Saturday, 16 April 2011

396.Nên siết USD, nới lỏng vàng?

Theo VEF.VN: - Siết chặt ngoại tệ và thả nổi vàng để người dân tự do kinh doanh vàng là biện pháp khả thi nhất. Nếu tạo ra "sốt" với lại "bong bóng" thì ai nhiều vàng nhiều đô "lãnh đủ".

LTS: Hưởng ứng bài viết Vàng trong dân không phải là vàng chết3 sai lầm trong các giải pháp quản lý vàng, hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến tham gia tranh luận. VEF.VN tổng hợp một số ý kiến tiêu biểu để độc giả tiếp tục chia sẻ về chủ đề này.

Vàng - nguồn đầu tư sống động trong dân

Đồng tình với quan điểm của các tác giả, độc giả tên Sinh cho rằng, vàng trong dân không thể là vàng chết. Thậm chí, việc người dân giữ vàng còn là một nguồn đầu tư sống động nhất, hiệu quả cao nhất. Lý do:

Thứ nhất, nhìn vào biểu đồ giá vàng thế giới và trong nước 10 năm trở lại đây giá vàng chỉ có đi lên trong dài hạn, xuống giá chỉ là tạm thời trong ngắn hạn.

Thứ hai, giữ vàng có tính thanh khoản cao nhất, rất dễ dàng quy đổi ra tiền mặt hoặc ngoại tệ ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào giấy tờ, thủ tục hành chính như gửi tiền trong ngân hàng, rút tiền ra khỏi ngân hàng, không lo phải kê khai tài sản..

Thứ ba, so sánh với nhiều kênh đầu tư khác thì lợi nhuận của đầu tư vào vàng là chắc chắn, ổn định và cao nhất so với đầu tu vao bất động sản, chứng khoán (trừ những khoản đầu tư vào bất động sản có lợi nhuận từ những yếu tố bất thường, cá biệt).

Thứ tư, trên thế giới tất cả những nhà giầu, nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư khôn ngoan đều chọn vàng là một kênh đầu tư quan trọng.

Do vậy, việc thắt chặt đầu tư vào vàng rất có thể đang dồn nhà đầu tư vào một thị truờng chứng khoán đang ngắc ngoải, hay đổ tiền vào thị trường bất động sản đang quá nóng, sắp thành bong bóng, giá đã vượt quá mức chịu đựng của đa số người dân có thu nhập trung bình.

Theo độc giả Hoang248, mục đích siết chặt thị trường vàng, USD của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có việc xóa bỏ yếu tố đầu cơ. Nếu đã vậy, cần phải cởi mở hơn với thị trường vàng. Xưa nay yếu tố đầu cơ chỉ phát sinh khi thị trường không lưu thông trôi chảy. Với người dân nắm giữ vài chục lượng vàng trong nhà thì chỉ nên xem là của cải chứ không thể nào là đầu cơ.

Hãy xem vàng trong dân là nguồn vàng dự trữ (ảnh minh họa)

"Khi Chính phủ can thiệp vào thị trường bằng những chính sách vĩ mô làm giá vàng trong nước và thế giới không liên thông với nhau, đó mới là cơ hội cho giới đầu cơ hoạt động. Hãy lấy giá xăng làm ví dụ, khi giá trong nước thấp hơn giá trong khu vực thì nạn buôn lậu hoành hành, những thất thoát đó người dân phải gánh chịu, Chính phủ lại phải bỏ tiền ra bù lỗ. Nay với giá vàng cũng sẽ theo quy luật đó thôi", độc giả này kết luận.

Do vậy, Diepvien87kgb cho rằng, hãy xem vàng trong dân là nguồn vàng dự trữ. Kinh tế phát triển ổn định dân sẽ dùng vàng đầu tư vào sản xuất. Người dân cũng biết cách dùng đồng tiền của mình để sinh lời. Điển hình như Nhật Bản, lượng tiền trong dân lên tới 350 tỷ USD nhưng Chính phủ nước này cũng không tìm cách để hút vào hệ thống ngân hàng.

Hay tại Trung Quốc, Chính phủ rất khôn ngoan khi khuyến khích người dân trữ vàng. Vì với toàn thế giới, vàng là tài sản không bị mất giá trị, không bị hư hỏng khi bảo quản. So với đô-la (USD) thì vàng nên tích trữ hơn vì USD do Mỹ in ra và phụ thuộc nhiều vào kinh tế Mỹ. Khi ta giữ càng nhiều USD thì nước Mỹ càng có lợi và ta càng lỗ, nhất là khi khủng hoảng kinh tế nước Mỹ in rất nhiều tiền USD ra gây lạm phát.

