HOAN CHÂU THÂM CUNG KÝ
Đoạn trường Hồ Thị
Nguồn: Thi An Nại Nghệ (Thắng Xòe)
Hồ Thị người ở làng Quỳnh, nức tiếng là "tay gừng lá nghệ". Phận hồng nhan nhưng Thị đã bộc lộ bản chất hơn người từ khi còn nhỏ. Nghe đâu cái thời mục đồng, Hồ Thị đã xưng là nữ tướng, đứng đầu gần 20 đứa đầu chỏm, sẵn sàng dàn trận với bọn nhãi ranh làng khác. Quân của Thị đã chiến là thắng, chưa một phen bại trận. Thị đã được đứng vào hàng thượng đẳng, làm đến chức Chánh ủy kiểm tra An Tĩnh, dưới một người trên ba triệu người. Nay, Thị đã hồi hưu, nhưng cái nhìn xa trông rộng, trong thiên hạ, thử hỏi bọn mày râu, mấy đứa bì kịp. Nhiều vị chức sắc, dẫu cũng đã hồi hưu nhưng khi nhắc đến Thị đều tỏ ta "tôn kính", nhiều người còn tỏ ra tiếc nuối: Giá còn lệ cũ, chắc bà ấy đã được bảng vàng châu phong: "Tiết hạnh khả nghi".
Lớn lên, bọn quần đùi như Phí Phục, Như Cường…cứ lo tầm chương tích cú, dăm bảy cái chữ Hán gọi là thánh hiền cho nặng bụng, Thị theo lối Tây học. Quắc mắt một cái, ra chiều coi phường dái lọ không ra gì, Thị li hương với nghề hóa nghiệm ấu học. Cũng lắc, cũng đong, Thị nổi như cồn ở Xưởng rượu bia An Tĩnh. Có bận, Bá Phong, Bí thư An Tĩnh đến thăm xưởng rượu, trong cơn mơ màng nửa tỉnh, nửa say, Bá Phong thấy con mẹ lắc rượu cũng hay hay, ít ra cũng gấp khối lần mẹ đĩ nhà mình, mấn sồi bạc phếch, lại thêm cái miệng bầm dập nhai trầu không ngớt. Được Bá Phong để ý, Hồ Thị ra chiều hơn hớn, đi đâu cũng cong cái mông đít lên để làm dáng. Tay xưởng trưởng bắt đầu cay mắt cho cái thói đĩ thỏa của thị, nhưng khốn thay, đã lọt mắt Bá Phong thì có ghét đào đổ cũng phải tỏ ra là quan tâm, quý mến. Thói đời khó ở, ghét của nào trời trao thứ nấy. Mấy lần Hồ Thị nhận ân sủng đi gặp Bá Phong thì liền có sắc phong cho chức Xưởng phó. Thằng cha xưởng trưởng như ngậm phải mồm máu mà không ói ra được. Hắn cũng từng lên voi, xuống chó đã lắm, nhưng lần này là cay nhất trong đời. Nghe đâu, cục hận này cứ lớn dần, lớn dần trong phế quản tay xưởng trưởng, đến nỗi chẹn ngang họng, rồi y thăng sau đó ít lâu.
Lại nói về Hồ Thị, sau khi được giữ chức xưởng phó, thị không còn coi ai ra gì, hễ có ý trái tai là lập tức đập bàn. Đã thế lại thêm cả chứng thù vặt. Vì vậy mà ở xưởng rượu lúc bấy giờ, ai nấy đều câm như hến. Năm đó, nhà sản mở hội lớn (5 năm một lần). Chưa ai hiểu ra chuyện gì, phắt cái, Hồ Thị tót lên chiếu trên chễm chệ. Mấy vị cao niên, tiền nhiệm ú ú ớ ớ, định phản ứng liền bị cho là thủ cựu, phân biệt đối xử…Thế là cũng đành ngậm miệng cho xong. Biết vậy, ngoài mặt thị cố tỏ ra yểu điệu thục nữ nhưng trong bụng thì cứ hằm hè: "Mày râu gì chúng nó, đà này, không lâu đâu, mụ cho chúng mày đội váy mà xem. Chúng mày còn nhục hơn cả cái tay Hàn Tín gì gì đó bên Tàu, phải chui háng anh hàng thịt, nghe chửa". Hội sản năm đó, Hồ Thị được thăng hàm sản viên, làm phó ban, chuyên coi việc bổ nhiệm chức sắc cho các địa phương. Mấy tay bép xép ở cửa quan nghe tin liền thất kinh, đêm đêm sau đó, tư dinh Hồ Thị rầm rập người đến thưa chuyện, cậy nhờ.
