Tuesday, 31 May 2011

444.Mắt đói ở rừng

- Đôi mắt trẻ nhỏ miền tây Nghệ An như ám ảnh, lúc lại khắc khoải khao khát một cái gì đó mông lung. Sâu sắc nhất vẫn là  đôi mắt đói: Đói ăn, đói chữ, đói về tinh thần như bám riết!

Về những huyện miền tây xứ Nghệ như Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông… không còn phải khắc khổ. Chí ít nhiều nơi đã có bóng dáng ô tô, xe máy chạy ì ạch. Văn hóa giao thông đã xâm chiếm những vùng đất ở rừng.


Nhưng ở đó vẫn còn bóng dáng của trẻ thơ với thiếu thốn đủ thứ. Nhìn những ánh mắt các em, lữ khách không khỏi xót xa…
 
Thương quá  Phò Y Xờm ơi! (hơn 3 tuổi  ở bản Nha Nang-Mường Ải-Kỳ  Sơn)
Phò Y Xờm hơn 3 tuổi ở bản Nha Nang - Mường Ải - Kỳ Sơn
Cơm đâu mẹ ơi?
Cơm đâu mẹ ơi?
Sướng quá có cơm trắng ăn rồi!
Sướng quá có cơm trắng ăn rồi!
Chân  ơi tội quá!
Chân ơi tội quá!
Con có xôi ăn rồi!
Con có xôi ăn rồi!
Giấc ngủ non
Giấc ngủ non
Cháu muốn được đi học (Cháu bé  ở bản Huồi Sơn - Xã Tam Hợp - Tương Dương)
Cháu muốn được đi học (Cháu bé ở bản Huồi Sơn - Xã Tam Hợp - Tương Dương)
Có  quả rừng là sướng
Có quả rừng là sướng
cho cháu chụp ảnh với
Cho cháu chụp ảnh với
Canh em để mẹ lên rẫy (Những đứa trẻ dân tộc Đan Lai ở huyện Con Cuông
Canh em để mẹ lên rẫy (Những đứa trẻ dân tộc Đan Lai ở huyện Con Cuông
Ngóng mẹ!
Ngóng mẹ
Cổng trường vẫn là  ước mơ của nhiều  đứa trẻ
Cổng trường vẫn là ước mơ của nhiều đứa trẻ


Trọng Đức

443.PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH THIỆT HẠI TRONG LUẬT DÂN SỰ

Căn cứ Điều 604 của Bộ Luật Dân Sự, Điều 79 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự và các Điều khoản khác được quy định trong 2 Bộ Luật này, khi muốn tố cáo ai đó gây thiệt hại cho bạn, thì trước nhất bạn cần phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

Nghĩa vụ chứng minh là nghĩa vụ của người tố cáo (gọi là nguyên đơn nếu bạn khởi kiện ra Tòa) chớ không phải nghĩa vụ của người bị tố cáo (gọi là bị đơn nếu ai đó bị bên kia khởi kiện ra Tòa). Người bị tố cáo có quyền phản tố (nhưng không phải nghĩa vụ) đối với người tố cáo.

Luật quy định bạn bắt buộc phải chứng minh: Có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi.

Trong quan hệ dân sự, có rất nhiều loại quan hệ quy định bồi thường thiệt hại. Ở đây, tôi chỉ ví dụ một trường hợp cụ thể về hợp đồng kinh tế để người đọc dễ hiểu.

Bạn tố cáo một người nào đó (tạm gọi là Người Thứ 3) làm cho bạn bị đối tác hủy hợp đồng kinh tế, gây ra thiệt hại cho bạn thì bạn phải chứng minh:


1- Có thiệt hại thực tế xảy ra:

- Bạn phải xuất trình (cung cấp) hợp đồng kinh tế (hợp pháp) bằng văn bản.

Một hợp đồng kinh tế được coi là hợp pháp bắt buộc phải có những yếu tố:

Về chủ thể hợp đồng: Phải có họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc số an sinh xã hội), quốc tịch, số tài khoản ngân hàng (nếu có) của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Tên pháp nhân, giấy phép thành lập pháp nhân, người đại diện pháp nhân nếu bên ký hợp đồng là công ty, tổ chức.

Về nội dung hợp đồng: không được trái pháp luật Việt Nam hiện hành hoặc trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội Việt Nam. Hợp đồng thỏa thuận kinh doanh, mua bán về cái gì phải ghi cụ thể tên gọi chủng loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn… của hàng hóa đó. Giá cả, phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, L/C…, ngày giờ thanh toán, thanh toán nhiều lần, một lần, địa điểm thanh toán), tổng trị giá hợp đồng. Phương thức giao nhận hàng hóa (giao một lần, giao nhiều lần, thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận, ai đại diện giao nhận…). Quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Điều kiện để thanh lý hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng và bồi thường hợp đồng. Cơ quan nào hai bên đồng ý sẽ yêu cầu giải quyết nếu có tranh chấp hợp đồng xảy ra mà hai bên không tự thỏa thuận được (ghi cụ thể tên của Trọng Tài Kinh Tế, Tòa án hay một cơ quan chuyên môn nào đó về kinh tế của một địa phương hay cấp quản lý hành chính trong nước hoặc nước ngoài nếu đối tác là người nước ngoài).

- Hợp đồng phải được công chứng (hoặc chứng thực) của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài (nếu đối tác là người nước ngoài).

- Về quá trình thực hiện hợp đồng: Bạn phải chứng minh hợp đồng đã thực hiện bằng các loại giấy tờ. Ví dụ: Hóa đơn (hoặc phiếu gởi bưu kiện) giao nhận hàng hóa, hóa đơn (hoặc thư chuyển tiền) thanh toán tiền… phù hợp với nội dung hợp đồng. Không chấp nhận hợp đồng ghi hàng hóa là tên (loại) A nhưng chứng từ giao nhận và thanh toán là tên (loại) hàng hóa B. Giấy tờ chứng minh hợp đồng đang thực hiện bị đối tác ngưng hợp đồng (công văn, thư, điện tín, mail… đề nghị ngưng).

Trong trường hợp bạn cho rằng đây là hợp đồng miệng (không có văn bản hợp đồng) thì vẫn phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng để chứng minh hợp đồng kinh tế đó là có thật.

- Về thiệt hại: Bạn phải chứng minh thiệt hại xảy ra cụ thể là bao nhiêu tiền? Ví dụ: Mất bao nhiêu tiền lãi, mất chi phí vận chuyển, hàng sản xuất ra tồn kho không bán được do bị hủy hợp đồng, bồi thường hợp đồng bao nhiêu, v.v…?

Trường hợp đối tác của bạn là người nước ngoài thì bạn càng dễ dàng cung cấp chứng cứ bởi lẽ hệ thống pháp luật nước ngoài minh bạch, không có chuyện đương sự nước ngoài cấu kết với cơ quan Nhà nước làm giả giấy tờ. Bạn phải cung cấp rõ đối tác nước ngoài họ tên, địa chỉ, tên công ty (tổ chức), tài khoản ngân hàng của họ.

- Hợp đồng này phải có trước khi hành vi của người thứ 3 xảy ra.

2- Phải có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3:

Bạn phải chứng minh người thứ 3 đã thực hiện hành vi gì gây thiệt hại cho bạn một cách rõ ràng, cụ thể. Người đó đã làm gì, ở đâu, thời gian nào, có ai biết? (Vật chứng, nhân chứng)

3- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra:

Bạn phải chứng minh hành vi của người thứ 3 là nguyên nhân gây thiệt hại cho bạn, hoặc ngược lại, thiệt hại của bạn là kết quả của hành vi người thứ 3 thực hiện.

Ví dụ: Trong văn thư của đối tác của bạn từ chối thực hiện tiếp hợp đồng đã ghi rõ: Vì ông (bà) A, B, C gì đó (người thứ 3) đã làm cái gì, cái gì… ảnh hưởng đến chúng tôi, làm cho chúng tôi thấy không thể tiếp tục hợp đồng số… ngày tháng năm… với ông (bà).

4- Người thứ 3 gây thiệt hại có lỗi:

Hành vi của người thứ 3 phải có lỗi, tức trái pháp luật, nghĩa là hành vi vi phạm đó được quy định cụ thể tại điều nào, khoản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong trường hợp pháp luật quy định không cần yếu tố lỗi thì pháp luật cũng quy định chi tiết, cụ thể là hành vi nào trong một văn bản pháp luật cụ thể, chớ không nói một cách chung chung.

Nếu bạn không chứng minh được những vấn đề trên mà bạn chỉ nói khơi khơi thì người khác có quyền cho rằng bạn đặt điều vu cáo, bạn đang tiếp tay cho thế lực sự dữ nhằm vào mục đích nào đó không trong sáng. Người bị bạn vu cáo có quyền khởi kiện bạn ra Tòa đòi bồi thường thiệt hại về danh dự hoặc tố cáo bạn đến cơ quan tố tụng là bạn đã vi phạm Điều 121 hoặc 122 Bộ Luật Hình Sự.

Một trang mẫu Hợp đồng mua bán

Căn cứ Điều 604 của Bộ Luật Dân Sự, Điều 79 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự và các Điều khoản khác được quy định trong 2 Bộ Luật này, khi muốn tố cáo ai đó gây thiệt hại cho bạn, thì trước nhất bạn cần phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

Nghĩa vụ chứng minh là nghĩa vụ của người tố cáo (gọi là nguyên đơn nếu bạn khởi kiện ra Tòa) chớ không phải nghĩa vụ của người bị tố cáo (gọi là bị đơn nếu ai đó bị bên kia khởi kiện ra Tòa). Người bị tố cáo có quyền phản tố (nhưng không phải nghĩa vụ) đối với người tố cáo.

Luật quy định bạn bắt buộc phải chứng minh: Có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi.

Trong quan hệ dân sự, có rất nhiều loại quan hệ quy định bồi thường thiệt hại. Ở đây, tôi chỉ ví dụ một trường hợp cụ thể về hợp đồng kinh tế để người đọc dễ hiểu.

Bạn tố cáo một người nào đó (tạm gọi là Người Thứ 3) làm cho bạn bị đối tác hủy hợp đồng kinh tế, gây ra thiệt hại cho bạn thì bạn phải chứng minh:

1- Có thiệt hại thực tế xảy ra:

- Bạn phải xuất trình (cung cấp) hợp đồng kinh tế (hợp pháp) bằng văn bản.

Một hợp đồng kinh tế được coi là hợp pháp bắt buộc phải có những yếu tố:

Về chủ thể hợp đồng: Phải có họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc số an sinh xã hội), quốc tịch, số tài khoản ngân hàng (nếu có) của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Tên pháp nhân, giấy phép thành lập pháp nhân, người đại diện pháp nhân nếu bên ký hợp đồng là công ty, tổ chức.

Về nội dung hợp đồng: không được trái pháp luật Việt Nam hiện hành hoặc trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội Việt Nam. Hợp đồng thỏa thuận kinh doanh, mua bán về cái gì phải ghi cụ thể tên gọi chủng loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn… của hàng hóa đó. Giá cả, phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, L/C…, ngày giờ thanh toán, thanh toán nhiều lần, một lần, địa điểm thanh toán), tổng trị giá hợp đồng. Phương thức giao nhận hàng hóa (giao một lần, giao nhiều lần, thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận, ai đại diện giao nhận…). Quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Điều kiện để thanh lý hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng và bồi thường hợp đồng. Cơ quan nào hai bên đồng ý sẽ yêu cầu giải quyết nếu có tranh chấp hợp đồng xảy ra mà hai bên không tự thỏa thuận được (ghi cụ thể tên của Trọng Tài Kinh Tế, Tòa án hay một cơ quan chuyên môn nào đó về kinh tế của một địa phương hay cấp quản lý hành chính trong nước hoặc nước ngoài nếu đối tác là người nước ngoài).

- Hợp đồng phải được công chứng (hoặc chứng thực) của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài (nếu đối tác là người nước ngoài).

- Về quá trình thực hiện hợp đồng: Bạn phải chứng minh hợp đồng đã thực hiện bằng các loại giấy tờ. Ví dụ: Hóa đơn (hoặc phiếu gởi bưu kiện) giao nhận hàng hóa, hóa đơn (hoặc thư chuyển tiền) thanh toán tiền… phù hợp với nội dung hợp đồng. Không chấp nhận hợp đồng ghi hàng hóa là tên (loại) A nhưng chứng từ giao nhận và thanh toán là tên (loại) hàng hóa B. Giấy tờ chứng minh hợp đồng đang thực hiện bị đối tác ngưng hợp đồng (công văn, thư, điện tín, mail… đề nghị ngưng).

Trong trường hợp bạn cho rằng đây là hợp đồng miệng (không có văn bản hợp đồng) thì vẫn phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng để chứng minh hợp đồng kinh tế đó là có thật.

- Về thiệt hại: Bạn phải chứng minh thiệt hại xảy ra cụ thể là bao nhiêu tiền? Ví dụ: Mất bao nhiêu tiền lãi, mất chi phí vận chuyển, hàng sản xuất ra tồn kho không bán được do bị hủy hợp đồng, bồi thường hợp đồng bao nhiêu, v.v…?

Trường hợp đối tác của bạn là người nước ngoài thì bạn càng dễ dàng cung cấp chứng cứ bởi lẽ hệ thống pháp luật nước ngoài minh bạch, không có chuyện đương sự nước ngoài cấu kết với cơ quan Nhà nước làm giả giấy tờ. Bạn phải cung cấp rõ đối tác nước ngoài họ tên, địa chỉ, tên công ty (tổ chức), tài khoản ngân hàng của họ.

- Hợp đồng này phải có trước khi hành vi của người thứ 3 xảy ra.

2- Phải có hành vi gây thiệt hại của người thứ 3:

Bạn phải chứng minh người thứ 3 đã thực hiện hành vi gì gây thiệt hại cho bạn một cách rõ ràng, cụ thể. Người đó đã làm gì, ở đâu, thời gian nào, có ai biết? (Vật chứng, nhân chứng)

3- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra:

Bạn phải chứng minh hành vi của người thứ 3 là nguyên nhân gây thiệt hại cho bạn, hoặc ngược lại, thiệt hại của bạn là kết quả của hành vi người thứ 3 thực hiện.

Ví dụ: Trong văn thư của đối tác của bạn từ chối thực hiện tiếp hợp đồng đã ghi rõ: Vì ông (bà) A, B, C gì đó (người thứ 3) đã làm cái gì, cái gì… ảnh hưởng đến chúng tôi, làm cho chúng tôi thấy không thể tiếp tục hợp đồng số… ngày tháng năm… với ông (bà).

4- Người thứ 3 gây thiệt hại có lỗi:

Hành vi của người thứ 3 phải có lỗi, tức trái pháp luật, nghĩa là hành vi vi phạm đó được quy định cụ thể tại điều nào, khoản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong trường hợp pháp luật quy định không cần yếu tố lỗi thì pháp luật cũng quy định chi tiết, cụ thể là hành vi nào trong một văn bản pháp luật cụ thể, chớ không nói một cách chung chung.

Nếu bạn không chứng minh được những vấn đề trên mà bạn chỉ nói khơi khơi thì người khác có quyền cho rằng bạn đặt điều vu cáo, bạn đang tiếp tay cho thế lực sự dữ nhằm vào mục đích nào đó không trong sáng. Người bị bạn vu cáo có quyền khởi kiện bạn ra Tòa đòi bồi thường thiệt hại về danh dự hoặc tố cáo bạn đến cơ quan tố tụng là bạn đã vi phạm Điều 121 hoặc 122 Bộ Luật Hình Sự.

