Friday, 29 April 2011
418.Tờ Bạc 20 đôla
- Ai thích tờ giấy bạc 20 đô-la này?
Nhiều bàn tay đã đưa lên.
Ông ta nói: Tôi sẽ tặng tờ giấy bạc này cho một người trong số các bạn, nhưng trước tiên, hãy để tôi làm điều này đã. Ông ta bắt đầu vò tờ giấy bạc. Rồi ông lại hỏi:
- Ai vẫn còn thích tờ giấy bạc này?
Nhiều cánh tay đã đưa lên cao.
- Tốt, vị diễn giả đáp lại, và điều gì xảy ra nếu tôi làm như thế này?
Nói rồi ông thả tờ giấy bạc xuống nền nhà và dùng giày của mình chà xát nó trên nền nhà. Rồi ông ta nhặt nó lên, bây giờ tờ giấy bạc đã bị nhàu nát và dơ bẩn. Và ông hỏi:
- Bây giờ thì có ai vẫn còn thích nó không?
Nhiều cánh tay vẫn còn đưa lên.
Vị diễn giả nói tiếp:
- Thưa các bạn, các bạn đã học được một bài học rất có giá trị. Bất kể là tôi đã làm gì với tờ giấy bạc này, bạn vẫn thích nó vì nó đã không giảm đi giá trị của nó. Nó vẫn đáng giá 20 đô-la. Nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đã bị rơi ruống, đã bị nhàu nát và bị nhiễm bẩn bởi những quyết định chúng ta đưa ra và những hoàn cảnh đến với chúng ta. Chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là vô dụng. Nhưng, dù điều gì đã xảy ra và sẽ xảy ra đi nữa, bạn vẫn không bao giờ mất đi giá trị của mình, dơ hay sạch, bị nhàu nát hay được gấp cẩn thận, bạn vẫn là vô giá đối với những ai yêu thương bạn. Giá trị cuộc sống của chúng ta không phải từ những gì chúng ta có, những người chúng ta biết mà là bởi chúng ta là ai. Bạn rất là đặc biệt, đừng quên điều đó. Hãy truyền thông điệp này đến những ai bạn quan tâm, ngay cả người đã gởi thông điệp này đến cho bạn. Bạn sẽ không bao giờ biết được những sinh lực khi thông điệp này tiếp xúc và thổ lộ với những trái tim đau khổ, và niềm hy vọng mà nó có thể đem đến cho những người đó. Hãy luôn biết ơn những niềm hạnh phúc mà bạn đã và đang có được, và hãy quên đi những khổ đau, phiền muộn.
Minh Phú biên dịch.
Sưu Tầm.
417. Uống sữa bò bị... mọc sừng
Subject: Hi !
Date: Tue, 4 Jul 2006 13:27:06 +0700
From:
To:
Uống sữa bò bị... mọc sừng
Liệu có trường hợp nào uống sữa bò bị... mọc sừng không? Nếu muốn biết
hãy đọc câu chuyện cười ra nước mắt dưới đây.
Có cặp vợ chồng da trắng nọ, người chồng đi công tác xa dài ngày. Người
vợ viết thư cho chồng sau khi sinh con:
- Anh à, con chúng ta sinh ra trắng trẻo và xinh xắn lắm! Em bị thiếu
sữa nên thuê một bà vú nuôi da đen. Sau một thời gian con chúng ta bú
sữa của bà ta, da nó chuyển từ trắng sang đen anh à!
Sau đó người vợ nhận được thư của người chồng:
- Anh rất vui vì em đã sinh con, có lẽ thằng bé nó giống anh hồi bé. Mẹ
anh sinh anh cũng bị thiếu sữa nên anh toàn phải uống sữa bò, vì thế đến
giờ anh mới bị mọc sừng em ạ!
Thursday, 28 April 2011
416.THƯ TÌNH TUỔI "GẦN ĐẤT XA TRỜI"...
