Friday 11 February 2011

269. Sài Gòn Xưa ( phần 3)

Phần 1, Phần 2

Tặng lão fer nè:

Đường vô TSN

Hình ảnh


Đa phần các Xe Đò miền Nam trước 75 đều được đóng thùng tại VN dựa trên dàn gầm, động cơ, hộp số... nhập nguyên chiếc từ Mỹ, thuộc các hiệu :
- Chevrolet
- Desoto
- Dodge.
- Fargo
- GMC
- International.
Cũng có vài hiệu nhập từ Anh - tui sẽ tìm hiểu lại.
Các phần nhập vừa kể, là nguyên thủy để lắp ráp thành xe Cam-nhông bên Mỹ.
Kết cấu Cam-nhông Mỹ thì bác biết rồi :
- đầu máy nhô phía trước (cam-nhông Châu Âu, Nhật thường đầu bằng, bác tài ngồi ngay trên bánh trước)
- phía sau động cơ là hộp số, cần sang số (trục láp ra cầu sau...)
Như vậy, khi người VN đóng thùng thành Xe Đò 60 chỗ, tất phải dời vô-lăng + dàn pê-đan lên mũi xe, chế lại vị trí trục lái, dời ghế bác tài đặt ngay trên bánh trước, v.v...
Lúc này, vị trí bác tài đã ở phía trước cần số : cần số được nối dài, cong về phía sau lưng, bên tay phải bác tài ; bác tài thò tay ra sau sang số, khỏi cần nhìn :lol:

Thời đó, xe cam-nhông, bus chưa có trợ lực lái : nhằm giảm sức lực bác tài, các nhà chế tạo đều làm vô-lăng có đường kính lớn ; cần phải xoay nhiều vòng hơn Xe Du lịch (từ Kỹ thuật gọi là Tỉ số... gì gì đó) mới quẹo xe theo ý muốn được.
Ví dụ :
- ở ngã tư góc 90 độ, xe Du lịch chỉ cần xoay vô-lăng 3/4 vòng là đã quẹo được..
- còn xe Đò (và cam-nhông) phải xoay nhiều vòng hơn trong cùng 1 thời gian như Xe Du lịch :lol:
... như vậy, bác tài Xe Đò phải rất nhanh tay lẹ mắt mới theo nghề được.
Cứ tưởng tượng khi đang đua 120km/h trên đường dài : 2 tay xoay vô-lăng liên tục, mỗi lần xoay là gần 1 vòng, chỉ để... lách chút xíu : qua mặt xe khác, chuyển line, v.v... :lol: Khi Xe Đò đổ đèo : miễn chê :3some:
Các hãng Xe Đò thời đó rất chuộng loại Động cơ + dàn gầm của Desoto 354.
Chỉ riêng con Heo dầu của D 354 cũng trị giá ngang ngửa cái Honda 67 :lol:

Thường, Xe Đò miền Trung đước đóng dài hơn xe miền Tây : xe miền Tây ngắn hơn chút để dễ qua bắc (phà).
Mài cản :
- khi Xe Đò chạy sau hít sát đuôi Xe Đò trước (cả hai 80km/h, chỉ cách nhau ... hai mét :tongue3: ) vì lý do nào đó, xe sau không qua mặt : xe sau sẽ thêm ga, cho cản trước cọ vào cản sau xe kia, lách đầu qua lại (như Trâu cọ sừng) : 2 cản ma sát nhau, tóe lửa như.... pháo bông :lol:

Ống khói Xe Đò thời đó, Luật bắt buộc phải vắt lên mui, tránh ô nhiễm cho nguồi đi đường : ống khói được dẫn ra sau xe, bò thẳng lên mui ; đoạn cặp sàn xe, thường tẻ ngã ba : khi trong phố, ngã ba này được đậy kín. ; bắt đầu ra tới ngoại thành, xe ngừng, chú lơ chui xuống tháo nắp, bắt đầu... đua :lol:
Hiện nay, Luật lỏng lẻo : các xe khách, xe tải bỏ luôn đoạn vắt lên mui, tống khí thải thẳng ra chỗ ngã ba, ngay mặt nguồi đi 2 bánh :x :x :x

Cửa sổ bằng tôle kéo xuống khi trời mưa, có mấy ô kính nhỏ
- thường, các cửa này được khách kéo lên hết, các khung cửa sổ thoáng đãng (hổng phải phóng đãng :=)) ) - các chú Lơ hay bước trên các thành cửa sổ chạy từ đầu ra cuối xe, hay ngược lại... các thành cửa này cũng là bậc thang để leo lên nóc xe...
Khi qua mặt Xe Đò khác, lúc 2 xe cặp kè : các chú Lơ tinh nhịch sẽ với tay sang cửa sổ xe kia... vuốt má, vuốt tóc các nữ khách đang... thiu thiu giấc nồng :lol:
... cũng có khi : khách hàng ghế sau mặc áo trắng ; hàng trước là... bà già Trầu : bả ăn xong, thò đầu nhổ xác Trầu đỏ chét ra cửa sổ : xe đang 100km/h, áo trắng khách phía sau... đi Đức :tongue3:

Các bác tài Xe Đò thời đó rất khoái đội nón kiểu này, dù đang lái xe hay không :
(hình minh họa, chỉ giống được... 85%) :lol:
Hình ảnh

Hình ảnh

... các Xe Đò sau GP bác kể, như Bus Ký Thủ Ôn, Xi-măng Hà tiên... rất ít còn đúng là Xe Đò thứ thiệt : đa phần là đóng thùng trên dàn gầm + động cơ IFA W50 Đông Đức (phải nối láp dài hơn).
IFA này thì tốc độ miễn chê, tuy nhiên zin được thiết kế là tải 5 tấn. Thợ VN gắn vào thùng Xe Đò dài 60 chỗ, nhồi nhét quá tải tùm lum, chạy sao nổi... cứ ì à ì ạch...

.... có lúc, MP Mỹ (Military Police = quân cảnh), Quân cảnh VNCH hốt các Xe Đò, chủ xe nào gắn vỏ ruột gai đầu bò của GMC Quân đội, xin mời về đồn :tongue3:

Về mặt Xã hội : lúc đó, thời chiến, có nhiều vùng chiến sự ác liệt, hoặc khu vực do phe GP kiểm soát, nhưng nhiều hãng Xe Đò SG vẫn hoạt động vô tư bình thường, ngày 2 - 3 chuyến a-lê rờ-tua SG - các Tỉnh, tùy khách nhiều hay ít...
Sao lạ dzậy ?...
À.... tới đây, xin được nhường lời cho Quangdung tiên sinh
:o :o :o


@Fernando huynh đài

Rất cám ơn đã gợi lại hình ảnh "chiếc xe Đò" ....