Tạ Phong Tần

_____________

Phần tham khảo:

Bộ Luật Dân Sự:

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự:

Điều 79. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

3. Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Bộ Luật Hình Sự:

Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 122. Tội vu khống

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


Nguồn: Ms Tần' Blog

Ms Tần' Wordpress

Monday, 30 May 2011

Hình như blog của Ông TS Xuân Diện và Bác Đào bị hacked rùi thì phải ???

442.Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao

VTC News: – Nụ cười hồn nhiên, trong trẻo của trẻ nhỏ trong những bộ quần áo rách nát, những trò chơi nguy hiểm khiến người ta phải ứa nước mắt…

Mùa hè tới, trẻ em ở thành phố tới công viên, bể bơi, rạp chiếu phim…hay đi du lịch với gia đình. Còn với các em nhỏ ở miền núi, mùa hè vẫn là những buổi dầm mưa bắt cá, dãi nắng đầu trần lang thang khắp núi rừng, khe suối vầy đất cát, vui đùa với cây cỏ.

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Trẻ em Mường Tè (Lai Châu) đá bóng bên khe suối với quả bóng chuyền và cũng chẳng có quần áo mặc. Ảnh: Trường Giang 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Niềm vui với trò trượt đồi nguy hiểm. Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Bé gái cũng tham gia trò chơi. Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Hồn nhiên bên bờ rào đá. Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Trông em giúp mẹ. Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Một mình bên khe suối Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Những cậu bé ở Bản Lầu, Bát Xát, Lào Cai thi nhau nhảy xuống mương để bơi. Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Cười lên các bạn ơi! (Ảnh chụp trẻ em Mường Nhé, Điện Biên). Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Giúp gia đình gánh nước. Ảnh: Trường Giang 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Trẻ em Đồng Văn, Hà Giang đi lấy cỏ cho trâu giúp gia đình. Ảnh: Trường Giang. 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Trẻ em huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chờ được khám mắt miễn phí. Ảnh: HT 

Chùm ảnh: Ứa nước mắt thương trẻ nhỏ vùng cao
Các bác sĩ viện Mắt Trung ương khám mắt miễn phí cho trẻ em huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang ngày đầu tháng 5. Ảnh: Hoài Nam. 

Sunday, 29 May 2011

Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách !!

441. FW: HÃY TẨY CHAY VÀ KHÔNG DÙNG HÀNG MADE IN CHINA

 

P Please consider the environment before printing this email.

 

This email and any files transmitted with it are confidential and intended solely for the use of the individual to whom they are addressed. Others may not distribute, copy or use it. If you receive this e-mail by mistake, please notify the sender at and then delete it without reproducing, distributing or retaining copies

 

From: Phuong Thao [mailto:phuongthao@gslogisticsvn.com]
Sent: Monday, May 30, 2011 10:00 AM
To: 'khanhbinh'
Subject: RE: HÃY T?Y CHAY VÀ KHÔNG DÙNG HÀNG MADE IN CHINA

 

ANH CHỊ NÀO NHẬN MAIL NÀY, VUI LÒNG GỬI RỘNG RA CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM .

 

Thời gian qua, Trung Quốc đã cho bắt các tàu của các ngư dân nghèo Việt Nam ở miền Trung, phá ngư cụ, la bàn, tàu và giam cầm để thâu tiền các ngư dân nghèo Việt Nam. Dân đi biển đã nghèo nay càng nghèo hơn khi đánh bắt xa bờ ngòai thiên tai rình rập, nay lại thêm mấy thằng cướp biển  Trung Quốc . Đó là hành vi của kẻ mà 1,000 năm nay luôn có chủ tâm thâu tóm đất nước Việt Nam mình.

 

Mấy tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc ngang nhiên cho các tàu giám hải ( thực chất là tàu quân đội ) sâm chiếm vào lãnh hải Việt Nam , yểm trợ cho một đòan tàu đánh bắt cá trộm của dân Trung Quốc lấn sâu vào các vùng Phú Khánh, Trường Sa… xua đuổi các tàu của dân chài Việt Nam.

 

Đó lả những chiêu bài có chủ ý của chính quyền Trung Quốc muốn thâu tóm các vùng biển của Việt Nam và đất nước Việt Nam sau này. Mọi người dân Việt đều bức xúc và căm phẫn và hiểu rỏ hành vi thâm độc này. Dân tộc Việt Nam có tinh thần chống Tàu đã mấy ngàn năm trước,ngày nay cũng vậy, vì khí tài của ta thua họ, nhưng chúng ta nên nghỉ những cách khác để làm suy giảm hoặc không tăng thêm lực cho Trung Quốc . Mỗi người dân Việt Nam có tinh thần yêu nước từ nay hãy :

-       Dân Việt Nam không dùng hàng Made In China. Hàng Made in China chỉ là những món hàng rẻ tiền kém chất lượng, không an toàn. Mua hàng của China thì chính ta tiếp máu cho họ và tăng thêm lợi ích kinh tế cho họ để họ phát triển mạnh quân đội.

-       Các doanh nghiệp nên chuyển hướng mua máy móc, nguyên liệu qua các nước khác trong Đông Nam Á , hay các nước phương Tây.

-       Các chủ Siêu Thị, chợ  nên lập hàng rào không cho các hàng China kém chất lượng vào, không khuyến khích mua hàng China, hãy ưu tiên cho hàng Việt Nam để thúc đẩy kinh tế cho doanh nghiệp Việt Nam củng là nâng cao đời sống của dân Việt..

-       Các Doanh nghiệp, hộ dân buôn hàng ở các của khẩu phía Bắc. Nên chuyển hướng kinh doanh để không đánh hàng China vào lãnh thỗ Việt Nam. Đưa hàng China vào để nó sẽ lớn mạnh thâu tóm mình sau này.

-       Dân Việt Nam ở hải ngọai cũng không dùng hàng China, không giúp sức để Chính quyền Trung Quốc  lớn mạnh .Hiện nay Mỹ và các nước Phương Tây cũng đang thắt chặt các cán cân thương mại với China. Kẻ có quá nhiều tâm địa xấu.

 

TÓM LẠI, CHÚNG TA TẨY CHAY HÀNG CHINA , KHÔNG MUA  HÀNG ĐỂ TIẾP MÁU CHO HỌ.

 

Friday, 27 May 2011

440.BIẾT – HIỂU VÀ VẬN DỤNG LUẬT

image LS. NGUYỄN NGỌC BÍCH – Đoàn Luật sư TPHCM

Tôi viết bài này cho các bạn đang tập sự (Luật sư tập sự – Civillawinfor), để bạn biết mình đang ở mức độ nào trong nghề nghiệp của mình và biết phải trau dồi thêm về mặt nào trong 18 tháng “vác củi” này. Công việc của luật sư là vận dụng luật để tư vấn hay bào chữa; nhưng để làm được việc đó bạn phải đi qua hai bước là biết và hiểu luật. Vậy ta sẽ đi từ đầu.

I. Biết điều “bí mật” của luật pháp

Mục đích chính của luật pháp là duy trì trật tự xã hội theo một đường lối chính trị nào đó (thể chế chính trị) để cho mọi người sống an tâm. Trong tâm lý của mình, con người cần sự an tâm để sống và làm việc cho ngày hôm nay; lo toan cho ngày mai và tạo dựng tài sản để sử dụng cho mình bây giờ và cho con cái sau này. Các nhu cầu ấy của họ phải được bảo vệ. Và luật pháp làm việc đó. Để làm, nó có một cách làm hay có một kỹ thuật, và kỹ thuật này được các nhà soạn thảo luật sử dụng khi soạn luật.

Kỹ thuật kia, đối với một số bạn, nó là còn là một bí mật; vì nó có đấy nhưng các bạn chưa để ý! Còn các vị đàn anh của các bạn thì họ biết nó rõ như biết bàn tay của mình (không phải là biết vân tay đâu!)

Khi đọc một văn bản quy phạm pháp luật, ta thấy chúng thường bắt đầu bằng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Phạm vi là các vấn đề, sự việc, công việc… mà luật điều chỉnh; còn đối tượng là người thực hiện các công việc đó và luật cũng chi phối họ luôn. Đó là hai kỹ thuật mà luật sử dụng. Biết chúng bạn sẽ hành nghề dễ dàng. Và đó là “biết luật”.  Ta đi vào từng cái.

A. Ấn định trách nhiệm

Khi sống thì con người, chậu hoa, con chó hay cái xe… đều có thể gây thiệt hại cho người khác. Vì thế, luật pháp phải ấn định trách nhiệm cho mỗi thứ ấy. Trách nhiệm sẽ buộc anh A phải đền cho anh B, khi làm B bị thiệt hại, và mục đích của đòi hỏi ấy là lập lại trật tự đã bị vi phạm.

Thí dụ, bạn – là B – đang quét sân trước cửa nhà mình, thì gió thổi làm cho chậu hoa của người hàng xóm – là A – rơi vào đầu bạn. Bạn bị chảy máu đầu rồi thấy nhức đầu. Trước lúc chậu hoa rơi, bạn lành lặn, không đau đớn chỗ nào. Đấy là trật tự đã có. Khi chậu hoa rơi vào đầu bạn thì trật tự kia đã bị vi phạm. Vậy ông A phải đền tiền cho bạn để đi khâu chỗ da bị rách; uống thuốc cho hết đau…; nghĩa là lập lại cái trật tự đã bị vi phạm. Trách nhiệm của A được luật gọi là trách nhiệm dân sự. Đến đây, bạn sẽ bảo tôi: “Cái này tôi biết thừa rồi!” Tôi nhắc nó lại ở đây để bạn nhớ trách nhiệm là gì, nó phục vụ ai và mục đích gì. Tôi đã thấy câu “chịu trách nhiệm trước pháp luật” ở mẫu hợp đồng công chứng (dân sự) nên nhân thể nhắc các bạn đừng phạm như người đứng ra làm… mẫu cho ta.

Trên cuộc đời này có nhiều trật tự lắm và chúng nằm trong những lãnh vực khác nhau. Thí dụ, trật tự trong buôn bán, thuê nhà, làm việc, vay mượn tiền, sử dụng điện thoại, đầu tư, môi trường… Mỗi việc đó được luật gọi là hành vi bị điều chỉnh; nhưng nó là một giao dịch trong cuộc sống hàng ngày. Và ta sẽ gọi nó như thế. Trong sách vở, giao dịch được gọi là quan hệ xã hội, mối tương quan pháp lý… Tuy ba nhưng mà một. Khi nói chuyện với khách, bạn phải thoát khỏi sách vở để nói cho họ dễ hiểu. Bạn không thoát được sách vở thì bạn chưa biết luật! Và sợ nói sai.

Trong mỗi giao dịch có ít ra hai người can dự, và người nọ có thể gây thiệt hại cho người kia. Để mỗi giao dịch diễn biến suôn sẻ, đạt được mục đích của các bên; luật quy định nội dung giao dịch (gọi là hành vi điều chỉnh) và mỗi bên can dự phải làm gì (đối tượng điều chỉnh). Chuyển ra thực tế thì khi một bên làm, bên kia được hưởng; vậy bên làm có trách nhiệm, còn bên hưởng có quyền lợi; cả hai bên đều có những trách nhiệm và những quyền lợi nhất định. Ai không thực hiện trách nhiệm của mình thì người ấy làm thiệt hại người kia. Thí dụ, trong hợp đồng mua bán tài sản, bên mua không trả tiền thì  bên bán bị thiệt hại. Và trong thực tế bạn biết người sau sẽ làm gì. Luật pháp từ chữ nghĩa chuyển sang thực tế là như thế. Bạn cần nhớ “cặp đôi” này vì nó là bước đầu để vận dụng luật pháp.

Luật ấn định đối tượng điều chỉnh tức là định ra người thực hiện giao dịch. Từ đó – trong thực tế – mỗi người có một “tư cách”. Và ở trong mỗi tư cách, người ta có trách nhiệm lẫn quyền lợi. Bạn nhớ, trách nhiệm của người này tạo nên quyền lợi cho người kia. Ấn định “tư cách” là một kỹ thuật của luật pháp. 

Danh từ “tư cách” trong luật khác ý nghĩa với “tư cách” trong luân lý. Cái trước là vị trí của mỗi người trong một giao dịch; cái sau là cách thức cư xử hay hành vi của một người nhất định (có triết gia gọi là cử thái, tiếng Anh là “behavior”). Tư cách theo nghĩa luân lý cho biết một người nào đó có đàng hoàng, đứng đắn hay không. Thí dụ như bạn nói “Ông ấy có tư cách”. Thế nhưng cũng nói câu y chang trong lãnh vực luật pháp thì nó có ý nghĩa ông ấy ở trong một vị trí nhất định và có quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp. Khi học ở trường luật, tư cách của một người được gọi là “địa vị pháp lý”. Từ ngữ này cho thấy bạn đứng từ ngoài và nói về một người khác không dính dáng gì tới bạn.
Khi hành nghề ta phải đi tìm tư cách của khách hàng mình trong giao dịch liên quan, để xác định trách nhiệm rồi quyền lợi của họ. Đó là “lợi ích hợp pháp” của họ mà họ thuê bạn… bảo vệ. Bạn dùng danh từ “tư cách” thì  dễ nhập vào làm một với họ trong suy nghĩ của mình.

B. Quy định giao dịch

Giao dịch xuất phát từ hai nguồn gốc. Một là sinh hoạt tự nhiên của dân chúng trong xã hội như buôn bán, làm nhà, chơi hụi, sinh con đẻ cái. Hai là những hoạt động do luật pháp đặt ra hay thiết lập vì chúng cần thiết cho sinh hoạt của xã hội, nhưng chưa tồn tại, hay chỉ mới manh nha trong thực tế. Thí dụ, trước năm 1987, ở ta không có người nước ngoài đầu tư; sau đó Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và lập ra công ty liên doanh. Sau này luật thiết lập thị trường chứng khoán rồi sàn giao dịch bất động sản…

Về các sinh hoạt tự nhiên vốn đã có từ lâu trong đời sống xã hội, thì luật pháp “điều chỉnh” chúng; nghĩa là luật xác định chúng; bằng cách định nghĩa chúng là gì, thực hiện thế nào; các bên liên quan làm gì, trách nhiệm ra sao… Thí dụ Bộ Luật Dân sự năm 1995 của ta (LDS).

Đối với các giao dịch chưa có hay mới manh nha xuất hiện trong đời sống xã hội, thì luật đặt ra chúng rồi điều chỉnh chúng giống như các hoạt động đã có sẵn. Tuy nhiên, trong trường hợp này luật thường dễ thay đổi để cho phù hợp với cuộc sống hơn, hay để đáp ứng với các điều kiện mới.

Luật xác định hay đặt ra các giao dịch theo nhu cầu của cuộc sống; nhưng các luật gia luật phân loại chúng thành quy phạm, chế định, ngành luật tạo để nên hệ thống luật, hầu giúp chúng ta dễ nhớ khi học.

Tóm lại, hai kỹ thuật luật pháp sử dụng là đặt ra các giao dịch, rồi ấn định tư cách của các người thực hiện giao dịch đó. Và đó là chữ nghĩa.

