Tuesday 15 March 2011

336.ĐÔI NÉT VỀ NƯỚC MỸ: Chính quyền Mỹ hoạt động như thế nào?


Nov 9, '09 11:39 AM
for everyone


Đọc chơi để biết sơ sơ về hệ thống chính trị Mỹ nhé!


Click vào nguồn: Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 10/2005


TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ QUỐC GIA, CHÍNH QUYỀN BANG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI HOA KỲ 


Hệ thống chính quyền của nước Mỹ, được khởi đầu như một thử nghiệm về tự do và dân chủ năm 1776, đã chứng tỏ là có khả năng phục hồi và thích ứng khác thường.

Tuy thường được xếp loại như một chế độ dân chủ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể được định nghĩa chính xác như một chính thể cộng hòa liên bang lập hiến. Điều đó có nghĩa là gì? “Lập hiến” liên quan đến thực tế rằng chính quyền Hoa Kỳ là chính quyền dựa trên Hiến pháp - luật tối cao của nước Mỹ. Hiến pháp không chỉ tạo ra cơ cấu khung để thiết lập cấu trúc của Chính phủ Liên bang và các chính quyền tiểu bang, mà còn đề ra những giới hạn đáng kể đối với quyền hạn của các cơ quan đó. “Liên bang” có nghĩa là ở đây có cả chính phủ quốc gia và các chính quyền của 50 tiểu bang. “Cộng hòa” là một dạng chính quyền mà trong đó nhân dân nắm giữ quyền lực nhưng bầu ra các đại diện để thực thi quyền lực này.


HỆ THỐNG CẦM QUYỀN CỦA MỸ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

Đối với một người quan sát, hệ thống cầm quyền của Mỹ có vẻ dễ hiểu: Quốc hội làm ra luật còn Tổng thống thực thi các luật đó. Khi xem xét kỹ hơn, ta sẽ khám phá một hệ thống phức tạp hơn nhiều, bao gồm những tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.

Là một nước cộng hòa, quyền lực tối cao trong hệ thống Mỹ thuộc về nhân dân. Quyền lực này được sử dụng thông qua các cuộc bầu cử, trong đó các cử tri bầu ra Tổng thống, các Nghị sĩ Quốc hội, nhiều quan chức tiểu bang và địa phương. Các quan chức này và nhân viên của họ đề ra chính sách, ban hành các đạo luật và điều hành hoạt động hàng ngày của chính phủ.

“Tôi không biết một nơi nào có thể cất giữ quyền lực tối cao của xã hội an toàn hơn chính bản thân nhân dân”
-- Thomas Jefferson, 1820


VAI TRÒ CỦA HIẾN PHÁP HOA KỲ

Hiến pháp Hoa Kỳ là bản thiết kế chi tiết cho hệ thống cầm quyền của Hoa Kỳ. Được thông qua năm 1788, bản Hiến pháp này xác định ba ngành riêng rẽ của chính phủ (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và quyền hạn của các ngành này, đồng thời quy định các vị trí trong từng ngành phải được bổ nhiệm như thế nào.

Một đặc điểm rõ rệt của Hiến pháp là hệ thống kiềm chế và đối trọng mà nó tạo ra để phân bổ quyền lực giữa ba ngành. Mỗi ngành thực thi một dạng quyền lực đối với các ngành kia. Ví dụ, các thẩm phán Tòa án Tối cao (bộ máy tư pháp) được Tổng thống (hành pháp) bổ nhiệm, nhưng phải được sự chấp thuận của Thượng nghị viện Hoa Kỳ (lập pháp). Tương tự, ngành tư pháp có thể bác bỏ những đạo luật vi hiến mà đã được Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký. Cơ chế kiểm soát và đối trọng này đảm bảo rằng không một ngành nào của chính quyền sẽ thực thi quá nhiều quyền lực.

Vì chính phủ chỉ có thể thực thi những quyền lực được nêu rõ trong Hiến pháp, nên Hiến pháp là sự bảo vệ quan trọng đối với quyền lợi và quyền lực của nhân dân. 10 điều bổ sung sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp được biết chung như bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền này đảm bảo sự tự do quan trọng đối với từng người Mỹ, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, quyền không bị khám xét vô cớ và quyền được xét xử bởi các ban hội thẩm.

Là luật tối cao của đất nước, Hiến pháp giới hạn các quyền lập pháp và hành pháp của tất cả các cấp trong chính phủ. Bất cứ luật nào hoặc một phần nào của luật mà bị tòa án cho là mâu thuẫn với Hiến pháp thì sẽ trở thành vô hiệu, trong khi đó Tòa án Tối cao có tiếng nói quyết định cuối cùng trong những vấn đề như vậy.