Thật sự thì tới nay tại hạ vẫn không biết ai đã gọi phương tiện vận tải hành khách ấy bằng tên đó .... Có lẽ họ đã dùng hình ảnh ghe đưa đò của ngày xưa chăng ??? .... Bởi cũng dùng chở khách từ nơi này đến nơi khác mà ....

Ngày xưa, đi dọc theo đoạn đường từ chỗ bùng binh Phú Lâm (qua khỏi trường Mạc Đĩnh Chi) ra đến vị trí nay là ngã ba Hậu Giang - Kinh Dương Vương ... người ta sẽ thấy hai bên đường là những garage rộng lớn ... chuyên đóng thùng và cải biến xe đò các loại .... Từ những địa điểm này ... rất nhiều xe đò mang tên những hãng vận tải hành khách thời đó như Liên Á (Á Đông, Tân Á, Chấn Á, Á Châu ...), Thuận Thành, Nhân Nhựt, Đại Hưng, Lộc Thành, Thuận Hiệp, Vĩnh Phát, Thuận Lợi, Tam Hữu, Liên Hiệp, Nhơn Hòa, Phi Long, Hiệp Hưng, Kim Long, Nam Thành, Hữu Phước, Quang Minh, Hiệp Thành, ... v..v.... sẽ tỏa ra phục vụ nhu cầu đi lại của người dân khắp miền Nam Việt Nam ...

Một đặc điểm của xe đò xưa là vùng nào có "phong tục" của vùng đó ... Chẳng hạn như xe đò Lục Tỉnh (tiếng dùng để gọi xe chở bộ hiền từ SG về các tỉnh miền Tây) thì dù cho có bến ở các quận lỵ nghèo đi nửa ... họ vẫn bán vé theo bản đồ xe rất chặt chẽ ... xe chuyến nào bán hết chuyến ấy rồi mới sang chuyến kế tiếp ("chuyến" xe hồi đó thường được gọi là "tài" .. Thường thì tài "nhứt" xuất bến lúc 4:00 sáng - giờ SG) ... Người dân về tỉnh nào, quận nào đều tự do chọn xe để đi ... Có khi không cần phải chọn đúng tuyến ... Chỉ cần xe hãng đó có "chạy ngang quê mình" là cũng mua vé đi được rồi ,,, Giá vé sẽ tùy theo có đi hết tuyến hay không ... mà cao thấp khác nhau.....

Xe đò miền Tây (Thuận Thành, Lộc Thành, Nhân Nhựt, Quang Minh, Tam Hữu - hãng này chạy tuyến SG-Châu Đốc ...) có ghế ngồi ghi số rất chi tiết, số chẵn bên tay trái, và số lẻ bên tay mặt tài xế ... ai mua vé có số ghế nào thì lên xe phải ngồi đúng số ghế đó ... Đặc biệt, trên xe không có ghế số 13 ... Nếu ai muốn tìm số ghế 13 .. sẽ chỉ thấy 12 và ... 12bis.

Trước khi có dạng thùng xe vuông như Bus ngày nay (hồi đó gọi là xe đầu "bằng") tất cả đều có dạng thông thường .. Máy ở phía trước (gọi là xe đầu "nhọn"), các cơ phận điều khiển đều không thay đổi gì về kỹ thuật ... Loại xe này có số ghế khoảng 40 thôi ... vì được giữ nguyên kết cấu chassis, giữa các ghế có tay tựa ... Còn xe dạng Bus thì do nối dài sườn xe như Fernando huynh đài nêu trên, nên đã có thêm được 10 chỗ ngồi nữa ... Và ghế trên các xe "đầu bằng" hoàn toàn liên ... thông với nhau.

Xe đò miền Đông (Bình Dương, Phước Long, Long Khánh), Đông Bắc (Vũng Tàu), Cao nguyên (Đà Lạt), và miền Trung ... thì không theo tục này ... Vé được bán ra không có số ghế .. hành khách thích chỗ nào thì lên xe chọn chỗ đó ... Đặc biệt, hãng xe đò Nam Thành là hình ảnh quen thuộc trên tuyến SG-Xuân Lộc ... Những chiếc xe Renault "vạt đầu" ... chở khoảng 10-15 hành khách/chuyến .. gần như "độc quyền" trên QL 1 .. với công suất xuất bến tính bằng phút ... 30 phút/chuyến.

Các hãng khác như Thuận Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thành .... có bến đậu ở đường Nguyễn Cư Trinh, Q. 1 (như Nam Thành) ... thì gần như không ai là không biết trên tuyến SG-Vũng Tàu .. với màu xanh lá cây tươi mát của chúng ... Các hãng xe này còn chế tạo một loại xe có hình thù lạ mắt nữa ... Đó là chiều dài thân xe chỉ bằng 1/2 xe Bus bình thường, chở khoảng 15-20 hành khách/chuyến .. Người ta gọi nó là "xe đò Lỡ" ... Đây cũng là tiền đề cho việc vào khoảng cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 ... có một dạng xe do Nhật sản xuất ... hiệu đầu tiên là TOYOTA, được nhập vào VN và phục vụ trên tuyến SG-VT ... Đó là những chiếc Coaster với công suất chỉ 20-25 ghế/xe .... Những tài xế loại xe đò này đã lập thành một nghiệp đoàn có tên gọi "Liên hiệp xe đò nhỏ" ... bến đậu lúc đó của loại Coaster này .... ngày nay là bến xe Văn Thánh.... Sự tiện lợi và nhanh chóng do việc đón khách không cần mua vé trước đã khiến cho các xe đò nhỏ ấy trở nên là đối thủ cạnh tranh khó chịu của các hãng truyền thống ... Bến xe ấy lại thuận tiện cho việc di chuyển nhanh giữa SG-VT vì nằm ở ngoại vi SG ... còn các hãng truyền thống thì ở mãi trung tâm TP, muốn ra đến xa lộ thì phải mất khoảng 1/2 giờ len lỏi trong nội ô ... nên công việc làm ăn của các hãng dùng xe Coaster ngày càng phát đạt ... Dẫn đến việc chia bến đậu ở bãi Vũng Tàu ... xe nhỏ một bên, còn xe lớn chiếm đa phần diện tích còn lại ... Việc chèo kéo khách cũng bắt đầu ló dạng .. Các hãng lớn đã cho hàng ngũ lơ xe ra đón chận khách ngay tại cửa vào bến Vũng Tàu ... và cũng đã có lần xảy ra chuyện "thượng ma-ni-quên hạ mỏ-lết" giửa các chú lơ với nhau ...

