Sunday 16 October 2011

535.Món súp Tàu chua ngọt của bà Clinton

Nguồn: anhbasam's: Bài viết mới đây của bà Hillary Clinton về vai trò của Mỹ ở châu Á, đã khẳng định rõ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ở lại đó và Trung Quốc không thể làm gì được về điều này.

Trong một bài viết đăng tải trên báo Foreign Policy sáng sớm ngày 12 tháng 10, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, đã giải thích rõ chính sách của Washington đối với châu Á. Mặc dù việc cụ thể hóa chính sách này có vẻ muộn màng, khi chính phủ Obama ở gần cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, bà Clinton đã làm hết sức mình trong việc mô tả và làm rõ các phần khác nhau về chính sách châu Á của Hoa Kỳ.

Các nhà hoạch định chính sách ngoại giao cấp cao tại Bắc Kinh là những người mong muốn được đọc bài này của bà Clinton nhiều nhất. Có nhiều khả năng [Bắc Kinh] sẽ không có phản ứng chính thức nào về tuyên bố của bà Clinton. Ít nhất về mặt hình thức, bà đã không công bố những sáng kiến ​​mới hoặc những thay đổi về chính sách. Lý do để bà Clinton công bố văn kiện vào lúc này, rõ ràng là để trấn an các nước đồng minh trong khu vực về việc Mỹ tiếp tục cam kết đối với khu vực này, bất chấp những khó khăn trong nước và sự gia tăng tình cảm theo chủ nghĩa biệt lập (*) ở Mỹ, và cũng để để gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc, rằng Washington sẽ duy trì chính sách hiện nay về sự cam kết nhiều hơn đối với Bắc Kinh.

Người ta suy đoán rằng, liệu có phải bà Clinton chọn thời điểm tuyên bố [chính sách] về châu Á vào lúc này, chuyến công du quan trọng của Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình (người sẽ trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào năm 2012) chính thức tới Washington vào tháng 11 sắp tới hay không.

Tuy nhiên, đọc kỹ tài liệu này chắc chắn [những nhà lãnh đạo] Bắc Kinh sẽ có những cảm xúc lẫn lộn. Các quan chức Trung Quốc sẽ đặc biệt chú ý đến bản tuyên bố chính sách châu Á của bà Clinton ở ba cấp độ.

Trung Quốc quan tâm nhiều nhất là phần nói về các mối quan hệ song phương. Có lẽ đây là phần họ sẽ cảm thấy hài lòng nhất. Bà Clinton không chỉ đặt việc đẩy mạnh quan hệ với các cường quốc mới trỗi dậy, gồm Trung Quốc, là thành phần có tầm quan trọng thứ hai trong chính sách, mà còn dành nhiều phần nhất trong bài của mình, khoảng một phần bảy bài, để nói về quan hệ Mỹ – Trung. (Để so sánh, phần nói về Ấn Độ chỉ có một đoạn, lại được gộp chung với Indonesia, khi bà đề cập đến các cường quốc mới trỗi dậy khác.) Thêm một lý do nữa khiến Bắc Kinh thích tuyên bố của bà Clinton là lời nói tích cực ở phần bà nói về quan hệ Mỹ – Trung. Dường như bà đã đi ra khỏi cách riêng của mình để nhấn mạnh những khía cạnh về quan hệ Mỹ – Trung, tích cực gia tăng sự hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, tâm trạng của các quan chức Trung Quốc chắc chắn sẽ trở nên chua xót hơn khi họ nghiên cứu những phần khác trong chiến lược châu Á của Hoa Kỳ ở cấp độ chính sách. Đặc biệt, họ sẽ mất bình tĩnh do các hành động có tính chính sách đường lối – tăng cường các liên minh an ninh song phương (được xem là phần quan trọng nhất trong chính sách của Mỹ), gia tăng sự hiện diện quân sự trên diện rộng (có nghĩa là tiếp tục nâng cấp và mở rộng hơn nữa khả năng quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương), và thúc đẩy các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Dưới cái nhìn của Bắc Kinh, những biện pháp này là phần xảo quyệt trong việc ngăn chặn mang tính chiến lược và có thể gây tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc, và phá hoại sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ðiều mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm có lẽ là trong tuyên bố của bà Clinton, thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ sớm triển khai tàu chiến duyên hải, công nghệ cao mới nhất của Hoa Kỳ tới Singapore. Ngoài ra, các dấu hiệu gần đây cho thấy sự tan băng ở Miến Điện và việc chính quyền quân sự nước này đột ngột hủy bỏ một dự án xây đập thủy điện trị giá 3 tỷ đô la, do Trung Quốc xây, nhành ô-liu của bà Clinton trao cho những người cầm quyền ở Miến Điện trong tuyên bố của bà rõ ràng sẽ làm cho Bắc Kinh tức giận. Bà Clinton tuyên bố cứng rắn về việc duy trì sự ổn định và tự do hàng hải ở biển Ðông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa), lặp lại điều mà bà đã nói một năm trước tại Hà Nội, chắc chắn cũng sẽ không được Bắc Kinh tiếp nhận. Nhiều quan chức Trung Quốc hiện đổ lỗi cho Mỹ về những căng thẳng leo thang ở biển Ðông.