Mai Thanh Hải Blog -Nhiều lúc ngồi quán bia vỉa hè, nhìn các cụ chống gậy dắt nhau đi tập thể dục, mình lẩn thẩn: "Sau này về già, mình thế nào?". Dẫu biết "Chúng ta rồi cũng về già/ Cũng lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân" hết cả, thế nhưng cứ nghĩ xa xa, lại thấy... sờ sợ và co rúm người, ực phát hết cốc bia. Chẳng nói đâu xa, anh bạn mình (lớn tuổi hơn mình nhưng là bạn), nổi tiếng là chăm chỉ làm ăn từ hồi vừa ra trường, giờ gần 50 tuổi mà cơ ngơi, tài sản xếp hàng có đai có đẳng. Thế nhưng thi thoảng ông anh lại gọi điện bắt mình ra... nhà hàng, gọi đủ món ngon nhất, rượu ngon nhất cho mình đánh chén, còn lão thì ngồi ăn rau luộc và uống Lavie. Ông anh bảo: "Ngẫm lại mới thấy tao ngu. Cứ ki cóp, kham khổ chẳng dám ăn mặc mấy chục năm để rồi chẳng ăn được, chẳng mặc được" và nhắc đi nhắc lại với mình: "Sống 1 lần trên đời, sống sao cho ra sống, được cảm nhận - hưởng thụ và không vô ích". Lâu lâu, mình không đi xa, lão lại gọi điện giục: "Đi đi rồi về kể tao nghe, cho tao xem ảnh với".
Ừ! Con người ta chỉ sống 1 lần trên đời. Ai cũng về già, cũng lẫn cẫn và cũng chết, kiếp sau chẳng biết còn được làm con người không. Vậy nên phải sống cho đáng sống. Thẳng lưng mà sống đúng với bản chất, con người bản thiện của mình. Mưu tính - vụ lợi và tham lam vô độ, không chỉ khổ cho chính bản thân mình, những người xung quanh, mà còn bị "bêu gương", ngay cả khi nằm xuống dưới cỏ.
Một bài viết vui (mình sưu tầm) dưới dạng thư tình của Cụ ông viết thư cho cụ bà ở cái tuổi "gần đất xa trời". Rất thấm thía nhưng cũng mang tính văn học. Chúc 1 tuần vui vẻ và sống tốt, mọi người nhé!..
-------------------------
Anh ngồi bấu tay vào thành giường, nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắt anh mấy ngày nay, thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói: "Mắt cụ nhìn không rõ nữa. Cụ đi đâu để cháu dắt". Nó nói thật em nhỉ. Nhưng mình cần gì nó dắt?. Ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh thấy rõ mồn một.
Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn 5 bữa, mỗi bữa 1 bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện, vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc.
Sáng nào anh cũng đi thể dục. Đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ. Vị chi là 4 bước. 4 bước mà đi mất 2 giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!
Con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xưa nữa. Các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúng mùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được 2 dòng. Ngày nào viết đến 3 dòng thì phải truyền một lọ đạm.
Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ! Chúng mình chạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: "Thích quá cơ". Còn anh thì chạy theo sau nhìn em. Thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi. Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi, nhớ em quá, bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Đinh nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói "Thích quá cơ". Nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì gió biển thổi.
Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa 5 thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn 5 thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn 4 thìa thôi là thấy no căng. Nhớ ngày xửa ngày xưa, vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi, mà miệng anh như ăn phải đá hộc. Đau tê tái.
Anh nhắc nhé: Nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua, mấy đứa cháu bảo "Ông ơi, ra sân hóng mát. Gió nồm mát lắm ông ạ!". Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, may có 2 thằng cháu giữ chặt.
Sắp tới sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng "Xào xào" tức là anh nói rằng "Em đấy hả". Khi nghe tiếng "Thùm thùm" tức là anh đang "Chúc sinh nhật vui vẻ". Đến khi nghe tiếng "Phù phù" nhiều lần là anh đang... hôn em.