C. Luật đi vào cuộc sống

Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người có nhiều tư cách. Thí dụ, ở nhà với bố mẹ, ông A là con (Luật Hôn nhân gia đình; quan hệ huyết thống); đến trường dạy học ông ta là thầy giáo, hiệu trưởng (Luật Giáo dục, quan hệ hành chính); ra chợ mua hàng thì là người mua (Luật Dân sự – quan hệ mua bán). Luật gọi là các bên; nhưng khi vận dụng luật ta phải chuyển mỗi bên thành một “tư cách”. Thí dụ, đọc thấy bên mua (hay Bên A) trong hợp đồng mua bán, thì bạn phải đổi họ thành “người mua”, hay “người bán. Như vậy, là khám phá ra “bí mật” của luật pháp!  Tất nhiên, bạn có thể nói: “Tôi gọi là bên mua, bên bán; còn ông gọi là người mua, người bán, thế thì có khác gì nhau?” Tất nhiên là không, nhưng nếu có nhiều bên khác tham gia thì tiếng “bên” sẽ dễ làm bạn lẫn lộn trong suy nghĩ, và không nhận ra ngay bổn phận và quyền lợi của mỗi người.  Luật sư phải suy nghĩ rạch ròi.

Trong thí dụ chậu hoa rơi, bạn là chủ nhà, mua chậu hoa về để trên ban công lúc chiều, đến đêm nó rơi vào đầu ông hàng xóm. Ở đây, khi đứng ở vị trí của chậu hoa kia mà nói, bạn là “ông chủ chậu hoa”. Bạn không còn là “ông chủ nhà”! Phải là chủ chậu hoa thì mới bắt bạn đền được; còn nếu nói bạn là “chủ nhà” thì bạn sẽ chối ngay “tôi chẳng dính dáng gì đến chậu hoa cả!” Khi là “chủ chậu hoa” thì lúc đền, tư cách của bạn thành “người gây thiệt hại” và phải bồi thường cho nạn nhân. Bạn thấy không, chỉ trong một hoàn cảnh đơn giản như vậy, bạn có ba tư cách; mỗi tư cách làm cho bạn có nghĩa vụ và quyền lợi khác nhau. Việc bồi thường của bạn được quy định trong LDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Luật của Pháp gọi là lỗi (faute); luật Anh, Mỹ gọi là lầm lẫn (tort) hay công bằng (equity). “Tư cách” là cái mối rối nhất của một cuộn dây dài bị rối. Gỡ nó ra được thì gỡ cuộn dây rối được. Gỡ cuộn dây là giải quyết một sự tranh chấp.

Như đã đề cập, mỗi giao dịch trong cuộc sống thì sách vở gọi là quan hệ xã hội. Gọi như thế là để trừu tượng hóa các loại giao dịch thành một. Tương tự, nó cũng được gọi là “quan hệ pháp lý” hay “tương quan pháp lý”.

Nói “quan hệ pháp lý”, “pháp lý”… nhiều người dễ nghĩ đến tính chất long trọng của nó; thực ra nó chỉ là một sự việc, một vấn đề được luật quy định và bị buộc phải tuân theo. Tuân thủ luật pháp không phải vì nó là luật pháp, mà vì cái mục đích mà luật muốn phục vụ. Tôi xin mở rộng điểm này một tí để chúng ta không còn bị “hỏa mù” về “tính pháp lý”. Các bạn bằng lòng chứ?

Khi nghe ai nói Luật Thừa kế quy định về các điều kiện hình thức và nội dung của bản di chúc để cho nó có giá trị pháp lý, không được sai sót. Nghe thế, ta thường sợ vì là “pháp lý”! Hãy khoan! Ta đặt câu hỏi: “Có giá trị với ai?” “Có phải với cơ quan chính quyền hay tòa án?” Thoạt nghĩ, bạn sẽ bảo ”với tòa án”, với “luật pháp”. Nghĩ kỹ hơn thì không phải vậy. Luật pháp hay tòa án có tranh chấp di sản với người thừa kế đâu; mà chính là các người kia với nhau và họ đem nhau ra tòa đấy chứ.  Bên bảo “di chúc không có giá trị”; bên nói “có chứ”. Thực sự họ tranh chấp nhau về tài sản thừa kế; còn hình thức di chúc chỉ là cái cớ. Vậy tòa án phải quyết định hình thức di chúc đúng hay sai? Nhìn ra trước các sự tranh chấp kia, luật quy định các điều kiện của di chúc. Cứ soạn đúng như thế  thì khỏi cãi nhau!  Suy ra, “giá trị pháp lý của bản di chúc” là loại bỏ tranh chấp.

Nhấn mạnh tính pháp lý của tờ di chúc vì tính chất long trọng của nó là chưa hiểu luật. Các quan chức hành chánh thường làm như thế. Là luật sư bạn cần nắm rõ vấn đề. Nếu các thừa kế nhìn nhận bản di chúc là ý muốn của bố mẹ họ, thì việc chứng thực mà luật buộc trở thành vô nghĩa!

Trở lại đề tài, quan hệ xã hội hay tương quan pháp lý tạo ra tư cách. Tư cách ấn định trách nhiệm và quyền lợi. Quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm. Đó là các “bí mật” của luật pháp. Khi xem hợp đồng của khách hàng giao, bạn sẽ hoán chuyển: giao dịch cam kết thành vụ việc – các bên thành tư cách mỗi người. Nắm được tư cách, bạn sẽ bảo vệ được thân chủ mình vì biết ông ta có quyền lợi gì và với ai. Tư cách giúp mở tung vấn đề.

Tuy nhiên, sau khi xem một giao dịch thì ta cũng phải xác định nó nằm trong lãnh vực nào: dân sự (trách nhiệm theo nghĩa vụ; theo hợp đồng và ngoài hợp đồng, lao động, thương mại); hành chính, hay hình sự. Thông thường, trách nhiệm dân sự buộc phải thực thi bằng tiền nếu vi phạm; trách nhiệm hành chánh thì cũng bằng tiền hay phải chấm dứt hoạt động; trách nhiệm hình sự thì bằng tiền, tù hay cả hai, tùy sự vi phạm. Câu viết ”tôi cam kết sẽ chịu mọi trách nhiệm” thì thực sự chỉ là một trong ba loại trách nhiệm trên.

II. Vận dụng luật pháp

Ở đây tôi chỉ đề cập LDS tức là trách nhiệm dân sự.

Các bạn đã học luật vậy đương nhiên các bạn biết luật. Đó là mức độ thứ nhất của người đã học luật. Khám phá ra “bí mật của luật” như tôi đã kể ở trên – mà đó là phần rất nhỏ – thì là bước đầu cho sự hiểu luật. Khi hiểu luật nhiều thật nhiều thì bạn dạy luật được. Vậy hiểu luật là mức độ thứ hai. Nhưng chỉ ở mức này thì chưa giúp gì được cho việc tái lập trật tự xã hội mà đã bị phá vỡ do sự vi phạm luật của một ai đó. Một phần trong vai trò của luật sư là tái lập trật tự.

Tái lập trật tự xã hội về mặt dân sự là làm sao cho người thiệt hại được bồi thường. Vậy ngoài hai bên liên can phải có người thứ ba và bằng chứng, để giải thích, hay bắt buộc “người vi phạm” đền cho “nạn nhân” và người này phải biết vận dụng luật. Luật sư và thẩm phán nói chung (bao gồm kiểm sát viên) làm việc này. Ở đây tôi chỉ đề cập luật sư.

Trở lại chậu hoa rơi thì việc vận dụng luật là:

(i) Xác định ngành luật, phân tích khung cảnh (thời gian, không gian, chủ nhân) của sự việc chậu hoa hoa rơi, khiến gây thương tích;
(ii) Người phải chịu trách nhiệm, chiếu theo quy định về “cây cối gây ra” hay “sức khỏe bị xâm phạm”;
(iii) Bằng chứng; và
(iv) Mối liên hệ nhân quả.

Chọn ra một điều khoản nhất định của một văn bản luật nào đó áp dụng cho một sự việc nhất định, với những người nhất định, để ấn định trách nhiệm hầu tái lập trật tự là vận dụng luật pháp. Một người hiểu luật có thể có một trình độ cao, như tiến sĩ luật; nhưng sự hiểu biết ấy khó áp dụng trong thực tế vì luật chỉ áp dụng cho những người và cảnh nhất định đã xảy ra và phải làm sao thuyết phục được các người liên quan, vốn ít hiểu luật.

Tôi xin lấy một thí dụ để làm rõ các mức độ: Biết luật, hiểu luật và vận dụng luật qua một số hành vi bị luật điều chỉnh. Ấy là: đi xe, quẹo xe và tránh xe ngược chiều. Luật Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định thế này.
“Điều 9. Quy tắc chung
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
…………
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1.Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.”
Áp vào ba mức độ đã nêu thì:

1. Biết luật.

Là biết các quy định trên trong thực tế. Đi xe máy trên đường (tham gia giao thông) thì phải đi như thế nào; lúc quẹo phải làm gì; và tránh xe đi ngược chiều thế nào.

2. Hiểu luật.

Một người hiểu luật thì biết rằng luật kia nhằm giữ cho mọi người an toàn khi đi đường. Nguyên tắc chung là mỗi người phải ở bên phải theo chiều đi của mình và khi đi như thế thì có ưu tiên vì được người khác nhường. Ai không nhường là vi phạm luật dù chưa đụng ai; còn mình đi không đúng thì cũng phạm luật dù cảnh sát chưa bắt.
Khi muốn rẽ tay phải hay tay trái thì phải giảm tốc độ và ra dấu hiệu báo hướng rẽ. Hơn nữa, khi rẽ thì nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ rẽ khi thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Phải làm như thế vì mất ưu tiên khi đi.

Nếu đi trên cầu xuống thì phải nhường đường cho xe đang lên dốc cầu. Phải làm vậy vì khi xe mình đi xuống, thì không phải đạp, hay không phải nhấn ga; tức là được an nhàn, kiểm soát được xe mình, và vì thế khó bị ngã. Trong khi ấy, khi người đi lên dốc cầu phải làm ngược lại, bánh trước cao, bánh sau thấp, khó kiểm soát  nên dễ bị ngã. Luật áp dụng đạo đức con người là người mạnh phải nhường cho người yếu.
Người hiểu luật sẽ giải thích các quy định của luật, tại sao nó có và có thể mở rộng thêm bằng cách giảng luân lý, người đối xử với người; hay tập tục trên thế giới về việc lái xe theo bên phải hay bên trái. Lúc đó sẽ là thầy giáo giỏi.

3. Vận dụng.

Người vận dụng luật là khi phải giải quyết một vụ tranh chấp. Thí dụ, anh A đang đi xe đạp bên tay phải trên đường Cách mạng Tháng Tám, khu quận 3, gần đến ngã tư Võ Văn Tần. Đến sát ngã tư, A bị ngã vì B đi xe máy, vượt lên để rẽ phải, áp sát và đụng anh ta. B thấy đèn vàng bèn chạy nhanh lên vì có bảng ghi “Cấm rẽ phải khi đến đỏ”. A đến nhờ bạn thưa B.

Muốn làm bạn phải vận dụng luật, giống như trình bày ở vụ chậu hoa rơi. (Tôi không thể dùng vụ lai chậu hoa rơi ở đây được vì nó không có thí dụ cho việc biết và hiểu luật). Bạn phải xác định ngành luật phù hợp. Ở đây bạn không nhảy sang Bộ Luật Hình sự (Điều 108); mà phải tìm Luật Giao thông đường bộ. Bạn sẽ thấy B vi phạm Điều 15.2. Vậy là xác định vi phạm (hành vi bị điều chỉnh). Đi tiếp, bạn phải tìm cách để B đền tiền cho A? Bạn không thể làm một luận án như tiến sĩ ở đây! Luật sư khác tiến sĩ ở chỗ này. Bạn sẽ vận dụng điều 15.2 kia vào trường hợp cụ thể,  tức là của A.
Để vận dụng luật bạn phải biết đặt câu hỏi pháp lý. Đặt câu hỏi như thế là một vấn đề căn bản của mọi luật sư. Và bạn phải làm sau khi đã xem xét nội vụ.

Câu hỏi ấy có thể là: “B có vi phạm luật không?”. Thường thì các bạn hỏi như vậy. Hỏi như thế, đối tượng bạn nhắm vào là luật pháp, tc là Điều 15.2 kia (vi phạm luật mà). Nhưng ở đây là A cơ. Vậy bạn nên hỏi: “Khi làm A ngã, thì B đã đi phải hay đi trái?” Đi phải hay trái cũng là dựa theo luật, nhưng bạn đã đưa A vào cuộc. Thực ra, hỏi theo câu trước hay sau thì cũng là đặt câu hỏi pháp lý vì chúng đều dựa vào luật. Nhưng cách sau cho câu trả lời nhanh hơn.

Hỏi theo câu đầu thì câu trả lời lần lượt theo logic sẽ là: (i) B có vi phạm luật; (ii) vì luật buộc B phải nhường quyền đi trước cho người người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, tức là A; (iii) vậy B phạm lỗi với A và phải đền cho A. Bạn thấy không, bạn nhắm vào luật thì bạn phải nêu luật ra, rồi mới đưa B vào được.

Hỏi theo cách sau thì câu trả lời là: B đi trái luật nên làm ngã A; vậy phải đền cho A. Trong câu hỏi sau bạn nhắm vào B, nên câu trả lời nhanh hơn, xác định vi phạm rõ hơn.

Bạn có thể phản đối tôi, vì thế tôi nói “nên hỏi”. Ai giải quyết vấn đề đúng và nhanh thì hiệu quả hơn người làm chậm. Luật sư là một người làm kỹ thuật. Luật là một thực tế. Ai làm hiệu quả hơn thì người ấy giỏi.

Vậy, khi đọc bài này xong, bạn có thể biết mình đang ở mức độ nào. Vai trò của luật sư là vận dụng luật pháp. Chúng ta dễ gặp người biết luật; nhưng họ thường chưa hiểu luật; còn vận dụng được thì phải mất nhiều công. Bởi thế các tòa án ở Mỹ, họ chỉ cho phép luật sư tham dự các vụ tranh chấp. Sở dĩ vậy vì luật sư biết cách đặt câu hỏi pháp lý, biết cách tranh tụng để đưa ra chân lý, giúp tòa ra bản án chấp chóng vánh và thuyết phục. Dạy cách vận dụng luật chưa được chú trọng trong các trường luật của ta. Các bạn nên biết cách này, nếu muốn hành nghề thành công. Tôi sẽ trở lại với các bạn trong các đề tài khác. Các bạn có thể trao đổi với tôi về đề tài này, nếu muốn. Ngồi uống nước ở sân trước của Đoàn (Một chiều mưa tầm tả chẳng hạn… nhưng ai rủ thì phải bao tôi). 

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM

Trích dẫn từ:http://www.hcmcbar.org/?option=com_contentlist&task=detail&cat=4&type=2&id=294

439.PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYỄN NGỌC BÍCH – SAIGON TIMES ONLINE 12/11/2009

Nguồn: PMH

Phản hồi lần thứ hai ngày 13/11/2009

Kính gửi: Ông Nguyễn Ngọc Bích, 

Trước tiên cám ơn ông về sự phản hồi rất nhanh chóng của ông. Tuy nhiên tôi cũng lấy làm tiếc vì ông không viết với tư cách của một luật sư trong khi mọi vấn đề mà chúng ta tranh luận đều bị luật điều chỉnh và tôi cũng lấy làm tiếc vì sự vội vàng rất không đáng có của một luật sư như ông. 

