Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-05-19
Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm giới thiệu tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.
Tác phẩm đang có một tiếng vang lớn về công trình nghiên cứu của bà có liên quan đến những điều mà nhiều người gọi sự giả dối của lịch sử, mời quý vị theo dõi.
Nhà phê bình văn học nổi tiếng
Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Công việc chính của bà trong nhiều năm là phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Pháp Quốc RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009 thì về hưu. Những tên tuổi bà đã phỏng vấn đáng chú ý nhất là các thành viên quan trọng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có nhân vật nổi tiếng Nguyễn Hữu Đang vài năm trước khi ông trở về với cát bụi. Bà có những tác phẩm phê bình văn học công phu như Cấu Trúc Thơ, Sóng Từ Trường I, II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí văn học hải ngoại.
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam. Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học.
Hai mươi hai năm sau bà về nước lần thứ hai vào năm 1984 và trong chuyến đi này theo bà kể lại đã để lại dấu ấn sâu đậm vì đã xa nhà từ lúc 18 tuổi. Cũng từ lần về nước này bà chạm mặt với những hình ảnh thật của quê hương đã khiến bà có ý định viết lách.
Tìm lại dấu vết Nhân Văn Giai Phẩm
Tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” được bà hoàn thành năm 2012 và do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia Hoa Kỳ ấn hành năm 2012. Sách dày 976 trang với 25 chương và phần phụ lục.
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Nhà văn Thụy Khuê.
Trong phần lời tựa tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Thụy Khuê viết:
“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”
Chứng minh sự giả mạo lịch sử
Thụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án. Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương 23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.
Có lẽ mục đích chính của tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy lương thiện.
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” chứng minh sự “giả mạo lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó. Chúng tôi chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.
Nơi trang 458 Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh luôn là những trang viết đầy bí mật. Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia, lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi những khám phá này.
Công trình hơn 20 năm
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Thụy Khuê nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến trong lúc bà viết và thu nhặt chứng cứ, tài liệu về vấn đề hệ trọng này. Trước tiên bà cho biết thời gian mà bà thật sự bỏ ra cho bộ sách:
Thụy Khuê: “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” nếu mà nói cuốn sách này làm trong bao lâu thì quả tình tôi cũng không biết là bao lâu. Từ ngày tôi bắt đầu chủ định viết về Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã 20 năm rồi. Trong suốt quãng thời gian đó dĩ nhiên tôi cũng làm những việc khác nhưng luôn luôn để thời giờ thêm ra để viết nó nếu phát hiện ra thêm một tư liệu gì đó. Cho dù nhỏ đến đâu hay là có một cuộc phỏng vấn gì liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm thì tôi cũng tìm cách đưa lên đài phát thanh hồi đó khi tôi làm cho RFI. Hoặc là tôi viết ra và đưa lên báo. Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Mặc Lâm: Không riêng gì tôi mà rất nhiều thính giả yêu quý chương trình bà phụ trách trên đài RFI đều thấy rằng bà đặc biệt thích thú và mài miệt với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm, tôi nghĩ là trong từng ấy chương trình có lẽ những gì cần viết, cần khai thác về chủ đề này chắc cũng tạm đủ… Vậy bà có thể cho thính giả biết những yếu tố mới trong “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” có phải tập trung vào ba chữ Nguyễn Ái Quốc như tựa của cuốn sách hay không?
Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ. Nhà văn Thụy Khuê.
Thụy Khuê: Trong khi mình tập trung nghiên cứu thì có những tình cờ nó len vào. Riêng về vấn đề Nguyễn Ái Quốc lúc đầu tôi không chủ động để viết về Nguyễn Ái Quốc nhưng khi tôi nghiên cứu Phan Khôi là một nhân vật chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm thì sau khi tìm kiếm tôi mới thấy ông Phan Khôi có một giai đoạn liên hệ mật thiết với cụ Phan Chu Trinh, và khi tìm hiểu cụ Phan Chu Trinh thì tôi lại thấy thời gian mà cụ ở Pháp rất lâu.