Dẫu thuộc câu "xuất giá tòng phu", nhưng Hồ Thị là người hiếu đễ, lúc nào cũng nghĩ về tông miếu nhà mình. Cùng thời, khối người khen thị nức tiếng. Đêm đêm, Hồ Thị thường hay than vãn, có bận ngồi độc thoại, bọn sai nha nghe được như sau: "Mọi việc ta đều thuận buồm xuôi gió, mới ngày nào còn ở lổ mò cua mà nay đã đứng vào hàng tiền hô hậu ủng. Hiềm một nỗi, thằng em trai tên Hồ Quang đang ở phương xa, chưa có dịp để chị em sớm tối có nhau. Khổ thân cậu em ta, sinh ra mắc chứng yểu, lớn lên gặp vận tàn, tính tình lại ngớ ngớ, ngẩn ngẩn, bọn nhãi ranh cùng tuổi, xưa cứ chọc nó là Quang đầu đất. Đánh chúng thì nó mới bớt cho một chữ "đầu", từ đó nó đè cổ ra mà gọi Quang đất. Bằng mọi giá phải cho cậu ấy về đây mới được. Thôi cứ về làm tôi tớ đã rồi tính, ta chắc chắn tiến cao, cậu ấy chắc chắn được trọng dụng. Đoạn thị vén váy gãi gãi mấy cái, rồi tiếp: "Thời này cần gì tài cán, có đôi ba lạng, việc gì cũng xong". Nói rồi, thị nhìn xuống phía dưới, xấu hổ nở một nụ cười xem chừng… mãn nguyện.
Hội sản giữa mùa, Bá Phong tuy đã cao tuổi nhưng trước khi hồi hưu cũng đã kịp lót ổ, cho Thị giữ chức Chánh ủy kiểm tra. Với chức vụ này, Hồ Thị chỉ dưới một người, trên ba triệu người. Mùa Xuân năm Ất Dậu, thấy Lê bí thư chạy được chức Thượng thư Bộ Lễ, Hồ Thị ít nhiều có tư thù nên nhân dịp này tung quân đi thám thính những sai phạm của Lê, định bụng cho tay tân thượng thư bài học. Họ Lê khi rời Nghệ ra đi, dân gian cũng có thơ tống tiễn:
"Ra đi lần này là vĩnh biệt.
Nghĩa địa quê nhà vắng tên anh".
Số là, có mấy mẫu ruộng vốn xưa kia là đất nhà dòng, thuộc xứ Cầu Rầm. Đùng cái, "bịt mắt bắt dê" thế nào mà bọn đại gia, doanh nghiệp cáo yết lập dự án dự iếc rùm beng. Đã mấy lần dân có đạo vây kín công đường để đòi lại đất này. Thị tin rằng, Lê bí thư là đầu sỏ trong vụ giấu diếm này đây. Đáng tiếc cho thị, sai nha về báo, họ Lê không hề hay biết về mấy mẫu ruộng trên, mà sự việc từ đầu chí cuối là do một tay Trung Hòa Thân lúc bấy giờ đang là tỉnh trưởng An Tĩnh dàn dựng. Trung Hòa Thân vốn là tay kỹ nông, làm trưởng trạm giống ở huyện Yên, chó ngáp táp ruồi thế nào mà y lại vào được tỉnh rồi lươn lẹo làm đến chức tỉnh trưởng, rồi bí thư An Tĩnh, được nửa mùa thì bị phế. Tay này trán bóng, người lùn, bụng to. Y phục lại thường hay bỏ áo vào quần, trông giống như con ếch bị trói bằng dây rạ (chạc tóoc) mà mấy bà thợ gặt treo ở đầu đòn gánh, bụng phềnh to ra. Dân huyện Yên ví Trung Hòa Thân giống như con ếch mà buộc chạc tooc, là vậy. Rồi cũng do y lùn tịt nên dân gian gọi cho thân thuộc là: Trung lùn. Sau khi bị phế dân gian có thơ, rằng:
Khen cho trạm giống Y..T
Moi đâu ra được B..ờ T..hờ như anh
Đường vô xứ Nghệ loanh quanh
Anh ra Hà Nội làm phò ban Dân (phó ban dân vận).
