Monday, 31 January 2011

224.Tỷ giá VND/USD không điều chỉnh trước Tết nhưng…

Đến hết Tết Nguyên đán, tỷ giá VND/USD sẽ không điều chỉnh nhưng sau Tết Chính phủ sẽ họp bàn về vấn đề này và đưa ra quyết định chính thức.



Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy và cho biết cuộc họp này sẽ rơi vào thời điểm ngay sau Tết âm lịch.

Trong thời gian qua, tỷ giá giữa VNĐ và USD luôn biến động mạnh, có lúc thị trường tự do và chính thức chênh nhau tới trên 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng tỷ giá điều chỉnh nên neo ở mức trần 21.000 đồng (thay vì 19.500 VND/USD như hiện nay) và biên độ ở khoảng 5%.

Theo TS Lê Đăng Doanh, cần điều chỉnh tỷ giá USD bởi mức thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai chưa được cải thiện. 

Ngoài ra mức dự trữ ngoại hối nguồn ngoại tệ vẫn chưa được cải thiện nhiều, lượng USD trong dân chưa được khai thông cũng là những lý do khiến tỷ giá USD tăng.

TS. Doanh cho rằng, lượng USD trong dân hiện có khoảng 20 tỷ USD, nghĩa là vẫn còn một lượng USD lớn được giắt gối thay vì được đẩy vào lưu thông trên thị trường.

Theo ông, cần giải quyết số vàng và số tiền lớn trong dân vì nếu có chính sách để hút số tiền,vàng trong dân thì Việt Nam không thiếu ngoại tệ…Cách tốt nhất để huy động được số tiền trong dân và đảm bảo rằng người dân đừng giữ vàng, đô la trên gác bếp, hay giắt gối mà họ đem gửi tất cả vào ngân hàng là tăng cường cải thiện môi trường vĩ mô.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Chính phủ cần phối hợp nhiều biện pháp vừa can thiệp vừa điều chỉnh, giải quyết ngay trong quý 1/2011 sự chênh lệch để ổn định tỷ giá, tránh sự biến động mạnh trong năm 2011.

Trong năm 2010, đặc biệt là trong tháng 11, 12, chênh lệch tỷ giá USD tự do với tỷ giá chính thức lên đến 10%, có thể nói là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990. Điều đó gây ra quan ngại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam, nó cũng cho thấy nguồn cung ngoại tệ của chúng ta thiếu hụt thực sự. Một phần của chênh lệch này cũng do yếu tố tâm lý lo ngại vàng tăng giá, bất ổn về lãi suất, lạm phát…

Kể từ sau đợt nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18,544 lên 19,532 VND/USD vào ngày 17/08/2010 đến nay, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do luôn vượt tỷ giá niêm yết chính thức.

Vào đầu tháng 12/2010, tỷ giá có lúc đã tiến sát mốc 22,000 VND/USD. Trong 3 tuần trở lại đây, tỷ giá trên thị trường tự do được giao dịch khá bình ổn quanh mốc 21,000 VND/USD, cao hơn gần 8% so với tỷ giá niêm yết.

Nguyên nhân chính của việc tỷ giá biến động mạnh trong thời gian qua xuất phát chủ yếu từ tâm lý người dân.

Lòng tin vào tiền đồng suy giảm khiến cho người dân tăng cường giao dịch và tích trữ ngoại tệ. Bằng chứng dễ thấy nhất là tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế tăng khá mạnh và tăng trưởng dư nợ tín dụng bằng USD trong năm 2010 vượt trội so với tín dụng đồng nội tệ.

Nguyên nhân quan trọng khác là năm 2010, Việt Nam tiếp tục bị thâm hụt cán cân thanh toán. Mức thâm hụt này ước tính vào khoảng 2.5 tỷ USD, thấp hơn dự tính ban đầu là 4.5 tỷ USD.

