Saturday 5 March 2011

319. Doanh nghiệp thời lạm phát: thay đổi hay là chết?




Doanh nghiệp thời lạm phát: thay đổi hay là chết?

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

(VEF.VN) - Nhà nước cần hỗ trợ DN hết sức và bản thân DN cũng phải tự thay đổi mình để sống sót trong cuộc chiến chống lạm phát này. Nếu không, sẽ có một loạt DN không trụ nổi vì xưa nay họ chỉ biết cạnh tranh bằng giá. – Bà Phạm Chi Lan phân tích tại bàn tròn với VEF.VN.

LTS: Trong phần 1phần 2 của buổi bàn tròn trực tuyến, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Hà Nội đã nhận diện những đặc điểm của lạm phát năm 2011 và đặt vấn đề cần đồng bộ chính sách, cắt giảm đầu tư công trong các giải pháp chống lạm phát.

Mời độc giả theo dõi phần cuối của bàn tròn trực tuyến Ghìm lạm phát để tăng trưởng ổn định.

TIN LIÊN QUAN:

Không thay đổi, DN khó trụ nổi

Nhà báo Lê Vũ Phong: Trong cuộc chống lạm phát này, người dân và doanh nghiệp có thể làm gì để chung tay với Nhà nước? Trong khi chi phí  đầu vào tăng lên, lãi suất siết chặt thì doanh nghiệp làm sao để đối phó, làm sao bình ổn giá để lôi khách hàng về phía mình? Trong tình hình này, doanh nghiệp phải thay đổi như thế nào?

Bà Phạm Chi Lan: Thực ra hiện nay các doanh nghiệp cũng đang rất lo lắng về tương lai hoạt động của họ trong năm nay. Cũng có thể dễ dàng hình dung là có thể có một loạt doanh nghiệp không thể trụ nổi vì xưa nay họ chủ yếu cạnh tranh bằng giá cả và bằng chi phí thấp nhất thì bây giờ với mức giá tăng lên như thế này, gần như họ không còn cửa để tiết kiệm nữa.

Với lãi suất cao thì chi phí vốn đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực tư nhân vẫn ở mức tiếp tục cao. Bên cạnh đó, Nhà nước chủ trương tăng mức lương tối thiểu thì các doanh nghiệp cũng tự mình phải điều chỉnh tiền công, tiền lương cho người lao động.

Đầu vào tăng lên như vậy, tôi rất lo ngại sẽ có nhiều doanh nghiệp phải tìm cách rút lui tạm thời ra thị trường, ít nhất là trong thời điểm khó khăn như thế này.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đang tìm cách tập trung hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵn sàng thu hẹp đầu tư trong một số lĩnh vực nhất định. Có những doanh nghiệp ở TP.HCM mới đầu tư một cơ sở mới chỉ vài tháng nay thôi, lẽ ra họ phải cho vận hành ngay nhưng trong điều kiện như hiện nay, họ không thể nào tính toán được nên đành phải để nằm im một thời gian chờ thị trường thuận lợi hơn.

Một cách khác nữa mà nhiều doanh nghiệp đang bàn là tìm cách tăng cường tối đa liên kết với nhau vì cùng nhau biết điều kiện khó khăn như thế này thì có thể nhân nhượng và cùng giúp nhau vượt qua bão giá, vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay. Đây cũng là một cách tích cực.

Chuyện đối phó với năng lượng thì ai cũng hiểu đây là một thời cơ để cải thiên công nghệ, sử dụng những công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, tiết kiệm đầu vào hơn, nhưng lại không dễ làm. Trong điều kiện thị trường đang khó khăn như hiện nay thì tôi nghĩ là doanh nghiệp rất cần và rất mong các cơ quan Nhà nước thấu hiểu và đồng cảm hơn với họ.

Ngoài ra, tôi cũng mong báo chí không nên lên tiếng quá sớm, phán rằng doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia "té nước theo mưa". Thực ra, các doanh nghiệp không "té nước theo mưa" cũng không được khi giá cả lên cao như hiện nay. Người bán không muốn bán đắt hơn để làm mất khách hàng nhưng khi mặt bằng giá chung tăng lên như vậy mà cứ phê phán một số doanh nghiệp khi chưa có nghiên cứu đầy đủ thì không công bằng với các doanh nghiệp.