Mấy mẫu ruộng nhà dòng Cầu Rầm là do Trung lùn trộm ký, bán cho một thương gia đâu tận trong Chợ Lớn, chợ bé gì đó. Theo định giá thì tài sản trên đất là gần 20 tỷ nhưng Trung chỉ ký bán đâu hơn mức 3 tỷ một chút. Mà Trung Hòa Thân dịp hội sản này sẽ thăng chức bí thư. Hồ Thị nghe vậy, buồn mất mấy ngày, vậy là thù riêng không trả kịp. Nhưng như đã nói, Thị là người nhìn xa, trông rộng, nên nỗi buồn thì ngắn mà niềm vui lại dài. Đêm ấy mùa đông, ngoài trời căm căm gió thổi, thị mặc một chiếc áo mỏng, không vận xu chiêng mà chẳng hay giá lạnh. Lòng thị đang phấn chấn, cơ hội trời cho để giúp vợ chồng cậu em trở thành sản ủy, có thế thì mới mong làm quan đầu ty. Thằng lùn này có ba đầu sáu tay cũng dám không tuân thủ, trễ việc là thị cho nó bị trảm về vụ bán đất nhà dòng như chơi. Thị lẩm bẩm: "Không trả được thù riêng nhưng lại làm được lợi riêng. Bỏ thù, nạp lợi, há chẳng phải là khôn ngoan lắm ru". Vừa nói, thị vừa lật lật mấy tờ giấy được cho hồ sơ vụ bán chác của Trung Hòa Thân: "Hội sản năm nay, cả hai vợ chồng cậu em ta phải vào ngay sản ủy, và đều phải được giữ chức đầu ty". Rồi như một diễn viên Kinh kịch có hạng, Thị cầm nắm hồ sơ huơ huơ mấy vòng trên đầu, ra vẻ: Hỡi ba quân, tướng sỹ…
Đúng như lời tự sự của Hồ Thị, hội sản năm đó, cả hai vợ chồng Quang đầu đất cùng được Trung Hòa Thân tiến cử, và cùng giữ chức đầu ty. Ai cũng biết vụ đổi chác thô thiển ấy, nhưng rồi chẳng ai dại gì mở miệng, lại bị gán cho tội kích động, diễn biến… Và cũng từ đó, có ai lỡ mồm gọi Quang đất đều đính chính lại ngay: Là do anh ấy hiền lành như cục đất.
Hồ Thị hồi hưu, trước miếu đường kính bái tổ tiên rằng: Đã làm được việc mà khối đứa hàm én mày ngài rõ dãi cả mấy đời, huy động cả cửu tộc cũng không làm được. Duy chỉ có cậu Hồ Quang đã là người đứng đầu ty 4 T mà đi đâu cũng bị rủa là phường vô lại. Cái danh xưng Quang đất lại xuất hiện đều đều. Hồ Thị lòng buồn lắm, nhưng thời thế đã vậy, chúng nó cũng làm thế cả. Cố đấm ăn xôi, há chẳng phải cũng là kế sách đấy sao?.
Người đương thời có thơ, rằng:
"…Ồ ạt xuống đường các tập đoàn quân
Buôn hàng lậu
Buôn quan
Buôn thánh thần, buôn thuốc
Quyền lực bày ra đấu giá giữa công đường…"
(Nguyễn Duy - Nhìn từ xa Tổ quốc)
No comments:
Post a Comment
Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"