Những khoản mục chính trong cán cân thanh toán năm 2010 là nhập siêu hàng hóa 12.4 tỷ USD; nhập siêu dịch vụ 0.86 tỷ USD; vốn FDI giải ngân ròng khoảng 8 tỷ USD; vốn FPI (không tính 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ phát hành quốc tế) đổ vào khoảng 1 tỷ USD; lượng kiều hối khoảng 8 tỷ USD và khoảng 3 tỷ USD vốn ODA giải ngân.

Các tính toán cho thấy dòng tiền nước ngoài đổ vào Việt Nam năm 2010 vẫn là số dương. Điều này cũng cho thấy USD trong nền kinh tế không phải là quá khan hiếm.Những phân tích trên một lần nữa chứng minh tỷ giá biến động mạnh trong thời gian qua chủ yếu là do tình trạng đô la hóa tăng mạnh trong nền kinh tế.

Hiện nay, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do quá chênh với tỷ giá niêm yết.Tình trạng hai tỷ giá chênh lệch lớn và kéo dài để lại rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Các ngân hàng, người dân buộc phải lách luật trong trao đổi ngoại tệ dù họ không hề muốn.Theo nhiều ý kiến, sự chênh lệch tỉ giá ở trên đã gây khó khăn các NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Bản thân các NH chỉ là định chế trung gian cung – cầu. Điều đáng nói là khó khăn của các DN xuất -nhập khẩu khi phải chấp nhận giao dịch ngoại tệ theo tỉ giá tự do. Thị trường, bao gồm cả các NHTM đã bằng cách này hay cách khác gần như đã chấp nhận giao dịch ở mức tỉ giá của thị trường tự do.

Do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá chính thức cho phù hợp với quy luật của thị trường là rất cần thiết. Vấn đề quan trọng hơn lúc này là lựa chọn mốc thời gian nào có lợi nhất.

Việc giảm giá VND sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, về dài hạn thì đây là một chính sách có lợi đối với cả nền kinh tế. Ngoài ra, việc tỷ giá dần ổn định (điều này quan trọng hơn là tỷ giá ở mức nào) sẽ khuyến khích dòng vốn nước ngoài giải ngân vào thị trường.

Trong khi đó, xét về lạm phát thì ảnh hưởng của việc giảm giá sẽ không nhiều, vì thực tế các doanh nghiệp vẫn đã phải mua ngoại tệ và nhập khẩu bằng tỷ giá thị trường. Tuy nhiên, việc nhiều hàng hóa “đua” theo tỷ giá có lẽ là điều không thể tránh khỏi.

Theo ông Phạm Thế Anh – chuyên gia kinh tế trưởng của TSC, những thông điệp này cho thấy việc điều chỉnh tỉ giá sớm muộn cũng sẽ được thực hiện, vấn đề chỉ còn là việc lựa chọn thời điểm thích hợp.

Ông Phạm Thế Anh đã chỉ ra những thuận lợi của việc điều chỉnh tỉ giá ở thời điểm này: Thứ nhất, việc điều chỉnh tỉ giá trong thời điểm thuận lợi về nguồn cung ngoại tệ sẽ giúp cho thị trường tự do không bị xáo trộn mạnh, đồng thời giúp đưa tỉ giá trên hai thị trường tiến sát gần nhau hơn. Thứ hai, việc điều chỉnh tỉ giá trong thời điểm thắt chặt tiền tệ hiện nay được kỳ vọng là sẽ khiến cho các DN và người dân có ngoại tệ chịu bán lại cho các NHTM hơn. Thứ ba, đây có lẽ là thời điểm tốt để NHNN mua lại nhằm cải thiện lượng dự trữ ngoại tệ vốn được cho là đã xuống rất thấp trong thời gian qua. 
Sơn Hà



free counters

223. Đi chợ 29 AL

Rút kinh nghiệm đi siêu thị ngày 27 AL vừa qua- người chật như nêm, tính tiền mất gần 40'. Hôm nay chở Vợ đi Chợ  mua đồ đạc chuẩn bị cho mấy ngày Tết !!

