Thursday, 6 October 2011

529. Tranh chấp Biển Đông trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc: Đa phương và Song phương

Tranh chấp Biển Đông trong quan hệ ASEAN và Trung Quốc: Đa phương và Song phương

Nguon: Quy nghien cuu Bien Dong's ừ việc phân tích tổng hợp các nhân tố dẫn đến căng thẳng và kéo dài trong tranh chấp Biển Đông, TS. Aileen S.P Baviera , Đại học Philippines đề cập đến các giải pháp: song phương, đa phương, hợp tác về an ninh hàng hải nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp Biển Đông, trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò tiếp cận đa phương.

 

Những sự kiện gần đây đã thu hút sự chú ý đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - một vùng biển mà căng thẳng đang ngày càng leo thang và có khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự  giữa các bên yêu sách đối địch nhau, đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. Trong khi trước đó, nhiều nước yêu sách đã từng thực hiện những hành động đơn phương riêng lẻ mà được giải thích là việc khẳng định chủ quyền (bao gồm thông qua các luật liên quan đến lãnh thổ và các vùng biển, các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, và các nỗ lực ngăn chặn hoạt động tương tự của các quốc gia khác), thì vòng căng thẳng mới nhất lại liên quan đến nhiều nhân tố đáng lo ngại.

Những nhân tố mới trong tranh chấp

Đầu tiên, và trước hết là việc Trung Quốc tăng cường sử dụng quân sự, bán quân sự hay các cơ quan thực thi pháp luật nhằm khẳng định chủ quyền tại các khu vực tranh chấp thể hiện trong bản đồ Đường đứt khúc chín đoạn, đặc biệt tại các khu vực gần bờ biển của các quốc gia duyên hải. Điều này cần phải được hiểu trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường năng lực của mình và thể hiện rõ ý định triển khai sức mạnh hải quân tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc gần đây đã đệ trình bản đồ thể hiện chính thức yêu sách của mình với Liên Hợp Quốc (như là một phần trong công hàm phản đối của nước này chống lại một đệ trình chung của Việt Nam - Malaysia về giới hạn thềm lục địa tại Biển Đông).

Thứ hai là sự thất bại cho đến nay của ngoại giao đa phương ở khu vực giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc tiến tới thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác hay cấp bách hơn nữa, là trong việc nhất trí các giải pháp tránh xung đột và các quy định ứng xử khác trong khu vực tranh chấp.

Thứ ba là sự không chắc chắn về quỹ đạo của quan hệ các cường quốc, trong một môi trường mà sự nổi lên của Trung Quốc đang diễn ra giữa lúc kinh tế Mỹ đang suy giảm và các mối quan tâm của Mỹ thì đang ở các nơi khác trên thế giới (mặc dù chính quyền Obama đã tuyên bố dự định vẫn duy trì quyền lực ở Thái Bình Dương).

Các yếu tố này hợp lại dường như đã làm thay đổi cục diện của các tranh chấp lãnh thổ theo những cách khác nhau. Đang có một sự chuyển trọng tâm trong các nỗ lực quản lý xung đột từ việc xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN và tìm kiếm công thức cho việc hợp tác tài nguyên sang (1) nhu cầu phải làm rõ chính xác phạm vi và các căn cứ pháp lý của các yêu sách tương ứng, cũng như bản chất của các bộ luật và các cơ chế có thể áp dụng trong các vùng biển xung quanh; (2) làm thế nào để ngăn chặn sự bùng nổ chiến tranh vũ trang và một cuộc chạy đua vũ trang lâu dài giữa các bên yêu sách đối địch, và (3) vấn đề liệu việc đưa Mỹ vào làm đối trọng với Trung Quốc là hữu ích hay gây nguy hại đến tiến trình ngoại giao giữa ASEAN - Trung Quốc về vấn đề này.

Bề ngoài của cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc

Như đã được tranh luận từ lâu, tranh chấp Biển Đông là một phép thử về thái độ và hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng nhỏ hơn với tư cách cường quốc mới nhất và lớn nhất của khu vực. Quan điểm cứng rắn và sự phô trương sức mạnh quân sự gần đây của Trung Quốc diễn ra sau một thời gian khá dài các mối quan hệ và hợp tác song phương cũng như đa phương với các nước Đông Nam Á khá suôn sẻ, từ đó gửi đi các tín hiệu lẫn lộn tới các láng giềng và làm xuất hiện mâu thuẫn với Khái niệm An ninh Mới mà nước này đang cố gắng thể hiện. Đồng thời, quan ngại của Mỹ về những gì mà nước này cho là thiếu minh bạch trong hiện đại hoá quân đội Trung Quốc nói chung, và khả năng chống can thiệp và phong tỏa khu vực (anti-access area-denial  capability) nói riêng của Trung Quốc, cộng hưởng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Sự phát triển căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam và ý định triển khai các nhóm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc là những điểm đáng chú ý đặc biệt.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

TS. Aileen San Pablo

Hồng Nhung (dịch)

Quang Hưng (hiệu đính)

Tham luận của TS. Aileen San Pablo-Baviera, Đại học Philippines tại Hội thảo “Biển Đông: Hướng tới một khu vực Hòa bình, Hợp tác và Tiến bộ - The South China Sea: Toward a Region of Peace, Cooperation, and Progress” do Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ đối ngoại Philippines tổ chức tại Manila, Philippines 5 – 6 tháng 7 năm 2011.

Bản gốc tiếng Anh “The South China Sea Territorial Disputes in ASEAN-China Relations


1 comment:

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...