Saturday 3 September 2011

511.Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Theo thuốc biệt được: Tôi năm nay 41 tuổi, cuối năm nay kết hôn, tôi đã siêu âm tinh hoàn, bị giãn thừng mạch tinh, lúc đau lúc nóng lúc khộng . Nhưng khó chịu nhất là tinh hoàn bị thòng , lúc nào cũng cảm thấy vướng . Xin hỏi tôi có cần phải mổ không, nếu mổ có bị vô sinh không, và thời gian bao lâu thì sinh hoạt tình dục lại bình thường và có con lai. Nếu không mổ thì có điều trị được không. Xin bác sĩ chỉ dẫn , tôi đã đi khám ở BV Bình Dân và rất ngại do quá đông. Chân thành cám ơn. (Nguyễn Minh)

Trả lời:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì ?

 

- Giãn tĩnh mạch thừng tinh là giãn các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái

 

- Nguyên nhân cũng giống như giãn tĩnh mạch ở chân và do dòng máu chảy ngược vào trong các tĩnh mạch

 

- Khi máu ứ trong tĩnh mạch phía trên tinh hoàn, nó có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Trong nhiều trường hợp, số lượng tinh trùng có thể cải thiện sau khi điều trị

 

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

 

- Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không triệu chứng

 

- Đôi khi có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối ngày hay khi đứng, hoạt động hay ngồi lâu

 

- Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to, chúng ta có thể thấy 1 khối sưng phía trên bìu

 

Làm thế nào để chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh ?

 

- Chẩn đoán bằng thăm khám thực thể

 

- Nếu bạn thấy đau và bác sĩ không sờ được tĩnh mạch giãn, siêu âm có thể được sử dụng để chẩn đoán

 

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

 

- Khoảng 1/10 người nam có giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên, nhiều người có tĩnh mạch thừng tinh giãn không có bất thường về số lượng tinh trùng hay các vấn đề về thừng tinh.

 

- Không phải tất cả bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải phẫu thuật

 

- Nếu đau, hay nếu tĩnh mạch giãn xấu hay nếu bạn hay bạn tình cảm thấy xấu, bạn có thể được phẫu thuật hay các phương pháp khác để làm giảm bớt giãn tĩnh mạch thừng tinh        

 

1.  Chờ đợi theo dõi

 

- Nếu bạn không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi  trong 1 thời gian

 

- Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị.

 

2.  Phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn)

 

- Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.

 

- Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút

 

- Vô cảm để có thể gây mê hay gây tê

 

- Đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Tĩnh mạch sau đó được cắt và cột

 

- Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ

 

- Cần phải có người thân theo bạn nếu bạn muốn xuất viện ngay vì tác dụng của thuốc mê hay thuốc tê vẫn còn. 

 

3. Các phương pháp khác

 

- Trong phòng mổ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện kẹp hay làm tắt các tĩnh mạch giãn

 

- Cũng cần gây mê hay gây tê và rạch 1 đường nhỏ ở vùng bẹn hay bụng dưới

 

- Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch

 

- Cách khác, dùng thuốc để chích vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch

 

Các biến chứng có thể gặp

 

- Chảy máu

 

- Nhiễm trùng

 

- Tràn dịch màng tinh: bìu sưng to và ứ dịch

 

- Tái phát

 

- Tổn thương động mạch thừng tinh, gây teo tinh hoàn

 

Diễn tiến sau điều trị

 

- Cần khoảng 5-7 ngày để bạn có thể trở lại với công việc hàng ngày (thí dụ như thể thao)

 

- Bạn có thể tắm sau 24 giờ, tuy nhiên không nên ngâm trong bồn tắm trong vòng 5 ngày

 

- Có thể đi làm sau 48 giờ

 

- Có thể đau vừa, sưng vừa bìu và có thể rỉ dịch trong đường mổ. Nếu rỉ dịch dùng  gạc vô trùng để băng lại.

 

- Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật bao gồm: nâng vác nặng  và hoạt động tình dục. Sau 48 giờ bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường  nếu không thấy khó chịu, kể cả hoạt động tình dục

 

- Bạn cứ tiếp tục chế độ ăn thường ngày

 

- Có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng liên tục 48h và sau đó nếu thấy đau khó chịu  thì có thể tiếp tục sử dụng

 

- Tái khám sau mỗi 2 tuần để đánh giá vết mổ có lành tốt hay không

 

- Phân tích nhiều mẫu tinh dịch sau khi phẫu thuật. Mẫu đầu tiên số lượng tinh trùng  không tăng, nhưng sau đó số lượng tăng dần.

 

 

 

Liên hệ với bác sĩ điều trị ngay nếu:

 

- Đau kéo dài sau mổ và không giảm khi dùng thuốc

 

- Đen và xanh chung quanh vết mổ, chảy máu vết mổ

 

- Có mùi khắm

 

- Bìu sưng to

 

- Sốt cao 380C hay và có kèm lạnh run

 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không những ảnh hưởng đến sinh hoạt do đau, khó chịu khi vận động mà còn có thể gây vô sinh, ảnh hưởng ảnh phúc gia đình. Do vậy nếu phát hiện thấy có những bất thường vùng bìu nên đi khám để phát hiện kịp thời bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh để được xử trí. Trường hợp vô sinh nam giới việc phát hiện và xử trí giãn tĩnh mạch thừng tinh sớm cũng góp phần tích cực điều trị bệnh.

 

Chúc bạn sức khoẻ!

Bs.Thuocbietduoc


3 comments:

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...