



































Cứ mổi lần nhìn những hình ảnh này, lòng lại đau mà chẳng thế giúp gì cho họ. Mọi chuyện cứ như mới xảy ra hôm qua này thôi !!!!



free counters

Nguyen Dan Que - Attack on a diplomat shows Vietnam's contempt for human rights

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/02/25/AR2011022505875.html
Attack on a diplomat shows Vietnam's contempt for human rights: Tụi các Thế Lực Thù dịch này ghê thật: http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/02/25/AR2011022505875.html

308.Giai cấp công nhân, anh là ai?

Giai cấp công nhân, anh là ai?

Theo định nghĩa, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên phong, trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Nhưng trong thực tế, giai cấp công nhân được hiểu là tầng lớp nghèo, đầu tắt mặt tối, phải gửi con ở những "nhà trẻ" tự phát không có giấy phép hành nghề, cô bảo mẫu chưa qua huấn luyện. Và đặc điểm chung của nhà trẻ loại này là tập trung ở những nơi đông nhà trọ công nhân với giá cước từ 300 đến 350 ngàn mỗi tháng. Mà gửi tại những nhà trẻ loại này chỉ là con của công nhân, tuyệt không thấy bé nào con cán bộ kể cả chức trưởng ấp.


Khi chưa biết độ tuổi của bé, bài báo đoán bé chứng 2 tuổi, nhưng thực tế như bố cháu thừa nhận, bé được 3 tuổi rồi. Có nghĩa là dinh dưỡng trong gia đình công nhân không được bảo đảm.

Gửi trẻ tuy tốn kém nhưng người công nhân gắng sức tăng ca để lo. Nhưng họ không thể gửi con ở trường công một phần vì không có hộ khẩu, một phần do giờ làm việc trong nhà máy không cùng với giờ làm việc của nhà trẻ chính quy. Họ phải làm nhiều đến mức mà cả nước đều biết chuyện trừ mẹ đẻ của bé phải đi làm ca.

Người ta tính đem vụ này ra xét xử hình sự và bắt buộc phải nâng cấp những nhà trẻ loại này. Những người công nhân sẽ tiếp tục chịu thêm gánh nặng vì phí gửi trẻ sẽ không còn là 300-350 ngàn nữa mà có thể gấp đôi. Và cha mẹ của 5 em đang ở nhà bà Phụng còn lại không biết sẽ gửi con cho một "nhà trẻ" tương tự nào đây.

Quả là lý thuyết với thực tiễn cách xa vời vời.

free counters

307.Phóng... tinh: Báo chí cần trợ lực rau răm!

Cuối cùng thì chúng ta cũng đã có vệ tinh, 40 năm sau khi nhân loại phóng thành công quả vệ tinh đầu tiên. VINASAT-1 (ngụ ý là sẽ có VINASAT-2, 3, …) đã được phóng từ bãi phóng French Guiana vào ngày 19.04.2008, sau nhiều lần bị hoãn trước đó.

Chúng ta tự hào là đã có vệ tinh, vệ tinh xịn, mua của Hãng Lockheed Martin lận. Quả vệ tinh trị giá 300 triệu US$ và mười mấy năm tiến hành dự án.

Báo chí tung hô “VINASAT-1 mở ra kỷ nguyên mới cho viễn thông Việt Nam”, “viễn thông lột xác”, rồi nào là mạng viễn thông từ này ổn định không sợ đứt cáp, vân vân và vân vân. Quá nhiều mỹ từ mà đến nhà sản xuất Lockheed Martin cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới.

VINASAT-1 là vệ tinh cỡ nhỏ, có 20 bộ phát đáp, mỗi bộ cho dung lượng 34 Mbps, như vậy VINASAT-1 tạo được ra dung lượng 680 Mbps mỗi chiều up/down.

Cách đây mươi năm, 680 Mbps là một dung lượng kết nối khổng lồ, có lẽ đủ cho cả Châu Á dùng cũng không hết. Nhưng với cuộc cách mạng Internet Băng rộng, giờ đây 680 Mbps may lắm thì cũng chỉ đủ phục vụ cho một quận ở HN hoặc SG.

Nếu ai đó đưa cho tôi 300 triệu US$ để phủ sóng vệ tinh toàn Việt Nam, có nên phóng vệ tinh chăng? Tôi sẽ trả lời ngay là dứt khoát không!