Mua hoa quả Cúng ông bà



Mua xong, về nhà lau dọn nhà cửa.


Soạn mâm ngũ quả.

Cter.


free counters

Sunday, 30 January 2011

222. Kẹt Xe Tết 2011. ( 27 AL)

Quốc lộ 1A vẫn tắc nghẽn, xe nối đuôi trên 30 km

TTO - Đến tối nay, một khối tượng xe khổng lồ vẫn bị tắc liền nhau dài trên 30km từ đèo Cả (địa phận Phú Yên) qua khỏi thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Lái xe, hành khách phải rời xe xuống hai bên đường ngồi chời đợi trong mệt mỏi. Tối nay có rất nhiều hành khách phải nhịn đói, vì có hàng nghìn xe ôtô nằm ở giữa cánh đồng xa nhà dân.  

19 giờ tối  hôm nay xe vẫn nằm dài ở thị trấn Vạn Giã. Ảnh: Hải Luận

Nhiều lái xe ôtô con phải quay đầu xe ngược về phía nam. Ông Lê Đăng Phong, ngụ tại TP Vũng Tàu cho biết: “Tôi phải quay đầu vào ngã ba Ninh Hòa để chạy ngược lên quốc lộ 26 đến đường Hồ Chí Minh qua Kon Tum xuống Quảng Nam, xuôi xuống lại quốc lộ 1A. Nếu cứ ở đây thì không biết lúc nào mới về được nhà cúng tất niên với gia đình”.

Điều đặc biệt, đường sắt Bắc - Nam có nguy cơ bị xe ôtô phong tỏa. “Lúc sáng đã có 2 chiếc xe tải nằm kẹt ngay ở giữa đường sắt, chúng tôi phải yêu cầu tài xế đánh tay lái xuống khu đất trống của dân tránh đường cho tàu chạy qua - bà Phạm Thị Hương, nhân viên gác chắn đường sắt Vạn Giã vẫn còn hoảng sợ trước lượng xe quá lớn đang dồn hai đầu đường sắt.

Theo bà Hương, tối nay lượng tàu lửa chạy ra - vào rất nhiều, nếu như không cương quyết sẽ có nguy có xe ôtô nằm kẹt cứng trên đường sắt. “Tôi đã điện xin ý kiến lãnh đạo cho tăng cường thêm quân xuống gác chắn, nếu để hai người đứng trực thì không thể giữ nổi và yêu cầu có cảnh sát giao thông giúp đỡ” – bà Hương lo lắng.

Trung úy Phạm Tiến Sĩ, cảnh sát giao thông công an huyện Vạn Ninh, cho biết: “Hiện nay đã thông đường ở đèo Cả, nhưng do lượng xe ứ động quá lớn nên không thể nào giải phóng xe nhanh được”.

Lực lượng cảnh sát giao thông công an tỉnh và huyện thuộc hai tỉnh (Khánh Hòa và Phú Yên) đang tăng quân điều tiết từng đoạn một.

Trời miền Trung về đêm rất rét, nhưng các em bé vẫn ngồi giữa trời, ăn bánh phồng tôm cầm hơi tối hôm nay. Ảnh: Hải Luận

Xe bị tắc lâu quá, hành khách xúm nhau đánh cờ. Ảnh: Hải Luận

QL 1A hết chỗ đậu, xe phải vào đất của dân đỗ để qua đêm tại đây. Ảnh: Hải Luận

Xe ôtô ứ động hai bên chắn đường sắt cắt quốc lộ 1A tại thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Ảnh: Hải Luận

Bánh mì là nguồn “cấp cứu” cho khách tối nay, giá 10.000 đồng/ổ, nhưng không thấm vào đâu so với lượng người có nhu cầu. Ảnh: Hải Luận  

*Từ 3g sáng, hàng ngàn xe khách, xe tải đã bị kẹt cứng, kéo dài hơn 20km từ đèo Cổ Mã, đèo Cả (khu vực Đại Lãnh, Khánh Hòa) đến địa phận tỉnh Phú Yên.