Ông mới chỉ đọc qua bản tin của VnExpress mà đã tự hỏi là tại sao cư dân PMH lại làm như vậy? Nhưng lý do gì khiến cho ông không tự hỏi ngược lại là tại sao một công ty lớn như PMH mà lại bị cư dân gửi đơn khiếu tố lên tận Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ …như thế? Cách đặt vấn đề của ông đã hơi có chút … vấn đề rồi. Việc ông sử dụng mỗi một ngày thứ Bảy để thu thập tài liệu rồi viết thì cũng hơi thiếu trách nhiệm với dân, với nước và có phần chưa công bằng với chính ngòi bút của mình. Thật tình tôi rất khâm phục sự “dũng cảm” của ông vì ông chưa biết tường tận mọi ngóc ngách của sự việc mà đã dám mạo hiểm viết bài thì quả là rất bản lĩnh. 

Thật tình thì bài viết của ông có rất nhiều sai sót, nhưng cái phần ông trích dẫn từ Quyết định 89 thì lại đúng nhưng bây giờ chính ông lại bảo là sai thì tôi không biết phải hiểu điều này như thế nào cho chuẩn nhỉ?  Vậy không lẽ với ông thì đúng là sai mà sai thì lại là đúng?  Tôi nghĩ là ông nên bình tâm và đọc lại cho kỹ quyết định số 89/UB-QLĐT ngày 06/01/2000 của UBNDTP thì ông sẽ công nhận là những gì mình đã “lỡ” đưa ra là hoàn toàn đúng chứ không sai đâu, luật sư ơi. 

1.    Ông cho rằng các khiếu tố của cư dân đi lạc hướng chỉ vì chính bản thân ông đã không đọc hoặc đọc không kỹ nội dung khiếu tố của cư dân nên mới hiểu sai 180 độ là cư dân khiếu nại Quyết định 112/2002/QĐ-UB ngày 08/10/2002 của UBNDTP nhưng thực chất là cư dân yêu cầu PMH phải thực thi Quyết định này vì theo điều 6.2 thì PMH phải có trách nhiệm nộp vào ngân sách tiền sử dụng đất do bán nhà, do chuyển nhượng đất có hạ tầng theo quy định.  Nhưng do PMH không làm tròn trách nhiệm nộp TSDĐ của họ mà lại đẩy cho người mua nên mới sinh ra khiếu tố.  Việc khiếu nại Chi cục thuế Quận 7 (CCTQ7) của cư dân là không sai và có cơ sở bởi vì CCTQ7 đã áp dụng sai đối tượng nộp TSDĐ mà nhẽ ra CCTQ7 phải ra thông báo thuế cho PMH thì lại ra thông báo cho người mua, gây tổn hại cả vật chất và tinh thần cho cư dân PMH và rất có thể CCTQ7 sẽ phải bồi thường thiệt hại cho cư dân khi mọi việc đã được ngã ngũ.  

2.    Thực sự tôi không hiểu ý tứ của ông ở đây là gì nhất là khi đề cập đến Công văn 89. Nếu ông nói “nội dung của nó không có tính cưỡng chế thi hành đối với cư dân và PMH“. Vậy thì tôi có thể hiểu là cư dân và PMH ai thích gì làm nấy, không thích thì thôi, chẳng ai phải thực thi luật pháp ??? Tôi hiểu vậy có đúng không thưa ông? 

3.    Tôi thật sự không hiểu điều gì đã khiến cho 2 câu rất dễ hiểu bên dưới trở nên vô cùng phức tạp và phải giải thích lòng vòng rồi đưa ra kết quả xoay 180 độ như thế nhỉ?  Tôi trích nguyên văn để xem có ai hiểu giống ông không nhé?Điều 6: Công ty Liên doanh có nghĩa vụ: 6.2  Công ty Liên doanh có trách nhiệm nộp vào ngân sách tiền sử dụng đất do bán nhà, do chuyển nhượng đất có hạ tầng theo quy định  

4.   Tôi thấy ở mục này ông đúng là người viết báo và hoàn toàn không phải luật sư như ông khẳng định ngay từ đầu bài viết. 

-Ông cho rằng chỉ hợp đồng mua bán nhà (HĐMBN) gồm bản có công chứng và bản không công chứng mới là các văn kiện để làm cơ sở pháp lý khi thưa nhau tại tòa còn những văn kiện khác kể cả Luật Kinh Doanh Bất Động Sản (KDBĐS) mà cư dân đã nêu chỉ là tài liệu tham khảo để tòa quyết định vì hai bên không ký tên vào những văn kiện này là chưa đúng bởi vì nếu như PMH và khách hàng đều là những cá nhân không có chức năng kinh doanh bất động sản mà ký HĐMBN với nhau thì nhận định của ông là đúng nhưng PMH lại là một tổ chức kinh doanh bất động sản nên chịu sự chi phối và điều chỉnh của tất cả các điều luật có liên quan trong đó có Luật Kinh Doanh Bất Động Sản.  Có lẽ ông cũng chưa có được trong tay HĐMBN mà PMH đã ký với người mua nên ông không biết là theo Điều 18, khoản 1 “Hợp đồng này được diễn giải và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam”. Vậy thì Luật KDBĐS có phải luật Việt Nam không thưa ông? 

Ông cho rằng “Vấn đề tranh chấp cuối cùng chỉ là giữa hai hợp đồng trên cái nào có ưu thế hơn?”. Thế thì ông lại “quên” Bộ Luật Dân Sự mất rồi. Theo Điều 450 thì việc thì việc mua bán nhà ở buộc phải có công chứng nên khi 2 bên đã hoàn tất ký HĐCC rồi thì HĐMB bị mặc nhiên vô hiệu. 

-Câu kết nối giữa 2 HĐ mà ông nhắc ở đây chắc là Khoản 2, Điều 5: Điều khoản nào trong HĐMB mà không mâu thuẫn với các điều khoản trong HĐCC thì các điều khoản trong HĐMB vẫn giữ nguyên giá trị hiệu lực. Vì vậy điều khoản người mua phải trả TSDĐ trong phụ lục 3  bị mặc nhiên vô hiệu do mâu thuẫn với HĐCC vì HĐCC không có điều khoản người mua phải trả tiền sử dụng đất mà ngược lại còn qui định rõ PMH có quyền sử dụng đất ở và PMH phải chuyển quyền sử dụng đất ở cho người mua đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng dất.  Nếu luật sư của PMH mà dựa vào câu này thì đúng là bị “knock out” ngay rồi. Xem ra ông rất hiểu luật sư của PMH nghĩ gì và làm gì. Nếu cần tôi sẽ gửi cho ông HĐCC của tôi để ông nghiên cứu lại cho rõ. 

5.  Ông có biết là luật pháp qui định:

-Chủ đầu tư phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất để có được quyền sử dụng đất ở hợp pháp thì mới được cấp phép xây dựng và triển khai dự án hay không?

-Ông có biết nhà đầu tư phải nộp khoản tiền chênh lệch giữa TSDĐ và tiền thuê đất đã trả trước đó để có được quyền thuê đất với thời hạn 70 năm rồi gia hạn tiếp thì mới được quyền xây nhà để bán không?

-Ông có biết là người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở thì được sử dụng đất ở ổn định lâu dài và không phải nộp khoản chênh lệch giữa đất thuê và đất ở ổn định lâu dài không?

-Ông có biết là PMH phải có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách Nhà nước tiền sử dụng đất do bán nhà . do chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Quyết định 112/2002/QĐ-UB qui định về cơ chế và phương thức kinh doanh của PMH được qui định trong Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 602/GPĐC7 không?

-Ông có biết các hành vi bị cấm được qui định trong Điều 16 của Luật KDBĐS là: Cung cấp thông tin về bất động sản không trung thực, gian lận lừa dối trong hoạt động kinh doanh bất động sản, không thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để thực hiện kinh doanh bất động sản trái pháp luật.

Và còn rất nhiều điều ông chưa hề biết về các mánh lới mà PMH đã dành cho người mua nên ông chưa có được cái nhìn toàn diện và khách quan khi nhận định sự việc. Tôi tin rằng nếu ông đã từng là khách hàng mua sản phẩm của PMH thì ông sẽ phát biểu khác hoàn toàn. 

6.  Rất cám ơn ông đã lo nghĩ cho cư dân PMH nhưng chúng tôi rất tin tưởng vào luật pháp và công bằng xã hội nên chúng tôi sẽ kiên trì cho tới khi chân lý được sáng tỏ trên tinh thần thượng tôn pháp  luật. Nếu ông dựa trên sự thật và công lý để đưa ra đề nghị thì tôi rất hoan nghênh thiện ý này của ông và mong ông hãy tìm hiểu cho kỹ hơn đâu là sự thật và đâu là công lý thì chắc chắn ông sẽ nhận được sự ủng hộ của dư luận nói chung và cư dân PMH nói riêng vì thời gian mà ông dành để tìm hiểu vụ việc này quá ít và tôi tin rằng những tài liệu mà ông được cung cấp chỉ là một phần của sự thật mà thôi.

Chúc ông dù là luật sư hay viết báo thì cũng luôn góp công, góp sức cho xã hội và nhận được sự kính trọng của thân chủ và độc giả.

Thanh Hằng.

—————————————————————————————

PHÚC ĐÁP CỦA ÔNG NGUYỄN NGỌC BÍCH GỬI BÀ THANH HẰNG

Ngày 13/11/2009

Kính gửi: Bà Thanh Hằng

Thưa Bà,

Tôi nhận được thư của Bà gửi qua e-mail và xin được phúc đáp Bà. Khi Bà và tôi tiếp xúc với nhau như thế này là chúng ta đang ở trong tư cách người viết báo và độc giả. Tôi không viết với tư cách luật sư vì không có thân chủ nào thuê.

Về tranh chấp giữa cư dân và PMH tôi đã biết từ lâu là người mua nhà phải trả thêm tiền sử dụng đất. Vụ tranh chấp giữa hai bên nêu trên báo tôi không để ý lắm vì không có nhà ở đó.  Tôi mới chỉ quan tâm vào cuối tuần qua khi có người bạn cho tôi xem một bản tin của VNExpress  tựa là “Gần 700 dân cư ký đơn “tố” Phú Mỹ Hưng” và nêu ba lý do đã được đề cập. Đọc xong tôi tự hỏi tại sao dân cư PMH lại làm như thế này? Tôi bèn đi tìm tài liệu trong ngày thứ bảy, và khi thấy có đủ thì tôi viết bài gửi cho tờ báo. Tôi viết xong vào tối chủ nhật và sáng thứ hai gửi đi vì tờ báo có quy định về thời hạn gửi, số trang, số chữ…

Trong bài viết, có hai sơ sót. Một, năm tháng, nó phải là tháng 7/1998 và 8/1998 chứ không phải 1988. Hai, là kết luận của tôi về Công văn 89 mà Bà có nêu lên và gạch đít. Tôi viết “người bán” nhưng nó phải là “người mua.” Khi trích dẫn Công văn đó ở phần trên và cả khi đề nghị tôi đều viết là “người mua”. Tôi xin nhận lỗi.

Bà nói “có lẽ tôi chưa nắm rõ về công ty này trước khi cầm bút.” Tôi xin thưa là  tôi nắm rõ vấn đề bị tranh chấp; chỉ có điều tài liệu tôi thu thập không được cập nhật. Khi nói về số năm thuê, tôi căn cứ trên Giấy phép đầu tư điều chỉnh 1, năm 1997. Đến hôm qua tôi mới biết là có tới 6,7 cái! Và mới biết là có trang web “Cộng đồng Phú Mỹ Hưng”. Dầu sao đi nữa tôi chỉ đưa đề nghị cho cuộc tranh chấp. Một đề nghị như thế thì Bà và những vị khác có thể chấp nhận hay không, sau khi xem xét các lập luận; việc ấy giống như một cô gái được ngỏ lời cầu hôn! Tôi vừa kể với Bà hoàn cảnh của đề nghị và phần hình thức của bài viết. Bây giờ tôi xin đi vào nội dung thư của Bà

1.    Tôi đã viết “các khiếu tố của dân cư PMH đi lạc hướng”. Tôi cho rằng vụ tranh chấp xảy ra giữa cư dân và PMH là về hai câu hỏi, ai phải trả tiền sử dụng đất và trả bao nhiêu. Khi khiếu tố Quyết định 112 tức là khiếu nại đối với UBNDTPHCM; chứ không phải với PMH. Tương tự như vậy với Chi cục thuế Quận 7. Còn đề nghị làm rõ nghĩa vụ tài chính của PMH thì cư dân tố cáo PMH, trong tư cách công dân theo Luật tố cáo, khiếu nại. Trong vụ tranh chấp này cư dân là người mua, còn PMH là người bán.

2.         Bài viết của tôi có ba phần: mô tả nội vụ, nhận xét và đề nghị. Bà chú trọng vào phần mô tả nội vụ mà bỏ qua phần đề nghị vốn là điều thôi thúc tôi viết. Tôi nêu Công văn 89 như là một tiền lệ áp dụng cho đề nghị của tôi; nội dung của nó không có tính cưỡng chế thi hành đối với cư dân và PMH.

3.         Bà đặt câu hỏi không biết tôi hiểu chữ “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” nộp tiền sử dụng đất của PMH như thế  nào và hình như tôi chưa đọc kỹ. Tôi đã đọc kỹ ạ. Và đây là sự phân biệt của tôi. Giả sử bà và một người bạn thân có hai cháu bé học cùng trường và phải nộp tiền ăn. Bà bạn nhờ bà nộp hộ. Nói theo kiểu luật, vì Bà nhận nên Bà có nghĩa vụ nộp; nhưng Bà sẽ bỏ tiền của mình ra để nộp hay nói bà bạn đưa tiền cho Bà? “Trách nhiệm” và “nghĩa vụ” đứng một mình không có ý nghĩa gì mà phải có một từ khác đi kèm. Thí dụ nghĩa vụ của người chồng hay trách nhiệm của người vợ.       

4.         Việc mua bán nhà giữa cư dân với PMH là một hành vi dân sự; một bên chỉ có trách nhiệm với bên kia nếu đã cam kết. Qua các văn kiện mà tôi biết đến nay thì hai bên, cư dân và PMH, chỉ ký kết với nhau trong hợp đồng mua bán nhà (HĐMBN) gồm bản không có công chứng và bản có công chứng. Như thế, hai bên chỉ có thể sử dụng văn kiện ấy để làm cơ sở pháp lý khi thưa nhau ở tòa, tùy bên nào là nguyên đơn. Tất cả các văn kiện khác, kể cả Luật kinh doanh bất động sản mà cư dân đã nêu chỉ là tài liệu tham khảo để tòa ra quyết định; vì hai bên có ký tên mình vào những văn kiện này đâu! Vấn đề tranh chấp cuối cùng chỉ là giữa hai hợp đồng trên cái nào có ưu thế hơn? Qua tiếp xúc, tôi biết cư dân đã trả tiền nhà theo hợp đồng không công chứng và giữa hai hợp đồng kia có một câu kết nối chắc Bà đã biết. Luật sư của PMH sẽ dựa vào câu đó để xác định giá trị của hợp đồng không công chứng và nghĩa vụ trả tiền sử dụng đất của cư dân.

