Hôm nay rảnh tí xíu bàn loạn với mọi người về Internet Protocol Address (IP Address).
Theo Đã quỳ thì: Ở Mỹ, chúng ta có DSL, Cable hay Satelite internet và mới nhất là 4G network. Cho dù chúng ta dùng technology của hãng nào đi chăng nữa thì chúng ta cần phải có 1 router (DSL router, Cable Router, Satelite Router...). Nhiệm vụ của Router là nối network của nhà chúng ta với Internet Service Provider (ISP) để đi ra Internet. Hãng cung cấp Internet connection cho chúng ta, gọi là ISP (Internet Service Provider), sẽ cho router của chúng ta một IP Address và IP Address này không thể trùng với bất kỳ IP Address nào trên hệ thống mạng.
Vì vậy, người ta có thể truy những Email, Virus, Spam... hay theo dõi chúng ta làm gì trên internet từ cái IP Address này.
Trước khi đi xa hơn tí xíu về IP Address, thì chúng ta cần phải biết có 2 loại IP Address đó là Static IP và Dynamic IP address. Static IP là IP Address cố định mà ISP ấn định (assign) cho router của chúng ta. Tức là, IP Address cố định này sẽ không bao giờ thay đổi. Còn Dynamic IP là IP Address thay đổi mỗi khi chúng ta reboot cái router (đôi khi IP Address này cũng không thay đổi tùy theo cái IP Pool của ISP). Thế thì tương quan giữa IP Address đối với mạng Internet thì sao? Mạng Internet đối xử với một network bằng cách phân biệt IP Address là Public IP Address hay Private IP Address. Public IP Address là những IP Address có thể thấy được bởi tất cả mọi người trên hệ thống Internet (hay còn gọi là WAN - Wide Area Network, WAN IP Address của router nhà mình là một thí dụ). Còn Private IP Adress là những IP Address không thể thấy được từ Internet. Private IP address có nhiều loại khác nhau, nhưng đa số chúng ta thuộc Class C (giống như bằng lái xe của mình, Class C) thường nằm trong khoảng 192.168.0.0 - 192.168.255.255. Cái router của mình có 2 IP Addresses, WAN IP Address và LAN (Local Area Network) IP Address. WAN IP là do ISP cung cấp, còn LAN IP của router thường là 192.168.1.1 hay 192.168.1.254... chúng ta có thể thay đổi LAN IP của router, nhưng không thể thay đổi WAN IP ngoại trừ trường hợp chúng ta reboot cái router và "hy vọng" ISP sẽ cho IP Address khác.
Vì hiện nay có quá nhiều người dùng Internet và điện thoại tinh khôn nên IP Address bị cạn dần và không còn đủ IP address để cung cấp nữa (IP4 Protocol - xxx.xxx.xxx.xxx) cho nên người ta đang từ từ chuyển qua IP6 Protocol - xxx.xxx.xxx.xxx.xxx.xxx). (IPv4 chỉ có thể dùng cho 4,294,967,296 địa chỉ khác nhau mà thôi)
Như vậy, nếu biết được IP Address của router nhà mình, người ta có thể biết được địa chỉ nhà của mình? Câu trả lời là YES và NO, tùy theo "người ta" này là ai? Nếu là người bình thường thì họ chỉ có thể biết được thành phố hay thành phố kế cận gần nhất với ISP mình đang ở. Nhưng nếu "người ta" là các hãng ISP thì dĩ nhiên là họ sẽ truy ra nơi mình đang ở từ cái email mình gởi đi, hay từ những phạm vi hoạt động (activity) của mình trên internet. Các hãng ISP sẽ giữ các hồ sơ (records) của tất cả emails, activities trên network của họ ít nhất là 5 năm !!! Cho nên khi cần tới thì các cơ quan chính phủ với trát toà thì họ có quyền đòi hỏi ISP cung cấp cho họ địa chỉ IP và Physical Address (nhà ở hay cơ sở thương mại) của router location.