Tất nhiên thời gian đó thì ai cũng biết là khoảng mười mấy năm. Cụ ở Pháp từ 1911 trở đi thế nhưng không ai biết rõ trong thời gian đó cụ làm gì và chúng ta chỉ biết sơ sơ là lúc đó cụ và cụ Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc là ba người mà cho tới bây giờ người ta cứ kể như cột trụ của phong trào ái quốc đầu tiên ở Pháp.
Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp! Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế.
Mặc Lâm: Trong khi tìm hiểu như vậy bà đã đi đến kết luận cụ thể bằng những tài liệu khả tín mà các sử gia có thể chấp nhận phải không ạ?
Thụy Khuê: Thưa anh chắc chắn! Ở trong cuốn sách đó tôi chứng minh nhiều khía cạnh lắm. Dĩ nhiên phương pháp khoa học thì không bao giờ dám nói chứng minh của mình là cái cuối cùng, nhưng ít ra tôi nghĩ chứng minh của tôi là chứng minh đầu tiên rằng những người ký tên Nguyễn Ái Quốc thời đó là các ông Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành tức là ông Hồ Chí Minh về sau này.
HCM là người chịu trách nhiệm về vụ NVGP
Mặc Lâm: Quay trở lại với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm không biết những sự mờ ám mà bà chứng minh về tư cách của ông Nguyễn Tất Thành có liên quan gì đến bi kịch Nhân Văn Giai Phẩm sau này không thưa bà?
Thụy Khuê: Có thể gọi sự mờ ám của lịch sử trong lúc đầu thì mình thấy là những sự kiện lịch sử đã được ít nhiều tráo lộn và thay đổi nguồn gốc phát xuất. Tạm gọi là “người anh hùng” đi, tức là ông Hồ Chí Minh, thì mình thấy là tất cả những nguồn gốc phát xuất đó nó đưa đến những hệ quả như thế nào về văn hóa. Về sau này khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền ông ấy tiếp tục chính sách có thể gọi là không những coi thường văn hóa, mà còn chà đạp lên văn hóa nữa. Đấy là hậu quả mà mình nhìn thấy về sau. Cái hậu quả có thể gọi là tàn khốc nhất về văn hóa là vấn đề Nhân Văn Giai Phẩm. Cùng với Nhân Văn Giai Phẩm là tất cả những sự đối xử với văn hóa miền Nam chẳng hạn thì đó là hậu quả.
Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Nhà văn Thụy Khuê.
Mặc Lâm: Theo bà thì chính ông Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm tuy nhiên khi theo dõi những ý kiến của người trong cuộc thì hầu như ai cũng kết án Tố Hữu, cùng lắm đi xa hơn một chút thì cho rằng những chính sách của Trường Chinh đã bị Tố Hữu lạm dụng và bẻ cong để hãm hại văn nghệ sĩ theo khuynh hướng cải cách. Bà nghĩ sao về điều này?
Thụy Khuê: Thưa anh từ chuyện ông Hồ Chí Minh tới ông Tố Hữu thì sự liên kết của nó có thể về mặt chính trị. Khi bất cứ một chuyện xảy ra như Nhân Văn Giai Phẩm nếu mình thấy ngoài mặt thì Tố Hữu có trách nhiệm trực tiếp nhưng nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì Tố Hữu cũng chỉ là người thi hành thôi. Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Trong chế độ toàn trị những người như ông Mao, ông Hồ không thể nói họ không có trách nhiệm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Thụy Khuê.
Thưa quý vị vừa rồi là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và nhà phê bình văn học Thụy Khuê về tác phẩm mới nhất của bà mang tên “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc”. Chúng tôi cũng được biết vào ngày 19 tháng 5 này tác giả có buổi ra mắt sách tại Thủ đô Washington, mong rằng nhiều người Việt sẽ có tác phẩm quan trọng này trong tủ sách gia đình để so sánh, đối chiếu một sự thật lịch sử mà tác giả dày công chứng minh qua kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu của bà về đề tài này.