5.         Về điểm PMH sẽ mặc nhiên rơi vào thế lừa dối khách hàng mà Bà đề cập thì nếu tôi là luật sư của PMH, và ở tòa, tôi sẽ hỏi nguyên đơn những câu sau: Bà đã trả tiền mua căn nhà chưa? Bà có đang ở trong một căn nhà có đất hoặc có nền không? Có ai đến làm phiền bà đòi trả lại cái nền hay đất của căn nhà bà không? Trước khi ký HĐMBN và dọn vào ở, bà có biết bà còn phải trả tiền sử dụng đất không? Vậy thân chủ tôi lừa dối bà ở điểm nào? Dựa trên HĐMBN thì vấn đề tranh chấp là việc trả tiền sử dụng đất. Về tình trạng pháp lý của đất hay của nền nhà thì Bà phải hỏi lúc mua để bảo vệ quyền lợi của mình, khi thấy trong HĐMBN ghi “người mua” trả tiền sử dụng đất. Bà đã có thể bắt PMH xác nhận tình trạng đất, nếu thấy không an toàn thì không ký hợp đồng. Bây giờ vì phải trả tiền sử dụng đất nên nêu tình trạng pháp lý của miếng đất, mà đang ở bình yên, ra rồi gán tội người bán lừa dối thì lý lẽ đó không thuyết phục!  

6.         Tôi thấy tận cùng của vấn đề là nếu tình trạng tranh chấp về việc trả tiền sử dụng đất không được giải quyết thì cư dân PMH sẽ không có giấy chủ quyền nhà. Như thế Bà và cư dân sẽ không bán được nhà hay để lại cho con cái như một di sản. Điều đó bất lợi cho Bà và cư dân PMH. Vì thế, khi viết bài, tôi đưa ra một đề nghị dựa trên một số lý lẽ. Bà và cư dân PMH có thể bác bỏ đề nghị ấy. Tuy nhiên, tôi biết dù đã cam kết trong HĐMBN, Bà và cư dân nay muốn từ bỏ nghĩa vụ ấy và đẩy nó sang PMH.  Có một vài cư dân PMH khác liên lạc với tôi, trong đó có người mắng tôi là tào lao; khi thấy đề nghị của tôi không đúng mong muốn của họ như đã bày tỏ! Viết báo thì bị nhiều giới hạn nên bây giờ tôi trình bày thêm để phúc đáp Bà và để Bà cùng những người quan tâm xem xét thấy đề nghị của tôi chấp nhận được hay không. Tôi hy vọng Bà sẽ đưa thư này lên trang web, như đã làm với  thư của Bà để tôi không phải trả lời cho ai nữa. Lý lẽ cũng hết rồi! Tôi dựa trên sự thật và công lý khi đưa ra đề nghị.

Xin chào Bà và chúc Bà vui và đẹp.   

Nguyễn Ngọc Bích

—————————————————————————————
Phản hồi lần thứ nhất ngày 12/11/2009

http://www.thesaigontimes.vn/Home/dothi/nhadat/25219

Kính gửi: Ông Nguyễn Ngọc Bích, Công ty Luật DC Law.

            Rất cám ơn ông đã có bài viết rất dài và công phu về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng (TSDĐ) đất tại khu ĐTM Phú Mỹ Hưng. Tuy nhiên, bài viết có rất nhiều vấn đề gây bức xúc cho người mua nhà đất tại các dự án của Công ty TNHH Liên Doanh Phú Hưng (PMH).

            Thời hạn thuê đất của PMH là 50 năm chứ không phải 30 năm như Ông đề cập trong bài viết. Có lẽ Ông chưa nắm rõ về công ty này trước khi cầm bút.

            Việc ông cho rằng “các khiếu tố của cư dân PMH bị đi lạc hướng” do không hiểu đúng và đủ về Luật Đất Đai là chưa có cơ sở bởi vì mối quan hệ hợp đồng giữa PMH và người mua nhà /đất tại các dự án của PMH không chỉ do một mình Luật Đất Đai chi phối mà do nhiều yếu tố khác quyết định. Ví dụ:

            1/ Ngày 06/01/2000 UBNDTP đã ban hành Quyết định số 89/UB-QLĐT qui định về các thủ tục thuê nhà ở, bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở (QSDĐƠ), nghĩa vụ tài chính của công ty PMH. Chính ông cũng cho rằng “Công văn 89 là một văn kiện đầy đủ; UBND ban hành đúng thẩm quyền; và việc buộc người bán trả tiền chênh lệch giữa đất mua và đất thuê là hợp lý“.  Nếu quan điểm của ông là như vậy thì mọi việc đã được giải quyết rồi, đâu còn gì phải bàn cãi nữa đâu ??? Nghĩa vụ tài chính về TSDĐ mà PMH chưa hoàn tất với Nhà nước ở đây chính là khoản tiền “chênh lệch giữa đất mua và đất thuê” mà chính ông đã cho là “hợp lý”. Vậy thì PMH chỉ cần làm mỗi một việc là nộp ngay và nộp đủ khoản tiền chênh lệch này là xong và như vậy thì PMH sẽ có QSDĐ đầy đủ và hợp pháp để có thể tách QSDĐ từ PMH sang cho từng người mua là ổn.

            2/ Ngày 20/10/2003 Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy phép điều chỉnh số 602/GPĐC7 trong đó qui định rõ “Các qui định cụ thể về kinh doanh của công ty Liên doanh được thực hiện theo Quyết định 112/2002/QĐ-UB ngày 08/10/2002 của UBND TP. HCM ban hành Qui định cơ chế và phương thức kinh doanh của công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng.”

            Quyết định112/2002/QĐ-UB ngày 08/10/2002 của UBND TP. HCM  qui định:

Điều 6: Công ty Liên doanh có nghĩa vụ :

6.1- Thực hiện thủ tục thuê nhà ở, bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở, nghĩa vụ tài chính của Công ty Liên doanh theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

6.2- Công ty Liên doanh có trách nhiệm nộp vào ngân sách tiền sử dụng đất do bán nhà, do chuyển nhượng đất có hạ tầng theo quy định tại Điểm 6.1, Điều 6 của bản Quy định này.

              Hình như ông Bích chưa đọc kỹ Điều 6 của quyết định 112 này nên mới hiểu chưa đúng chữ “nộp tiền” khác với “bỏ tiền ra”. Bởi vì điều 6 này qui định “Công ty Liên doanh có nghĩa vụ”, “công ty Liên doanh có trách nhiệm”. Vậy không biết ông hiểu chữ “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” nộp TSDĐ của công ty Liên Doanh trong trường hợp này là thế nào? Không lẽ ông có thể giải thích công ty Liên Doanh ở đây tức là “bên mua” để phù hợp với giải thích của ông hay sao ??? Quá đơn giản và dễ hiểu nhưng không hiểu sao ông cứ nhất định không chịu hiểu và muốn phức tạp hóa vấn đề.

            3/ Hợp đồng mua bán mà PMH ký với người mua đều khẳng định là PMH có quyền sử dụng đất hợp pháp tức là đất ở ổn định lâu dài và không hề đề cập đến bất cứ hạn chế nào về quyền sử dụng đất đó vì thế nếu ông cho rằng TSDĐ là nghĩa vụ của người mua theo qui định tại Phụ lục 3 thì PMH sẽ mặc nhiên rơi vào thế lừa dối khách hàng vì đã bán cho người dân cái mà họ chưa thật sự có (bị hạn chế về quyền sử dụng – chỉ là đất thuê).

           Tóm lại kết luận của ông là hợp tình và hợp lý “Công văn 89 là một văn kiện đầy đủ; UBND ban hành đúng thẩm quyền; và việc buộc người bán trả tiền chênh lệch giữa đất mua và đất thuê là hợp lý“. 

           Cám ơn sự hợp tác của quí ông và công ty Luật DC Law.

                                                                                                                             Thanh Hằng

———————————————————————————————

Trả tiền sử dụng đất ở Phú Mỹ Hưng

Nguyễn Ngọc Bích (*)
Thứ Năm,  12/11/2009, 10:33 (GMT+7)
 
Trả tiền sử dụng đất ở Phú Mỹ HưngNguyễn Ngọc Bích (*)
Khách hàng mua sản phẩm của Phú Mỹ Hưng đang tranh cãi với chủ đầu tư về việc ai phải đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước vào tháng 10 vừa qua. Ảnh: Lê Toàn.

(TBKTSG) – Cư dân Phú Mỹ Hưng (PMH) đã làm đơn khiếu tố ba vấn đề: Quyết định 112 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBNDTP) về chức năng kinh doanh của Công ty PMH; Chi cục Thuế quận 7 thu tiền sử dụng đất của người mua nhà và làm rõ nghĩa vụ tài chính của PMH trong quá trình hoạt động.

Dù khiếu tố như thế nhưng mấu chốt của vấn đề chỉ là hai câu hỏi pháp lý: (i) PMH hay cư dân phải xuất tiền để trả tiền chênh lệch giữa (a) đất thuê 30 năm của PMH và (b) đất mua để có nhà ở vô thời hạn của cư dân; và (ii) số tiền chênh lệch kia là bao nhiêu? Chính vì cư dân bị đòi tiền sử dụng đất nên mới phát sinh ba vấn đề họ khiếu tố kia.

Ở đây để trả lời hai câu hỏi pháp lý đã nêu ta xem gốc gác vấn đề; sau đó đưa ra đề nghị giải quyết. Để độc giả dễ nắm bắt vấn đề tôi sẽ dùng ngôn ngữ đời thường chứ không dùng các danh từ pháp lý của Luật Đất đai.

Quy định về tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai

Bây giờ là năm 2009, nên khi nói về các vấn đề đất đai, ta thường dựa trên Luật Đất đai 2003. Điều này không đúng vì các hoạt động của PMH bị điều chỉnh theo các luật đất đai có trước đó. Có lẽ nhìn không đúng và đủ nên các khiếu tố của dân cư PMH đi lạc hướng!

Luật Đất đai có từ năm 1987, nhưng đã thay đổi bốn lần rồi mới có Luật Đất đai 2003. Trước khi có luật mới thì:- Đất cho các doanh nghiệp được phân ra cho doanh nghiệp trong nước (DNTN) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Có hai bảng giá đất cho mỗi bên. Bên doanh nghiệp ĐTNN chỉ được thuê đất.

- Cho đến năm 1996 thì luật mới phân ra rõ ràng “đất mua bán” (gọi là giao có lấy tiền sử dụng đất) và “đất cho thuê” và mới có quy định bán đất cho DNTN để làm nhà bán đi.

- Luật 2003 nhập đất cấp cho DNTN và doanh nghiệp ĐTNN làm một, doanh nghiệp ĐTNN cũng được mua đất để xây nhà bán. Bảng giá đất được áp dụng chung cho cả hai bên. Ai định xây nhà bán thì phải mua đất trước (trả tiền sử dựng đất một lần khi được giao). Ai xây cơ sở (khách sạn, cao ốc) để cho thuê, sẽ thuê đất và trả tiền định kỳ theo hệ số thuê đất dựa trên bảng giá của UBNDTP.

- Đất thuê rẻ hơn đất mua, mức chênh lệch theo Giáo sư Đặng Hùng Võ khoảng 75%. Hàng năm, UBND các tỉnh, thành công bố bảng giá tiền sử dụng đất một lần.

Vậy trước 2003, Luật Đất đai rắc rối lắm và PMH ở vào trường hợp này.

Quy định về tiền sử dụng đất áp dụng cho PMH

PMH là doanh nghiệp ĐTNN thành lập tháng 5-1993 dưới hình thức liên doanh. Đất do phía Việt Nam góp, trị giá 30% số vốn, và bên này trả tiền thuê đất. Đất được cho thuê 30 năm và phải trả hai loại tiền: đất cho diện tích để làm đường (đường Nguyễn Văn Linh bây giờ) 50 đô la/héc ta/năm; đất cho diện tích xây văn phòng làm việc và ký túc xá 0,93 đô la/mét vuông/năm, sau mỗi năm năm sẽ tính lại, mức vượt không quá 15% (giấy phép đầu tư điều chỉnh 1). Vào năm 1993 cả khu PMH là một bãi sình lầy lác đác nhà ở.

Tháng 7-1988, TPHCM được Chính phủ cho phép làm thí điểm cho doanh nghiệp ĐTNN xây nhà để cho người Việt Nam mua hay thuê.

Tháng 8-1988, UBNDTP cho phép PMH làm thí điểm xây dựng khu phố Mỹ Hưng và Mỹ Cảnh tại khu A làm nhà bán cho người Việt Nam.

Tháng 1-1999, PMH cam kết với UBNDTP chấm dứt quyền lợi đối với khu đất được chuyển cho người mua nhà.Vậy là đất thuê 30 năm của PMH được chuyển cho người mua nhà; người này sẽ được sử dụng đất vô thời hạn. Đất thuê của PMH trở thành đất bán cho người mua nhà. Như thế sự chênh lệch giữa giá đất mua và đất thuê ắt phải nảy sinh vì PMH, theo luật, sẽ rút đi sau 30 năm còn người đã mua nhà sẽ ở lại mãi.

Với vấn đề trên, UBNDTP ra Công văn số 89/UB-QLĐT ngày 6-1-2000 và quy định cho PMH trả tiền tóm tắt như sau:

- PMH và người mua nhà thỏa thuận giá mua bán (gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đã đầu tư cơ sở hạ tầng);

- Người mua nhà, muốn có sổ hồng thì phải nộp tiền sử dụng đất theo diện tích đất được giao và theo giá đất nông thôn hạng 3 là 26.000 đồng/mét vuông;

- Sau khi làm xong thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, PMH phải nộp ngân sách thành phố một số tiền để quyết toán chi phí đền bù giải tỏa. Ngoài ra, phải trích nộp ngân sách một khoản nữa để ứng trước tiền lãi chia cho phía Việt Nam.

Công văn trên cũng đưa ra thủ tục cho người mua được cấp sổ hồng. Vậy Công văn 89 là một văn kiện đầy đủ; UBND ban hành đúng thẩm quyền; và việc buộc người bán trả tiền chênh lệch giữa đất mua và đất thuê là hợp lý. Đến năm 2002, trong Quyết định 112/2002/QĐ-UB ngày 8-10, UBNDTP ấn định cơ chế và phương thức kinh doanh của PMH và – ngoài những điều khác – cho phép PMH (a) được kinh doanh đất có hạ tầng và đầu tư năm cụm A, B, C, D, E; cùng (b) tự đầu tư.

Trong điểm (a), PMH được cho những người khác thuê để làm nhà ở hay kinh doanh; được quyền quyết định giá và thu tiền chuyển nhượng quyền sử dụng (bán) hay cho thuê đất có hạ tầng; mức thu tiền sử dụng đất do UBND quyết định dựa theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trong điểm (b) PMH được tự mình hay hợp tác (bằng tiền hay bằng đất) để xây dựng, kinh doanh nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê… Ở đây không có quy định các điều khác như điểm (a). Tuy nhiên có thể hiểu ngầm là chúng cũng giống như ở trên, hay là vì đã có tiền lệ từ công văn ra đời từ hai năm trước. Trong điều 6 của quyết định, PMH được giao trách nhiệm “nộp vào ngân sách tiền sử dụng đất do bán nhà, do chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Tranh chấp hiện nay giữa PMH và dân cư nằm ở điều này. Tuy nhiên, xin lưu ý từ “nộp tiền”.

Hợp đồng mua bán nhà giữa PMH và người mua đang tranh chấp

Trong hợp đồng ký năm 2007, tiền được chia ra hai khoản tiền để người mua phải trả: (i) giá bán căn hộ; và (ii) các khoản thanh toán khác trong đó có tiền sử dụng đất, theo mức thu UBNDTP quy định theo từng thời điểm.Về thời điểm thanh toán, người mua chủ động thanh toán đúng theo lịch thanh toán mà không cần thiết phải có thông báo của PMH.