Để có 680 Mbps mỗi chiều phù khắp Việt Nam, tôi sẽ thuê ngay vệ tinh của Thaicom do cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin sáng lập. Giá bán không mặc cả là 1,000 US$/Mbps/một chiều/tháng, tôi sẽ trả 680 Mbps x 2 chiều x 1,000 US$ = 1,360,000 US$ mỗi tháng. Còn 300 triệu US$, số tiền to quá, sao không gửi tiết kiệm 12%/năm nhỉ? Mỗi tháng cũng được 3 triệu US$, thuê vệ tinh rồi cũng còn dư những hơn cả triệu US$ lận, biết tiêu gì đây?

Vậy VINASAT-1 có khả năng kinh doanh hiệu quả không?
Câu trả lời cũng chắc chắn là không, trừ khi cả Châu Á bị động đất liên hoàn, cáp biển đứt sạch. Nhưng khi đó, liệu chúng ta còn sống sót để mà dùng Internet không nhỉ?

Chúng ta giả thiết:

- Toàn bộ chi phí phóng VINASAT-1 là 300 triệu US$, không phát sinh gì thêm, kể ra cũng hơi lạ.

- Toàn bộ số tiền trên được vay với lãi xuất cực kỳ ưu đãi là 5%/năm.

- Chi phí vận hành hàng năm tương đương 3% vốn đầu tư, như chuẩn quốc tế.

Thì, nếu VINASAT-1 bay được 20 năm như những lời tiên đoán siêu tưởng thì giá thành băng thông của VINASAT-1 là khoảng 1,900 US$/Mbps/một chiều/tháng. Còn nếu như nó chỉ bay nổi 12 năm như các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng thì giá thành sẽ là 2,500 US$/Mbps/một chiều/tháng.

Liệu ai sẽ mua băng thông của VINASAT-1 với mức giá cao gấp nhiều lần Shin Satellite. FPT thì chắc chắn không rồi! Còn VTV, VOV, Viettel? Họ có chịu ăn cơm nhà với giá đắt không? Khó thay, trừ phi Nhà nước lại yêu cầu cán bộ của mình phải bay bằng Vietnam Airlines như đã từng xảy ra vào thế kỷ trước.

Vậy là Việt Nam đã có cái đèn ông sao đắt giá, đáng ghi ngay vào cuốn kỷ lục Guiness - ba trăm triệu đô la Mỹ. Còn Bạn? Bạn có phóng không?

(Theo Anh Trường' blog)

306. "Chiêm ngưỡng" hình ảnh quân đội Triều Tiên ở Hà Nội ???

Chả hiểu sao Đất Việt lại dùng từ "chiêm ngưỡng" nhỉ ? Ai lại " chiêm ngưỡng" 1 thằng Chí phèo ???


Chiêm ngưỡng hình ảnh quân đội Triều Tiên ở Hà Nội
Cập nhật lúc :4:02 PM, 18/02/2011
Những bức ảnh về quân đội CHDCND Triều Tiên đang được giới thiệu tại triển lãm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Tại Triển lãm “Sách, ảnh và tác phẩm mỹ thuật CHDCND Triều Tiên” đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày sinh của Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Il (16/2/1942-16/2/2011), nhiều bức ảnh về quân đội CHDCND Triều Tiên đã được giới thiệu.

Dưới đây là một số bức ảnh và chú thích của nó đăng tại triển lãm:

Các sĩ quan và chiến sĩ quân đội nhân dân Triều Tiên anh hùng luôn bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước XHCN phồn thịnh bằng sức mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng chính nghĩa.

Các chiến sĩ quân đội nhân dân Triều Tiên luôn đi đầu trong việc xây dựng nề nếp văn hóa.

Các chiến sĩ quân đội nhân dân Triều Tiên lập nên những kỳ tích trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đồng chí Kim Jong Il cùng các sĩ quan quân đội tới thăm nông trường hoa quả Teatonggang tháng 6/2010.


.
.

Ngày 10/10/2010 tại quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng đã diễn ra cuộc diễn binh nhân dịp kỷ niệm lần thứ 65 ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, với sự tham gia của các đơn vị thuộc 3 quân chủng quân đội, lực lượng công an nhân dân, Đội dân quân công - nông đỏ và Đội cận vệ thanh niên đỏ của CHDCND Triều Tiên.