Tuyến SG-Thủ Dầu Một (QL 13) .... thì hầu như chỉ có một hãng xe đò duy nhất : Kim Long .. Với các điểm dừng ở Dầu Tiếng, Bến Cát, Đôn Luân (Đồng Xoài), Phước Bình, Lộc Ninh, v..v... Nói tóm lại thì toàn là vủng "xôi đậu" .. có khi vừa gửi "tờ báo" cho ông "Trưởng đồn Bảo an" ở Lai Khê ... thì chạy khoảng 10 phút sau đã ghé "đóng Thuế" cho "trạm Giải Phóng" ở Lai Uyên rồi .... Cái thế "hai hàng" này có lẽ đã là lợi thế cạnh tranh mà hãng này giữ lâu dài nhất ... và gần như độc chiếm .... trong hoạt động vận tải hành khách trên con lộ Tử thần ấy của các hãng xe đò đối thủ ... Rất hiếm khi dân SG nghe nói "xe đò của hãng Kim Long bị mìn trên QL 13" so với các tin tương tự trên các tuyến đường khác ...

Miền Trung thì gần như chỉ có hãng Phi Long chọn hướng vận tải xa nhất : SG-Huế-Quảng Trị ... Hành khách trên tuyến này có khi ăn ngủ luôn trên xe trong suốt hành trình ... Ngày xưa, chỉ cần thấy trên xe đò có một chiếc gà-mên lớn, bằng inox ... cao bằng đứa bé 12 tuổi ... trên mui có một cái bồn nước ... loại dùng trong quân đội .. Người ta biết ngay đó là xe đò miền Trung ... Thỉnh thoảng cũng có tin "xe đò bị mìn" trên tuyến này ... Nhưng là những hiệu khác .. không phải Phi Long ...

Việt Nam là một "kho tàng chuyện lạ" ....


Đi trên đường thiên lý về miền Tây bằng những chuyến xe đò ... Hành khách sẽ gặp rất nhiều kỷ niệm ... Từ mùi dầu cặn ... mùi mồ hôi .... mùi thức ăn trên những tuyến đường xa .... tất cả hòa vào với mùi "hương đồng cỏ nội" chạy vèo qua cửa sổ .... theo những cơn gió ù ù tạt vào lòng xe ... gây nên một mối cảm hoài khó tả ...

Xe ngày xưa không có máy lạnh ... nên khi hành khách đã lên đầy .... xe nổ máy chờ .... nhưng giờ xuất bến vẫn chưa tới .... Người ngồi trên xe "nổi nóng" .... cái nóng trong lòng (nóng ruột) liên đới với cái nóng của không gian chật hẹp bí hơi .... mồ hôi hành khách đổ ra ... bốc lên ... hòa với nhau thành một mùi khó tả ... nhất là khi chúng gặp làn hơi khói bụi hè đường dọc bến xe hắt vào ..... Cái mùi ấy chắc chắn sẽ còn là một vết hằn trong vỏ ký ức của bộ não nay đã già nua của họ ....

Những ai sinh sống ở Saigon ... nhưng có quê nhà ở miền Tây hẳn sẽ không quên "bến xe An Đông" ... Nhất là con đường Pétrus Ký (nay là Lê Hồng Phong) ... Chạy dài từ ngã tư Nguyễn Trãi lên đến Trần Quốc Toản .... Mỗi chiều thứ bảy hàng tuần ... tan sở lúc 11:00 ... nếu ở Mỹ Tho, họ sẽ ra con đường ấy ... Taxi ghé vào một bến đậu của hãng xe nào đấy do họ chỉ định .... Khách bước xuống ... hành lý trên tay ... nhìn quanh quất .... tìm xem có chiếc xe nào trên hông hay trên kiếng cửa sổ có chữ "Xe thơ" ... chữ "Chạy suốt" ... được viết "rất thư pháp" bằng vôi trắng .... Thấy rồi, họ còn hỏi kỹ người phụ nữ .... hoặc nam giới trung niên .... ngồi sau quầy bán vé (có dù che mang tên hãng xe và những địa danh mà xe sẽ chạy qua) .... đặt ngay ngắn trên lề đường ... Để chắc chắn rằng đó là "thật chứ không giả" ... để quyết định móc túi lấy tiền mua vé rồi lên xe ... theo số ghế mà ngồi xuống đợi giờ xe khởi hành ... Trong khi chờ đợi ... họ nghĩ ngợi miên man về những giờ nghĩ ngơi ở quê nhà .... Chương trình giải trí ngày chúa nhật ... Sẽ gặp ai, sẽ tránh ai, sẽ thăm ai .... Nói tóm lại là làm sao cho những ngày nghĩ ở quê sẽ thật có ý nghĩa ... Để đến chiều chúa nhật ... họ sẽ lại ra bến xe địa phương ... lại mua vé, lại chờ, và lại trở lên SG ... trở lại với công việc áo cơm độ nhật (và có khi nuôi cả gia đình ờ quê) của thời "củi quế gạo châu" trong bối cảnh chiến tranh ...

Trên tuyến xe đò về Lục tỉnh xưa có hai điềm đáng nhớ ... Đó là hai cây cầu ... Bến Lức và Tân An ....

Bài học địa lý lớp Tư (lớp 2 nay) ngày xưa nay vẫn còn in trong trí tưởng của tác giả bài này .... Bài học đó nói về việc xe qua cầu Bến Lức của cậu Tân, cô Lê, và ba của hai người .. ông Lộc .... Tác giả của cuốn sách giáo khoa ngày ấy đã dùng phương pháp kể chuyện để khai mở hiểu biết cho học trò về ích lợi của cây cầu ... về cấu trúc của cầu .... về con sông mà cầu bắc qua ... Chỉ một vài giòng ngắn ngủi thôi ... nhưng những học trò xưa đều vẫn còn nhớ đến nay những giá trị kiến thức mà bài học ngắn ấy mang lại ...

Do cầu Bến Lức hồi xưa là cầu dùng cho xe lửa ... xe hơi lúc đó chưa có nhiều, trọng tải lại không lớn ... Nên mặt cầu được lót bằng những thanh tà-vẹt gỗ ... Tuy vậy, xe đò cỡ 40-50 chỗ vẫn chạy qua an toàn ... Chỉ có một vấn đề ... Khi bên tả ngạn cầu cho xe qua ... thì phía bờ bên kia phải chờ ... Thời gian chờ có khi kéo dài đến hàng 30-40 phút ... Xe tắt máy, tài xế xuống đi kiếm cà phê quán cóc để giết thời gian ... Hành khách còn lại trên xe sẽ được một đội ngũ những người bán hàng rong hùng hậu ... tiếp thị ...