Hàng ngàn xe kẹt cứng nối đuôi nhau tại khu vực Đại Lãnh (Khánh Hòa). Ảnh; Minh Giảng

Ùn tắc chưa từng có trên quốc lộ 1A. Đến trưa 30-1, tình hình ùn tắc vẫn chưa chấm dứt - Ảnh: Võ Văn Tạo

Hàng ngàn xe tải và xe khách đứng yên dọc đường, không  thể di chuyển được. Nhiều xe chở gia súc cũng cùng chung số phận. Trời mưa lất phất và không khí rất lạnh.

Theo các tài xế, nguyên nhân vụ kẹt xe này là do một xe contener và một xe khách bị hư tại khu vực chân đèo Cả khiến cho giao thông bị ùn tắc kéo dài. Đến 6g30 ngày 30-1, tình trạng kẹt vẫn chưa được giải quyết và ngày càng kéo dài hơn.

Xe chen chúc thành nhiều hàng và các...chú heo cũng cùng chung cảnh ngộ. Ảnh: Minh Gỉảng 

Trong lúc chờ kẹt xe được giải quyết, nhiều hành khách tranh thủ chụp hình. Ảnh: Minh Giảng

6g30 sáng, trời mưa nặng hạt và gió mạnh. Nhiều chuyến xe khách về các tỉnh đã bị chậm hơn 4 tiếng đồng hồ. Nhiều hành khách lo lắng đã liên tục điện thoại cho gia đình để thông báo tình hình cho gia đình và cho biết sẽ về trễ hơn nhiều so với dự định.

Đến 7g30 dòng xe mới nhích lên từng chút được và bắt đầu có xe tiếp tục được hành trình.

* Trong khi đó, trên tuyến quốc lộ 1A về miền Tây, nhất là đoạn ngã ba Trung Lương (TP. Mỹ Tho), nơi đường cao tốc giao với quốc lộ 1A, lượng xe lưu thông tăng cao đột biến do người dân từ TP.HCM đổ về quê ăn tết. Kẻ đi xe khách, người đi xe gắn máy tấp nập chen chúc nhau trên đường từ khi trời còn tờ mờ sáng. 

Đặc biệt đoạn đường từ ngã ba Trung Lương đến cầu Mỹ Thuận có nhiều cây cầu hẹp nên đã xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng vào giờ cao điểm (khoảng 7-8g sáng); nhiều đoàn xe bị ùn tắc hàng giờ nối đuôi nhau kéo dài vài km.

Cầu Rạch Miễu ngày cận tết đông nghẹt người - Ảnh: M.Thuận

Tuy nhiên, dọc các tuyến quốc lộ như quốc lộ 60 đi Bến Tre qua cầu Rạch Miều, những dòng người tấp nập nối đuôi nhau không ngớt cũng tạo nên một bầu không khí xuân nô nức như trẩy hội...

HẢI LUẬN - MINH GIẢNG - M.THUẬN

Saturday, 29 January 2011

221. Đường lưỡi bò và 'chuẩn mực kép' của Trung Quốc

Đường lưỡi bò và 'chuẩn mực kép' của Trung Quốc

- Đưa đường lưỡi bò vào bản đồ trực tuyến "Map World" khi lời cam kết của Trung Quốc cùng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chưa kịp lắng xuống khiến công luận một lần nữa phải lấy làm khó hiểu. Phải chăng, có một khoảng cách giữa những mỹ từ và hành động thực chất của cường quốc đang trỗi dậy này?

>> Giải mã "lợi ích cốt lõi" và "đường lưỡi bò" của Trung Quốc
>> "Đường lưỡi bò" và những nhóm lợi ích ở Trung Quốc
Đường yêu sách vô lý

Đường "lưỡi bò", "chữ U" hay "đứt đoạn"... là những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines.

Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân Đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).