Nhớ hồi ấy, anh đưa 2 tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời. Em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi tay mình. Hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua, anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc. Sợ quá nên thôi.
Em ngủ ngon không?
Anh chợp mắt từ chập tối. Đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm. Mấy đứa cháu nói: "Ông ngủ ít quá!". Anh bảo: "Thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày, lo gì".
Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính. Xem lại mấy bài viết trên Blog hồi ấy. Thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà Blogger cũng không còn mấy ai nữa. Lâu chẳng thấy ai vào Blog nữa. Lũ cháu hỏi: "Ông ơi! Blog là gì?". Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật.
Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt. Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anh viết "em ơi, anh nhớ em lắm", nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành "Phem phơi, phanh phớ phem phắm". Thế mới bực!..
Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em.
Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé.
Anh dừng bút.
Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.
Chúc em ngủ ngon nhé!. Nhớ đừng ra gió
415.Mỹ vay tiền và vờn Trung Quốc trong cuộc chơi tiền tệ
Wednesday, 27 April 2011
414.Sống nhờ cá “đồ bỏ”
SGTT.VN - Những loại cá “đồ bỏ” – bị loại bởi không đủ kích cỡ, trọng lượng – của các công ty chế biến hải sản lại trở thành miếng cơm manh áo cho nhiều ngư dân nghèo xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hoà, khi các cơ sở thủ công cần nhân công chế biến nguồn cá tận dụng này thành cá khô hay thức ăn gia súc… Thu nhập 70.000 – 150.000 đồng/ngày công, nhiều người dân vẫn “sống khoẻ”, dù không ra khơi khi mà nhiều tàu không đủ vốn mua nhiên liệu nằm bờ.
Trung Dũng (thực hiện)
|
| ||
| |||
| |||
| |||
|
Tuesday, 26 April 2011
413.Lạm phát quá cao, tại đâu?
Theo SGTT.VN Phiên họp thứ 39 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hôm 25.4 là phiên họp thảo luận, đánh giá kết quả kỳ họp thứ chín, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XII. Tuy nhiên, ngoài việc đánh giá kết quả kỳ họp thì cả chủ tịch, hai phó chủ tịch Quốc hội và nhiều thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội lại cùng quan tâm đến hai vấn đề nổi cộm sau kỳ họp được rất nhiều cử tri quan tâm, đó là nội dung báo cáo của Chính phủ liên quan đến vụ Vinashin và tình hình lạm phát đang tăng cao. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt ra câu hỏi về nguyên nhân lạm phát và vấn đề điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Xét trên tổng thể, đúng là không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nguyên nhân khách quan. Vậy nguyên nhân chủ quan là gì? Chúng tôi giới thiệu vài góc nhìn của chuyên gia liên quan đến nguyên nhân này.
SGTT.VN - Giá cả gia tăng khiến người dân, nhất là những người nghèo, hết sức khó khăn và sự bất bình của họ là có lý do. Và ý kiến của những người có trọng trách trong phiên họp vừa qua của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng phản ánh điều đó.
Những điều chỉnh cấp tập vừa qua, từ phá giá đồng nội tệ, tăng giá xăng, điện đã là nguyên nhân chính của sự tăng CPI bất thường trong tháng 4.2011. Ảnh: TL SGTT |
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng cử tri quan tâm đến hai vấn đề: một là giá cả tăng cao, hai là việc quản lý vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước, chi tiêu công và tham nhũng”. Còn theo phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì “Các năm trước tháng 4 lạm phát thấp nhất, năm nay lại cao nhất. Trong báo cáo mình cứ nói là bạn bè quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành, nhưng về tiếp xúc cử tri người ta nói là điều hành thế nào mà giá cả tăng cao quá”.
Các nước lân cận lạm phát đều không quá 5 – 6%, còn ta thì lên đến gần 18% so với cùng kỳ, chẳng khác gì năm 2008. Chính vì thế, bà Lê Thị Thu Ba, chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, rất có lý khi nói: “Đúng là có nguyên nhân từ khách quan, nhưng có vấn đề về điều hành của Chính phủ khi đồng loạt cho tăng giá nhiều thứ quá”.