Một độc giả kiến nghị, Nhà nước cần xây dựng, quản lý hệ thống luật pháp chặt chẽ để giảm thiểu đầu cơ tích trữ. Chẳng hạn:

- Cho phép nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vàng (vàng không bị mất giá) làm cho giá vàng trong nước so với thế giới không cao hơn (tức là có thể bằng hoặc rẻ hơn so với giá thế giới) và giảm lượng tích trữ USD.

- Giảm thiểu tích trữ USD trong ngân hàng cũng như trong dân. Vì giữ càng nhiều USD càng lỗ (chú ý: ở mức tổng thể vì USD mất giá).

- Khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thì bán vàng (vì giá trong nước rẻ hơn nên cái này có thể làm được) lấy tiền để nhập khẩu.

Trong quản lý kinh tế thì nên:

- Giảm xây dựng các công trình không cần thiết (để giảm nhập khẩu) giảm mất giá đồng nội tệ.

- Tăng thuế lũy tiến bất động sản nếu cá nhân có bất động sản thì thuế càng cao (để các cá nhân, doanh nghiệp ít đầu cơ bất động sản và tăng đầu tư cho bất động sản vì có nhiều tiền thuế). Cái giá phải trả cho đầu cơ bất động sản rất lớn vì khi xây dựng một căn nhà tốn rất nhiều tài nguyên của đất nước nhưng nếu không sử dụng sẽ gây lảng phí rất lớn.

- Tăng giá trị đồng nội tệ để tăng uy tín của Chính phủ.

Siết chặt ngoại tệ và thả nổi vàng?

Độc giả Phan Bảo Lâm nhận xét, ở các nước xung quanh, người ta siết chặt ngoại tệ đến mức nghẹt thở để chống đô-la hóa, nhưng lại thả nổi vàng ở mức tối đa để chống đầu cơ. Trong khi Việt Nam siết ngoại tệ và siết luôn cả... vàng.

Khi ngoại tệ bị siết chặt thì vàng không phải được mua bằng ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, mà mua bằng ngoại tệ tích trữ trong dân dẫn đến cân bằng giữa vàng và USD thị trường không ảnh hưởng đến tỷ giá. Nói nôm na là người dân tích trữ vàng thì không tích trữ ngoại tệ và ngược lại. USD của ngân hàng là USD của nền kinh tế "chính quy" không bị lọt ra ngoài, vì mọi giao dịch đều phải thông qua tài khoản ngân hàng, tức là thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong khi đó, các DNNN còn tự tung tự tác găm trữ ngoại tệ - đây có thể coi là nguồn cung cấp ngoại tệ chủ yếu cho "chợ đen", dẫn đến "chảy máu" ngoại tệ và các hoạt động buôn lậu khác.

Thực tế, nguồn đô-la trên thị trường không chính quy là không nhiều, theo độc giả này, và chỉ tương đương với lượng kiều hối khoảng 3-4 tỷ USD/năm. Lượng kiều hối nhiều hay ít còn phụ thuộc vào... lãi suất huy động ngoại tệ. Kiều hối năm ngoái lên đến 8 tỷ USD, thực chất không dưới một nửa con số đó là "vốn nóng" từ nước ngoài đổ vào để hưởng lãi suất cao chớ không phải do Việt kiều gởi về từ tiền túi của họ.

Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực ASEAN đều đánh thuế nhập khẩu vàng thỏi ở mức 0% và cho phép kinh doanh vàng miếng tự do vì hệ thống ngân hàng của họ bị kiểm soát rất chặt chẽ về vấn đề ngoại hối.

Việc của Nhà nước là kiểm soát và can thiệp vào nền kinh tế "chính quy" chớ không can thiệp vào kinh tế "không chính quy", cứ tự do để nó dùng "mỡ của nó rán nó".

Vì thế, siết chặt ngoại tệ và thả nổi vàng để người dân tự do kinh doanh vàng là biện pháp khả thi nhất. Nếu tạo ra "sốt" với lại "bong bóng" thì ai nhiều vàng nhiều đô "lãnh đủ" chớ Nhà nước không lãnh thay. Song song với việc đó là công bố trên các mặt báo giá vàng thế giới  cũng như chi phí làm ra vàng miếng trong nước để chống những kẻ "thừa nước đục thả câu".

No comments:

Post a Comment

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...