|
Thời buổi vật giá tăng cao, cái gì cũng đắt đỏ, người thuê ít, người làm thì nhiều, giá thuê nhân công không thay đổi nhưng cũng chẳng có mấy việc để làm.
Ngáp vặt… ngồi chờ việc
Chưa dừng hẳn xe, tôi đã bị khoảng trên dưới chục người cả nam và nữ xúm quanh, người chắn phía trước giữ tay lái, kẻ đứng cạnh giữ vai, một phụ nữ tuổi ngoại tứ tuần nhanh chân leo lên ngồi phía sau xe tôi, rồi mọi người nhao nhao hỏi cần làm việc gì.
Chưa dừng hẳn xe, tôi đã bị khoảng trên dưới chục người cả nam và nữ xúm quanh, người chắn phía trước giữ tay lái, kẻ đứng cạnh giữ vai, một phụ nữ tuổi ngoại tứ tuần nhanh chân leo lên ngồi phía sau xe tôi, rồi mọi người nhao nhao hỏi cần làm việc gì.
Cửu vạn trên đường Bưởi ngáp vặt ngồi đợi việc. Ảnh: Nguyễn Thắng
Tôi nói gia đình cần khoảng ba người đến gánh cho ba xe cát đổ nền nhà, hết bao nhiêu? Một người đàn ông khoảng trên 45 tuổi phát một câu xanh rờn: "Anh cho chúng em xin 600.000 đồng, mà gánh từ xe vào chỗ đổ không quá 10m, nếu quá phải cho chúng em xin thêm mỗi xe 30.000 đồng".
Tôi trợn tròn mắt, há hốc miệng: "Ông đùa tôi đấy à, có mỗi ba xe, mỗi xe khoảng hai khối rưỡi mà "chém" những 600.000 đồng, chưa kể nếu chỗ đổ xa hơn 10m. Các ông cứ làm như tôi vừa đi cướp được tiền của thiên hạ. Thôi dẹp cho tôi đi tìm người khác".
Một phụ nữ trùm khăn che kín khuôn mặt, chỉ để hở mỗi hai con mắt nói: "Thôi anh ạ, để chúng em làm, từ sáng đến giờ chỉ ngồi ngáp vặt, chưa có công việc nào cả. Anh cứ đưa bọn em về, chúng em xem rồi lấy giá phải chăng nhé!". Sau câu nói đó, ba người phụ nữ không cần biết có được đồng ý thuê hay không đã ngồi sau xe ôm chặt lấy tôi, trên vai họ đầy đủ quang gánh. Cuối cùng, tiền công vận chuyển được chốt lại là 450.000 đồng.
Tôi trợn tròn mắt, há hốc miệng: "Ông đùa tôi đấy à, có mỗi ba xe, mỗi xe khoảng hai khối rưỡi mà "chém" những 600.000 đồng, chưa kể nếu chỗ đổ xa hơn 10m. Các ông cứ làm như tôi vừa đi cướp được tiền của thiên hạ. Thôi dẹp cho tôi đi tìm người khác".
Một phụ nữ trùm khăn che kín khuôn mặt, chỉ để hở mỗi hai con mắt nói: "Thôi anh ạ, để chúng em làm, từ sáng đến giờ chỉ ngồi ngáp vặt, chưa có công việc nào cả. Anh cứ đưa bọn em về, chúng em xem rồi lấy giá phải chăng nhé!". Sau câu nói đó, ba người phụ nữ không cần biết có được đồng ý thuê hay không đã ngồi sau xe ôm chặt lấy tôi, trên vai họ đầy đủ quang gánh. Cuối cùng, tiền công vận chuyển được chốt lại là 450.000 đồng.
Trong lúc ngồi nghỉ giải lao, tôi mới có dịp trò chuyện với ba chị. Tất cả họ đều cùng quê Nam Định. Xoan – tên người phụ nữ trùm khăn che kín mặt, quê ở Hải Hậu, năm nay 35 tuổi, có gương mặt trái xoan, nước da trắng nói: "Hai vợ chồng nhà chúng em đều lên Hà Nội làm cửu vạn khoảng hơn hai năm nay, chủ yếu là những lúc mùa màng đã xong, hoặc lúc nông nhàn rỗi rãi. Ở nhà quê chẳng biết làm cái gì ra tiền cả, lên đây làm thuê cho người thành phố ngại khó, ngại làm kiếm một vài đồng cho các cháu ở nhà ăn học, còn đâu dành dụm được tý nào hay tý ấy phòng lúc khó khăn. Từ đầu năm đến giờ, công việc chẳng có nhiều lại cộng thêm bão giá, cái gì cũng tăng vùn vụt như ngựa phi nên kiếm việc khó khăn quá, chẳng mấy ai thuê".
"Sáng nào chúng em cũng ra ngồi chờ việc, nhưng chỉ toàn ngồi ngáp vặt và nhổ tóc sâu cho nhau, đến trưa lại lếch thếch kéo nhau về nhà trọ. Mà đến nay chủ nhà trọ lại yêu cầu tăng giá, trước kia chỉ có 10.000 đồng một đêm, giờ tăng lên 20.000 đồng. Vậy là một tháng chúng em mất đứt 600.000 đồng, chưa kể ăn uống", Xoan nói tiếp.