Về phía Nhà nước, tôi cũng mong là các cơ quan Nhà nước đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa để giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí. Tôi nghĩ là hoàn toàn có thể giảm được những chi phí hành chính công. Năm ngoái, Đề án 30 đã đưa ra, nếu thực hiện được cắt giảm như mục tiêu của đề án đề ra thì có thể tiết kiệm chi phí xã hội tới hơn 30 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc cắt giảm đó chưa được thực hiện. Nếu năm nay thúc đẩy thực hiện thì may chăng có giảm được số tiền tương tự như vậy hay không. Đây là việc Nhà nước có thể làm được.

Một số dịch vụ công mà Nhà nước nắm trong tay thì cũng không nhất thiết là phải tăng lên để có thể đỡ đi gánh nặng cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp của ta phải chịu chi phí hành chính khá cao và nó cũng tạo một đầu vào khá lớn cho doanh nghiệp. Dù bớt đi một chút thôi nhưng đôi khi nó cũng mang lại cho doanh nghiệp một tâm lý tốt hơn.

Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn bởi vì vẫn tiếp tục có tình trạng nói là thu hẹp tín dụng lại nhưng doanh nghiệp Nhà nước lớn vẫn được dùng rất nhiều trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó khăn thì người ta sẽ thấy ngay là chính sách đó vẫn mang tính chất thiên vị và méo mó. Cho nên Nhà nước phải xem xét và định hướng như thế nào cho phù hợp với từng loại hình và Nhà nước đã cam kết rồi thì phải thực hiện đi kèm với những cam kết đó, chứ không phải là cam kết chính sách, tuyên bố chính sách chỉ nằm ở cấp cao nhất, chỉ nằm trên giấy mà không được các cấp thực hiện đến nơi đến chốn.

Điều cuối cùng tôi thực sự mong mỏi là trong kỳ họp sắp tới Quốc hội sẽ xem xét lại thuế thu nhập cá nhân và một số sắc thuế. Trong điều kiện như hiện nay, chúng ta nên xem xét điều kiện khoan sức dân.

Rõ ràng thuế thu nhập cá nhân hoàn toàn không có cơ sở nữa cho thời buổi hiện nay vì mức lương tối thiểu đã tăng thì không thể nào đánh thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở cũ nữa.

Tôi cũng mong Nhà nước xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thu của ta hiện nay là cao so với các nước khác và kết quả cuối cùng là vẫn bội thui ngân sách trong khi vẫn bội chi rất cao. Nhà nước đã quyết định giảm bội chi đi thì cũng nên cố gắng khoan sức dân bằng cách giảm thu vào ngân sách để người dân sử dụng số tiền đó vào đầu tư, tự cải thiện cuộc sống của mình. Như vậy, nó sẽ đỡ đi gánh nặng an sinh xã hội, gánh nặng về phát triển.

Nhà báo Lê Vũ Phong: Vậy doanh nghiệp có thể  đóng góp gì vào công cuộc chống lạm phát?

Ông Trần Đình Thiên: Doanh nghiệp là lực lượng quan trọng nhất trong  phát triển.

Những điều khiến hành vi của họ không tốt cơ bản là do môi trường vĩ mô sinh ra. Môi trường khủng hoảng như hiện nay chính là dịp tái cấu trúc lại để tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn, để các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng hơn.

Thứ hai là việc chuyển chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp làm ăn thay vì đầu tư quá nhiều vào khu vực Nhà nước, chèn ép khu vực doanh nghiệp. Khi chèn ép như thế sẽ gây ra những hành vi ứng xử không tốt. Còn các doanh nghiệp khi khó khăn, họ sẽ làm một cách tối đa để giữ thể chế.

Về mặt chính sách, đây là thời điểm quan trọng để sốc lại môi trường vĩ mô để giúp cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh. Vừa rồi doanh nghiệp ta đã chộp giật nhiều. Ví dụ như đầu tư chứng khoán, địa ốc. Đó không phải bản chất của họ nhưng tự nó sinh ra như vậy.

Kiên trì với lời hứa

Nhà báo Lê Vũ Phong: Các chuyên gia  nghĩ gì về kỳ vọng sau quá trình tăng giá sẽ đến hiệu ứng giảm giá hoặc là bình ổn và lời hứa với Chính phủ là sau 6 - 9 tháng sẽ có hiệu quả?

Ông Nguyễn Minh Phong: Chúng tôi cho rằng việc chống lạm phát là một quá trình vì lạm phát luôn luôn tồn tại lúc thăng lúc trầm, kể cả các nước phát triển, ở mức từ 2 - 5%. Trong bối cảnh nước ta cần nhiều vốn để tái cơ cấu như hiện nay cũng như việc nhiều nhân tố chưa hoàn thiện về thể chế và các nhóm lợi ích thì chắc chắn lạm phát sẽ luôn luôn tồn tại và rình rập. Nếu chúng ta lơ là thì nó sẽ bùng lên.