Công hàm của Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về thềm lục địa mở rộng ngày 7/5/2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9 đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới.

Ngoại trừ các học giả Trung Quốc, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rõ, đường lưỡi bò của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Hải quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Hoàng Long
Vùng nước trong "đường lưỡi bò" chiếm 80% diện tích Biển Ðông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử" là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước.

Thậm chí, Indonesia, một nước không hề dính líu đến tranh chấp Biển Đông cũng phải chính thức gửi công hàm phản đối "đường lưỡi bò", cho rằng bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc là "rõ ràng không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Luật biển 1982".

Thế giới sẽ nghĩ gì về hành động vừa qua của Trung Quốc trong khi mới tháng 10/2010, nước này cùng ASEAN đã long trọng "cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận, qua đó góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực"?

Đáng nói hơn, động thái này xảy ra chỉ vài ngày trước khi cuộc họp cấp ngoại trưởng Trung Quốc - ASEAN để kỷ niệm 20 năm hợp tác.

Khoảng cách giữa mỹ từ và hành động thực tế

Đây không phải là lần đầu tiên, cường quốc đang lên tại khu vực "nói vậy mà không làm vậy".

Nhiều năm qua, sự trỗi dậy Trung Quốc đi liền với mối lo ngại về cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc" trong cộng đồng quốc tế. Cho rằng thế giới đang hiểu nhầm mình, Trung Quốc bằng nhiều cách thức, khi lặng lẽ, lúc ồn ào, cố gắng làm an lòng phần còn lại của thế giới về một chiến lược phát triển hòa bình của nước này.

Tranh thủ mọi cơ hội, mọi diễn dàn, khu vực và quốc tế, người Trung Quốc đang tỏ ra muốn "minh bạch hóa" chiến lược phát triển, nhất là các chính sách an ninh gắn với sự đầu tư ngày càng lớn cho quân sự.

Những cụm từ "phát triển hài hòa", "phát triển chung", "an ninh chung", "hợp tác", "đối tác bình đẳng", "tin cậy lẫn nhau", "đối tác có trách nhiệm"... thường xuyên xuất hiện trên cửa miệng của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Khẩu hiệu hòa bình và chống bá quyền được giới chức Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội phô diễn.

Khi Biển Đông nóng lên, những phát ngôn mang tính trấn an như thế của lãnh đạo Trung Quốc càng xuất hiện với tần suất dày đặc, nhất là tại các diễn đàn khu vực, nơi các nước láng giềng chia sẻ mối lo về an ninh khu vực.

Còn nhớ, năm ngoái, nhân vật thứ 3 của giới quốc phòng Trung Quốc, Trung tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội đã hai lần trấn an đại diện các quốc gia Đông Nam Á và nước lớn, rằng "quân đội Trung Quốc không đe dọa an ninh nước nào".

"Sự phát triển năng lực của quân đội quốc gia Trung Quốc không nhằm thách thức, đe dọa hay xâm lược quốc gia nào mà trước hết và trên hết là để đảm bảo an ninh của Trung Quốc", ông Mã Hiểu Thiên nói. "Duy trì an ninh trong khu vực là lợi ích và bổn phận của Trung Quốc"... "Trung Quốc không bao giờ nhắm tới bá quyền, ngay cả khi mạnh hơn".

Cố gắng thuyết phục thế giới hiểu đúng về Trung Quốc và tham vọng phát triển của nước này, nhấn mạnh xây dựng quan hệ đối tác thực sự dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thế nhưng, hành động của Trung Quốc, nhất là liên quan đến Biển Đông lại buộc thế giới đặt những dấu hỏi nghi ngờ.

Những lời trấn an của lãnh đạo Trung Quốc không thể an lòng thế giới, nhất là khu vực, khi những hành động của giới chức nước này lại "một mình một lối".

