Thursday, 27 January 2011

219.Giải mã” lãi suất USD tăng: Do có chênh lệch!

Ấy dzà, căng àh nha !!

Theo thời báo kinh tế Sài  Gòn.
 

Thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng găm USD, tích cho trạng thái ngoại tệ càng “dương” càng tốt và sau đó, họ vừa bán cả phần “dương”, lẫn phần “âm 30%” trạng thái ngoại tệ của mình.

Nhiều người không hiểu vì sao các ngân hàng lại sốt sắng huy động USD với mức cao như vậy?
Khoảng hai tuần nay, lãi suất USD tăng một cách bất thường. Nhiều người không hiểu vì sao các ngân hàng lại sốt sắng huy động USD với mức cao như vậy?

Nhất cử lưỡng tiện!

Đầu tiên là các ngân hàng thương mại nhỏ và sau đó, nhiều ngân hàng lớn cũng vào cuộc huy động USD với lãi suất hiện xấp xỉ 6%/năm. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại vừa bán khoảng 50 triệu USD với giá 20.950 VND/USD chia sẻ bài tính mà các ngân hàng đang áp dụng như sau:

Giả sử ngân hàng huy động 1 triệu USD, lãi suất 6%/năm thì hết một năm, ngân hàng trả cho khách hàng 1.060.000 USD cả gốc lẫn lãi.

Sau khi huy động được 1 triệu USD, nhờ “cơ chế hai giá”, ngân hàng có thể bán cho những nhà nhập khẩu của mình hoặc ai đó có nhu cầu với giá khoảng 21 nghìn VND/USD, nếu gặp “chỗ quen biết” cũng phải giá 20.950 VND/USD, ngân hàng thu về 20.950 triệu VND. Sau đó, ngân hàng cho vay 20%/năm hoặc tính bình quân “chỗ cao bù chỗ thấp” cũng phải 18%/năm.

Như vậy, từ một triệu USD tiền vay, một năm sau, ngân hàng thu về: 20,950 tỷ VND + lãi suất 18%/năm, thành tiền là 24,721 tỷ đồng.

“Món hời” bắt đầu từ đây: Nếu lấy con số 24,721 tỷ đồng đem chia cho 1.060 nghìn USD, lúc đó tỷ giá sẽ vượt quá 23.300 VND/USD. Từ 19.500 VND/USD lên 23.300 VND/USD, mức giảm giá VND tương ứng tới 19,48%! Không đời nào Ngân hàng Nhà nước lại để đồng Việt Nam mất giá đến mức như vậy. Bởi lẽ, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thừa biết mỗi lần chuẩn bị điều chỉnh tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước luôn chần chừ. Trong tất cả những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây, mức giảm giá VND mỗi năm chỉ dưới 10%, trong khi rủi ro chỉ thực sự đến khi VND giảm tới 19,48%, vậy thì có lý gì các ngân hàng thương mại không hành động ngay? Và đó là lý do để ngân hàng thương mại tiếp tục huy động USD và nối dài thêm câu chuyện lãi suất USD tăng.

Ngân hàng Nhà nước có nhận biết được bản chất của vấn đề trên không? Dĩ nhiên là có và không có lý do gì để cấm đoán. Hơn thế, hành vi này còn góp phần chuyển hóa nguồn ngoại tệ từ “vay” sang “mua”. Có nghĩa, trong kinh doanh ngân hàng, kênh ngoại tệ huy động (vay mượn) tạm thời được chuyển hóa thành kênh ngoại tệ kinh doanh (sở hữu) và nhờ đó, có thể thấy trong những ngày qua, tỷ giá trên thị trường tự do loay hoay dưới ngưỡng 21 nghìn VND/USD. Thực ra, cách làm này không mới. Chỉ có điểm khác biệt là trước đây, việc chuyển hóa kênh ngoại tệ từ “vay” sang “mua” phần lớn được thực hiện bởi các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu thì nay, vai trò ấy được chuyển sang ngân hàng.

Ngoài ra, lãi suất USD còn liên quan tới vấn đề khá tế nhị khác là thanh khoản VND của các ngân hàng. Do Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động VND là 14%/năm nhưng không khống chế lãi suất huy động USD cho nên, không nhất thiết phải nắm giữ VND thì mới giải quyết được thanh khoản. Bởi lẽ, nắm USD rồi chuyển hóa thành VND thì vẫn giữ thanh khoản như thường. Thậm chí còn tốt hơn là nhảy lên thị trường 2 để rồi bị những “kẻ kinh doanh trên lưng người khác” hét với giá ngất ngưởng mà không dễ gì vay được.

Có lợi vẫn làm

Ở đây, có một băn khoăn trong tính toán nêu trên rằng, giả định huy động được 1 triệu USD thì các ngân hàng thương mại có dám bán cả 1 triệu USD kia ra thị trường? Câu trả lời là “có” nhưng họ chỉ bán trong phạm vi được phép, tức là trong khoảng “âm” 30% so với trạng thái ngoại tệ của mình.

Thời gian qua, nhiều ngân hàng găm USD, đẩy trạng thái ngoại tệ càng “dương” càng tốt và khi có cơ hội, họ vừa bán cả phần “dương”, lẫn phần “âm 30%” trạng thái ngoại tệ của mình. Chưa kể, vốn điều lệ của họ đang tăng lên, nhiều đơn vị cán đích tối thiểu 3.000 tỷ đồng (theo Nghị định 141) thì nguồn lực tài chính họ cũng dồi dào hơn và cho phép họ bán ngoại tệ nhiều hơn.

Một băn khoăn khác là với cách thức trên, liệu có  thể ngân hàng thương mại gặp rủi ro kỳ hạn, dẫn đến không có ngoại tệ trả cho khách hàng không? Đã kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro nhưng cứ hình dung, khi ngân hàng thương mại tính toán và thấy rằng có thể kiểm soát được thì họ vẫn làm. Hơn thế, khi chuyển hóa USD thành VND thì trên bảng cân đối tài sản, VND vẫn là tài sản “Có” có tính thanh khoản cao nhất và việc chuyển hóa chúng thành USD không có khó khăn gì, miễn là mức độ rủi ro tỷ giá vẫn phù hợp với “khẩu vị rủi ro” của mỗi ngân hàng.

Có  thể thấy, việc lãi suất USD tăng gần đây đang “nhất cử lưỡng tiện”: ngân hàng thương mại có lời, tỷ giá không thất thường trong ngắn hạn nhưng nghịch lý trong khi khắp cả thế giới, lãi suất đồng USD vài phần trăm/năm, ngay cả quê hương của nó là ở nước Mỹ còn thấp hơn thế thì ở Việt Nam, lãi suất USD lại tới 6%/năm. Nghịch lý này do nguyên nhân gì và hệ quả ra sao thì các nhà nghiên cứu chính sách cần nghĩ cách giải quyết.


free counters

No comments:

Post a Comment

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...