—
Về cuốn “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thuỵ Khuê
Cung Trầm Tưởng – Trịnh Bình An giới thiệu
Phần 1:
Trịnh Bình An
- Về Cung Trầm Tưởng: Một người sáng tác thơ – nổi tiếng nhất với 2 bài “Mùa Thu Paris” và “Lên Xe Tiễn Em Đi” đã được Phạm Duy phổ nhạc. Ông còn là một cựu Trung tá Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Về Thụy Khuê: Một người từng phụ trách mục Văn Học Nghệ Thuật của đài RFI từ 1990 đến 2009.
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Những dòng cảm nghĩ về cuốn biên khảo của Thuỵ Khuê, ‘Nhân văn Gia phầm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc’” của Cung Trầm Tưởng. Bài viết đã được đăng trên nguyệt san Kỷ Nguyên Mới số 133 (Virginia-USA).
Những dòng cảm nghĩ về cuốn biên khảo của Thuỵ Khuê, “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”
Sự khiếm khuyết này của tri thức, và học thuật, nay được bổ sung với sự ra đời của cuốn biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Ðề Nguyễn Ái Quốc của nhà nữ phê bìnhvăn học tên tuổi Thụy Khuê.Trước hết xin nói về hình thức.Tác phẩm có kích thước của một pho sách: 970 trang, 25 chương, 1 phụ lục và một thư mục gồm 204 tài liệu, tư liệu, tiểu luận, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký, nhật ký, tạp ghi, biên niên, thi phẩm, diễn văn, thư từ, báo cáo, tường thuật, chấp bút những cuộc phỏng vấn ghi âm trên điện thoại hay qua những cuộc gặp mặt giữa người hỏi và người trả lời, và những buổi “trò chuyện với những người trong cuộc” của Thụy Khuê. Bản liệt kê tỉ mỉ trên nhằm nói lên một điều: tác giả đã làm việc cần cù, thận trọng, nghiêm túc, có quy mô-những đức tính cần có của một người làm công tác học thuật chân chính.Về phương pháp luận, Thụy Khuê đã tỏ ra am tường, tinh tế, thông minh, linh động trong việc xử dụng những công cụ của tư duy khoa học như quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, ngoại suy, loại suy, đốichiếu (văn bản, văn khí, văn phong), khảo sát (niên đại), và vân vân.Ðể truy tìm sự thật bị bóp méo bởi những ý đồ ám muội, Thụy Khuê đã cần mẫn quy tập, tổ chức những sự kiện riêng lẻ thành một tổng hợp có ý nghĩa, kết nối cái này vớicái kia thành một tương quan liên đới, dắt dây—connecting the dots — tạo nên cái logic của tổng thể trong đó những sự kiện cá thể trở thành những yếu tố cấu thành của tổngthể. Học thuật như vậy là nghệ thuật ráp nối cái muôn vẻ thành một chỉnh thể có ý nghĩa, hóa luận ngôn (hiểu theo nghĩa là sự lập ngôn của tư duy logic) thành một bài thơ trí tuệ trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép.
Xin khai triển điều vừa viết ra.
Nghệ thuật lý luận của Thụy Khuê liên hợp được chức năng cảm nhận với chức năng suy nghĩ thành một cảm nghĩ hài hòa, cân đối — điều này thích hợp với khoa học nhânvăn — thông qua một ngôn ngữ hữu cơ: sự đơm xương nở thịt của bào thai tư tưởng. Nhà cấu trúc học Roland Barthes diễn tả mối giao thoa này với một hình ảnh nên thơ: “Qua nghe ra tiếng lao xao của cõi chữ, tôi hỏi về cái dợn mình của nghĩa. (C’est le frisson du sens que j’interroge en écoutant le bruissement du langage.)”
Ngôn ngữ lý luận của Thụy Khuê có cái cấu trúc hai tầng lao xao này. Nó ủ men hương của trí tuệ và gợi dậy nơi người đọc một khoái cảm mỹ học lâng lâng phiêu diêu.
Chúng ta hãy đọc đoạn cô bà bình ba câu thơ kiểu Haiku của Phùng Cung
Trăng ngả màu hoa lý
Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông
Tại sao năm 1917 lại được chọn?
Là vì đó là năm xảy ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và cuộc cách mạng bônsêvích tháng 10 ở Nga, như vậy hợp với câu chuyện “Bác ra đi tìm đường cứu nước và sớm giác ngộ chủ nghĩa cộng sản” của Ðảng CSVN.
