Tuesday 31 May 2011

443.PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH THIỆT HẠI TRONG LUẬT DÂN SỰ

Căn cứ Điều 604 của Bộ Luật Dân Sự, Điều 79 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự và các Điều khoản khác được quy định trong 2 Bộ Luật này, khi muốn tố cáo ai đó gây thiệt hại cho bạn, thì trước nhất bạn cần phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

Nghĩa vụ chứng minh là nghĩa vụ của người tố cáo (gọi là nguyên đơn nếu bạn khởi kiện ra Tòa) chớ không phải nghĩa vụ của người bị tố cáo (gọi là bị đơn nếu ai đó bị bên kia khởi kiện ra Tòa). Người bị tố cáo có quyền phản tố (nhưng không phải nghĩa vụ) đối với người tố cáo.

Luật quy định bạn bắt buộc phải chứng minh: Có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi.

Trong quan hệ dân sự, có rất nhiều loại quan hệ quy định bồi thường thiệt hại. Ở đây, tôi chỉ ví dụ một trường hợp cụ thể về hợp đồng kinh tế để người đọc dễ hiểu.

Bạn tố cáo một người nào đó (tạm gọi là Người Thứ 3) làm cho bạn bị đối tác hủy hợp đồng kinh tế, gây ra thiệt hại cho bạn thì bạn phải chứng minh:


1- Có thiệt hại thực tế xảy ra:

- Bạn phải xuất trình (cung cấp) hợp đồng kinh tế (hợp pháp) bằng văn bản.

Một hợp đồng kinh tế được coi là hợp pháp bắt buộc phải có những yếu tố:

Về chủ thể hợp đồng: Phải có họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc số an sinh xã hội), quốc tịch, số tài khoản ngân hàng (nếu có) của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Tên pháp nhân, giấy phép thành lập pháp nhân, người đại diện pháp nhân nếu bên ký hợp đồng là công ty, tổ chức.

Về nội dung hợp đồng: không được trái pháp luật Việt Nam hiện hành hoặc trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội Việt Nam. Hợp đồng thỏa thuận kinh doanh, mua bán về cái gì phải ghi cụ thể tên gọi chủng loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn… của hàng hóa đó. Giá cả, phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, L/C…, ngày giờ thanh toán, thanh toán nhiều lần, một lần, địa điểm thanh toán), tổng trị giá hợp đồng. Phương thức giao nhận hàng hóa (giao một lần, giao nhiều lần, thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận, ai đại diện giao nhận…). Quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Điều kiện để thanh lý hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng và bồi thường hợp đồng. Cơ quan nào hai bên đồng ý sẽ yêu cầu giải quyết nếu có tranh chấp hợp đồng xảy ra mà hai bên không tự thỏa thuận được (ghi cụ thể tên của Trọng Tài Kinh Tế, Tòa án hay một cơ quan chuyên môn nào đó về kinh tế của một địa phương hay cấp quản lý hành chính trong nước hoặc nước ngoài nếu đối tác là người nước ngoài).

- Hợp đồng phải được công chứng (hoặc chứng thực) của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài (nếu đối tác là người nước ngoài).

- Về quá trình thực hiện hợp đồng: Bạn phải chứng minh hợp đồng đã thực hiện bằng các loại giấy tờ. Ví dụ: Hóa đơn (hoặc phiếu gởi bưu kiện) giao nhận hàng hóa, hóa đơn (hoặc thư chuyển tiền) thanh toán tiền… phù hợp với nội dung hợp đồng. Không chấp nhận hợp đồng ghi hàng hóa là tên (loại) A nhưng chứng từ giao nhận và thanh toán là tên (loại) hàng hóa B. Giấy tờ chứng minh hợp đồng đang thực hiện bị đối tác ngưng hợp đồng (công văn, thư, điện tín, mail… đề nghị ngưng).

Trong trường hợp bạn cho rằng đây là hợp đồng miệng (không có văn bản hợp đồng) thì vẫn phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng để chứng minh hợp đồng kinh tế đó là có thật.

- Về thiệt hại: Bạn phải chứng minh thiệt hại xảy ra cụ thể là bao nhiêu tiền? Ví dụ: Mất bao nhiêu tiền lãi, mất chi phí vận chuyển, hàng sản xuất ra tồn kho không bán được do bị hủy hợp đồng, bồi thường hợp đồng bao nhiêu, v.v…?

Trường hợp đối tác của bạn là người nước ngoài thì bạn càng dễ dàng cung cấp chứng cứ bởi lẽ hệ thống pháp luật nước ngoài minh bạch, không có chuyện đương sự nước ngoài cấu kết với cơ quan Nhà nước làm giả giấy tờ. Bạn phải cung cấp rõ đối tác nước ngoài họ tên, địa chỉ, tên công ty (tổ chức), tài khoản ngân hàng của họ.

- Hợp đồng này phải có trước khi hành vi của người thứ 3 xảy ra.