Tôi hỏi làm việc vất vả như thế thì ăn uống ra sao? Xoan cười: "Ôi dào ơi, ăn uống thì đơn giản lắm. Sáng mỗi người một bát cơm nguội, hôm nào sang thì một chiếc bánh mì nhai trệu trạo rồi đi làm. Trưa về thì chủ yếu là cơm ăn cho chắc dạ, một đĩa rau to như tổ bố thằng ăn mày để giữa. Mà rau bây giờ cũng đắt ghê gớm, những 5000 đồng mớ, hôm nào xông xênh có thêm một tí thịt mỡ sốt với cà chua õng nước để ăn là quý lắm rồi".
Mơ đừng… tăng giá
Đi cùng Xoan là hai cô gái có tên Đào và Ngát, những cái tên thuần Việt nhất mà tôi từng được nghe, khác xa với những danh xưng mỹ miều của con gái đất Hà thành. “Chúng em vất vả lắm anh ạ, làm quần quật như vậy cuối tháng giỏi lắm được khoảng hơn hai triệu. Đi làm như chúng em cứ như đi câu, hôm làm không hết việc nhưng có hôm chẳng có việc nào, nói chung những ngày không có việc vẫn nhiều hơn ngày có”, Ngát tâm sự.
Đi cùng Xoan là hai cô gái có tên Đào và Ngát, những cái tên thuần Việt nhất mà tôi từng được nghe, khác xa với những danh xưng mỹ miều của con gái đất Hà thành. “Chúng em vất vả lắm anh ạ, làm quần quật như vậy cuối tháng giỏi lắm được khoảng hơn hai triệu. Đi làm như chúng em cứ như đi câu, hôm làm không hết việc nhưng có hôm chẳng có việc nào, nói chung những ngày không có việc vẫn nhiều hơn ngày có”, Ngát tâm sự.
Nghĩ làm sao có hộp sữa cho con. Ảnh: Nguyễn Thắng
Tôi nhẩm tính, một tháng làm được hai triệu, tiền nhà ở hết 600.000 đồng, ăn một ngày theo như Ngát nói khoảng 20.000 đồng, mua nhu yếu phẩm hết cỡ 100.000 đồng nữa thì đã hết tong 1,3 triệu rồi, còn lại 700.000 đồng để dành. Số tiền còn lại của một tháng lao động vất vả này chỉ bằng một phần ba mươi giá một đôi giày Ý niêm yết tại tầng trệt Khách sạn Sofitel Metropole trên đường Lý Thái Tổ, Hà Nội (gần 22 triệu đồng). Ấy vậy mà vẫn có những phụ nữ quý phái rút tiền mua không một chút ngại ngùng. Mà đâu phải người nước ngoài mua những thứ hàng xa xỉ đó, theo lời cô nhân viên bán hàng, đến đây mua chủ yếu là "người mình", nhiều bà vào đây mua túi xách, giày dép cả trăm triệu đồng mà như mua mớ rau, con tép”.
Thật trớ trêu!
Đào bộc bạch: Những tháng giáp tết còn có nhiều việc để làm chứ ra giêng, lại cộng thêm tăng giá như thế này, làm sao mà chúng em có việc. Trước kia chúng em hay đi dọn nhà cho mấy chị làm văn phòng vào chiều thứ bảy với giá 40.000 đồng/giờ, làm độ hai tiếng các chị ấy trả cho 100.000 đồng, nhưng từ đầu năm đến giờ chẳng thấy các chi ấy gọi nữa. Hôm trước gặp trên đường đi chợ về, hỏi thì chị ấy cười: "Thôi lương ít, chi phí nhiều, mình tranh thủ làm cho đỡ tốn". Chúng em chỉ mơ sao đừng tăng giá mọi thứ để có cơ hội kiếm tiền, chứ cứ tăng thế này chỉ còn nước cuốn gói về quê trông nhà thôi anh ạ!
Trên thân hình mảnh mai của người phụ nữ, trên đôi vai gầy nhỏ bé là chiếc đòn gánh oằn xuống. Nâng hai thúng cát, các chị thoăn thoắt bước đi, gương mặt thì đỏ lựng, sau lưng ướt đẫm mồ hôi. Nhìn họ, tôi mới hiểu để kiếm được đồng tiền, những con người chân lấm tay bùn kia đã phải đánh đổi sự vất vả đến nhường nào.
Thời buổi lạm phát, bão giá liên tục, cuộc sống của những người làm công ăn lương và những người dân bình thường đang gặp rất nhiều khó khăn. May mà nhà nước đã kịp thời có những biện pháp mạnh ngăn chặn lạm phát, chứ nếu không thì chưa biết thế nào. Những người lao động kiếm tiền bằng mồ hôi giờ chỉ còn một mong ước giản đơn: Mong sao đừng bao giờ xảy ra "bão giá".
Phạm Ngọc Thủy
No comments:
Post a Comment
Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"