Từ sự phát hiện này và những chứng minh hùng hồn của Thụy Khuê về sự đánh cắp danh tính Nguyễn Ái Quốc và quyền sở hữu trí tuệ của ba nhà cách mạng lỗi lạc Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh của Hồ Chí Minh, chúng ta biết được bản chất của con người này. Ðó là một tên đại bịp vô liêm sỉ ngoài tiếm danh ba ân nhân thầy học của mình, còn quay lại chê bai, chỉ trích, xuyên tạc họ, và đây không khác gì hơn là sự phản bội ghê tởm của một kẻ ăn cháo đá bát, qua sông đốt đò.
Hơn thế nữa, hắn lại còn dám tự mình và bắt thủ hạ phải tôn vinh, thánh hóa mình thành một lãnh tụ anh minh, liêm chính của dân tộc và một vĩ nhân của loài người!
Ðây quả là một thóa mạ lương tri và đạo lý làm người hiếm thấy trên sân khấu chính trị tự cổ chí kim. Phải có trong tay một quyền lực tuyệt đối và trong đầu một tâm địaquỷ và một ám ảnh bệnh hoạn thì mới có thể hành xử vô luân và kỳ dị như vậy. Cơ bản, hắn là một con bệnh nhân cách — psychopath — có ý hướng cuồng vĩ và cuồng sát.
Kiện toàn hồ sơ Nhân Văn Giai Phẩm
Sự thiếu vắng những công trình biên khảo tổng hợp đã khiến cho sự hiểu biết của chúng ta về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) cục bộ, tản mạn, thiếu tính hệ thống. Ở đây, chúng tôi chỉ xin bổ sung một số dữ kiện quan trọng thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm kiện toàn bức tranh toàn cảnh.
Sau đây là một dữ kiện mới đối với chúng tôi.
Nhờ uy tín của bản thân mình là người phụ trách xuất sắc mục văn học nghệ thuật của đài RFI — một mục thu hút được giới trí thức và văn nghệ trong và ngoài đảng ở ViệtNam —Thụy Khuê đã mời được một số nhân vật chủ chốt của phong trào NVGP tham gia những buổi “chuyện trò với người trong cuộc” có ghi âm của bà, và nhờ đó có đượcmột lượng thông tin quý giá, độc đáo về phong trào, đặc biệt những uẩn khúc ở bên trong nó.
Chúng tôi xin đan cử dưới đây một số ví dụ điển hình.
Việc Giai Phẩm Mùa Xuân ra mắt tháng giêng năm 1956, tức bốn tháng trước khi có phong trào Trăm Hoa Ðua Nở ở Trung Cộng, chứng tỏ câu chuyện bảo rằng GiaiPhẩm chịu ảnh hưởng của phong trào là sai sự thật. Cả Lê Ðạt lẫn Hoàng Cầm đều xác định với Thụy Khuê là họ không dính dáng gì với phía bên Trung Cộng cả khi chuẩn bị cho ra mắt Giai Phẩm. (Trang 828,899 – sđd).
Về chính danh, Giai Phẩm, mà mục đích chính là muốn thổi vào cho thi ca Việt Nam một luồng gió mới, chỉ trở thành một phong trào chính trị đòi tự do dân chủ rộng lớn — gọi chung là phong trào NVGP — khi được tiếp sức bởi sự ra đời sau nó của những Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Ðông, tờ Ðất Mới của sinh viên và tờ Nhân Văn. (Trang 822 – sđd).
Về mặt thuần túy văn học, cùng lúc với phong trào thơ tự do ở miền Nam do Thanh Tâm Tuyền của nhóm Sáng Tạo khởi xướng, Giai Phẩm Mùa Xuân ở miền Bắc có mộtđóng góp không nhỏ cho cuộc cách mạng thi ca Việt Nam. Ðiều này làm cho chưởng môn chính thống Tố Hữu rất bực tức và nuôi ý định trả thù. Theo chúng tôi, đây là mộtđộng cơ có tính cá nhân khiến các nhà thơ của Giai Phẩm phải hứng chịu những hệ lụy chính trị ghê gớm chỉ vì việc làm thuần túy văn học đầy thiện chí của mình. Ðiều này nóilên bản chất phi văn hóa và đê tiện của chế độ độc tài cộng sản.