2- Phải có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3:

Bạn phải chứng minh người thứ 3 đã thực hiện hành vi gì gây thiệt hại cho bạn một cách rõ ràng, cụ thể. Người đó đã làm gì, ở đâu, thời gian nào, có ai biết? (Vật chứng, nhân chứng)

3- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra:

Bạn phải chứng minh hành vi của người thứ 3 là nguyên nhân gây thiệt hại cho bạn, hoặc ngược lại, thiệt hại của bạn là kết quả của hành vi người thứ 3 thực hiện.

Ví dụ: Trong văn thư của đối tác của bạn từ chối thực hiện tiếp hợp đồng đã ghi rõ: Vì ông (bà) A, B, C gì đó (người thứ 3) đã làm cái gì, cái gì… ảnh hưởng đến chúng tôi, làm cho chúng tôi thấy không thể tiếp tục hợp đồng số… ngày tháng năm… với ông (bà).

4- Người thứ 3 gây thiệt hại có lỗi:

Hành vi của người thứ 3 phải có lỗi, tức trái pháp luật, nghĩa là hành vi vi phạm đó được quy định cụ thể tại điều nào, khoản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong trường hợp pháp luật quy định không cần yếu tố lỗi thì pháp luật cũng quy định chi tiết, cụ thể là hành vi nào trong một văn bản pháp luật cụ thể, chớ không nói một cách chung chung.

Nếu bạn không chứng minh được những vấn đề trên mà bạn chỉ nói khơi khơi thì người khác có quyền cho rằng bạn đặt điều vu cáo, bạn đang tiếp tay cho thế lực sự dữ nhằm vào mục đích nào đó không trong sáng. Người bị bạn vu cáo có quyền khởi kiện bạn ra Tòa đòi bồi thường thiệt hại về danh dự hoặc tố cáo bạn đến cơ quan tố tụng là bạn đã vi phạm Điều 121 hoặc 122 Bộ Luật Hình Sự.

Một trang mẫu Hợp đồng mua bán

Căn cứ Điều 604 của Bộ Luật Dân Sự, Điều 79 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự và các Điều khoản khác được quy định trong 2 Bộ Luật này, khi muốn tố cáo ai đó gây thiệt hại cho bạn, thì trước nhất bạn cần phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

Nghĩa vụ chứng minh là nghĩa vụ của người tố cáo (gọi là nguyên đơn nếu bạn khởi kiện ra Tòa) chớ không phải nghĩa vụ của người bị tố cáo (gọi là bị đơn nếu ai đó bị bên kia khởi kiện ra Tòa). Người bị tố cáo có quyền phản tố (nhưng không phải nghĩa vụ) đối với người tố cáo.

Luật quy định bạn bắt buộc phải chứng minh: Có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi.

Trong quan hệ dân sự, có rất nhiều loại quan hệ quy định bồi thường thiệt hại. Ở đây, tôi chỉ ví dụ một trường hợp cụ thể về hợp đồng kinh tế để người đọc dễ hiểu.

Bạn tố cáo một người nào đó (tạm gọi là Người Thứ 3) làm cho bạn bị đối tác hủy hợp đồng kinh tế, gây ra thiệt hại cho bạn thì bạn phải chứng minh:

1- Có thiệt hại thực tế xảy ra:

- Bạn phải xuất trình (cung cấp) hợp đồng kinh tế (hợp pháp) bằng văn bản.

Một hợp đồng kinh tế được coi là hợp pháp bắt buộc phải có những yếu tố:

Về chủ thể hợp đồng: Phải có họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc số an sinh xã hội), quốc tịch, số tài khoản ngân hàng (nếu có) của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Tên pháp nhân, giấy phép thành lập pháp nhân, người đại diện pháp nhân nếu bên ký hợp đồng là công ty, tổ chức.

Về nội dung hợp đồng: không được trái pháp luật Việt Nam hiện hành hoặc trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội Việt Nam. Hợp đồng thỏa thuận kinh doanh, mua bán về cái gì phải ghi cụ thể tên gọi chủng loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn… của hàng hóa đó. Giá cả, phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, L/C…, ngày giờ thanh toán, thanh toán nhiều lần, một lần, địa điểm thanh toán), tổng trị giá hợp đồng. Phương thức giao nhận hàng hóa (giao một lần, giao nhiều lần, thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận, ai đại diện giao nhận…). Quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Điều kiện để thanh lý hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng và bồi thường hợp đồng. Cơ quan nào hai bên đồng ý sẽ yêu cầu giải quyết nếu có tranh chấp hợp đồng xảy ra mà hai bên không tự thỏa thuận được (ghi cụ thể tên của Trọng Tài Kinh Tế, Tòa án hay một cơ quan chuyên môn nào đó về kinh tế của một địa phương hay cấp quản lý hành chính trong nước hoặc nước ngoài nếu đối tác là người nước ngoài).

- Hợp đồng phải được công chứng (hoặc chứng thực) của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài (nếu đối tác là người nước ngoài).