Phân tích và đề nghị cách giải quyết

Giải quyết tranh chấp là tìm cách lập lại tình trạng ban đầu lúc hai bên cam kết; là làm cho mong đợi của hai bên đối với nhau vào lúc đó được tái lâp; mà không phải là đáp ứng những đòi hỏi hiện tại. Mỗi người phải công bằng với chính mình thì luật pháp mới bảo vệ họ được. Vậy dựa theo gốc gác ban đầu chúng ta thấy các diểm sau:

- Một, đất mà Nhà nước cho PMH thuê là đất sình lầy. Đất ấy trở nên đẹp đẽ như vào năm 2000 hay năm 2009 này là do tiền của và công lao của PMH. Nhà nước chỉ lắp đặt điện, nước và viễn thông đến vòng rào… nhưng đã thu tiền hàng tháng. Các tiện ích này chỉ làm gia tăng giá trị đất có cơ sở hạ tầng của PMH; chứ không biến đất sình lầy thành đất có cơ sở hạ tầng.

PMH xây nhà ở và bán đi trên đất họ đã cải tạo và xây lắp hạ tầng của năm 1993 và 1997 chứ không phải đất của năm 2009 để mà được gọi là “đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp” (theo bảng giá đất năm 2008). Người mua nhà cũng đã, đang và sẽ ở trên đất được PMH đã cải tạo và xây hạ tầng từ năm 1997.

- Hai, Công văn 89 năm 2000 của UBNDTP đã ấn định số tiền chênh lệch theo đất “nông nghiệp hạng 3” là đúng và chính đáng. Hơn nữa, những người mua nhà ở lầu 2 trở lên thì họ có sử dụng miếng đất nào của Nhà nước bán cho đâu!

- Ba, trong hợp đồng mua nhà giữa PMH và người mua, người sau chấp nhận trả tiền giá bán căn hộ và các thứ khác trong đó có tiền chênh lệch. Vậy người mua bây giờ không thể làm trái điều họ cam kết để buộc PMH phải trả tiền thay cho họ dựa theo điểm 6 của Quyết định 112. Cư dân đã không phân biệt trách nhiệm “nộp tiền” thì không có nghĩa là “bỏ tiền ra”.

Bởi thế cho nên, để giải quyết tranh chấp cho việc trả tiền sử dụng đất của dân cư PMH, theo một cách chính đáng, công bằng và hợp lý nhất thì tôi xin đề nghị như sau.

Nhà nước chỉ nên đòi tiền sử dụng đất cho số chênh lệch giữa đất thuê và đất mua mà người mua phải trả theo giá đã ấn định trong Công văn số 89 năm 2000 của UBNDTP. Tất nhiên, UBNDTP có thể nói tiền chênh lệch kia chỉ được áp dụng cho khu A của PMH; thế nhưng về tính chất của đất mà trên đó PMH xây nhà thì khu A không khác gì với đất của khu B, C, D và E.

Hơn nữa từ năm 2000-2009, Nhà nước không tốn chi phí để cải tạo hay xây hạ tầng khiến cho các khu đất sau trở nên khác khu A. Chưa hết, tiền kia nên xác định cho rõ là số chênh lệch giữa giá đất mà PMH thuê và nay cư dân mua. Không thể gọi chung chung là “tiền sử dụng đất” vì như thế sẽ là trả hai lần cho cùng một miếng đất. Vẫn số đất ấy vào năm 2000, tiền chênh lệch là 26.000 đồng thì đến năm 2009 lại gọi “tiền sử dụng đất” và áp giá hàng triệu đồng của năm 2009 của bảng giá đất, trong khi Nhà nước chẳng bỏ ra cái gì. Dù có áp giá năm 2005, 2006 thì cũng không chính đáng và hợp lý.

_______________________

(*) Công ty Luật DC Law

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/dothi/nhadat/25219

Be the first to like this post.

35 phản hồi

  1. “Ít học”tôi muốn nhờ hai Ông Võ-Bích có học hàm là GS-TS và LS đã đăng đàn hãy dũng cảm giải thích mấy thắc mắc sau chứ đừng bỏ lửng lơ khiến “Ít học”tôi không biết đâu đúng đâu sai thì khổ cho dân lắm.
    1-Với một”đống”lực lượng cố vấn,luật sư hùng hậu của PMH như vậy,nếu như các ông phân tích là PMH đúng,người mua sai thì tại sao PMH lại phải lén lút làm HĐCC,nhận PMH có QSDĐ ở,còn nhận nghĩa vụ đóng tiền SDĐ là của PMH sau đó lừa “Ít học”đi đóng tiền SDĐ thay cho PMH.Nếu PMH đúng thách hai ông lấy được photo sổ đỏ của PMH đem chưng lên các mặt báo cho “Ít học”xem thử nó có quyền cỡ nào mà PMH giấu kỹ thế,”Ít học”là khách hàng,năn nỉ cỡ nào PMH cũng chối đây đẩy.
    “Ít học”mà”nếu…”nữa thì còn dài hơn cả tiểu thuyết Kim Dung.Chỉ tóm gọn nếu PMH đúng sao lại sử lắm chiêu,nhiều thức mà đến ViTiểuBảo có sống lại cũng tôn PMH làm sư phụ thế hả hai ông Võ-Bích.
    2-Xét về tương quan lực lượng,”Ít học”như tôi cũng chỉ là tép riu,”thấp cổ bé họng”,sao so sánh được với PMH tiền tài như nước,binh hùng tướng mạnh,lại lắm quân sư.Tất tất thảy cái gì cũng mạnh hơn “Ít học”rất nhiều(nói ra thêm tủi thân).Thế tại sao đấu đến giờ này,qua bao trận vẫn bất phân thắng bại vậy hả hai ông học cao.
    Bật mí với hai ông tại sao “Ít học”lại làm”châu chấu đá xe”nhé.Vì”Ít học”tin vào sự anh minh của nhà nước,tin vào pháp luật và công lý.Nói vậy cũng xem như trả lời giúp hai ông câu 2 rồi.Còn câu 1 hai ông Võ-Bích có học hàm cao phải trả lời cho”Ít học”chứ đừng làm như không biết.Hễ “Ít học”còn nghĩ không ra là còn réo hai ông đấy,trốn không được đâu.

  2. Có công ty luật tên là “DC Law”, thoạt đầu cứ tưởng là công ty của Mỹ đến từ thủ đô Washington DC! Hóa ra không phải. Có lẽ chỉ là một công ty nhỏ vì nó nằm trong một chung cư xây từ trước năm 75. Cái muốn nói là cái tên DC Law dễ gây ra hiểu lầm là công ty to của Mỹ.
    Giống như, nếu các bạn hay đi taxi, hẳn thấy Sài Gòn có rất nhiều taxi “dù”, mà kiểu dáng tên gọi và số điện thoại thoạt nhìn cứ tưởng là Hãng VinaSun. Ví dụ như taxi dù lấy tên “Vinasum” hoặc “84 27 27 27” (số 84 thì viết bé tí, còn mấy số 27 viết to rõ ràng giống y chang số của VinaSun). Làm nhiều người… ngoắc nhầm! :)

  3. Tôi có nhận xét,luật sư Bích là một “thầy cãi” giỏi chứ không như đánh giá ban đầu của tôi.Những thủ thuật của ông cũng giống như PMH là tung hỏa mù,đánh lạc hướng dư luận bằng cách vận dụng những quy định,điều luật đã cũ,trong đó còn nhiều kẽ hở cho kẻ xấu luồn lách kinh doanh bất minh.Chính vì vậy để hoàn thiện,chặt trẽ hơn và phù hợp với chính sách của nhà nước tạo điều kiện thông thoáng cho các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước cùng phát triển(PMH cũng được hưởng những quyền lợi này)thì Quốc hội cũng thông qua các luật mới.Trong luật mới đã có quy định về hiệu lực thi hành,phạm vi điều chỉnh,áp dụng luật..Là Ls như ông tôi không cần.một nêu cụ thể sẽ rất dài,chỉ kết luận những căn cứ của ông hiện nay đã không còn hiệu lực(chỉ những điều khoản nào còn phù hợp với luật mới có thể áp dụng được).PMH có nói”áo mới không thể khoác lên cơ thể cũ”đã gián tiếp thừa nhận những vi phạm pháp luật của PMH hiện nay.Điều vô lý hiện nay là,khi PMH đã được hưởng quyền bình đẳng như các Cty kinh doanh trong nước,nếu không muốn nói được ưu ái hơn rất nhiều để có cơ hội kinh doanh siêu lợi nhuận chuyển về Đài loan,lại không tuân thủ pháp luật như các tổ chức kinh doanh khác(nói nom na, lợi anh hưởng,nghĩa vụ,trách nhiệm anh trốn ).Đúng ra nhờ cơ chế thoáng,cơ thể anh phát triển phải kèm theo buộc mặc áo mới,không vừa cũng phải mặc ,đó là sự nghiêm minh của pháp luật.Một PMH không chịu mặc áo mới sẽ có nhiều”PMH”khác không mặc theo.Nhất là trong giai đoạn hiện nay theo đánh giá của nhà nước về tình hình vi phạm pháp luật.
    Vậy theo luật hiện hành,ông sẽ đề xuất giải quyết như thế nào là điều chúng tôi rất muốn nghe.

    • Đọc đến đây hẳn ông sẽ thắc mắc,vậy tại sao căn cứ vào Luật KDBĐS,TP kg ra quyết định thu Tiền SDĐ của PMH,xin thưa vì đã có QĐ 112 của TP xác định PMH có nghĩa vụ đóng tiền SDĐ rồi và QĐ của TP phù hợp với luật mới nên PMH đang nợ NN khoản tiền này cùng lãi phát sinh.Như vậy khi đẩy người mua đóng tiền SDĐ,PMH đã vi phạm pháp luật và đang trốn nhiều khoản thuế,ông Bích chớ có cổ vũ những việc như vậy.

    • Thưa Lsư.Bích!
      Vấn đề PMH hiện nay cần tách ra hai phần:
      1/Việc PMH là một Cty liên doanh nước ngoài không đóng tiền sdđ thuê 70 năm khi tham gia kinh doanh BĐS đúng hay sai.Về phía Ls.Bích với QSDĐ thuê 50 năm mà PMH đã và đang kinh doanh hiện nay là hợp pháp.Thế thì QĐ 112 của UBNDTP và Luật KDBĐS được QH thông qua theo Ls.Bích là bất hợp pháp à???Vì giữa hai điều này trái ngược nhau hoàn toàn.Luật KDBĐS hiện nay và QĐ 112 của UBNDTP trước đây chỉ rõ trách nhiệm PMH phải đóng khoản tiền SDĐ mà người mua đang phải đóng hiện nay.Chính GS.Võ cũng không dám phủ nhận vấn đề này mà chỉ than nếu PMH đóng như vậy thì cao quá….
      2/Tranh chấp cư dân với PMH về khoản tiền SDĐ người mua đang phải đóng,về phía cư dân có 2 vấn đề cụ thể sau:
      -PMH phải thực hiện đúng luật pháp về nghĩa vụ đóng TSDĐ khi tham gia thị trường kinh doanh BĐS,đây là điều các Cty KDBĐS khác đã thực hiện chỉ có mỗi PMH là chưa???
      -PMH đã lừa dối người mua(bằng chứng có rất nhiều,chúng tôi sẽ cung cấp cho cơ quan thanh tra NN sắp tới đây).Bản chất thực vấn đề này như sau:Ngay từ đầu CtyPMH đã có chính sách KD lừa dối KH rồi,vì họ biết rất rõ,với giá bán rất rất cao so với các dự án khác(ng mua không trả TSDĐ)trong cùng một thời điểm,chất lượng căn hộ như nhau sẽ kg ai mua sản phẩm của họ nếu biết rõ sự thật.Chính vì lợi nhuận PMH đã bất chấp tất cả,đây là kiểu KD cả thế giới tẩy chay chứ kg chỉ có ở VN.
      Vì vậy tôi thành thật khuyên Ls.Bích kg nên có phát biểu như vừa qua vì những người có hiểu biết sẽ xếp ông vào loại:làm hại cho nước,làm hại cho dân đấy ông ạ.

    • Cãi cùn.
      Tôi không đồng ý với bạn NCN cho rằng Ông Bích là một “thầy cãi” giỏi.
      Vì ông này viết theo cảm tính, chẳng có cơ sở lý luận thực tiễn gì. Đi cãi như thế gọi là cãi cùn thì đúng hơn.
      Cãi thế có mà kẻ xấu cũng chẳng giám thuê!

  4. 2 bài viết của bạn Thanh Hằng trả lời Mister luật sư Bích thật tuyệt vời!
    Tập thể cư dân PMH chúng ta có khi cũng phải cám ơn PMH -nhờ sự lừa đảo tiền SDĐ của họ – và trên con đường đi tìm chân lý đó chúng ta mới hiểu hơn về chúng ta- một tập thể đòan kết, một BĐD dũng cảm và những cá nhân với sự hiểu biết miệt mài đấu tranh .
    Đúng là đoàn kết là MẸ của thành công.

  5. Chán cái bác Ngọc Bích này quá đi.
    Viết thế mà cũng dám viết rồi còn đòi đăng trên blog của cộng đồng cư dân PMH mới chết chứ. Tôi thấy có bạn nào tặng cho bác ấy một câu rất chuẩn “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thì lại không phải như vậy. Những người không biết hoặc biết rất lơ tơ mơ lại luôn đi dạy dỗ những người biết hoặc rất biết mới chết chứ. Các bác cứ ngẫm lại mà xem nhất là một số vị còn đang giữ cương vị gảng dạy tại các trường Đại học cơ đấy. Cũng may là bác Bích này không đứng trên bục giảng, cũng không có thân chủ nhưng sau lần PR hoành tráng này rất có thể bác sẽ vĩnh viễn không có thân chủ nào dám thuê bác nữa đâu vì bác vừa ẩu (không coi trọng luật pháp) lại vừa cùn (cãi chày cãi cối, ví von lung tung chẳng ăn nhập gì với sự vụ cả).

    Nếu cứ cái đà này thì e rằng bác sẽ rất “nổi danh” chỉ trong vài ngày. Nhưng thôi em can bác, bác mà cứ lên blog để bao nhiêu người biết là trình độ của bác rất ư là … hạn chế như thế thì thật tội cho bác lắm! Em thấy thương cho bác hơn là giận bác đấy :-)

  6. Chào ông LS Bích,
    Tôi cũng là một luật sư nhưng vì lý do cá nhân nên chưa tiện xưng tên ở đây. Nhưng tôi không thể không lên tiếng để bảo vệ danh dự cho giới luật sư nói riêng và luật gia nói chung. Tôi tin rằng không ai dám coi thường luật pháp và không ai dám cho rằng các Bộ luật do Quốc Hội ban hành không phải là cơ sở pháp lý tại tòa theo quan điểm của ông. Nói như ông chẳng khác nào những hợp đồng cho vay nặng lãi của xã hội đen hay đâm thuê chém mướn đều có thể xét xử trên cơ sở nội dung của chính các hợp đồng dân sự đó và không căn cứ vào Bộ Luật Hình sự vì “hai bên có ký tên mình vào văn kiện này đâu”. Nếu biện luận vô trách nhiệm như ông thì đất nước này làm gì còn luật pháp. Hơn nữa công ty PMH là một tổ chức kinh doanh bất động sản nên chịu sự điều chỉnh của tất cả các bộ luật chuyên ngành trong đó có Luật Kinh Doanh Bất Động Sản. Ông nên nhớ là luật sư, chúng ta phải luôn luôn tôn trọng pháp luật hơn bất cứ ai trong xã hội này và mong ông suy nghĩ cho chín chắn trước khi đặt bút viết. Đành rằng mình là luật sư thì phải bảo vệ cho thân chủ nhưng ông nên tìm hiểu kỹ sự việc, tìm hiểu kỹ thân chủ của ông cùng với những tài liệu do thân chủ của ông cung cấp xem đã đúng sự thật hay chưa hay vẫn còn sự thật nào khác rồi hãy phát ngôn để tránh loạn ngôn. Có vài điều nhắn nhủ mong luật sư lưu tâm và đừng để cá nhân ông làm cho giới luật sư bị ảnh hưởng và tai tiếng .