Những tiếng rao .... mời mua những

"Khóm Bến Lức đây ...... quý ông quý bà ơi ... khóm ngọt và thơm đây ... " ...

"Ai ăn Cóc không, Cóc Cam thảo đây... " ...

"Mía ghim - mía ghim - mía ghim - mía ghim ... ngọt đâââyyyyy ... Ăn vào ngọt như đường cát mát như đường phèn đââyyyyyy..." ...

"Bánh ít bánh ú đây Dì Hai ơi ... Ăn ngon lắm Dì ... Một đồng một cặp đââââyyyyy ..... " ... Có khi người bán còn hứng chí và thêm một cách rao hàng rất duyên dáng ...

"Cô nào chồng bỏ chồng chê,
Ăn đồng bánh Ít ... chồng mê tới già .... đâââyyyy..."

Nói thật, nhìn những miếng khóm vàng ươm, cắt tỉa gai mắt rất mỹ thuật ... Cùi cuống khóm được gọt tỉa và chẻ thành cây chổi .... quệt muối ớt đỏ thắm lên những miếng khóm ấy ... Cắn một miếng coi ... vị ngọt của khóm ... vĩ cay cay của ớt ... vị mằn mặn dịu dàng của muối hột đâm nhuyễn ... thấm vào tận cổ họng ... Cái ngon của món ăn còn hòa với những làn gió dịu dàng từ mặt sông Vàm Cỏ Đông thổi lên ... như muốn xua đi sự bồn chồn trong lòng người lữ khách ... Tất cả đã là "những kỷ niệm không thể nào quên" của những hành khách xe đò trên dặm "trùng quan mây trắng" thuở nào ...

Cũng trong những lần xe dừng chờ qua cầu ngày ấy ... Đã có những câu chuyện .... tuy buồn ... song lại vô cùng thi vị .... Một lần, vào dịp cận Tết năm 1967 ... có dịp về thăm quê ... Xe đã phải chờ qua cầu Bến Lức khá lâu .... Trong số những người mời chào buôn bán dọc theo hàng xe đò chớ lệnh di chuyển ... tác giả bài này gặp cha con một người hát rong ... Ông cha cầm một cây đàn Mandoline cũ kỹ .... người con là một cô gái tuổi chừng 12-13 ... (có khi cả hai được những người lơ xe tốt bụng cho lên đứng ngay bậc cửa lên xuống của hành khách) ... Tiếng đàn của người cha ngân lên ... Cô gái cất tiếng hát rất trong trẻo của mình hòa theo ...

"Hoa lá nở thắm đẹp lản môi hồng ...
Xuân đến rồi đây nào ai biết không ...
Muôn nẻo hoài mong hoa đào vườn thắm ...
Hoa tươi trong nắng mới khi mùa Xuân sang ...

----

Tôi chúc rồi đây người về phương nào ...
Khi nắng vàng phai nhuộm làn tóc ai ...
Mơ ước ngày sau như là ngày trước ...
Tay trong tay nhớ lúc trao thiệp đầu Xuân ..."

Bài hát "Cánh thiệp đầu Xuân" nghe một người hát rong cất lên ... Từ ngày ấy ... đã không còn nghe ai hát hay hơn nữa .... Bây giờ, những bóng dáng cũ có lẽ đã nhiều thay đổi ... cũng như giòng đời vẫn mãi trôi với nhiều đãi bôi theo thế sự thăng trầm ... Chỉ hy vọng những người phải mang tiếng hát lời ca để kiếm miếng ăn ngày xưa đã không còn phải lăn theo "dọc đường gió bụi" nữa ...

Hình ảnh người hát rong bên cầu Bến Lức về sau đã được Thi sĩ - Nhạc sĩ Kiên Giang-Hà Huy Hà viết thành một bản vọng cổ mang nhan đề "Sầu vương ý nhạc" (lúc đầu có tựa là "Qua cầu Bến Lức") ... với câu kết mang một tinh thần chia sẻ đầy tình người ... Ông đã không xem họ là những người đơn giản chỉ kiếm miếng ăn ... mà còn là

"... Họ nhạc sĩ, ta cũng là nhạc sĩ ...
Đời của ai rày đây mai đó ... Thì đời của ta cũng sương gió lâu rồi ...."

Hình như chỉ những người "trong cuộc" mới biết thông cảm cho nhau ????

Chiến cuộc ngày càng lan rộng ... khốc liệt ... Có khi, trên hành trình .. hành khách nhận ra những xác người nằm vương vãi cách rệ QL 4 không xa ... "Đó là VC ... chết hồi tấn công cái bót gần cầu hồi khuya hôm qua ... Toàn thanh niên, người Việt với nhau ...", người lơ xe tỏ vẻ am hiểu ... chép miệng nói với ông khách đang nhìn những cái xác ấy với ánh mắt trầm ngâm, băn khoăn .... Hệ thống đường sá tuy có lúc được nâng cấp rất tốt ... nhưng rồi ngày càng hư hỏng do việc "triệt phá giao thông" ...

Nhưng những chuyến xe đò xưa vẫn cứ làm công việc của mình ... Rồi những cây cầu Tân An, Bến Lức được làm lại tốt hơn, thuận tiện giao thông cả hai chiều ... xe không còn phải đợi lượt qua cầu ... Từ đó, những người bán rong theo hai hàng xe đò nằm đợi tài đã lần lần thưa thớt rồi ... mất hẳn ... Ngày nay, mấy ai còn nhớ đến những hình ảnh cũ ... ???

Sau chiến tranh, cuộc sống có phần khó khăn, suy sụp ... Những lần di chuyển về quê của người phố thị cũng không thường xuyên như trước ... Bởi ai cũng sợ những địa danh "vang lừng" như "trạm Tân Hương" (Tiền Giang), "trạm Suối Sâu" (Trảng Bàng), "trạm Tân Phong (Long Khánh) ... Chỉ 25kg gạo mang về SG làm dự trữ lương thực cho con cháu thôi ... Nhưng khi đến các "đại danh trạm" ấy mà không có giấy xác nhận của Chủ tịch ... Xã ... thì đừng hòng "thoát khỏi tay chúng Ông" ... Có khi khổ chủ phải "nén căm hờn mà bỏ ... cuộc" ...