Đồng chí Kim Jong Il chào mừng các đơn vị tham gia diễu binh nhân kỷ niệm lần thứ 65 ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên (10/1945 - 10/2010).




free counters

Tư nhân không được buôn bán vàng miếng.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vietnam-ready-to-stop-free-market-for-pure-gold-piece-02252011071757.html
Thực hư thế nào chuyện: Tư nhân không được buôn bán vàng miếng. ?? http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vietnam-ready-to-stop-free-market-for-pure-gold-piece-02252011071757.html

305.Mài bén lưỡi cưa


Mài bén lưỡi cưa

Một thanh niên đến gặp trưởng một nhóm đốn gỗ để xin việc làm.

 Người này trả lời:
- Để xem anh đốn cái cây này như thế nào đã
Người thanh niên bước tới và đốn cái cây to đó một cách rất kỹ thuật. Quá ấn tượng, người trưởng nhóm nói: “Tốt, thứ hai anh bắt đầu !”
Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm trôi qua. Vào chiều thứ năm, người trưởng nhóm nói với người thanh niên: “Anh có thể nhận tiền lương ngày hôm nay”.
Giật mình, người thanh niên nói:
- Tôi nghĩ ông sẽ trả lương ngày thứ sáu
- Bình thường là vậy nhưng chúng tôi quyết định cho anh nghỉ việc vì tiến độ công việc của anh quá chậm. Bảng chấm công thể hiện điều đó rất rõ.
Nhưng tôi làm việc rất chăm chỉ - người thanh niên phản đối - Tôi tới sớm nhất, ra về trễ nhất và làm luôn trong giờ nghỉ trưa.
Người trưởng nhóm thấy người thanh niên này rất thành thật nên ông suy nghĩ 1 lát rồi hỏi:
- Anh có mài lưỡi cưa của mình không?
- Không ạ, tôi đã làm việc liên tục nên chẳng còn thời gian cho việc đó.
Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy đó. Đôi khi chúng ta quá bận rộn đến nỗi không có thời gian mài bén lưỡi cưa. Trong thế giới ngày hôm nay mọi người bận rộn hơn bao giờ hết. Tại sao vậy ? Có phải chúng ta đã quên cách làm thế nào để mình luôn "bén" hay không ?
Làm việc chăm chỉ chẳng có gì sai cả, nhưng chúng ta cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, để suy nghĩ và chiêm nghiệm, để học và để trưởng thành. Nếu chúng ta không dành thời gian để "mài bén lưỡi cưa", chúng ta sẽ cùn dần đi và đánh mất đi tính hiệu quả trong công việc.

304.“Tam quyền nhất lập” đồng lòng hại dân

Nguồn: Bauxite VN.

Cũng như mọi thể chế Cộng hòa khác, Việt Nam có đủ cả ba cơ quan cấu thành Nhà nước Pháp quyền: Hành pháp (Chính phủ và chính quyền địa phương), Tư pháp (Viện kiểm sát, Tòa án) và Lập pháp (Quốc hội). Thế nhưng khác với tuyệt đại đa số các Nhà nước Pháp quyền trên thế giới, ba cơ quan quyền lực Nhà nước này ở Việt Nam không “phân lập” (hoàn toàn độc lập với nhau) bởi cùng chịu sự điều khiển của một đảng phái chính trị hiện là duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. Không dưới một lần Ban lãnh đạo Đảng khẳng định: chẳng cần “Tam quyền phân lập”, Nhà nước Việt Nam vẫn bảo vệ tuyệt đối lợi ích của người dân. Thế nhưng thực tế dưới đây đã chứng minh hoàn toàn ngược lại.

Ngày 19/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 4678/QT1 về việc di chuyển khu dân cư số 2 Thuỵ Khuê, Hà Nội. Điều 3 của Công văn ghi: “Thủ tuớng Chính phủ đồng ý cho Văn phòng Chính phủ được sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu đất phía sau khách sạn La Thành và di dời, tái định cư các hộ gia đình đang ở tại số 2 Thụy Khuê. Việc xây dựng nhà ở tại nơi mới được thực hiện theo hình thức: các hộ được giao đất ở phải tự bỏ vốn để xây dựng nhà”.