Ðể có một ý niệm hoàn chỉnh về tầm vóc của phong trào NVGP, thiết tưởng cũng phải kể đến công đóng góp quan trọng cho phong trào về tư tưởng và học thuật của nhóm đại học gồm các giáo sư tên tuổi như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Ðức Thảo, Trương Tửu, Ðào Duy Anh, tạo cho phong trào có được một cơ sở lý luận vững vàng, uyên thâm thuyết phục được giới trí thức và sinh viên trong và ngoài đảng. Vì vậy, nếu có gọi phong trào là một cuộc cách mạng tư tưởng tầm cỡ thì cũng là chính danh.
Chúng tôi còn biết được là có một sự mâu thuẫn tư tưởng của nhóm cầm đầu NVGP như sau. Họ không chủ trương chống đảng mà chỉ chống khuynh hướng quá tả kiểu staliniste và marxist, nhưng lại tỏ ra thiết tha với chủ nghĩa hiện thực tiểu tư sản Pháp thế kỷ 19. (Trang 811 – sđd). Ðối với đường lối chính thống của đảng, đảng viên nào màlàm như vậy là xét lại, là phản đảng — một tội không thể dung tha. Ðó là lý do tại sao họ đã phải hứng chịu những hình phạt quá nặng và bị trù ếm cho đến lúc lìa đời.
Một phát hiện khác mới đối với chúng tôi.
Do uy tín cá nhân của mình, Phan Khôi được mời đứng tên chủ nhiệm tờ Nhân Văn, nhưng Nguyễn Hữu Ðang mới đích thực là người khởi xướng, quán xuyến công việcvà là linh hồn chính trị của tờ báo. Dưới bút hiệu Người Quan Sát, cũng là của Lê Ðạt-ông viết những bài xã luận chỉ trích sắc bén đường lối và chính sáchcủa đảng mà ông cho là cực quyền, đòi tự do dân chủ và viện dẫn hiến pháp Trung Cộng để xác định quyền được biểu tình của người dân. Vì vậy ông bị chụp mũ là người hô hào dân biểu tình chống chế độ, và đảng viện cớ này để đóng cửa tờ Nhân Văn. (Trang 836-7 – sđd).
Tóm lại, có thể nói ông là một người cộng sản ly khai dứt khoát, cứng đầu, khảng khái, không thể cải tạo. Dưới mắt đảng, ông là một kẻ xét lại ngoan cố,một tên phản đảng, một cái gai nhọn cần phải nhổ.
Vì vậy so với các thành viên khác của phong trào NVGP, ông đã phải lãnh bản án nặng nhất: 15 năm tù; 5 năm mất quyền công dân; 16 năm quản thúc ở Thái Bình, thời kỳnày Phùng Quán gọi là thời kỳ giun dế; sau, được phép trở về sống ở vùng ngoại ô Nghĩa Ðô của Hà Nội, luôn bị công an theo dõi, cho đến lúc chết vẫn không thoát khỏi sốphận hẩm hiu của một kẻ bị khai trừ.
Nghe nói lúc cuối đời ông trở về với Nam Hoa Kinh của Trang Tử, tức Trang Châu. Nếu quả vậy thì phải chăng là để tìm một lối thoát duy tâm cho một tâm hồn lỡ lạc vào mê cung hoang đường của một chủ nghĩa không tưởng — chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx.
Ông nói với Thụy Khuê:
Cái hội chứng phiên quốc, nhược tiểu thuở nào tái phát trên cấp số nhân, và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư đang lấp ló phía chân trời.
Phần 2:
Trịnh Bình An – Cho tới ngày nay, nhiều người trong nước vẫn còn cho rằng Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc (hay Quấc), điển hình là tuyển tập “Biếm Họa Việt Nam” của Lý Trực Dũng đã cho rằng “Bác Hồ” là người vẽ tranh biếm họa đầu tiên của Việt Nam trên báo Le Paria dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đó là sự thật hay là dối trá? Mời bạn đọc theo dõi phần nhận định dưới đây của Cung Trầm Tưởng về “Nhân Văn Giai Phẩm” với phần đặc biệt tìm hiểu về Nguyễn Ái Quốc.