Nhưng rồi người Việt vẫn sống ... Nay thì đã khá hơn ... Nhưng người ta đã dần không còn sử dụng xe đò nhiều như ngày trước .. . Dù xe hiện đại có nhiều tiện nghi hơn, chạy êm hơn, nhanh hơn ... Nhưng cung cách phục vụ thì cũng có nhiều "cái mới" hơn ... Tiếng "dạ thưa" của những người lơ xe xưa với hành khách .... đã thay bằng sự quát nạt ... thậm chí đe dọa .... mỗi khi khách phản kháng sự vị phạm an tòan khi xe chở qua tải trọng ... Nặng nề hơn .. những hành khách tuyến đường miền Trung thương khó đã từng phải qua "vấn nạn cơm tù" trên hành trình về lại quê hương của mình ...

Hình như cuộc sống hối hả đã khiến họ không còn biết đến "tình người" nữa ... Hay còn nguyên nhân nào khác ???? Điều đó chỉ có "người trong cuộc" mới biết mà thôi ....

(Hết)


Xin đa tạ bác Quangdung đã đưa các thế hệ hôm nay - và có lẽ cả mai sau - về lại miền Ký ức của một thời Chiến tranh - Hòa bình trên quê hương :o :o :o :o


... Xe Đò nào - thường là chuyến rời bến đầu tiên trong ngày - "Tài nhứt" như bác kể - trên kiếng trước cắm bảng Xe Thơ - chở Thơ từ, Bưu kiện theo yêu cầu Bưu Chính - ngoài việc kết nối những người thân từ khắp các phương trời qua những Lá thư - luôn được Ưu tiên trên đường dài, khi qua Bắc, ưu tiên vượt thoát khỏi các đoạn tắt đường, kẹt xe hằng giờ liền - vì giao tranh gần đó... khác nào xe đặc cách của Chính phủ Sài-gòn trên đường thực hiện nhiệm vụ với Sự Vụ lệnh trong thời chiến ...
... trong những Lá Thư, Bưu kiện... xe nhận từ Bưu điện Trung tâm Sài-gòn - có cả các tài liệu - Bưu phẩm - hàng hóa "đặc biệt" của những người Cộng sản gửi cho nhau ?....
... à ... sao lại không ?... Lại là một trong nhiều "chuyện bình thường" thời VN War ....

.... chuyến xe từ Tây đô Cần thơ lên Sài-gòn.... bình thường... êm ả...gần đến Cai Lậy... bỗng, một chị phụ nữ hành khách - gọi giật giọng :
- ê ! Thằng Tư ! Chạy gì dữ dzậy ?! Ghé vào cho Má Năm xuống cái coi, mậy ?...
"Thằng Tư " lập tức thắng xe - tất nhiên chạy lố - lại vào số de - lùi nguyên cái xe bự choàm quoàm gần cả trăm mét... ngừng ven đường.... khách trên xe tỉnh ngủ, ngơ ngác... ủa ? đồng không mông quạnh, vắng ngắt, bà cụ xuống làm chi ?
.... ngừng xe xong - "thằng Tư" bỏ ghế lái - vâng, chính là... bác tài - nhảy cửa sổ tài xế xuống đường - chạy vòng sang bậc lên xuống - lúc này "thằng Tư" đã bỏ hẳn vẻ ngang tàng băm trợn thường lệ của tài xế Xe Đò đường dài - cung kính, chu đáo đỡ bà cụ từ bậc lên xuống - bậc cuối cách mặt đất cả nửa mét - nhẹ nhàng đưa bà cụ xuống đường bình yên... chưa hết.... "thằng Tư" chẳng ngại mất thời gian.... từng bước... từng bước... dìu bà cụ sang bên kia đường.... đưa bà cụ đến tận lối nhỏ vào nhà... rồi mới quày quả trớ lại....đu tọt cửa sổ , thoát cái, đã trở lại là một bác tài thực thụ ....
... hành khách trên xe, ai cũng trầm trồ, tấm tắc khen bác tài chu đáo, tận tình... khác nào con em trong nhà... vẫn chị phụ nữ hồi nãy :
- bà con cô bác coi có mối nào được, gả cho "nó" (thằng Tư) đi ?! Thằng này coi bộ được à nghen !....
Cả xe tỉnh táo hẳn, nói cười rôm rả. ..
Xe tiếp tục bon bon về Sài-gòn ..

1963 Mercedes-Benz L319
Hình ảnh

... em này qua VN lúc đó đa phần màu đen làm xe ... đưa tiễn xuống ... Suối Vàng :tongue3:
Cũng thấy có ở Sở Chữa lửa Trung tâm, Trần Hưng Đạo Sài-gòn như cái này
Hình ảnh

Hanomag Henschel, cái này Chữa lửa Sài-gòn cũng có, kiểu Van, cũng màu đỏ
Hình ảnh

quangdung1955 đã viết:Trước khi có dạng thùng xe vuông như Bus ngày nay (hồi đó gọi là xe đầu "bằng") tất cả đều có dạng thông thường .. Máy ở phía trước (gọi là xe đầu "nhọn")

... đâu bác coi có phải mấy chiếc này hông ?
1961 International Harvester IH
Hình ảnh

1962 -1967 - 1974 IH
Hình ảnh

1972 Ford
Hình ảnh

Loạt hình trên cho thấy : suốt 12 năm (1962 - 74), kiểu xe IH vẫn không thay đổi nhiều :lol:
Loạt hình trên chỉ là minh họa.
Các Nghiệp chủ VN cũng xài, nhưng ít, chủ yếu của các Nhà máy dệt - nói chung để đưa đón công nhân những nơi có cả ngàn người....
Vì như đã nói, các Nghiệp chủ Xe Đò miền Nam thời đó chỉ chuộng kiểu tự chọn linh kiện phù tùng, tự chọn ga-ra "lên" thành Xe Đò hoàn chỉnh theo ý muốn, tha hồ ... độ :=))
Ví dụ :
- gắn thêm Supercharger : ra đường trường, đua 120km/h, Xe Đò rú đinh tai nhức óc y hệt... Boeing 707 cất cánh :) :)
- hộp số zin 5 số, nhiều chủ xe độ thành... 6 số :=))
V.v...