Ngày 26/9/1998, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-VPCP ngày 6/9/1998 v/v di dời khu tập thể số 2 Thụy Khuê. Điều 1 Quyết định ghi: “Phê duyệt phương án bố trí diện tích đất cho từng hộ gia đình ở số 2 Thuỵ Khuê di chuyển đến khu đất phía sau khách sạn La Thành” (218 Đội Cấn, quận Ba Đình). Thế nhưng trong Quyết định này lại không có tên 11 hộ dân ở số 2 Thuỵ Khuê trong đó có bốn hộ do các ông, bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công và Trần Thị Minh Hồng làm đại diện.

Tiếp theo Quyết định số 498/QĐ-VPCP, ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có Công văn số 6403/VPCP-QT1 giao UBND quận Tây Hồ, Hà Nội bố trí tái định cư bốn hộ dân nói trên.

Như vậy, Quyết định số 498/QĐ-VPCP ngày 6/9/1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là trái Công văn số 4678/QT1 của Thủ tướng Chính phủ, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bốn hộ dân, đồng thời gây bất công xã hội khi Văn phòng Chính phủ vẫn tái định cư tại 218 Đội Cấn 59 hộ dân khác cùng ở số 2 Thụy Khuê.

Vậy đâu là nguyên nhân của sự bất công nói trên? Cả bốn hộ dân khẳng định: “Văn phòng Chính phủ gạt chúng tôi khỏi danh sách tái định cư tại 218 Đội Cấn cốt thừa ra 233 m2 tại địa chỉ đắc địa này để “làm ăn”, cụ thể là xây nhà để bán cho người chưa bao giờ ở số 2 Thụy Khuê. Hiện giờ một chung cư gồm 15 căn hộ đã được xây xong và bán hết cho những người ngoài số 2 Thụy Khuê”.

Để lấy lại công bằng, căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo, ngày 21/9/2009 các ông, bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công và Trần Thị Minh Hồng đã gửi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đơn khiếu nại về Quyết định số 498/QĐ-VPCP với yêu cầu Bộ trưởng tái định cư bốn hộ dân tại 218 Đội Cấn theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4678/QT1.

Thế nhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đã không hề giải quyết đơn khiếu nại của bốn hộ dân theo quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại, tố cáo. Nói cách khác, Bộ trưởng Phúc đã không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Do đó, ngày 02/11/2009, căn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính tại Điều 1 (Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình) và Khoản 2 Điều 4 (Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật), cả bốn hộ dân đã đồng loạt gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đơn khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Ngày 11/11/2009, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi bốn hộ dân Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 36/TB-TA với nội dung: “Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) về các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi bổ sung theo các Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25/12/1998 và ngày 05/4/2006 thì yêu cầu khởi kiện của ông, bà không thuộc thẩm quyền giải quyết bằng một vụ án hành chính tại Tòa án”.

Ngay sau đó cả bốn hộ dân đã gửi Chánh án TAND thành phố Hà Nội Đơn khiếu nại về Thông báo trả lại đơn khởi kiện của TAND thành phố Hà Nội, khẳng định Thông báo này là trái pháp luật với những căn cứ sau:

Một là, để trả lại Đơn khởi kiện thì TAND thành phố Hà Nội phải chứng minh việc bốn hộ dân căn cứ Điều 1 và Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để khởi kiện là sai. Thế nhưng TAND thành phố Hà Nội đã lẩn tránh việc chứng minh này.

Hai là, TAND thành phố Hà Nội căn cứ vào Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) và Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để trả lại bốn hộ dân Đơn khởi kiện. Thế nhưng TAND thành phố Hà Nội đã nói bừa bởi cả Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) lẫn Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều quy định người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp này. Cụ thể như sau:

  • Mục 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án “Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
  • Mục 3 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP quy định hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là “hành vi hành chính bao gồm các hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc ngưòi có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các việc hoặc các lĩnh vực được quy định tại các khoản từ khoản 3 đến khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh và trong các việc hoặc các lĩnh vực khác mà pháp luật có quy định”.

Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận đuợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”. Như vậy Luật khiếu nại, tố cáo quy định người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính. Do đó, căn cứ vào Mục 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Mục 3 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP đã dẫn, TAND thành phố Hà Nội phải thụ lý Đơn của bốn hộ dân khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

Với những căn cứ pháp luật trên, cả bốn hộ dân đã có Đơn khiếu nại yêu cầu Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Sơn nhận lại Đơn khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc và đưa vụ án ra xét xử. Ngày 30/11/2009, Chánh án Nguyễn Sơn đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 1889/QĐ-GQKN đối với Đơn khiếu nại ngày 23/11/2009 của bốn hộ dân, một mặt khẳng định “Hành vi hành chính của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ không giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng một vụ án hành chính” nhưng mặt khác lại không bác bỏ được những căn cứ pháp luật mà bốn hộ dân dựa vào để yêu cầu Tòa án thụ lý Đơn khởi kiện.

Vô cùng phẫn nộ nhưng cũng rất bình tĩnh, ngày 29/12/2009 cả bốn hộ dân gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình Đơn khiếu nại Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Sơn do đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại bất chấp luật pháp như trên đã đề cập. Cuối Đơn khiếu nại, bốn hộ dân yêu cầu Chánh án Trương Hòa Bình cho họ biết:

  1. Những căn cứ pháp luật mà bốn hộ dân dựa vào để khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là đúng hay sai?
  2. Cơ chế pháp luật nào cần phải áp dụng để buộc Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc giải quyết Đơn khiếu nại của bốn hộ dân trong trường hợp Chánh án Trương Hòa Bình cho rằng những căn cứ pháp luật mà họ dựa vào để khởi kiện là sai?

“Tóm lại – Bốn hộ dân nêu rõ trong Đơn khiếu nại – người dân sẽ phải làm gì nếu khiếu nại của họ bị cơ quan Nhà nước, quan chức Nhà nước có hành vi hành chính, quyết định hành chính xâm hại quyền lợi hợp pháp của họ từ chối giải quyết hay tệ hại hơn, lờ di không giải quyết, coi Luật Khiếu nại, tố cáo có cũng như không?”

Vậy mà đáp lại những đòi hỏi chính đáng nói trên của bốn hộ dân bị Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP xâm hại là một sự “im lặng đáng sợ” của Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình. Cực chẳng đã, vẫn căn cứ vào Luật Khiếu nại, tố cáo, cả bốn hộ dân đã gõ cửa Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ để có được sự hỗ trợ pháp luật cần thiết trên con đường đòi lại Công lý.

“Cơ quan Hành pháp (Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP) xâm hại quyền lợi hợp pháp của dân nhưng không chịu khắc phục, Cơ quan Tư pháp (Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) thì bác Đơn của dân khởi kiện Cơ quan Hành pháp – Vậy để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bốn hộ dân này, rõ ràng là chỉ còn cách yêu cầu Cơ quan Lập pháp (Quốc Hội) là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất “vào cuộc” – Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ nhận định.

Ngày 08/01/2010, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba với tư cách lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội về các vấn đề tư pháp công văn yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bốn hộ dân tại số 2 thụy Khuê. Công văn nêu rõ:

“Chánh án TAND TP Hà Nội đã cố tình làm trái Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo theo đó: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận đuợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”. VPLS đề nghị Quý Chủ nhiệm cho biết:

  1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm có vi phạm Luật khiếu nại, tố cáo hay không?
  2. Chánh án TAND TP Hà Nội không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính v/v Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo có vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo hay không?
  3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP không giải quyết Đơn khiếu nại, Tòa án không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì Luật này có còn giá trị hay không? Quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân này sẽ do cơ quan Nhà nước nào giải quyết?

Thật kỳ quái, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã không nhận được bất cứ hồi âm nào của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba. Bị VPLS truy hỏi thì bà nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp này hứa là sẽ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để sớm có giải pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hộ dân có liên quan nhưng từ đó đến nay hoàn toàn bặt vô âm tín!

Vậy là cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội, cả Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp đồng lòng hại dân, ngược 180 độ với Hiến pháp tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và Điều 3: “Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhân dân”! Để nói những tuyên bố mới đây của Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Khóa họp lần thứ 13 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva cùng vợ ông ta là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga về việc Nhà nước Việt Nam luôn “đảm bảo quyền con người” chỉ có thể là vô liêm sỉ!

Ai chỉ ra được cách nào để cứu những người dân “côi cút làm ăn” kia khỏi sự bức hại tập thể của “Tam quyền không phân lập” hay “Tam quyền nhất lập” nói trên ở Việt Nam, người viết bài này xin đội ơn và hậu tạ!

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

free counters

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...