SGTT.VN - Những loại cá “đồ bỏ” – bị loại bởi không đủ kích cỡ, trọng lượng – của các công ty chế biến hải sản lại trở thành miếng cơm manh áo cho nhiều ngư dân nghèo xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hoà, khi các cơ sở thủ công cần nhân công chế biến nguồn cá tận dụng này thành cá khô hay thức ăn gia súc… Thu nhập 70.000 – 150.000 đồng/ngày công, nhiều người dân vẫn “sống khoẻ”, dù không ra khơi khi mà nhiều tàu không đủ vốn mua nhiên liệu nằm bờ.
Trung Dũng (thực hiện)
Các cơ sở thủ công này tận dụng đủ thứ: nguồn cá, nhân công tại chỗ, nắng trời để phơi cá… Cứ 4 ký cá tươi sẽ làm được 1 ký cá khô, mỗi ngày có hơn một tấn cá được tận dụng. |
| Cá nhỏ sẽ được xay ra làm thức ăn cho tôm, còn xương và đầu cá được gom lại, bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc… |
|
Nhân công chủ yếu là những ngư dân nghèo địa phương, có những người không nhà, phải ở nhà trọ. Mỗi ngày họ bắt đầu công việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Sống trong mùi tanh nồng của cá, tuy cực nhưng đỡ hơn đi biển. |
|
Philê cá hố được ướp gia vị khoảng hai giờ mới đem hong nắng khoảng hai ngày, sau đó được đóng thùng và xuất đi Trung Quốc hoặc các địa phương trong nước. |
|
Những đứa trẻ này vì nghèo nên phải sống theo quy trình ngược, thay vì ngày nay học tập ngày mai giúp đời, chúng phải ngày nay giúp đời, còn ngày mai học tập thì cứ hy vọng. Sợ con ăn chơi lêu lổng, cha mẹ chúng xin cho con vào làm các công việc lặt vặt như bưng bê, lau chùi dụng cụ với thu nhập 70.000 đồng/ngày công. |
|
Bữa cơm công nhân chỉ có hai món: cá biển và canh cải, các phần cơm được chia thành từng tô nhưng họ vẫn vui bởi thu nhập từ công việc mang lại. |
|
Vẫn còn hơn không có gì để ăn. Nhìn vẫn thấy buồn vì sau gần 40 năm , đời sống người dân lao động vẫn chẳng có gì khác và tốt hơn!
ReplyDelete