Các bổ sung sửa đổi cho Hiến pháp sẽ được thông qua khi được hai phần ba nghị sĩ của Hạ nghị viện và Thượng nghị viện đề xuất và được 3/4 các bang thông qua. Đây là một quá trình khó khăn, cho đến nay mới chỉ có 27 điều bổ sung sửa đổi được thực hiện kể từ khi Hiến pháp được thông qua. Trong số đó, chỉ có 16 điều bổ sung sửa đổi là đã được thông qua kể từ năm 1800.


CHÍNH PHỦ LIÊN BANG, CHÍNH QUYỀN BANG VÀ CÁC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Hiến pháp không chỉ xác định cấu trúc và quyền lực của Chính phủ Liên bang, mà còn bao gồm các điều khoản chung đối với các chính quyền bang. Về phần mình, mỗi bang đều có hiến pháp riêng, bao gồm các điều khoản quy định đối với các chính quyền địa phương trong bang đó. Các chính quyền địa phương có thể bao gồm các thành phố, các hạt, các thị trấn, các khu vực trường học, và các đặc khu quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa phương hoặc các hệ thống giao thông vận tải.

Chính phủ Liên bang bị giới hạn ở những quyền lực và trách nhiệm được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Một số quyền lực được nêu trong Hiến pháp bao gồm việc quy định về thương mại giữa các bang, chuẩn bị quốc phòng, lập ra tiền tệ, quy định vấn đề di cư và nhập tịch, tham gia các hiệp ước với các nước khác.

Nhưng trải qua thời gian, Hiến pháp đã được giảng giải và bổ sung sửa đổi để thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi, và các quyền lực do Chính phủ Liên bang thực thi cũng thay đổi cùng với Hiến pháp. Khi làm việc với các bang, Chính phủ Liên bang lập ra một số luật nhất định và một số chương trình mà tuy được cấp kinh phí liên bang nhưng được các bang quản lý. Những lĩnh vực then chốt chịu sự quản lý của các bang, sử dụng kinh phí của liên bang và phải tuân theo các quy định của liên bang là: giáo dục, phúc lợi xã hội, trợ giúp về nhà ở và lương thực thực phẩm, an ninh nội địa, vận tải, đáp ứng khẩn cấp.

Điều này tạo cho Chính phủ Liên bang quyền ảnh hưởng đến các bang. Ví dụ, trong thập niên 1970 Chính phủ Liên bang muốn giảm giới hạn tốc độ trên đường cao tốc để giảm tiêu thụ năng lượng. Thay cho việc đưa ra một quy định luật pháp về hạn chế tốc độ, Chính phủ Liên bang đã cảnh cáo là sẽ giữ lại kinh phí cho các dự án làm đường đối với những bang nào không tự giảm giới hạn tốc độ trong địa phận của mình. Trong nhiều trường hợp, các bang cũng cấp một phần kinh phí cho các chương trình để các chương trình đó đủ điều kiện nhận kinh phí của liên bang.

Quyền hạn của chính quyền địa phương quy định theo hiến pháp của bang đó. Cũng như các chính sách do các chính quyền bang ban hành không được mâu thuẫn với luật liên bang, chính quyền địa phương cũng phải tuân theo môi trường pháp lý được tạo ra bởi hiến pháp và luật pháp của bang.            

CHỦ QUYỀN CỦA CÁC BỘ LẠC DA ĐỎ

Các bộ lạc người Mỹ da đỏ được Chính quyền Liên bang công nhận như những thực thể có chủ quyền trong Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Địa vị chủ quyền này - đôi khi được gọi là “dân tộc bên trong dân tộc” - được bảo vệ bởi các hiệp ước, luật pháp liên bang và các quyết định của tòa án. Thành viên của các bộ lạc không phải đóng thuế thu nhập, thuế doanh thu, thuế tài sản cho chính quyền bang hoặc chính quyền địa phương, và các bang có ít quyền hạn để đề ra những quy định pháp lý đối với người da đỏ trong địa phận của họ. Các bộ lạc có các tổ chức đề ra luật lệ của riêng mình và các hệ thống tư pháp để giải quyết các tranh chấp phát sinh trên lãnh địa của bộ lạc hoặc giữa các thành viên bộ lạc. Tuy chủ quyền của các bộ lạc khá lớn nhưng nó không phải là tuyệt đối, người da đỏ phải đóng thuế liên bang và tuân theo các luật đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua.


Nguon" Bagladi's blog

No comments:

Post a Comment

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...