Giá dầu thế giới tăng, giá các mặt hàng khác cũng thế. Do độ mở của nền kinh tế Việt Nam (đo bằng tỷ lệ của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên tổng thu nhập quốc nội) khá cao nên sự tăng lên của giá cả thế giới có làm tăng giá trong nước. Song khi so sánh với CPI của các nước lân cận có độ mở tương tự như Việt Nam thì CPI của chúng ta tăng hơn họ cỡ 10 hay hơn 10% (so với cùng kỳ). Như thế không thể đổ cho khách quan. Phần chênh lệch này hoàn toàn do nguyên nhân bên trong của chính chúng ta.
Do độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá cao nên sự tăng lên của giá cả thế giới có làm tăng giá trong nước. Song khi so sánh với CPI của các nước lân cận có độ mở tương tự như Việt Nam thì CPI của chúng ta tăng hơn họ cỡ 10 hay hơn 10%. Như thế không thể đổ cho khách quan. Phần chênh lệch này hoàn toàn do nguyên nhân bên trong của chính chúng ta. |
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động kém hiệu quả. Đấy là một nguyên nhân quan trọng và phải hết sức nỗ lực mới có thể giải quyết nổi thông qua tái cơ cấu nền kinh tế, cải tổ triệt để các doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm những chi tiêu công kém hiệu quả. Những việc này cần thời gian và không thể giải quyết được một sớm một chiều. Đấy chủ yếu thuộc trách nhiệm điều hành kinh tế, tức là của Chính phủ. Tuy nhiên, việc điều hành chưa tốt này cũng không thể đẩy CPI lên gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ cần so với các năm khác (trừ năm 2008) là thấy ngay điều này.
Tóm lại, kể cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan vừa nêu trên cũng không thể đẩy CPI lên gần 18%!
Nguyên nhân chính, đúng như bà Lê Thị Thu Ba nhận xét, là sự điều chỉnh cấp tập, giật cục của Chính phủ trong vài tháng vừa qua đối với quá nhiều thứ. Ngày 11.2.2011 phá giá đồng nội tệ 9,3% khiến cho tác động của giá thế giới đến CPI được khuếch đại lên. Ngày 24.2.2011 tăng giá xăng 17,7% rồi đến 29.3.2011 lại tăng tiếp thêm 10,4% nữa. Từ ngày 1.3.2011 tăng giá điện trung bình 15,28%. Những điều chỉnh cấp tập trên đã là nguyên nhân chính của sự tăng CPI bất thường trong tháng 4.2011. Quan trọng hơn, nó gây ra tác động tâm lý rất xấu. Tác động tâm lý này lại tăng hơn khi người ta nói giá điện sẽ do thị trường điều tiết trong thời gian tới! Tất cả các yếu tố này khiến vòng xoáy lạm phát khởi động.
Người ta hay lý giải việc tăng giá điện và xăng là do phải điều chỉnh theo thị trường. Đấy là một sự sai lầm. Chỉ có thể để cho cơ chế thị trường định giá khi có cạnh tranh lành mạnh. Đáng tiếc, đối với cả điện lẫn xăng điều kiện đó không thoả mãn. Điện vẫn độc quyền hoàn toàn, xăng thì chưa có cạnh tranh thật sự vì Petrolimex còn khống chế thị trường. Trong các trường hợp đó sự can thiệp của Nhà nước là điều bắt buộc, không thể phó mặc cho cơ chế thị trường.
Việc điều chỉnh giá năng lượng là việc cần làm, nhưng điều chỉnh khi nào và mức độ ra sao cần tính toán cẩn trọng. Cái sự cẩn trọng ấy thể hiện tài nghệ điều hành. Đáng tiếc, người dân chưa thấy được điều đó.