- Về quá trình thực hiện hợp đồng: Bạn phải chứng minh hợp đồng đã thực hiện bằng các loại giấy tờ. Ví dụ: Hóa đơn (hoặc phiếu gởi bưu kiện) giao nhận hàng hóa, hóa đơn (hoặc thư chuyển tiền) thanh toán tiền… phù hợp với nội dung hợp đồng. Không chấp nhận hợp đồng ghi hàng hóa là tên (loại) A nhưng chứng từ giao nhận và thanh toán là tên (loại) hàng hóa B. Giấy tờ chứng minh hợp đồng đang thực hiện bị đối tác ngưng hợp đồng (công văn, thư, điện tín, mail… đề nghị ngưng).

Trong trường hợp bạn cho rằng đây là hợp đồng miệng (không có văn bản hợp đồng) thì vẫn phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng để chứng minh hợp đồng kinh tế đó là có thật.

- Về thiệt hại: Bạn phải chứng minh thiệt hại xảy ra cụ thể là bao nhiêu tiền? Ví dụ: Mất bao nhiêu tiền lãi, mất chi phí vận chuyển, hàng sản xuất ra tồn kho không bán được do bị hủy hợp đồng, bồi thường hợp đồng bao nhiêu, v.v…?

Trường hợp đối tác của bạn là người nước ngoài thì bạn càng dễ dàng cung cấp chứng cứ bởi lẽ hệ thống pháp luật nước ngoài minh bạch, không có chuyện đương sự nước ngoài cấu kết với cơ quan Nhà nước làm giả giấy tờ. Bạn phải cung cấp rõ đối tác nước ngoài họ tên, địa chỉ, tên công ty (tổ chức), tài khoản ngân hàng của họ.

- Hợp đồng này phải có trước khi hành vi của người thứ 3 xảy ra.

2- Phải có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3:

Bạn phải chứng minh người thứ 3 đã thực hiện hành vi gì gây thiệt hại cho bạn một cách rõ ràng, cụ thể. Người đó đã làm gì, ở đâu, thời gian nào, có ai biết? (Vật chứng, nhân chứng)

3- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra:

Bạn phải chứng minh hành vi của người thứ 3 là nguyên nhân gây thiệt hại cho bạn, hoặc ngược lại, thiệt hại của bạn là kết quả của hành vi người thứ 3 thực hiện.

Ví dụ: Trong văn thư của đối tác của bạn từ chối thực hiện tiếp hợp đồng đã ghi rõ: Vì ông (bà) A, B, C gì đó (người thứ 3) đã làm cái gì, cái gì… ảnh hưởng đến chúng tôi, làm cho chúng tôi thấy không thể tiếp tục hợp đồng số… ngày tháng năm… với ông (bà).

4- Người thứ 3 gây thiệt hại có lỗi:

Hành vi của người thứ 3 phải có lỗi, tức trái pháp luật, nghĩa là hành vi vi phạm đó được quy định cụ thể tại điều nào, khoản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong trường hợp pháp luật quy định không cần yếu tố lỗi thì pháp luật cũng quy định chi tiết, cụ thể là hành vi nào trong một văn bản pháp luật cụ thể, chớ không nói một cách chung chung.

Nếu bạn không chứng minh được những vấn đề trên mà bạn chỉ nói khơi khơi thì người khác có quyền cho rằng bạn đặt điều vu cáo, bạn đang tiếp tay cho thế lực sự dữ nhằm vào mục đích nào đó không trong sáng. Người bị bạn vu cáo có quyền khởi kiện bạn ra Tòa đòi bồi thường thiệt hại về danh dự hoặc tố cáo bạn đến cơ quan tố tụng là bạn đã vi phạm Điều 121 hoặc 122 Bộ Luật Hình Sự.

Tạ Phong Tần

_____________

Phần tham khảo:

Bộ Luật Dân Sự:

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự:

Điều 79. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

3. Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Bộ Luật Hình Sự:

Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 122. Tội vu khống

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


Nguồn: Ms Tần' Blog

Ms Tần' Wordpress

10 comments:

  1. ừh ? Có gì không Tóc Gió ? Tính rủ T đi cafe sáng àh :) hi hi. Have nice day ahead

    ReplyDelete
  2. tui sắp đi xa, sẽ ko gặp 1 thời gian rất dài...

    ReplyDelete
  3. Hôm nay online sớm thế ? Blog thì nhiều, nhưng kiếm 1 cái ra cùng style để để đọc thì khó thiệt ! Lại sắp mất thêm 1 favorite blogger nữa rồi !! Mà đi đâu thế ? Dài là bao lâu ? Đi nước ngoài àh ?

    ReplyDelete
  4. Nếu zô tận thì chỉ có thể là hoặc đi nước ngoài hoặc bỏ cuộc hơi thôi !! Haizza, Tiếc nhỉ...............

    ReplyDelete
  5. Tui giờ đây, như là chim rã rời cánh biết bay phương trời nao??? (Biết bài này ko, I like it)

    ReplyDelete
  6. Nghe sao đầy vẻ chán chường, lạc lối, muốn "buông" tất cả vậy ? Cố lên, phia trước là bầu trời !!

    ReplyDelete
  7. ờ, sao có lúc thấy...wải đạn wá...Mệt nhoài!!!

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...