Thực tế, khi lăn bánh ở miền Nam thời đó, các Buses này đa phần của các CQ Dân sự + Quân đội Mỹ, đều sơn màu đặc trưng của các CQ, đơn vị Quân đội đó.
Ví dụ :
- Xanh xám (như màu Xi-măng sống) = US Air Force (USAF)
- Nâu : US Army
Các CQ Dân sự Mỹ khác cũng xài, như :
- Hàng không Air America (của CIA)
- USOM
- USAID
- U... tùm lum tà la (nhớ hổng nổi) :lol: :lol: :lol:


@ Bác Quangdung :
- thời đó, nhiều người Mỹ + VN, phục vụ gián tiếp trong CQ Mỹ : dù vẫn biên chế chính thức, có lon lá, cũng sinh hoạt theo Kỷ luật, Nội quy CQ - Đon vị đó, nhưng lại không hề biết, không lan can gì tới việc chính.
Ví dụ :
- như Nhân viên các Bi-ếch Mỹ (PX) : mỗi đon vị Mỹ đều có 1 PX riêng.
- nghe nói tay Saxophone cự phách của miền Nam lúc đó - Trần Vĩnh - đã thành danh với Hạ Trắng (TCS) trong màu áo Không quân Mỹ (thành viên của Dàn kèn Quân nhạc Fanfare USAF ở Tân Sơn Nhất)
Chẳng biết đúng hay khôn


@Fernando huynh đài

Loạt hình Chevrolet và IH chỉ có hai mẫu là nằm trong loạt xe đò tại hạ nói ... Chúng chỉ xuất hiện thời kỳ 1969 - 1970 ... Không rõ hư thực ra sao .. Nhưng hình như là các nghiệp chủ xe đò có được là do mua lại của ... Quân Tiếp Vụ QLVNCH ....

Hồi trước, giới nghệ sĩ SG phải sinh hoạt trong các Tiểu đoàn Chiến Tranh Chính Trị của Cục Chính Huấn... Họ mặc áo lính, nhưng không hề ăn cơm lính ngày nào ... Lâu lâu, họ phải tham gia các chuyến "đi tiền đồn" ủy lạo tinh thần binh sĩ (chương trình văn nghệ "Hoa Tình Thương") ... Chẳng hạn như Hùng Cường là Binh nhì BĐQ, Nhật Trường là Trung sĩ nhứt CTCT, Hoàng Long (chồng nữ danh hề Kim Ngọc nay) là Hạ sĩ Tiếp vận, v..v... Như vậy thì cánh dân sự phục vụ trong các nơi huynh đài nêu thì cũng ... vậy ... Bởi ra vào cơ quan quân sự đâu phải chuyện .. dễ ...

Về Trần Vĩnh thì tại hạ không dám chắc ... Chỉ biết là ông này học kèn ở ... ngoại quốc (hình như Thụy Sĩ hay Pháp gì đó) ... Buổi trình diễn đầu tiên là bài "Bao giờ biết tương tư" của PD .... trong chương trình "tạp diễn Tùng Giang" trên TV Saigon ... Nhưng biết đâu ???? Bởi dàn kèn USAF đâu thể chọn dân "tà tà" được ...

SG ngày trước còn có một "danh kèn" khác là ông Huỳnh Hoa .. Nhưng đâu dính được vào các đơn vị quân nhạc .. Có lẽ do .. quá tuổi quân dịch .

Hồi xưa, Dì Dượng tui mở Cty Bảo hiểm (tư nhân), mấy anh xe Đức này cũng mua Bảo hiểm tùm lum, dù ... bò nhiều hơn chạy (chạy gió bạt, tắt hết đèn cầy sao !?) :=))

Dân giang hồ - như Đại Cathay, Hoàng Guitare... hay hăm đối phương :
- mày muốn đi xe đạp hay đi xe... Đức ?! :) :)

nta522 đã viết:Bộ hồi xưa máy chiếc Mercedes Benz này rẻ lắm mà dân miền nam mua về dùng chở toàn hàng khách one way không vậy?

...dzụ 1 way : người bán : không biết
Người mua : cũng không.
Chỉ người xài là... biết.
Nhưng tại họ... 1 way, đâu kể lại được :=)) :=))

... thời đó mốt là quần ống loe...
Hình ảnh

@Fernando huynh đài

Nhìn hình này mà nhớ một thuở SG "nắng ... quái" ...

Kể cũng lạ .. Thời trang dạo đầu thập niên 1970 này quả là ... "không giống ai ... Nam thì tóc dài bù xù, quần patte (loe) áo "bó" (trước quần patte là quần cigà - ống suôn đuột từ lưng xuống lai) .... Thân thể càng gầy ốm bạc nhược càng ... à la mode ... Nữ thì quần Tây áo sơ mi ... đi nhong nhong ngoài đường với đồ .... bộ ... Trong hình này còn đỡ ... Chứ đã có thời còn quần Jean, áo sát ... nách ... cổ mở rộng nữa kìa ...." ...

Hồi đó, đã có người viết báo là "văn hóa miền Nam đang suy đồi ...." ... Tại hạ nhớ trường VBQG hồi đó có màn "hành xác nhập trường" ... Các sinh viên sĩ quan tân khoa ... sau màn chào cờ tại cổng Thái Phiên sẽ bỏ tung hết hành lý mang theo để bắt đầu chạy bộ từ đó sang trường ... ở bên kia hồ Xuân Hương (qua hai quả đồi) trong thời gian chưa được năm phút .... Phải "rút" hết cỡ nên các chàng Tú Tài II tân khoa ... ở ngoài đời thì theo mode tóc dài, người "còm", hút thuốc lá nhả khói phì phèo kiểu Che Guevara ... hoặc ở dơ như bọn Hippy Mẽo ... ăn bận lôi thôi .... đã không thể nào "toàn vẹn về số lượng" khi sang đến sân cờ của trường ... Tất cả đều ... "rớt lác đác" dọc đường ... Đám cán bộ khung (khóa đàn anh) chưởi nát nước .


Miền tây nam bộ
Hình ảnh
* Theo tác giả thì hình này scan lại năm 2000 chứ chụp thì lâu lắm rồi
Cần Thơ
Hình ảnh
Hình ảnh
nta522
 



Phan Rang 74
Hồi em đi bán xăng dạo
Chờ lúc chủ không có đó leo lên chụp hình
Hình ảnh
Hình ảnh
nta522
 



Em hoàn toàn đống ý với cách giải thích của bác Quang Dũng về nguồn gốc" nhạc sến" vì em cũng nghe the same từ ba em... Tiếc thay, thế hệ sau này ko hiểu nguồn gốc " sến" nhưng cứ mở miệng thì dè bỉu chê nhạc này nghe sến quá..Rồi bàn loạn om sòm về " thế nào là nhạc sến"..
@Bác Quang Dung: hình chân dung mà bác nói là Trung tá Bảo, em củng nghĩ chính là Trung Tá Phạm Đình Bảo (điểm dể nhận ra ông nhờ vào đôi môi dầy)tử trận tại đồi Charlie trong Mùa Hè Đỏ Lửa..Lúc đó ông ở trong hầm trúng pháo chết, sau đó Skyraider nhào xuống yểm trợ để lấy xác ông nhưng củng bị hạ luôn, sau đó có lệnh hủy đồi Charlie(cải Cách).. thế là thân xác ông hòa vào lòng đất cùng với phía bên kia. Vì thế Nhật Trường mới sáng tac bài Người ở lại Charlie.. có đoạn ".... bức chân dung trong công viên buồn". Chắc đây là bức chân dung mà Trần Thiện Thanh muốn nói đến..Trong trận này,người phó của ông là Thiếu Tá Mễ bị hư hết 1 mắt... Bây h ngọn đồi này vẫn còn mang ten Charlie.