  7. Tui thấy trên trang web của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh (http://www.hcmcbar.org/index.php?option=com_company&cat=1) đăng như sau:
    CÔNG TY LUẬT HỢP DANH DC
    Nguyễn Ngọc Bích
    11A Phan Kế Bính, P.Đa Kao, Q.1
    8219928
    Không biết Ông Bích đăng bài trên báo Saigon Times Online có phải là Luật sư Bích đăng trên trang web của Đoàn Luật sư TP. HCM hay không ?
    Bà con nào biết rõ xin vui lòng xác minh dùm, cám ơn nhiều nhiều.

  8. Tôi thấy chỉ một câu trong bài Trả lời bạn Thanh Hằng của ông Bích đã đủ nói lên quan điểm cơ bản sai lầm ngay từ đầu của ông Bích trong nhìn nhận vụ kiện của cư dân PMH. Ông Bích nói: Ông chỉ đưa ra lời đề nghị như ” Lời cầu hôn” – Thật ra cư dân PMH không phải là “Nàng thiếu nữ đang ở thời kỳ kén chồng tương lai” mà đây là : Vụ “Li dị đình đám nhất ” vì “người chồng” lừa dối, phụ bạc một cách vô cùng tinh vi ! ” . Và đó là bản chất của “người chồng” này.

  9. Thành ngữ Việt nam có câu “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”.
    Chưa nghe tên anh “thầy cãi” này bao giờ. Có thể trình độ chưa nhận thức được đúng sai. Nếu vô tình, cẩu thả, hoặc trình độ còn hạn chế, thì thiết nghĩ nên học hỏi và “dựa cột mà nghe”.
    Còn như vừa ẩu (một đêm viết một bài) lại cộng thêm vì miếng cơm manh áo mà cãi đúng thành sai, sai thành đúng như thế, thì chỉ có PMH và người xấu mới thuê. Chứ tử tế ai dám.

  10. Thưa ô.Bích,vì ông không tìm hiểu kỹ vấn đề đang tranh chấp từ hai phía nên nói với ông vấn đề đó sẽ không đi tới đâu(nếu tìm hiểu kỹ tôi tin ông sẽ nói khác).nhưng khi ông nói”cư dân và PMH, chỉ ký kết với nhau trong hợp đồng mua bán nhà (HĐMBN) gồm bản không có công chứng và bản có công chứng. Như thế, hai bên chỉ có thể sử dụng văn kiện ấy để làm CƠ SỞ PHÁP LÝ khi thưa nhau ở tòa, tùy bên nào là nguyên đơn. Tất cả các văn kiện khác, kể cả Luật kinh doanh bất động sản mà cư dân đã nêu CHỈ LÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO để tòa ra quyết định; VÌ HAI BÊN CÓ KÝ VÀO NHƯNG VĂN KIỆN NÀY ĐÂU”cho thấy ông có cách nhìn méo mó,lệch lạc về pháp luật,luật chỉ có Chủ tịch QH mới có quyền ký.Là ls ông đã từng soạn thảo cho thân chủ HĐ,những điều nêu trong HĐ không thể không căn cứ vào luật nào đó.Khi ra tòa xét sử cũng phải căn cứ vào luật hiện hành để giải quyết tranh chấp.Chắc chắn nếu có điều nào trong HĐ không đúng luật sẽ bị vô hiệu tại tòa.Tôi lại phải nhắc ông,dù có là công dân khi nói vẫn phải tôn trọng pháp luật.
    Còn một điều nữa,cả ông và ô.Võ đều có nói ý gần giống nhau đó là ng mua KHÔNG TÌM HIỂU KỸ HĐ,KHÔNG THAM VẤN LUẬT mà đã ký.Nếu tôi hiểu kg sai trong lương tâm CÁC ÔNG CŨNG THẤY HĐ do PMH soạn có vấn đề về luật,ẩn ý sau câu nói của các ông còn có cả ý NGƯỜI MUA BỊ LỪA.Điều đó đúng và chúng tôi bây giờ đã hiểu.Nhưng có lẽ điều này mới là quan trọng mà các ông nên suy nghĩ.Với cái giá bán rất cao so với các dự án khác ng mua khg phải trả tiền SDĐ,mà chất lượng căn hộ thì chỉ tương đương,có khi còn kém hơn(diện tích đất công cộng do ng mua trả như hiện nay),thì PMH ĐÃ THU VỀ MỘT KHOẢN SIÊU LỢI NHUẬN,điều này không bình thường ở chỗ NGƯỜI MUA ĐANG BỊ LỪA VÀ NHÀ NƯỚC THẤT THU THUẾ.Như vậy khoản lợi nhuận ấy là bất minh,với cách chia 30VN-70ĐLoan của khoản tiền khg minh bạch này,cũng LÀ NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA NGHĨ GÌ thưa các ông.

  11. Tôi thỉnh thoảng viết bài. Nhưng để viết một bài mất thời gian lắm. Thành ra rất phục LS Bích giỏi! Chỉ một ngày thứ Bảy, xem VnExpress, mà vội vàng… ra được một bài. Cũng có mở bài, thân bài, kiến nghị hẳn hoi. Thế mới biết làm ăn thế thảo nào… chẳng có thân chủ!

  12. Tôi có anh bạn viết bài đăng tạp chí, lấy bút danh là “Vi Tiến Thiều”. Bài quá tệ và chúng tôi thắc mắc tại sao anh lại lấy bút danh lạ hoắc thế! Anh bảo: “Tớ viết là vì thiếu tiền, nên lấy bút danh như vậy để bạn đọc thương mà bỏ qua cho”!
    Bây giờ lại có nhà cái anh luật sư kia vì chẳng ai thuê, “không có thân chủ” nên cũng phải viết báo kiếm sống. Vậy nên viết dở thế cũng là lẽ đáng thương vậy!

  13. Tôi hiểu tại sao Ông Bích nói rằng “Tôi không viết với tư cách luật sư” cũng như “không có thân chủ nào thuê” bởi vì các chứng lý mà Ông Bích đưa ra hoàn toàn đối nghịch nhau ngay cả việc hôm qua nói một đằng, hôm nay nói một nẻo thì cũng đủ hiểu là Ông Bích không thể nhận mình là luật sư rồi. Việc này làm tôi liên tưởng đến các việc làm của các Phó Tổng Giám Đốc công ty PMH trên các phương tiện thông tin đại chúng và kết quả là “cấm cửa” tất cả “thượng đế” nên buộc “thượng đế” phải gửi ĐƠN KHIẾU TỐ KHẨN CẤP đến các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương.
    Tuy nhiên tôi đánh giá rất cao về việc Ông Bích đã tự “ngộ” ra được khả năng đích thực của mình.

  14. Ô.Bích là luật sư khi thảo hợp đồng cho thân chủ,không biết ông có câu căn cứ vào luật không,hay ông soạn vô tư.Hai nữa ý thức tôn trọng pháp luật của ông quá kém,là luật sư chắc ông ra trước tòa rồi,việc đầu tiên là chào quốc huy VN để thể hiện sự tôn trọng và nghiêm minh của pháp luật,đúng là ông đã khôn hơn là không lấy danh nghĩa luật sư.Nhưng là một công dân vẫn phải nói cho đúng luật.

  15. Rõ ràng ô.Bích không hiểu rõ luật thật rồi,hay là ông giận quá mất khôn.PMH còn biết ghi trong hợp đồng nếu có điểm nào không phù hợp với luật sẽ vô hiệu,tức là luật phải trên hợp đồng đấy.Một nguyên tắc khi tòa xử là phải căn cứ vào luật để xét các điều khoản tranh chấp có phù hợp với luật không đã chứ,sao ông lại nói ngược.Tôi hỏi ông,là quan tòa ông xử HĐ đâm thuê chém mướn theo luật hay theo HĐ hả ông.Chính vì PMH vi phạm luật nên người mua sau khi trả đủ tiền theo HĐ vẫn bất ổn trong căn nhà họ đang ở đấy ông ạ.Thôi với cách hiểu luật của ông thì những điều ông nói sai lè là lẽ đương nhiên.

  16. Thưa ông Nguyễn Ngọc Bích,

    Tôi có đọc bài phản hồi của ông gửi cho bà Thanh Hằng, và muốn chia sẻ đôi chút với ông về cái đoạn được ông đưa vào mục số 5. Dạ, những gì ông nói trong đoạn đó đều hợp lý, dễ hiểu với lối viết ví von thường thấy của ông. Nhưng giá như ông chịu khó lắng nghe, trao đổi nhiều hơn với những cư dân PMH đang trong cảnh khó, giá như ông cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của họ, tìm hiểu xem họ đã tiếp xúc, làm việc và ký HĐ với PHM như thế nào, ắt hẳn ông sẽ suy nghĩ sâu hơn, kỹ hơn trước khi cầm bút viết vội, như cái kiểu ông viết cho kịp thời hạn nộp bài cho tòa báo !

    Thưa ông, tôi là một công chức trẻ, sau nhiều năm dành dụm cật lực (tính cả khoảng thời gian ngắn làm việc ở nước ngoài) mới gom được một số tiền để đặt cọc mua một căn hộ nhỏ như lỗ mũi với giá trên trời ở khu Sky Garden 3 (nhân đây tôi cũng xin phản đối một số tờ báo có cái kiểu mô tả cư dân PMH 100% là dân “đại gia” lắm tiền nhiều của, vì chắc chắn có một bộ phận không nhỏ cư dân có hoàn cảnh như tôi – dân làm công ăn lương, cật lực làm việc và dành dụm chỉ để có được một chỗ ở tại cái nơi được tô vẽ là rất “nhân văn”). Khi đến ký hợp đồng mua bán với PMH, vì dốt luật nhưng tính vốn cẩn thận (và lại cũng hơi choáng với cái giá trị “khủng” của HĐ) nên vợ chồng tôi cũng ráng rị mọ đọc tới đọc lui cái tập hợp đồng dày cộp này. Dạ thưa ông, tôi cũng thấy cái điều khoản “tiền sử dụng đất” (nằm chung với các khoản phí, lệ phí khác) nên có thắc mắc với tiếp thị viên của PMH. Cô này ban đầu cũng nói rõ là tiền thay đổi hàng năm theo quy định của nhà nước, nhưng nhấn mạnh là “không đáng bao nhiêu”, vì căn hộ của tôi là căn hộ chung cư, nếu chia tỉ lệ trên tổng diện tích đất thì nhỏ lắm. Thưa ông, nghe đến đó thì tôi tin sái cổ, vì tôi nghĩ chắc là “không đáng bao nhiêu” nên PMH mới gom vào chung với các khoản phí, lệ phí và thuế “lặt vặt” khác. Nếu lúc đó PMH có chút lương tâm hoặc sòng phẳng với khách hàng, họ nên tính ra một số tiền ước lượng dựa trên giá đất hiện tại (thời điểm tôi ký HĐ là tháng 11/2008) hoặc ước lượng giá đất cho năm 2009 thì chắc là sẽ không có chuyện lùm xùm ngày nay. Nhưng họ đã không làm vậy, họ “lập lờ đánh lận con đen”. Cũng dễ hiểu thôi ông, vì với giá bán cao trên trời, như thế, nay nếu cộng thêm khoản tiền sử dụng đất này chắc chắn nhiều khách hàng sẽ phải cân nhắc lại quyết định mua sản phẩm của họ !

    Thưa ông Bích, giá như người dân Việt Nam ai cũng thông minh và hiểu luật như ông, giá như PMH khi tiếp xúc với khách hàng có cách giải thích ví von hình tượng sinh động và dễ hiểu như ông thì hay biết mấy. Nhưng xin ông thông cảm, dân ta đa phần dốt luật ông ạ, chỉ được cái là có niềm tin sâu sắc vào uy tín và những giá trị “nhân văn” mà PMH đề cao nên khi lâm vào cái “mê hồn trận” hợp đồng mà PMH soạn thảo thì chỉ biết ký cho xong mà thôi. Tôi cam đoan với ông là trước khi sự việc này vở lở, 90% người ký hợp đồng với PMH không hề biết đến cái chuyện đất PMH là đất thuê có thời hạn. Chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản đã bỏ ra một số tiền lớn mua nhà thì phải có cả cái quyền rất cơ bản là được sử dụng miếng đất nằm dưới đó. Nay ông trách dân ngu thì tội cho dân quá.

    Vài lời bày tỏ mong ông hiểu, và nếu có điều kiện mong ông cố gắng dùng đức dùng tài của mình để phổ cập thêm kiến thức pháp luật cho dân. Được thế tôi xin thay mặt nhân dân đa tạ ông !

    Thông

  17. Xin chào Ông Nguyễn Ngọc Bích:
    Đọc xong thư trả lời của Ông thì tui hết còn phục Ông chút nào nữa vì báo đăng tên tác giả là Nguyễn Ngọc Bích với chú thích là Công ty Luật DC Law mà bây giờ Ông chỉ xác nhận là “Tôi không viết với tư cách luật sư vì không có thân chủ nào thuê.”, tui nghĩ Ông cũng giống như Công ty PMH ở chỗ “tiền hậu bất nhất”.
    Phải chi Ông đừng trả lời thư cho Bà Thanh Hằng thì trong thâm tâm tui còn đôi phần kính nể Ông nhưng bây giờ thì hoàn toàn mất sạch và cũng may là “không có thân chủ nào thuê.”
    Ôi xót xa quá !!!

  18. Càng nghĩ tôi càng “thán phục” Cty PMH ở chỗ hết ông Đặng Hùng Võ nay lại thêm ông Nguyễn Ngọc Bích “liều mình như chẳng có” để bảo vệ một công ty làm ăn tai tiếng, bất chấp luật pháp như PMH thì chứng tỏ “bùa mê thuốc lú” mà Cty PMH dành cho hai ông này cũng nặng đoa lắm đây. Nếu không thì làm gì có chuyện cả 2 ông viết bài cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vậy khiến cho độc giả quá thất vọng còn thanh danh của các ông bỗng chốc tan biến một cách … lãng nhách. Thật chẳng đáng chút nào. Tôi thật sự cảm thấy rất đáng tiếc cho cả ông Võ và ông Bích. Không biết rồi đây sẽ còn thêm ai nữa đi theo vết xe đổ này để lại tình nguyện làm “thiêu thân” để tiếp tục trúng “bùa mê thuốc lú” của Cty PMH?
    Hy vọng là lương tâm trong mỗi con người vẫn mãi mãi là điều vô giá và không gì có thể mua nổi.

    • Tôi nghĩ PMH đang” vận động hành lang”, trò ma quỉ của PMH từ xưa tới nay mà. Chẳng hiểu sao 2 ông Võ, Bích không bảo vệ dân mình mà lại bảo vệ bọn ma quỉ.???