Từ đường ranh giới chữ U đòi chủ quyền trên Biển Đông tham lam "lờ đi những giới hạn luật pháp được quy định bởi Công ước Luật biển Quốc tế 1982" (nhận xét của PGS Peter A. Dutton, Viện Nghiên cứu Hàng hải, trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ) đến những hoạt động thực tế mang tính hiếu chiến trên Biển Đông, Trung Quốc đã phá vỡ cam kết "giữ nguyên trạng", "không làm căng thẳng tình hình" mà nước này đã ký năm 2002 với các quốc gia ASEAN trong Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC).

Kể từ giữa năm 2009, Trung Quốc liên tục "gây chuyện", với từng nước riêng rẽ liên quan đến tranh chấp, trực tiếp và gián tiếp, và với cả khu vực. Xây dựng đơn vị hành chính, đơn phương cấm đánh bắt cá, bắt giữ và đòi tiền chuộc với các tàu cá của các quốc gia Đông Nam Á, va chạm với tàu Mỹ, xây dựng cơ sở hải quân khổng lồ ở đảo Hải Nam, tổ chức tàu tuần tra, tập trận không quân và hải quân trong khu vực tranh chấp... là những bước leo thang của Trung Quốc trong việc làm căng thẳng tình hình Biển Đông.

Vậy mà, trong cuộc họp báo trước hội nghị Côn Minh, Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Đồng Hiểu Linh còn cảnh báo: Việc làm nóng lên và phức tạp hóa vấn đề Biển Đông sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN!

Có vẻ như, cái gọi là "cam kết", "hợp tác", "không đe dọa"... đã được Trung Quốc tự định chuẩn theo cách hiểu của riêng mình. "Phương cách đơn phương Trung Quốc" không chỉ được áp dụng trong giải thích luật biển quốc tế, mà trong những thuật ngữ hoa mỹ nước này dùng để dựng hình tượng về mình cũng như mô tả về quan hệ tốt đẹp với láng giềng.

Thay vì dùng lời nói thuyết phục thế giới và khu vực "hiểu đúng" về Trung Quốc với tư cách "cổ đông có trách nhiệm" trong cộng đồng quốc tế, có lẽ, đến lúc Trung Quốc dựng hình tượng ấy bằng hành động cụ thể, trước hết và trên hết bằng việc minh bạch hóa vấn đề an ninh Biển Đông với hành động thiện chí và xây dựng thực sự.

Và thay vì sử dụng phương cách Trung Quốc để rồi trách thế giới hiểu nhầm mình, Trung Quốc cần thực sự áp dụng phương cách và chuẩn mực quốc tế trong hành xử, để làm thế giới tin.

Việc Cục Đo đạc và Bản đồ Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào bản đồ trực tuyến vào lúc này chỉ làm cho tình hình trên Biển Đông thêm phức tạp, đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế muốn tìm kiếm một giải pháp ổn định lâu dài cho những tranh chấp Biển Đông. Các vấn đề trên Biển Đông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, tìm ra một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được.

Trường Minh - Hoàng Phương

Nguon: Vietnamnet.
free counters

Thursday, 27 January 2011

220.Người già, trẻ nhỏ vùng cao trong giá rét

Người già, trẻ nhỏ vùng cao trong giá rét

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2011/01/3BA253FF/

Vùng núi phía Bắc đang phải đối mặt với giá rét kéo dài kèm theo sương mù dày đặc. Nhiều em bé không có quần mặc lăn lê trên đất lạnh, còn người già ngồi co ro.
> Rét năm nay(2010) xấp xỉ kỷ lục năm 2008.