Nguyễn Quang A
Khó giảm bội chi
Chủ nhiệm uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, có thành viên của uỷ ban này đề nghị Chính phủ cân đối nguồn lực để giảm bội chi ngân sách năm 2010 xuống mức 5,5% GDP. Đây là mức giảm thấp hơn so với con số bội chi 5,6% GDP (thấp hơn 0,6% so với dự toán là 6,2% GDP của năm 2010 mà Quốc hội đã phê duyệt một năm trước đó) mà Chính phủ đã báo cáo tại kỳ họp Quốc hội thứ IX hồi tháng 3 vừa rồi.
Cơ sở để giảm bội chi xuống mức thấp, theo ông Hiển, căn cứ vào hai nguồn: khoản hỗ trợ của ngân sách trung ương bù giảm thu cho ngân sách địa phương do thực hiện chính sách miễn giảm thuế của năm 2009 (1.078 tỉ đồng) và khoản kinh phí bổ sung mua bù 102.000 tấn gạo dự trữ quốc gia (1.050 tỉ đồng). Tuy nhiên, bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, rất khó để cắt giảm hai nguồn này. Với khoản thứ nhất, các địa phương thực tế đã tiêu rồi; khoản thứ hai, ông Ninh xin Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua, chí ít là một nửa, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tại phiên giải trình với Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày hôm qua, 26.4, ông Ninh cho biết thường trực Chính phủ đã đánh giá bội chi ngân sách trong năm 2010 giảm từ 6,2% GDP xuống còn 5,6% “là cố gắng lớn và là bước tiến nhanh”. Ông cho biết thêm, bội chi ngân sách của Việt Nam theo lộ trình sẽ giảm xuống còn 4,5% đến năm 2015. Tuy nhiên, chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền muốn lộ trình này được đẩy nhanh hơn, xuống dưới mức 5% GDP ngay trong năm 2011 này.
Theo tổng cục Thống kê, GDP năm 2010 theo giá thực tế đạt 1.981 tỉ đồng. Như vậy, bội chi ngân sách 5,6% GDP tương ứng với 111.440 tỉ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2010 ngân sách trung ương vượt thu 49.134 tỉ đồng. Số này sẽ được dùng hết, với sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cho các hạng mục như giảm bội chi, tăng chi trả nợ viện trợ, thưởng cho các địa phương vượt thu và cho các dự án chống thiên tai.
Tư Giang
Monday, 25 April 2011
412.Đại Vệ Chí Dị (25/04/2011)
Năm ấy vật giá leo thang vùn vụt, người dân chưa hết ngỡ ngàng vì thứ này lên giá đã phải giật mình với thứ khác.
Ở hồ Lục giữa kinh kỳ, có một con rùa sống mấy trăm năm, bỗng nhiên nổi lên liên tiếp, toàn thân tróc lở, nhất là phần mai loét hết. Có kẻ rành thuật bói toán nhìn mai rùa phán rằng.
- Mai là nơi cốt tử của rùa, còn là cái nóc cao nhất như mái nhà. Vât thiêng mấy trăm năm ấy nổi lên , mai loét cả thế kia, ấy là điềm nhà dột từ nóc,bệnh này không chữa nổi.
Triều đình nghe thấy, vội vã cho người quây bắt lấy rùa mà chăm sóc. Rùa lành rất nhanh như có phép màu, có kẻ nói rằng có khi đó là con rùa khác thay thế mới nhanh được như vậy.
Bấy giờ thiên hạ lắm sự đảo điên, bỗng dưng nhiều kẻ tuổi đã thất thập cổ lai hy lại sính ra bệnh thích quan hệ loan phượng với trẻ con. Vùng nào cũng có, từ quan chức đầu tỉnh, đầu ngành đến các cụ phụ lão về hưu cũng đua nhau săn tìm trẻ con để giao cấu.