Nếu đặt vấn đề kiềm chế lạm phát ở mức 12%, sau 6 - 7 tháng nữa sẽ hạ thêm một chút thì tôi tin rằng có thể làm được. Khi Chính phủ đã đưa ra những lời hứa, đặc biệt là đưa ra các chỉ tiêu cắt giảm các mở rộng tín dụng và cắt giảm các khoản ngân sách cũng như đầu tư thông qua ngân sách thì tôi tin rằng ở góc độ lạm phát tiền tệ sẽ sút giảm được.

Tuy nhiên, ở góc độ lạm phát chi phí đầy sau khi tăng đồng loạt trên dưới 10% từ tỷ giá cho tới hàng loạt giá thì nó sẽ ảnh hưởng nhiều cấp độ và nhiều vòng xoáy khác nhau. Không chỉ bằng một lời hứa mà có thể khẳng định được mà nó đòi hỏi tính đồng bộ từ đề ra chính sách cho tới thực hiện chính sách của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự đồng thuận, sự ráo riết của tất cả các doanh nghiệp. Ví dụ như ngân hàng với tư cách là một doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm.

Hiện nay, họ không thể huy động vốn 12% mà cho vay 20% được trong khi chi phí thực tế để tồn tại cần trên dưới 3% tức là 15% đã là tối đa. Ở đây cái lợi của ngân hàng là rất lớn trong khi trách nhiệm thấp đặc biệt là tính rủi ro cho vay của ngân hàng rất cao.

Hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào thế giới. Nếu giá vàng tăng vọt và giá dầu tăng vọt thì cũng khó.

Vì vậy, giữ được lạm phát ở mức 7% là điều không tưởng. Tuy nhiên, lên tới lạm phát siêu mã 20% thì không có, còn ở mức 12% - 13 % là điều khả thi trong năm nay.

Nhà báo Lê Vũ Phong: Sự kiên trì sau khi chống lạm phát cần phải được thực hiện như thế nào?

Ông Trần Đình Thiên: Thứ nhất là kiên trì chính sách duy trì ngắn hạn trong 6 -7 tháng. Lúc đó mới bàn đến việc có điều chỉnh chính sách hay không?

Thứ hai là bài học lịch sử rất nóng gần đây. 4 năm gần đây chúng ta đều chống lạm phát nhưng năm nào lạm phát cũng trở lại từ đầu. Từ đó chúng ta thấy những đợt chống lạm phát ngắn hạn nhưng hầu như không bảo đảm được sự ổn định giá. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế có những điểm yếu bên trong là nguyên nhân gây ra bất ổn vĩ mô. Đó là mất cân đối về cơ cấu, ví dụ thâm hụt thương mại, ngân sách. Đã thâm hụt ngân sách trường kỳ thì lạm phát cũng trường kỳ. Như vậy là chúng ta phải chú trọng đến những vấn đề nội tại để giải quyết lạm phát như chúng ta đang đối phó gần đây. Cùng với những biện pháp mà Chính phủ đưa ra thực thi thì chúng ta cần tích cực chuyển sang tái cơ cấu một cách bài bản, đúng theo lộ trình, giải quyết được những nút thắt tăng trưởng của nền kinh tế.

Nếu chống lạm phát xong mà chúng ta thở phào ngay thì chắc chắn lạm phát lại bùng lên. Đại hội đã đề ra là thay đổi mô hình tăng trưởng, tập trung nỗ lực để tái cơ cấu nền kinh tế. Điều này vừa để theo kịp thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu của ta.

Bà Phạm Chi Lan: Thủ tướng Chính phủ cũng có Chỉ thị cho các cơ quan liên quan trong tháng 3 này phải đưa ra đề án tái cấu trúc kinh tế.

Nếu so sánh thì thấy chính vì nước ta hội nhập nhưng nền kinh tế của ta yếu, có nhiều vấn đề chưa khắc phục được cho  nên các tác động tiêu cực mạnh lên còn những cơ hội mới trong quá trình hội nhập thì lại không tận dụng được tốt.