Em góp tí, có bác nào biết tấm ảnh này ko? hình như của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh.. Công nhân 67 bền và mạnh , lì thiệt
Hình ảnh
LuuHong


nta522 đã viết:Hình ảnh

Hình trên cho thấy 2 chiếc Taunus Transit xanh xám, có lẽ kiếng trước... tèo -> chế lại 2 kiếng rời...

Ford Taunus Transit, còn gọi là Ford K, 4 xy-lanh xăng, dàn nhún 4 nhíp, 4 thắng tam-bua, thắng tay ăn vào 2 bánh trước
Hình ảnh

Hình ảnh

@ Bác Quangdung :
- ... coi bộ muốn trở thành Nhà Văn cũng đâu có khó hén bác :=))


... thời đó, các Nghệ sĩ thường mặc Áo dài VN khi trình diễn ....

Ngày xưa Hoàng Thị
Hình ảnh

Mùa Thu Chết
Hình ảnh

Hạ Trắng
Hình ảnh


quangdung1955 đã viết:@Luuhong

Tại hạ không dám chắc tấm chân dung đó là của TrT. Bảo ... Vì ảnh ông chỉ thành "chân dung trên công viên buồn" vào năm 1972 ... Còn hình của Nta522 huynh đài lại chú thích là 1968 ... Trung Tá Bảo tên thật là "Nguyễn Đình Bảo" chứ không phải người mang họ "Phạm" .... Chi tiết về chiếc Skyraider thì cũng ... không rõ nốt ... Vì loại này là oanh tạc cơ ... chỉ có nhiệm vụ bắn phá hủy diệt chứ không yểm trợ để "lấy xác" ai được ... Nhất là khi Charlie "hấp hối" ... Trung tá Bảo "đi" trước khi tan trận ... và tiểu đoàn 11 Dù "tan hàng" sau đó một ngày .... không có một slick "Chopper" nào xuống để làm nhiệm vụ "bốc quân" cả .... Tiểu đoàn này đã thành một "tốt thí" trong chiến lược hành quân Tây Nguyên của BTM thời đó ....


Sorry em nhầm, ông ta họ Nguyễn. hai chiếc skyraider khi ấy làm nhiệm vụ yễm trợ để thu hồi xác ông nhưng không thành.. Ngoài ra còn mấy cây 105ly thả xuống củng tiêu luôn. Nhìn những hình ảnh xưa của SG, miền Nam, chắc chắn không ít người trong chúng ta sẽ bồi hồi, luyến tiếc về 1 thời huy hoàng đã qua. Tuy nhiên những hoài niệm ấy cũng phần nào được an ũi rằng chính sự phồn vinh của Sài Gòn nói riêng, của miền nam nói chung , là động lực, là đầu tàu cho sự phát triển của VN sau này, tuy rằng VN vẫn là nước tụt hậu trong khu vực. Cái hồn , văn hóa của SG vẫn tồn tại với sức ảnh hưởng khá lớn đối với phần còn lại của đất nước

Bán xăng đạo mới được chiếc tàu đồ chời này nè. Hồi đó chưa có đồ made in China. Đồ chời made in HK là number one
Hình ảnh

Năm 74 gia đình nhờ vụ người cày có ruộng nên mua được chút đât ở PR chưa được 1 năm thì đứt phim luôn

Hình ảnh

@quandung: hồi đó ai chụp hình em cũng o nhớ nữa bây giờ lâu lâu coi lai thấy cũng hay

... mới đị Chợ lụm được mớ hình...
Nữ sinh Gia long
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Cầu Sài-gòn
Hình ảnh

Ford 1966 - trước khi mần Xe Lô chạy than...
Hình ảnh

Boeing 727
Hình ảnh

Boeing 707
Hình ảnh

@ Nta :
- cái 707 này lúc GP nghe nói mắc kẹt lại Kai Tak Hongkong ? Rồi sau đó ?

Honda PC 50
Hình ảnh

Lễ Khánh thành tượng Đức Thánh Trần 1967 (?) - lúc đó được xem là Ông Tổ Binh chủng Hải quân VNCH
Hình ảnh

Bác nào rảnh thì coi cho đã :
http://www.flickr.com/photos/9854423@N08/


mới đị Chợ lụm được mớ hình...
Nữ sinh Gia long

Hình ảnh
tấm này đẹp nè bác ơi, nhìn chị này trong hình đẹp thiệt, dịu dàng, thướt tha hihih
Cầu Sài-gòn
Hình ảnh
ngày học cũng đi ngang cầu SG, nhìn thấy xưa thiệt đó
/quote]

mà sao càng ngày em càng mê cái top này nhen
ôi, SG xưa, ko văn minh ồn ã như bi giờ..... mà rất ư là "duyên" :love10: :love10: :love10:


@Fernando huynh đài

Tấm hình chụp các nữ sinh Gia Long e ấp trong tà áo dài trắng ... Không biết bây giờ người trong hình ai còn ... ai mất .... Có ai đã lên chức "Bà" ... và ai mãi mãi vẫn là người con gái cho đến ngày xuôi tay về với nơi vĩnh cửu của vô cùng ... Saigon xưa có 2 trường nữ trung học .. Gia Long và Trưng Vương ... Một là "Lycée Áo Tím" ... một là "Hà Nội di cư" ..... đây cũng là hai "khung trời cách biệt" của học đường ngày trước ... thâm nghiêm, kín cổng, cao tường .... phong cách trang đài và có chút gì đó ... kiêu sa ... Nếu Trưng Vương luôn được vinh quang làm nhân vật chính trong ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng ... thì Gia Long luôn có những nữ sinh đoạt giải văn học nghệ thuật của tổng thống vào mỗi dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ VN .... Không biết bây giờ những Vũ thị Các Vương, Lê thị Hoàng Lan .... những cây bút học trò kiệt xuất ở lứa tuổi 17-18 .... còn hay mất ...

Lâu rồi, không được lần giở những trang báo Xuân Gia Long mỗi độ Xuân về ... Không còn thấy những hình bóng cũ ...

"Chiều xưa tím ngát phố phường,
Sáng nay trắng rợp sân trường, vườn hoa ..."

.... tất cả chỉ còn là nỗi niềm ... của người ra đi ...

