Trong thời kỳ lạm phát đang tăng cao như hiện nay, ông Lê Đăng Doanh khuyên DN nên sử dụng triết lý “đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc”. Có thể DN có phương hướng chiếc lược lớn, tầm nhìn toàn cầu nhưng phải hành động cụ thể và đi sát với thực tiễn bởi đây không phải là lúc các DN “mộng du” hay mơ tưởng.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho rằng doanh nghiệp nên "đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc". Ảnh: Internet. |
Theo đó, DN nên tính tới việc phân tích cái gì người tiêu dùng tiếp tục mua, cái gì hạn chế mua. Chú ý phân tích SWOT (phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức) cho tình hình hiện nay trong chiến lược phát triển của tập đoàn và công ty.
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng: “DN n xem xét tình hình, phân tích xem nhu cầu mặt hàng của thị trường có gì thay đổi không nhằm kịp thời đưa ra các phương án khác. Trong tình hình hiện nay, các DN đặc biệt chú ý tốc độ, hiệu quả, hoàn thành sớm nhất các hợp đồng, phương án kinh doanh. Bởi rất có thể phương án lúc đầu có lãi nhưng do thực thi chậm và có điều chỉnh nên phải chịu lỗ". "Đây là thời kỳ đòi hỏi các doanh nhân phải năng động", ông Doanh nhấn mạnh.
Ngoài ra, triết lý “Fast Follower” (người theo sau người đi đầu nhanh nhất) cũng là một cách làm các DN cần lưu tâm. Ông Doanh lấy dẫn chứng cụ thể: “Người đi đầu như Bill Gate có tiềm lực lớn, khoa học công nghệ lớn nên mới có thể đứng vị trí số một, nhưng vị trí đó luôn bị thách thức. Tuy nhiên, bạn có thể tìm cho ngành nghề của mình một hình mẫu tốt nhất, nhưng các bạn làm khác đi tức là không mất công sáng tạo từ đầu. Đây là triết lý mà nhiềDN Hoa Kỳ đang quan tâm”.
Mặt khác, các DN cần coi trọng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường bộ phận nhân sự, đặc biệt chú ý tiết kiệm, đưa ra các định hướng, chính sách, chiến thuật lâm thời để thích nghi với tình hình.
"Tự cứu mình trước khi trời cứu"
Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, phương châm đầu tiên cho DN trong thời lạm phát là "tự cứu mình trước khi trời cứu”.
Để làm được điều này, DN nên tìm kiếm cơ hội cải cách và tái cấu trúc bên trong. Đặc biệt, trong lúc thị trường liên tục biến động như hiện nay, DN cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu tình hình.
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, DN nên "tự cứu mình, trước khi trời cứu". Ảnh: Internet |
Một vấn đề các DN cũng cần lưu ý là tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng, trong hiệp hội, ngành vùng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết: “DN phía Nam đã rất chú ý đến điều này. Ví dụ ở Kinh Đô, việc đầu tiên mà DN này làm khi có bất ổn trong kinh tế vĩ mô là mời các DN khác cùng tham gia chuỗi cung ứng thảo luận để cùng vượt qua khó khăn. Tôi thấy, lâu nay nhiều DN Việt Nam thiếu liên kết, thiếu hợp tác giữa các DN“.
Bên cạnh đó, DN cần chú ý nắm bắt các cơ hội mới khi nhà nước tái cấu trúc kinh tế. Khi đó, nền kinh tế sẽ nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp phụ trợ, đây được xem là “lãnh địa” của các DN vừa và nhỏ. DN cần từ bỏ những dự án tốn kém, dự án bay bổng lãng mạn, xa rời lĩnh vực cốt lõi. Bà Lan lưu ý, tái cấu trúc là quay về lại lĩnh vực cốt lõi của mình.
Một vấn đề nữa mà bà Phạm Chi Lan cũng mong các DN quan tâm là áp dụng các sáng kiến ngắn hạn để giúp giảm chi phí, rút ngắn quy trình thanh toán, hạn chế vay vốn ngân hàng. Thêm nữa, các DN cần chú trọng tìm nguồn nguyên liệu, dịch vụ trong nước, phối hợp trong chuỗi tiết giảm chi phí cùng nhau đầu tư, cùng điều chỉnh chiến lược hợp tác cạnh tranh, mua cổ phần của nhau.
Thành Công
noi thi hay, khong tien lay dau ra tu cuu
ReplyDeleteneu may cha kinh te cao cap nay hay, sao khong ra kinh doanh di