Người già, trẻ nhỏ vùng cao trong giá rét
Vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) sương mù dày đặc những ngày giá rét.
Người già, trẻ nhỏ vùng cao trong giá rét
Hai cụ già co ro trước sân nhà tại xã Bằng Khánh (Lục Bình, Lạng Sơn).
Một ngày mới của ông Nho ở Bảng Tằng, xã Bằng Khánh (Lục Bình, Lạng Sơn) là phải mặc thật ấm.
Ra đồng làm việc với ủng, khăn quàng và găng tay.
Một em nhỏ da mặt nứt nẻ vì giá rét.
Ngồi trông bếp là cách làm ấm mình trong trời lạnh.
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc còn rất nhiều gia đình nghèo, nhà không cửa sổ, gió lùa rét buốt.
Quây quần đốt lửa sưởi ấm tại Mộc Châu (Sơn La).
Quây chăn ấm theo mẹ lên nương.
Nhưng cũng có nhiều bé (ở bản Hang Kia, Mai Châu, Hòa Bình) không có quần mặc lăn lê bò toài trên đất lạnh.

Khánh Huyền

Mịa, cái thẳng FPT nó chặn Facebook dzữ quá, đổi DNS chẳng ăn thua gì cả, làm 2 ngày nay chẳng vào FB được !!

Video Sống Trong Sợ Hãi - Clip Sống Trong Sợ Hãi - Video Zing.flv




Video Sống Trong Sợ Hãi - Clip Sống Trong Sợ Hãi - Video Zing.flv

219.Giải mã” lãi suất USD tăng: Do có chênh lệch!

Ấy dzà, căng àh nha !!

Theo thời báo kinh tế Sài  Gòn.
 

Thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng găm USD, tích cho trạng thái ngoại tệ càng “dương” càng tốt và sau đó, họ vừa bán cả phần “dương”, lẫn phần “âm 30%” trạng thái ngoại tệ của mình.

Nhiều người không hiểu vì sao các ngân hàng lại sốt sắng huy động USD với mức cao như vậy?
Khoảng hai tuần nay, lãi suất USD tăng một cách bất thường. Nhiều người không hiểu vì sao các ngân hàng lại sốt sắng huy động USD với mức cao như vậy?

Nhất cử lưỡng tiện!

Đầu tiên là các ngân hàng thương mại nhỏ và sau đó, nhiều ngân hàng lớn cũng vào cuộc huy động USD với lãi suất hiện xấp xỉ 6%/năm. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại vừa bán khoảng 50 triệu USD với giá 20.950 VND/USD chia sẻ bài tính mà các ngân hàng đang áp dụng như sau:

Giả sử ngân hàng huy động 1 triệu USD, lãi suất 6%/năm thì hết một năm, ngân hàng trả cho khách hàng 1.060.000 USD cả gốc lẫn lãi.

Sau khi huy động được 1 triệu USD, nhờ “cơ chế hai giá”, ngân hàng có thể bán cho những nhà nhập khẩu của mình hoặc ai đó có nhu cầu với giá khoảng 21 nghìn VND/USD, nếu gặp “chỗ quen biết” cũng phải giá 20.950 VND/USD, ngân hàng thu về 20.950 triệu VND. Sau đó, ngân hàng cho vay 20%/năm hoặc tính bình quân “chỗ cao bù chỗ thấp” cũng phải 18%/năm.

Như vậy, từ một triệu USD tiền vay, một năm sau, ngân hàng thu về: 20,950 tỷ VND + lãi suất 18%/năm, thành tiền là 24,721 tỷ đồng.

“Món hời” bắt đầu từ đây: Nếu lấy con số 24,721 tỷ đồng đem chia cho 1.060 nghìn USD, lúc đó tỷ giá sẽ vượt quá 23.300 VND/USD. Từ 19.500 VND/USD lên 23.300 VND/USD, mức giảm giá VND tương ứng tới 19,48%! Không đời nào Ngân hàng Nhà nước lại để đồng Việt Nam mất giá đến mức như vậy. Bởi lẽ, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thừa biết mỗi lần chuẩn bị điều chỉnh tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước luôn chần chừ. Trong tất cả những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây, mức giảm giá VND mỗi năm chỉ dưới 10%, trong khi rủi ro chỉ thực sự đến khi VND giảm tới 19,48%, vậy thì có lý gì các ngân hàng thương mại không hành động ngay? Và đó là lý do để ngân hàng thương mại tiếp tục huy động USD và nối dài thêm câu chuyện lãi suất USD tăng.