"... Mai đây anh về qua trường Gia Long ... Thấy nón vành nghiêng, nhớ dáng em hiền ..."

ó hình đèo Prenn hồi xưa hầu các bác, hình này bác Mạch Chua gữi cho em

Hình ảnh

@Nta522 huynh đài

Hồi đó, lễ Hai Bà Trưng là Public Holiday ... Dân chính được nghỉ làm việc để đi coi lễ ... Vị trí hành lễ thường là trước tượng Hai Bà ở Công Trường Mê Linh (Bến Bạch Đằng - chỗ ngày nay là tượng THĐ) ... Sau 1963, vị trí hành lễ dời về trước Trụ sở Quốc Hội trên đường Tự Do (nay là Nhà hát TP) ... Giai đoạn ấy, trong lễ chính có một cặp voi thật, do Quân Đoàn II đem từ Tây Nguyên về (do nài Thượng điều khiển) để cho hai nữ sinh Trưng Vương ngồi trên bành .... trang trí như ngai vàng ... tượng trưng cho hai vị nữ lưu anh kiệt của dân tộc Việt Nam đang chỉ huy chiến trận .... Đến sau 1970 thì ngày lễ này được kết hợp với ngày ra đời của Hội Phụ Nữ Việt Nam Phụng sự Xã Hội do phu nhân Tổng Thống Thiệu làm Chủ tịch và có dạo mang tên "Ngày Phụ Nữ Việt Nam" ... Vị trí hành lễ lại tổ chức ở Vườn Tao Đàn .. có tổ chức duyệt binh với các đơn vị thuộc trường Nữ quân nhân, nữ NDTV, nữ Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, v..v....

Sở dĩ nữ sinh Trưng Vương luôn được chọn làm hình tượng Hai Bà là do ngôi trường này mang tên của hai người ... Còn trường Gia Long thì không ... Bởi tên trường này mang tên khác ... Song khi dời về vườn Tao Đàn thì sự lựa chọn cũng khác, tùy theo những kết quả học hành trong năm ... và vai trò của họ trong hoạt động thanh niên, văn học nghệ thuật thanh nữ, v..v.... mà nữ sinh Gia Long cũng được chọn .. Nhưng voi lúc này là voi ... giả ... Chỉ là hình nộm đặt trên xe Dodge 4 (giống như mấy xe hoa kêu gọi chống HIV đời bây giờ) ... Hai nữ sinh leo lên xe đó đứng .... và chạy ngang qua lễ đài rồi ... thôi .

Củ chi 1966
Hình ảnh

Củ chi 1966
Hình ảnh

Củ chi 1966 : tiệm Giặt ủi
Hình ảnh

Củ chi 1966
Hình ảnh

Củ chi 1966
Hình ảnh

Tây Ninh 1967
Hình ảnh

Biên hòa 1967
Hình ảnh

Hình ảnh

Dịch vụ Giặt ủi cho trại lính 1968
Hình ảnh

Tây ninh 1968
Hình ảnh

Tây ninh 1968
Hình ảnh

Trường đua Phú thọ 1969
Hình ảnh

Cầu Phú cường 1969
Hình ảnh

QL 4 - cầu Tân An 1969
Hình ảnh

Cầu phao 1969
Hình ảnh

Biên hòa 1970 : 1 em F-100 Super Sabre
Hình ảnh

- lúc P 404 qua VN cũng chừng 1966...
Thời đó hình màu thì có 2 nguồn :
- do người nước ngoài chụp.
- hoặc do người VN chụp sau 1970 : lúc này phim ảnh màu mới phổ biến rộng rãi hơn... lại nhờ bác Quangdung xác nhận dùm :lol: :lol: :lol:

@Fernando huynh đài

Cho đến những năm đầu thập niên 1970 thì dân chúng vẫn chưa quen dùng phim màu lắm đâu ... Chi phí cho loại phim này lúc đó rất đắt ... Đa số dân chỉ tạm hài lòng với hình trắng đen tô .... màu ... Cũng giống như một số phim ciné lúc đó ...

Hình màu lúc đó thường do người ngoại quốc chụp ... đa số là phóng viên ... và thật tế họ không dùng phim négatif như ta thường thấy ... mà là loại phim dương bản (slide) ... (Kodachrome, Agfachrome, v..v...) ... Các loại phim này khi chụp xong thì phải gửi ngay về hãng để rửa rồi sau đó hãng sẽ gửi lại (có vô khung đàng hoàng) ... Phim màu negetif lúc đó chỉ có một điểm rửa nằm ở đường Châu Văn Tiếp (Q.5) .... Thời gian chờ có hình khá lâu ... Do đó, dân cứ xài phim Black&White ngon lành ... Nhất là khi hãng Fuji nhảy vào thị trường VN với phim B&W Neopan .... giá rẻ hơn Kodak cùng loại đến 1/3 .... Hình màu do người Việt chụp lúc đó rất hiếm ... Giới thợ ảnh thì chỉ sử dụng loại phim màu Polaroid "lấy liền" mà thôi ... chụp một tấm thì đã đủ vốn mua hộp phim (6 tấm/hộp) .... Thỉnh thoảng họ cũng dùng phim màu âm bản ... sản xuất tại các nước khối XHCN (cũng do Châu Văn Tiếp - XN Ảnh III - TTXVN) ... Hình rọi ra bảo đảm chất lượng .... "6 tháng" ...

Chỉ khi đến thập niên 1980 .... nhất là khi bắt đầu "đổi mới" .... thì ở VN mới phổ thông phim màu từ các nước tư bản gửi về .... Mãi đầu thập niên 1990 thì mới chính thức phổ thông phim màu cho đến nay ....

Em ké tí nữa, hình này bác Mach Chua gửi em. Đà Lạt ngày xưa đây

Hình ảnh

Hình ảnh

Em ké tí nữa, tám này của lão phi công, chụp over Xuân Lộc

Hình ảnh

Gửi các bác một link (hình ảnh về Vietnam war) của Nhiếp Ảnh Gia Anh Quốc lừng danh: Philip Jones Griffiths

http://www.musarium.com/stories/vietnam ... ails.lasso

Ức quá, thấy các bác post hình SG xưa mà em hổng có tấm nào hầu các bác, trưa nay mới lục ra được mớ chụp lại up lên đây
Tiếp Viên Air VN hồi xưa nhìn củng đẹp đấy chứ. Bác QuangDung, Fer còn nhớ chuyện vui về logo con rồng của mấy cô tiếp viên không:

Hình ảnh

Cảng SG:
Hình ảnh

Hình ảnh



Nguồn:







3 comments:

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...