Thứ hai là trong những năm gần đây, trong cùng một điều kiện môi trường quốc tế, môi trường khu vực như nhau thì các nước xung quanh Việt Nam tăng trưởng tốt hơn chúng ta. Họ tăng trưởng mà lạm phát lại thấp trong khi đó cũng ta lại bị lạm phát cao. Tuy lạm phát là vấn đề toàn cầu nhưng mức lạm phát của họ chỉ là từ 3 - 4% chứ không như nước ta đang lo mức lạm phát hai con số. Vì vậy cần nhấn mạnh đến những dài pháp mang tính chất dài hạn, không được coi chống lạm phát là một việc nhất thời, làm được vài tháng thấy nó ổn rồi thôi. Nói ví von là "uống thuốc phải uống đủ liều", không chỉ chống lạm phát mà phải cần "liều cần thiết" để kinh tế vĩ mô khắc phục được những yếu kém.

Tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề doanh nghiệp. Ngoài việc tái cấu trúc và thay đổi mô hình tăng trưởng, cần định hình lại các khu vực doanh nghiệp ở nước ta trên tinh thần phân lại vai trò của Nhà nước và thị trường.

Ông Nguyễn Minh Phong: Nhiệm vụ ở đây là chúng ta phải thiết kế môi trường chính sách sao cho các hoạt động kinh tế được vận hành theo đúng tín hiệu thị trường cũng như giảm thiểu các can thiệp hành chính.

Những thách thức lạm phát mới bắt đầu từ những cái mà chúng ta phải thích ứng với cơ hội mới và đặc biệt là bắt đầu thực hiện một chiến lược mới, chiến lược tái cơ cấu. Tái cơ cấu đòi hỏi khu vực doanh nghiệp sẽ phải tạm dừng hoặc chấm dứt các hoạt động kinh doanh cũ với lợi nhuận, với nguồn hàng hoá và thị trường truyền thống, phải giảm các mặt hàng cũ, giảm thu nhập...  Trong khi đó chúng ta cần một lượng tiền lớn để đầu tư để mua sắm máy móc, đầu tư nghiên cứu, xây dựng cơ sở vật chất.

Cơ hội tái cấu trúc kinh tế

Nhà báo Lê Vũ Phong: Cơ hội tái cơ cấu của nền kinh tế hiện nay có thể bắt đầu từ đâu, theo các ông bà?

Ông Trần Đình Thiên: Tái cơ cấu thực ra gắn với điều chỉnh thể chế. Diện mạo của nền kinh tế thay đổi. Để những định chế dẫn nguồn lực đúng chỗ.

Vẫn là câu chuyện NN và thị trường. Nhà nước kiến tạo thị trường để thị trường ổn định. Chức năng chính là tập trung ổn định vĩ mô. Nhà nước phải đầu tư phát triển, ổn định vĩ mô. Thị trường phân bổ nguồn lực. Các thị trường phải phát triển. Nếu phát triển ko đồng bộ thì ko hiệu quả được.

NN là người kiến tạo, cùng với DN, tái cấu trúc. Tái cấu trúc là phải đưa ra phân công chức năng cho đúng. Khi thực hiện chức năng ấy phải phối hợp cho tốt .Phải phối hợp cho đúng thì thị trường sẽ tự điều tiết. Nhà nước, các nhóm và các tập đoàn làm tốt thì sẽ đạt được hiệu quả.

Ông Nguyễn Minh Phong: Ban đầu, phải xác lập thế nào là tái cấu trúc, phải biết được nhiệm vụ của từng người, từng ban ngành.

Về kỹ thuật, tái cấu trúc là một quá trình mở và liên tục cũng như nó được kích đẩy bởi những môi trường khác nhau gắng liền với khoa học kỹ thuật và công nghệ. Năm 2011 là giai đoạn bắt đầu của quá trình tái cấu trúc nên nó phải bắt đầu từ quy hoạch tổng thể của nhà nước, không thể tự phát. Điều này thể hiện ở chỗ một là Quy hoạch, tái phân bổ nguồn lực, cơ chế giám sát như thế nào. DN phải tham gia tích cực theo xu hướng lấy chuỗi sản phẩm là trục để tái cấu trúc.

DN hình thành hai mảng: Hệ thống DN hai tầng.

Tầng 1 là các tập đoàn kinh tế lớn hoạt động đa ngành, tầng 2 là DN tư nhỏ và vừa nhưng rất mạnh. Nó gắn kết với nhau và cạnh tranh với nhau. Phải tái cấu trúc về địa lý nữa, tái cấu trúc về công nghệ và các khâu quản lí bên trong. Để đạt được điểu này thì ngoài nhà nước các DN cũng cần tham gia với tư cách chủ thể chủ động

Cuối cùng phải xác lập tiêu chí để đánh giá sự đúng đắn của tái cấu trúc. Lấy việc đảm bảo an sinh xã hội phát triển bền vững, dân giàu nước mạnh xã hội công bẳng dân chủ văn minh là tiêu chí chính đánh giá sự hiệu quả của chính sách. DN cũng cần lấy sự ổn định, sự phát triển đời sống người dân là thước đo đúng đắn, làm sự hài hòa.