Các quan công sai triều đình tự nhiên trở chứng đồng loạt mắc bệnh thích đánh chết người, cứ gặp việc là tay dao, tay thước, cung nỏ thẳng thừng xuống đầu dân đen. Đến nỗi việc dân đến huyện đường bị đánh chết, hay trẻ em bị bắt cưỡng dâm nhiều đến nỗi thiên hạ nghe thấy mà dửng dưng.
Triều đình thấy sự thế nhiễu loạn, mới quyết sách đem tiên đế ra làm tấm gương cho thiên hạ học tập. Ngõ hầu nhờ đó mà thiên hạ bớt tính hoang dâm, tàn bạo. Nhiều tiền của bỏ ra để phát động phong trào học tập tấm gương tiên đế. Thế nhưng đằng đẵng mấy năm, tình hình xã hội chả khá lên tí nào, thậm chí lại còn đổ đốn hơn cả trước. Quan lại triều đình vò đầu, bứt tai không hiểu tại sao.
Có quan luận rằng.
- Có lẽ tại cuộc học tập này chưa gắn với liền với thiết thực cho lên bà con nhân dân mới không gắng học theo, chứ tiên đế ta anh minh, đạo đức ngời ngời, lẽ nào mười phần dân chúng không thấm nhuần được một , hai phần. Được thế là may lắm rồi.
Các quan bí quá, thấy có lời nói vậy như chết đuối vớ phải cọc, ai cũng nhao nhao cho rằng thiên hạ chưa thấy cái thiết thực do học tập tấm gương tiên đế mới vậy mà thôi.
Triều đình lại lập cho một ban, chuyên trách tìm việc gì thiết thực để gắn cho cuộc học tập tấm gương tiên đế.
Lúc ấy một số quan lại địa phương hùa với bọn nhà giàu, làm kế sách chiếm đất của dân. Nhân dân uất lắm mới kéo nhau lên kinh kỳ để kiện, khi đi họ mang theo di ảnh tiên đế, lập bàn thờ, có nơi công kênh kiệu cả di ảnh tiên đế đi hàng đoàn. Đơn kiện tới tập gửi lên triều đình. Quan trên đang thẩm đơn, đòi kẻ thuộc cấp lên để thẩm vấn. Kẻ ấy mang vàng đút lót cho thư lại xin giúp. Thư lại nói rằng
- Giờ chỉ có cách này mới cứu được ông, muốn xuôi xin thêm vài trăm lượng nữa, kế ấy thế này, thế này....
Kẻ kia nghe xong vỗ đùi
- Thật là cao kiến, mỗ xin vâng lời quan anh.
Mấy hôm sau thiết triều, đến chuyện đất đai dân khiếu kiện bị lôi ra bàn. Quan trên mới nói.
- Chuyện đất đai của nhân dân là chuyện nhỏ, quan huyện xứ Đoài tuy phạm tội nhỏ nhưng lại có công lớn mà chúng ta phải sáng suốt nhìn nhận khách quan nhiều chiều mới thấy rõ, là công trạng của quan huyện X rất có giá trị trong thời buổi này, thời mà đạo đức khắp nơi xuống cấp trầm trọng như hiện nay.
Các quan trong triều mới lao xao hỏi công trạng gì vậy.
Quan kia e hèm rồi nói.
- Đó là quan huyện xứ Đoài đã vận động được dân chúng hăng hái tự giác tôn kính tiên đế, chả phải là dân xứ ấy lập ban thờ tiên đế, người người mang di ảnh của người một cách thành kính hay sao. Họ đòi đất là chuyện nhỏ, cái lớn là dân xứ ấy muốn nêu cao tấm gương tôn kính tiên đế cho thiên hạ noi theo là chính...
Triều đình nghe thấy ai cũng hài lòng.
Quan huyện xứ Đoài vì thế bỗng nhiên lại được cất nhắc lên trên tỉnh vì có công lớn trong cuộc vận động hình ảnh tiên đế trong nhân dân. Mặc kệ đơn kiện thưa tới tấp,quan lên trên rồi, dân cũng chả còn biết kiện ai, ai nấy đều lặng lẽ về nhà lo kiếm miếng cơm. Di ảnh tiên đế mang về nhà không biết làm gì, đành treo lên trên tường đợi khi nào có dịp tốt lại mang đi kiện.