Ngay cả các biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại sẽ không thoát khỏi sự soi mói của Bắc Kinh. Sáng kiến ​​đáng lo ngại nhất mà bà Clinton đề cập trong lĩnh vực này sẽ là các quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, khối tự do mậu dịch trong tương lai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Trung Quốc đã bị loại ra. Mặc dù sáng kiến ​​này của Mỹ hiện vẫn trong giai đoạn khái niệm, ý nghĩa chiến lược lâu dài của sáng kiến này có lẽ làm cho các quan chức Trung Quốc rất khó chịu để dự đoán.

Ở cấp độ chiến lược, cân nhắc tất cả các yếu tố đó nói trên, bản tuyên bố của bà Clinton sẽ được Bắc Kinh xem như một tuyên bố nữa về việc kiên quyết duy trì sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ  ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có lẽ đó là lý do tại sao bài viết có tiêu đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”. Thông điệp chiến lược gửi đến từng quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc là hết sức rõ ràng, đừng tính đến chuyện loại bỏ chúng tôi ra ngoài và thậm chí đừng nghĩ đến việc đẩy chúng tôi ra [khỏi khu vực].

Tự coi mình đương nhiên là là nước bá chủ trong khu vực và xem Hoa Kỳ là một siêu cường đang xuống dốc, có thể Trung Quốc không được hài lòng với sự quyết đoán mạnh bạo trong quyết tâm của Mỹ. Nhưng thực tế, Trung Quốc không thể làm được gì để thay đổi thực tế chiến lược nàỵ, kể cả hiện tại lẫn trong tương lai gần. Việc một cường quốc vượt trội như Hoa Kỳ ở lại châu Á không chỉ phụ thuộc vào khả năng tuyệt đối hoặc tương đối của Washington (vốn đang giảm sút), mà phụ thuộc vào vai trò duy nhất của Hoa Kỳ như là một lực lượng cân bằng chiến lược ở châu Á. Ở những nơi khác trên thế giới, Mỹ có thể gây sự phẫn nộ sâu sắc do sức mạnh và sự bành trướng đế quốc, nhưng ở châu Á, sự hiện diện của Mỹ được chào đón với vòng tay rộng mở. Lý do rất đơn giản: mặc dù có thể khó chịu với sự bá chủ của Hoa Kỳ, nhưng người châu Á luôn chọn Hoa Kỳ thay vì chọn bá quyền Trung Quốc.

Trừ khi Trung Quốc có thể làm một điều gì đó để thay đổi thực tế địa chính trị này ở châu Á, nếu không, Trung Quốc sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc học cách cùng tồn tại và phát triển dưới chiếc bóng lâu dài và vượt trội của Hoa Kỳ.

Tác giả: ông Minxin Pei là giáo sư về môn chính quyền tại Đại học Claremont McKenna ở California. Ông còn là tác giả của các quyển sách “Sự chuyển giao bị mắc kẹt của Trung Quốc: các giới hạn của nền chuyên chế phát triển” và ”Từ tự do đến Cách mạng: Sự chấm dứt của Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc và Liên bang Xô viết“.

Ghi chú:

(*) Ở Mỹ, hiện đang gia tăng xu hướng của những người theo chủ trương không can thiệp chuyện bên ngoài, một hệ quả có từ cuộc chiến Iraq và Afganistan và suy thoái kinh tế ở Mỹ.

Nguyễn Trùng Dương dịch từ The Diplomat


No comments:

Post a Comment

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...