Ngân hàng Nhà nước có nhận biết được bản chất của vấn đề trên không? Dĩ nhiên là có và không có lý do gì để cấm đoán. Hơn thế, hành vi này còn góp phần chuyển hóa nguồn ngoại tệ từ “vay” sang “mua”. Có nghĩa, trong kinh doanh ngân hàng, kênh ngoại tệ huy động (vay mượn) tạm thời được chuyển hóa thành kênh ngoại tệ kinh doanh (sở hữu) và nhờ đó, có thể thấy trong những ngày qua, tỷ giá trên thị trường tự do loay hoay dưới ngưỡng 21 nghìn VND/USD. Thực ra, cách làm này không mới. Chỉ có điểm khác biệt là trước đây, việc chuyển hóa kênh ngoại tệ từ “vay” sang “mua” phần lớn được thực hiện bởi các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu thì nay, vai trò ấy được chuyển sang ngân hàng.

Ngoài ra, lãi suất USD còn liên quan tới vấn đề khá tế nhị khác là thanh khoản VND của các ngân hàng. Do Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động VND là 14%/năm nhưng không khống chế lãi suất huy động USD cho nên, không nhất thiết phải nắm giữ VND thì mới giải quyết được thanh khoản. Bởi lẽ, nắm USD rồi chuyển hóa thành VND thì vẫn giữ thanh khoản như thường. Thậm chí còn tốt hơn là nhảy lên thị trường 2 để rồi bị những “kẻ kinh doanh trên lưng người khác” hét với giá ngất ngưởng mà không dễ gì vay được.

Có lợi vẫn làm

Ở đây, có một băn khoăn trong tính toán nêu trên rằng, giả định huy động được 1 triệu USD thì các ngân hàng thương mại có dám bán cả 1 triệu USD kia ra thị trường? Câu trả lời là “có” nhưng họ chỉ bán trong phạm vi được phép, tức là trong khoảng “âm” 30% so với trạng thái ngoại tệ của mình.

Thời gian qua, nhiều ngân hàng găm USD, đẩy trạng thái ngoại tệ càng “dương” càng tốt và khi có cơ hội, họ vừa bán cả phần “dương”, lẫn phần “âm 30%” trạng thái ngoại tệ của mình. Chưa kể, vốn điều lệ của họ đang tăng lên, nhiều đơn vị cán đích tối thiểu 3.000 tỷ đồng (theo Nghị định 141) thì nguồn lực tài chính họ cũng dồi dào hơn và cho phép họ bán ngoại tệ nhiều hơn.

Một băn khoăn khác là với cách thức trên, liệu có  thể ngân hàng thương mại gặp rủi ro kỳ hạn, dẫn đến không có ngoại tệ trả cho khách hàng không? Đã kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro nhưng cứ hình dung, khi ngân hàng thương mại tính toán và thấy rằng có thể kiểm soát được thì họ vẫn làm. Hơn thế, khi chuyển hóa USD thành VND thì trên bảng cân đối tài sản, VND vẫn là tài sản “Có” có tính thanh khoản cao nhất và việc chuyển hóa chúng thành USD không có khó khăn gì, miễn là mức độ rủi ro tỷ giá vẫn phù hợp với “khẩu vị rủi ro” của mỗi ngân hàng.

Có  thể thấy, việc lãi suất USD tăng gần đây đang “nhất cử lưỡng tiện”: ngân hàng thương mại có lời, tỷ giá không thất thường trong ngắn hạn nhưng nghịch lý trong khi khắp cả thế giới, lãi suất đồng USD vài phần trăm/năm, ngay cả quê hương của nó là ở nước Mỹ còn thấp hơn thế thì ở Việt Nam, lãi suất USD lại tới 6%/năm. Nghịch lý này do nguyên nhân gì và hệ quả ra sao thì các nhà nghiên cứu chính sách cần nghĩ cách giải quyết.


free counters

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...