Thế là tự dưng xứ Đoài lại là điểm nổi bật trong cuộc học tập tấm gương tiên đế, các quan lại xứ khác cử người về học hỏi mô hình kinh nghiệm để phát động rộng rãi khắp nơi.
Sau này tổng kết, người ta thấy đâu đâu cũng học tốt tấm gương tiên đế.
Nhưng xã hội chẳng đỡ hơn chút nào, nghe đâu các nhà lý luận lại đang đi tìm cách tháo gỡ.
Sunday, 24 April 2011
411. LUẬT SỐ 65/2011/QH12 NGÀY 29 THÁNG 03 NĂM 2011 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11,
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:
1. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.” ( Nếu không cung cấp và cứ im lặng thì có chế tài nảo điều chỉnh hay không, không thấy đề cập đến? )
2. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự
Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
3. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.
3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
4. Bổ sung Điều 23a như sau:
“Điều 23a. Bảo đảm quyền tranh luận tố tụng dân sự
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”
5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. – (mới)
10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. - (mới)
11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.” – (heheh, lại khác. !! Ai học luật đều sợ nhất cái khoản… khác này)
6. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
3. Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
4. Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.- (mới)
7. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.- (mới)
8. Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
7. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 31. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.
3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.”
8. Bổ sung Điều 32a như sau:
“Điều 32a. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.
2. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó được xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính.
3. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Điều này.”
9. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 28 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
10. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
c) Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết;
d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;
đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
e) Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;
g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
m) Tòa án nơi Phòng công chứng, Văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
n) Tòa án nơi Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật;
o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”
11. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;
b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;
c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.”
12. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 37. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.
13. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.
2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;
b) Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;
d) Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá;
đ) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập;
e) Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
g) Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;
h) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;
i) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia phiên toà;
l) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
m) Tranh luận tại phiên tòa;
n) Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
o) Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng;
p) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;
s) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;
t) Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
u) Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí theo quy định của pháp luật;
v) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
x) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này;
y) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.”
14. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 59. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.
2. Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện.”
15. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.”
16. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 63. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. (mới)
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.”
17. Điều 82 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 82. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Các vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Tập quán;
8. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”
18. Điều 85 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 85. Thu thập chứng cứ
1. Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.
2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
4. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.”
19. Điều 90 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 90. Trưng cầu giám định
1. Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được thực hiện việc giám định.”
20. Điều 92 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 92. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
1. Các bên có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản.
Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.
2. Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
3. Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá; người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Việc đánh giá phải được ghi thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản.
5. Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”
21. Điều 94 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 94. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ chứng cứ cần thu thập đó.
2. Tòa án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
22. Điều 159 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân dân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.”
23. Điều 164 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
3. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.”
24. Điều 168 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 168. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
1. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều này.”
25. Điều 170 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 170. Khiếu nại, khiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.”
26. Điều 176 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 176. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữ yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”
27. Điều 177 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 177. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm”.
28. Điều 184 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 184. Thành phần phiên hòa giải
1. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
2. Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải.
3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết.
4. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.
5. Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.”
29. Bổ sung Điều 185a như sau:
“Điều 185a. Trình tự hòa giải
1. Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.
2. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải quy định tại Điều 185 của Bộ luật này.
3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
4. Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
5. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.”
30. Điều 189 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
2. Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
3. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
4. Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước khi mới giải quyết được vụ án.
5. Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết.
6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
31. Điều 192 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;
đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án;
e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;
g) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
h) Thời hiệu khởi kiện đã hết;
i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu”.
32. Điều 193 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 193. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và k khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
3. Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm c, g, h và i khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”
33. Điều 195 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 195. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc người khác khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án và họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết, nếu có;
e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có;
g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
i) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.”