    • Thuc te ban Thanh Hang da nham 1 dieu co ban : Trong thuong thao voi Cty PMH ta yeu cau Cty PMH phai cong nhan Phu luc 3 la VO HIEU vi no khong duoc 2 ben Mua – Ban ky nghiem tuc, dung theo quy dinh cua Hop dong chinh. The thoi. Mot khi Phu luc 3 vo hieu thi theo quy dinh cua Phap luat Cty PMH phai hoan thanh nghia vu tien su dung Dat truoc khi xay nha va nhu the chung ta se dat duoc muc dich. Tuy nhien cac ban an tam di. “Quynh chet Chua cung bang ha” Neu Lsu Bich ma cho rang Cu dan PMH thua va phai tra tien Su dung dat thi Cty PMH khoi con ban duoc cac du an tiep theo. Vi nhu ban da biet, voi tien Dat cong them khoang tu 28- 60 trieu/ 1m2 thi chac chi co NGUOI DIEN moi mua san pham PMH nua. Va chac chan 100% khach hang da mua can ho Riverside va Riverpark se dong loat tra lai nha da mua vi den 2014 lam so hong moi 1m2 tra them 28-40tr + gia hien nay la 50tr/m2 chua VAT thi ai dam mua ? Cai chinh la Luat su Bich va Giao su Vo neu xem comment nay cua toi thi toi chi xin ong Bich xem Phu luc 3 co dung luat khong ??? Gia nhu Lsu Bich tra loi vao nhung gi Lsu Dat da neu thi hay biet may.

      • Trong tinh huong ra truoc Toa nhu LS Bich da dua ra trong thu tra loi chi Thanh Hang, neu LS Bich lam LS cua PMH, toi cung xin duoc hoi ben bi don may cau hoi sau day:

        Than chu cua toi mua lai mot can ho o PMH.
        Nguoi chuyen nhuong can ho la nguoi mua thu 1 se phai nop lai ban goc HDMB cho PMH. PMH se moi hai ben ra ky HD CHUYEN NHUONG. HD nay co rat nhieu trang va 2 ben phai ky tung trang mot. Ky xong PMH cat giu khong dua cho khach hang.
        Cau hoi 1 : Vi sao PMH khong dua cho khach hang 1 ban cua HD chuyen nhuong nay?
        Khi khach hang yeu cau thi PMH noi da “huy” HD nay? Viec “huy” HD nay trong khi chua hoan thanh thu tuc chuyen nhuong co hop ly hay khong?

        Sau do PMH moi nguoi mua den ky HD MUA BAN moi.
        O cac cong ty BDS khac khi khach hang chuyen nhuong, HDMB duoc lam lai voi noi dung giong y nhu HDMB cua nguoi mua thu 1, chi co thay ten nguoi mua.
        Nhung voi PMH, khong phai nhu vay. PMH da gai vao Phu luc 3 dieu khoan Ben B phai nop tien SDD.
        Cau hoi 2 : PMH co duoc quyen don phuong them vao HDMB ma khong thoa thuan truoc hay thong bao voi khach hang khong?
        Phu luc chi co chu ky ben B, thieu chu ky ben A, nhu vay co hieu luc hay khong?

        Khi nguoi mua yeu cau lam so hong, PMH moi khach den ky HD CONG CHUNG.
        Cau hoi : Vi sao PMH khong dua cho khach hang HDCC nay?
        HDCC nay duoc dung de tien hanh thu tuc chuyen nhuong. HD nay duoc ky rat ky tren tung trang mot boi ben A, ben B va CCV. Chung to gia tri phap ly cua HD nay so voi HDMB ky truoc do.
        Cau hoi 3: Vi sao trong HDCC ghi ben A dong tien SDD ma PMH khong thuc hien nghia vu cua minh?

      • Tôi rất đồng ý với Cu dan PMH, tôi bị PMH làm trò ảo thuật khi mua lại căn nhà của người thứ 1 ký HĐMB với PMH, trong HĐ PMH ký với người thứ 1, người mua ko phải trả tiền SDĐ. Khi tôi mua lại của người thứ 1 thì PMH làm thủ tục hủy HĐ với người thứ 1 và làm lại HĐ với tôi, khi đó PMH nói với tôi là nội dung 2 bản HĐ như nhau, chỉ thay tên của người thứ 1 thành tên của tôi, đinh ninh PMH là Cty đàng hoàng tôi ký vào HĐ theo chỉ dẫn của PMH, về nhà đọc lại mới té ngửa vì bị PMH làm “ảo thuật” trong phụ lục 3 là người mua phải trả tiền SDĐ, nhưng lúc đó nghĩ số tiền cũng ko nhiều nên tặc lưỡi cho qua, chứ nói qua nói lại mất thời gian vì chẳng đáng là bao. Chính vì cái tính xuề xòa cho qua của dân mình bây giờ mới khổ. Còn HĐCC ký mới đây với PMH cũng bị PMH ko chịu đưa lại cho bên mua 1 bản HĐCC, điều gì khuát tất ở đây? chắc LS Bích chưa bao giờ có nhà hoặc chưa bao giờ mua nhà mà vẫn có nhà nên mới ko hiểu trò ma của PMH. Tôi nghĩ ai bị oan ức mà nhờ LS Bích thì phải cẩn thận.

  19. Tôi cũng góp ý báo SG times online, việc đưa thông tin là rất quan trọng và cần thiết nhưng bài đã đưa nên tôn trọng luật pháp.

    • Xem bài của Ls.Bích,tôi thấy ông nói năng chẳng đâu vào đâu và có cảm giác ông không hiểu luật lắm vd:nhà nc đã có quy định về cách tính tiền SDĐ cho những căn hộ theo các tầng,đến tầng mấy sẽ không tính tiền SDĐ,chứ đâu như cách ông nói là tầng hai không dính đất…v..v..Nếu chỉ ra từng cái sai của ông thì dài dòng lắm nên tôi đi thẳng vào sai lầm cơ bản nhất để ông thấy cách diễn giải dài dòng về nguồn gốc hình thành PMH,từ đó ông lan man giải thích sang tính tiền SDĐ ra sao,ai là người đóng tiền,chẳng ăn nhập gì,làm bà con nhức đầu khi đọc.Tôi đề nghị ông mở Luật đất đai xem lại điều 145 về hiệu lực thi hành,trong đó nói rõ luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2004.Luật này THAY THẾ CHO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 1993….(chưa hết,ông đọc cho lớn)BÃI BỎ PHÁP LỆNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC,CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THUÊ ĐẤT TẠI VIỆT NAM NĂM1994.
      Chúng tôi đã nghe cách giải thích trái luật của PMH rồi,ông không nên phụ họa theo.Người dân nói bậy về luật đã hết sức nguy hiểm,là luật sư còn tai hại hơn.Nếu ai cũng hiểu theo cách của ông để làm trái luật thì loạn mất. Đã là luật thì mọi cá nhân,tổ chức đều phải tuân thủ,không ai đc đứng ngoài luật cả. Tôi xin lỗi nếu có nặng lời với ông nhưng vì tôi thấy động cơ của ông không trong sạch,tôi sẽ rất tôn trọng nếu ông là luật sư có tài thật sự,nhưng không nên bàn những gì mình chưa nắm rõ. Rất mong nhận được hồi âm từ ông.Kính chào ông Ls.Bích.

  20. Kính thưa Luật sư Nguyễn Ngọc Bích – Giám đốc Công ty Luật DC Law.
    Tui hết sức phiền lòng khi đọc bài viết của Luật sư đăng trên Saigon Times hôm nay, tui không hiểu lý do tại sao với trình độ của Luật sư lại viết bài như vậy ?
    Theo tui suy nghĩ thì công ty PMH là một công ty có tầm cỡ, tất cả các hoạt động kinh doanh phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp. Tui không biết công ty PMH đã dựa vào đâu để ngang nhiên tự cho mình cái quyền là muốn làm gì thì làm.
    Mong Luật sư có thể cho tui biết là Luật sư có mua nhà, đất hay căn hộ nào do công ty PMH bán hay không ? Nếu không có thì tui nghĩ rằng Luật sư không bao giờ có thể hiểu được cung cách bán hàng của công ty PMH như thế nào đâu, lợi hại lắm Luật sư à. Khi cần thì mở cửa thật to, nhân viên tiếp thị cúi rạp người hô to “công ty PMH kính chào quí khách” còn khi không cần thì “cấm cửa” tất cả “thượng đế” như ngày 31/10/2009 vừa rồi.
    Ôi xót xa quá !!!
    Kính thư.

  21. Chào ông LS Bích,
    Tôi thì không rành về luật nhưng sau khi đọc bài của ông thì tôi thấy hình như ông cũng giống tôi thôi nên thôi ta nói chuyện ngoài luật nhé.
    Ông nói rằng “Mỗi người phải công bằng với chính mình thì luật pháp mới bảo vệ họ được”. Câu này rất hay nhưng ông vận dụng … lộn chỗ rồi. Ông có biết là nhờ khách hàng, nhờ những người đã mua sản phẩm của công ty LD PMH mà công ty này mới thành công và mới có được số lợi nhuận khổng lồ để chuyển về nước hay không? Chính các “thượng đế” này mới là ân nhân của Cty PMH, họ cần được đối xử tử tế và đúng luật thì mới công bằng chứ? Trong khi các “thượng đế” đang bị PMH lừa dối thì ông lại biện luận theo kiểu lừa dối mới chính là công bằng. Vậy thì ông có công bằng với chính lương tâm của một người luật sư hay không?

  22. Trước khi phát biểu một vấn đề gì trên cương vị luật sư của mình,Ls.Bích nên thận trọng và khách quan,đừng để vạ miệng bôi xấu thanh danh của mình,điều này có những người đi trước ông đã mang vạ rồi.Tôi chắc là Ls.Bích chưa được đọc HĐCC trong đó cam kết với ng mua PMH có QSDĐ ở(là Ls chắc Ô hiểu đất ở là gì),PMH(bên A) đóng tiền SDĐ.Theo tôi từ cách nhìn thiếu toàn diện khi nói về công lao của PMH là dộng cơ của Ô viết bài này.Tiền để biến vùng đầm lầy thành PMH như ngày hôm nay là của người mua đấy Ô.Ls ạ(và PMH có thu lợi nhuận từ bán hàng),công lao của PMH là công tác quy hoạch và tổ chức xây dựng.

  23. Thế mà trước đây tôi cứ tưởng là ông luật sư Nguyễn Ngọc Bích này rất giỏi hóa ra ông nắm luật rất tầm phào, phán xét tùm lum, đọc các quyết định thì ba chớp ba nháng … Vậy mà ông cũng dũng cảm để viết một bài rất dài nhưng chẳng đâu vào đâu vì câu nọ phủ định câu kia, lúc thì bảo đúng, lúc thì bảo sai, đọc xong nhức hết cả đầu mà chẳng hiểu ông muốn nói gì. Nhưng còn may là ông cũng có được một câu chính xác “… việc buộc người bán trả tiền chênh lệch giữa đất mua và đất thuê là hợp lý“. Hoan hô kết luận hợp tình hợp lý này của ông.
    Chúc ông sáng suốt để viết bài hay hơn, tập trung hơn và cũng đừng quên “thuyết phục” PMH đi đóng tiền chênh lệch giữa đất mua và đất thuê như ông khẳng định nhé!

  24. Kính gửi: Ông Nguyễn Ngọc Bích, Công ty Luật DC Law
    Tôi hết sức ngạc nhiên khi đọc bài của Ông đăng trên Saigon Times Online hôm nay vì cho đến ngày hôm nay Ông vẫn thật sự chưa hiểu gì về vấn đề “tiền sử dụng đất do ai đóng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng” mặc dù thông tin đại chúng đã đăng tải rất nhiều như là Báo Lao Động, Báo Tiền Phong, VN Express, Vietnamnet, Pháp Luật, SGGP, An Ninh Thế Giới … và gần đây nhất là Báo Xây Dựng (http://www.baoxaydung.com.vn/?MNU=1128&Chitiet=19602&Style=1) đã chỉ ra quá trình kinh doanh bất chấp pháp luật của công ty PMH và đã từng bị “Bộ KH&ĐT “tuýt còi” bằng Công văn số 4340 BKH/KCN ngày 25/6/1998″ …
    Tôi thiết nghĩ rằng Ông nên tham khảo tài liệu một cách cẩn thận và nghiêm túc trước khi viết bài cho dù Ông có “dùng ngôn ngữ đời thường chứ không dùng các danh từ pháp lý của Luật Đất đai” thì tất cả những căn cứ đều phải CHÍNH XÁC và TRUNG THỰC.
    Một sự thật mong Ông hiểu cho là cư dân PMH hôm nay khác với hôm qua vì chúng tôi đã hiểu rõ hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán đã ký với công ty PMH mặc dầu trước kia chúng tôi đã quá tin tưởng vào công ty PMH nên đã bị họ lừa “đá trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất cho người mua” bằng các “thủ thuật tinh vi trong giao kết hợp đồng” nhưng hiện tại thì mọi việc đã thay đổi vì chúng tôi đã mất lòng tin vào công ty PMH nhưng chúng tôi luôn luôn tin vào luật pháp nghiêm minh của chúng ta sẽ bảo vệ cho lẽ phải và sẽ không để cho những kẻ phạm pháp sống nhởn nhơ bên ngoài vòng pháp luật qua Đơn Khiếu Tố Khẩn Cấp của 695 cư dân PMH gửi các cơ quan chức năng vào ngày 5/11/2009 vừa qua và hôm nay số lượng đăng ký khiếu kiện đã là 745 cư dân.
    Trân trọng.

  25. Bai viet cua ong Nguyen Ngoc Bich co nhieu nham lan, sai sot , nhung cung co diem tich cuc. Sai sot lon nhat la Ong Bich cho rang cu dan PMH kien lac huong.
    Van phong Ong Bich o 11C Phan Ke Binh, phuong Dakao , Quan 1.
    Dieu rat dang tiec la 1 to bao nhu to Thoi Bao Kinh Te Sai gon lai dang tai 1 bai viet khong chinh xac nhu vay.
    Chung ta nen phan hoi voi to bao Thoi Bao Kinh Te Sai gon va lam sao bao cho Ong Bich biet trang web cua chung ta de Ong ta co the vao va xem y kien cuachung ta.
    Dinh Hieu

    • Bạn Dinh Hieu ơi,
      Thanh Hằng đã gửi thẳng bài viết của mình đến SaigonTimes và đến thẳng văn phòng DC Law ở 11C PKB rồi.
      Nếu các bạn bất bình thì gửi cho họ nhận định của mình về bài viết của ông Bích vì dưới mỗi bài báo đều có phản hồi của bạn đọc mà. E-mail của DC Law là info@dclaw.com.vn

  26. · Toi luon ne trong luat su Ông Nguyễn Ngọc Bích do uy tin trong nganh cua ong
    · Tuy nhien toi rat ngac nhien khi thay ong phat bieu : … Một, đất mà Nhà nước cho PMH thuê là đất sình lầy. Đất ấy trở nên đẹp đẽ như vào năm 2000 hay năm 2009 này là do tiền của và công lao của PMH… Ông phải đặt mình là người mua nhà đã trả tiền làm vốn cho PMH xây dựng các cơ ngơi này, sau đó, ngưới mua nhà PMH đến đó sinh sống để các dich vu PMH phát triển theo. Hay nói cách khác là PMH phat trien nho vao khach hang i.e. nguoi mua nha cua PMH.

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...