Rõ ràng nếu chúng ta xử lý tốt những khâu này thì quá trình tái cấu trúc sẽ được định hình tốt và mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhà báo Lê Vũ Phong: Trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thì DN cũng cần tái cấu trúc và họ đã có những động thái mạnh mẽ gì để thực hiện quá trình này?

Bà Phạm Chi Lan: Từng tổ chức và con người phải được sắp xếp lại.

2015 là mốc quan trọng vì chúng ta hội nhập đầy đủ vào ASEAN. Thuế hầu hết các mặt hàng từ ASEAN chỉ còn 0%. Khi đó cơ chế mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN cũng được hoàn thành đầy đủ, thuế của hầu hết các mặt hàng từ Trung Quốc vào VN đều từ 0-5%. Một số các hiệp định khác như TPP với một số nước trong đó có Hoa Kỳ, FTA với EU sẽ hình thành và bắt đầu thực hiện. Sự hội nhập mạnh mẽ sẽ có tác động mạnh hơn nhiều so với việc gia nhập WTO.

Với những bải học của thời gian vừa qua, với việc tham gia WTO, các DN phải nhận thức được thách thức của cạnh tranh lớn như thế nào và cơ hội hội nhập mở ra như thế nào. Để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội một cách tốt nhất tự bản thân các DN phải thay đổi.

Đối với một doanh nghiệp nhân tố chi phối nhất vẫn là nhân tố con người. Từ đó hình thành hệ thồng quan hệ giữa DN và đối tác.

Nếu nói tái cấu trúc thì có vẻ hơi to tát, dễ bị hiểu là công việc của riêng nhà nước. Nhưng mỗi DN cần nhìn nhận đây là chuyện của chính mình, là điều kiện để DN có thể tồn tại và cạnh tranh. 5 năm nữa nếu ta không thay đổi thì ta sẽ là người bị loại ra khỏi cuộc chơi cạnh tranh.

Ông Trần Đình Thiên: Một trong những điểm yếu của DN VN là năng lực hội nhập rất kém. Đồ cung cấp cho thế giới chỉ nằm dưới đáy của chuối giá trị gia tăng. FDI tăng nhưng không tham gia được bao nhiêu.

Nhập siêu nói lên rất nhiều chuyện. Đây là thời điểm phải nhận diện lại được trò chơi, nó rất khốc liệt và cần tạo ra năng lực. Nếu vẫn còn tư duy phát triển chộp giật thì ko được. Cần có kiến thức và tầm nhìn.

Bà Phạm Chi Lan: Nói như thế để trách móc DN thì có lý ở một khía cạnh nào đó nhưng thực ra nhưng tôi tán đồng với câu nói của ông Vũ Quốc Tuấn - chủ tịch hiệp hội DN VN: Thể chế nào, DN nấy. DN hiện nay không hội nhập được thì mình phải xem lại thể chế, xem lại môi trường kinh doanh mình tạo ra như thế nào, khuyến khích cái gì và không khuyến khích cái gì. Ví dụ nói khuyến khích CN phụ trợ nhưng tại sao suốt 10 năm trời vẫn chưa phát triển được, vẫn phải làm gia công. Đấy là vấn đề cả phía thể chế cần xem xét chứ không phải chỉ có DN có lỗi.

Nguồn: www.vef.vn

1 comment:

  1. Hello !

    Have a wonderful WEEKEND!

    Do You like it the music ?

    It's a my song, I'm the songwriter!

    Üdv: László

    Here is the english songtext!

    CHILLY WINDS (HIDEG SZÉL)

    Chilly winds are rustling on my door
    There's a twilight in my room.
    An old song is playing from Adamo,
    Saying farwell to you.

    Remembrance of the good old days
    Already has gone away,
    I'm in pain of delusion,
    But I'm still in love with you.

    After all these hours have gone away
    Rememberances fly away
    I don't want you to love any more, still
    Have been waiting for you.

    Chilly winds are rustling on my door
    There's a twilight in my room.
    An old song is playing from Adamo,
    Saying farwell to you.

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...