34. Điều 199 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
35. Điều 202 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
3. Các trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 199 của Bộ luật này.”
36. Điều 208 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 208. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa
1. Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 204, 205, 206, 207, 215, khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
2. Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
3. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.”
37. Điều 234 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 234. Phát biểu của Kiểm sát viên
1. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
38. Điều 257 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 257. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.”
39. Điều 260 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 260. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
1. Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này;
b) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
c) Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
3. Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.”
40. Điều 262 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 262. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu
1. Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu.
2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.”
41. Điều 264 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 264. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm
1. Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm.”
42. Điều 266 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 266. Hoãn phiên tòa phúc thẩm
1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp người có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
3. Người kháng cáo, người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì việc hoãn phiên tòa, đình chỉ xét xử phúc thẩm hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 202, 204, 205 và 206 của Bộ luật này.
4. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208 của Bộ luật này.”
43. Điều 271 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 271. Nghe lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
1. Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên theo trình tự sau đây:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.
Trường hợp tất cả các đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn kháng cáo và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn kháng cáo và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
2. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình.
3. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ.”
44. Bổ sung Điều 273a như sau:
“Điều 273a. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.”
45. Điều 275 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 275. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây:
1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2. Sửa bản án sơ thẩm;
3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.”
46. Điều 277 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 277. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án sơ thẩm giải quyết lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;
2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.”
47. Điều 284 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”
48. Bổ sung Điều 284a và Điều 284b như sau:
“Điều 284a. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.
2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.
3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.
Điều 284b. Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.
3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.
4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”
49. Điều 288 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”
50. Điều 297 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 297. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;
4. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.”
51. Điều 299 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 299. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;
2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;
3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.”
52. Bổ sung Chương XIXa như sau:
“CHƯƠNG XIXa
THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Điều 310a. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó, nếu có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó.
2. Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp có kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát hiện vi phạm, tình tiết mới thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị đó.
Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không nhất trí với kiến nghị, đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 310b. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 310a của Bộ luật này hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 3 Điều 310a của Bộ luật này.
2. Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp.
3. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự, nếu có, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:
a) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.
5. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”
53. Điều 311 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 311. Phạm vi áp dụng
Tòa án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28, khoản 1 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 32 của Bộ luật này.
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.”
54. Bổ sung Điều 313a như sau:
“Điều 313a. Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng khi giải quyết việc dân sự
1. Trước khi mở phiên họp, việc thay đổi và cử Thẩm phán, Thư ký Tòa án do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định.
2. Việc thay đổi Thẩm phán tại phiên họp giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:
a) Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định;
b) Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên Hội đồng do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.
3. Trước khi mở phiên họp và tại phiên họp, việc thay đổi và cử Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì việc thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.”
55. Điều 314 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 314. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự
1. Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Thư ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;
b) Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự;
đ) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
e) Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ;
g) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự;
h) Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
2. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Tòa án.”
56. Bổ sung các điều 339a, 339b và 339c như sau:
“Điều 339a. Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.
2. Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.
Điều 339b. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hoặc Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Điều 339c. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
2. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, trong quyết định này Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật”.
57. Điều 340 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 340. Những việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên.
2. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Hủy quyết định trọng tài
4. Giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
5. Thu thập chứng cứ.
6. Triệu tập người làm chứng.
7. Đăng ký phán quyết trọng tài.
8. Các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam có quy định.”
58. Điều 375 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 375. Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành
1. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 310b của Bộ luật này;
d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
a) Bản án, quyết định vế cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân;
b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
59. Bãi bỏ các điều 200, 201, 203, 376, 377, 378, 379 và 383.
Điều 2.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.
Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/ Hôm nay mình xin giới thiệ...
-
Download Mdaemon 13.5.1 tại đây. Dowload Mdaemon 13.5.1 cracked tại đây . Hướng dẫn. 1) Stopping mdaemon 2) Copy Mdaemon.exe vap thu...
-
Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu Cuộc sống đem lại cho bạn nhiều cảm xúc : Buồn, Vui, Hạnh phúc, Yêu thương, ...