Trong email thường ở hãng (Outlook) hay Yahoo email, ISP để luôn Original IP của router trong email full header. Gmail thì họ dấu đi (gọi là Spoofing) và thay vào bằng một IP address giả (fake IP address), người thường không thể truy ra, nhưng từ cái full header, các Security Expert có thể truy ra IP Address của mình bằng một "custom formula" do Gmail hay các ISP khác cung cấp.
OK, tới đây thì hy vọng mọi người đã biết là mình không bao giờ dùng email giả để làm chuyện phi pháp vì sẽ bị truy ra một cách không khó khăn lắm.
Nếu nói như vậy thì mình dùng những program như UltraSurf hay Proxy server thì có thể bị truy ra hay không? Như đã nói ở trên, chắc chắn là sẽ bị truy ra. Tuy nhiên, ở Mỹ có luật bảo vệ quyền tự do riêng tư (Privacy Law) nên các ISP hay các hãng sẽ không cung cấp IP Address của mình nếu đòi hỏi của chính phủ vi phạm tới quyền tự do cá nhân. Các chính phủ độc tài hay CS như Tàu, Bắc Hàn, VN... cũng chỉ biết mình dùng UltraSurf hay Proxy server, nhưng không biết được mình làm gì trên NET vì tất cả dấu tích đã bị che dấu. Nếu họ có đòi các hãng này cung cấp thì họ sẽ từ chối, ngoài trừ có trát toà của Mỹ (xin lỗi, trát toà của Viện Kiểm Soát Nhân Dân chỉ được dùng trong lăng bác).
Tất cả các network device - router, switch, ethernet adapter (dù USB hay là internal card) etc... - đều có một số ID cố định được gọi là MAC address và có cấu trúc như sau: 00-19-B9-1D-8E-C0
Dựa trên MAC address này , người ta có thể biết được do hãng nào làm ra. Trong trường hợp này là "00-19-B9-1D". Số MAC address này được "kết hôn" với IP address (private, public, dynamic and/or static) để làm hồ sơ lưu trữ cho các ISP. Vì vậy, cho dù IP address có thay đổi số mới bao nhiêu lần đi chăng nữa, số MAC address vẫn không bao giờ thay đổi.
Các công ty Cable internet dùng số MAC address này để kích hoạt (activate) đường dây hi-speed cho mình, vì vậy khi mình thay đổi hộp cable modem khác, mình cần phải gọi nhân viên trợ giúp kỹ thuật (tech support) và đọc cho họ số MAC address của cable modem mới và họ bỏ vào database để kích hoạt.
Nếu một người dùng internet của người khác chẳng hạn như ở McDonald hay là Starbucks coffee và gởi email nặc danh để chửi bới người khác hay bất kỳ lý do nào, nếu có trát tòa và lệnh truy nã thì chắc chắn một điều là người này sẽ bị bắt, nhanh hay chậm là do người này dùng máy PC đó lên internet nhiều hay ít. Mỗi một device khi nối với Internet đều có MAC Address (12 Alphanumeric Characters) để chỉ hãng sản xuất. Nếu mình đem laptop của mình đi thành phố khác và làm chuyện phi pháp thì vẫn bị truy ra như thường.
Vì vậy đừng tưởng rằng không dùng internet ở nhà mình là "an toàn trên xa lộ" nha!
Để biết MAC address của máy mình, làm như sau: click Start button --> run --> typing cmd. Khi thấy cái con trỏ nhấp nháy (blinking cursor), gõ vào dòng lệnh này: ipconfig /all và nhấn nút Enter. Thử tìm đến hàng "physical address" là biết ngay
Friday, 15 April 2011
2 comments:
Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.
Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/ Hôm nay mình xin giới thiệ...
-
Download Mdaemon 13.5.1 tại đây. Dowload Mdaemon 13.5.1 cracked tại đây . Hướng dẫn. 1) Stopping mdaemon 2) Copy Mdaemon.exe vap thu...
-
Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu Cuộc sống đem lại cho bạn nhiều cảm xúc : Buồn, Vui, Hạnh phúc, Yêu thương, ...
Bài này hay nè, BĐ rất thích!
ReplyDeleteThank you nhá! Bạn giỏi quá.
Híc, hàng này "chôm" của người khác đem về làm tư liệu chứ không phải của tui :)
ReplyDelete