Vạch trần huyền thoại Hồ Chí Minh Là Nguyễn Ái Quốc
Hồ Chí Minh là một nhà sáng chế tầm cỡ của những quả lừa vĩ đại. Chẳng hạn cuộc cách mạng tháng tám khó quên ấy, ngày lên đường của một dân tộc vào những cuộcphiêu lưu đầy máu và nước mắt đến nay vẫn chưa chấm dứt; hai cuôc chiến tranh trường kỳ hắn gọi là thần thánh ấy ngốn sáu triệu sinh linh đồng bào để xây dựng một vươngquốc,vương quốc của quỷ – quỷ đỏ; và cái huyền thoại Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hắn tự viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên ấy để thêu dệt ”thân thế và sự nghiệp” củamình.
Ở trên, chúng tôi đã nói sơ qua về huyền thoại này qua sự phát hiện ngày đến Paris thực sự của Nguyễn Tất Thành, tên khai sinh của Hồ Chí Minh. Nay xin bổ túc một số dữ kiện ý nghĩa thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm hoàn chỉnh bức chân dung của đối tượng (xin xem chi tiết ở chương 18 –sđđ).
Khảo hướng bài viết là đưa ra một số chứng cớ hiển nhiên để đánh vào tử huyệt của huyền thoại: HCM không thể là Nguyễn Ái Quốc vì không có khả năng và phẩm hạnh của nhân vật lịch sử lỗi lạc, tài đức vẹn toàn này. Thật ra, đó là bút hiệu chung của ba nhà đấu tranh tên tuổi tiến sĩ Luật Phan Văn Trường, cử nhân Triết Nguyễn Thế Truyền và tiến sĩ Luật Nguyễn An Ninh. Ba người này cho Nguyễn Tất Thành đội lốt Nguyễn Ái Quốc để đánh lạc hướng Sở Mật Thám Pháp.
Chúng ta hãy theo Thụy Khuê đi vào thế giới của những sự việc cụ thể.
Cuộc truy tìm, khảo sát văn bản, hồ sơ của Bộ Thuộc Ðịa và Sở Mật Thám Pháp, và những điều Hồ Chí Minh đích thân viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên cho thấy khả năng Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành như sau:
Tất Thành bắt đầu học tiếng Pháp trong thời gian làm phụ bếp trên tàu Latouche-Tréville; thầy dạy: hai người lính trẻ giải ngũ, hồi hương (trang 462 sđđ). Sau được cô sen nhà ông chủ tàu ở Sainte-Adresse dạy bổ túc (trang 463 sđđ). Phải nhờ một đồng nghiệp không có trình độ cao lắm viết giùm đơn xin học ở trường Thuộc Ðịa (trang 464).
Ðến năm 1919, vẫn chưa viết đươc tiếng Pháp nên phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết hộ (trang 469). Trong hội nghị Tours của đảng Xã hội Pháp, theo lời thú nhận của Trần Dân Tiên, Tất Thành “nhức đầu vì khó hiểu” những gì mà các tham dự viên phát biểu (trang 478)
Bây giờ chúng ta hãy lật hồ sơ của Sở An Ninh Pháp để xem họ đánh giá khả năng Pháp ngữ của Tất Thành như thế nào.
Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme trình thượng cấp, ông ta viết:
“Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc đều thấymột sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.” (Trang 498 – sđđ)
“Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc” (Trang 497– sđđ).
“Le people Viet Nam c’est un et le pays du Viet Nam c’est un ” – ông dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một” sang tiếng Pháp. (Trang 525 và 55 – sđđ).
Ký giả Pháp: Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam?HCM: Non, parce que… ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, et le pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, plus les Américains et leurs valets, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.
- Đọc thêm Hồ Chí Minh, hướng đạo sinh Việt Nam số 1? Trang Chuyện Hướng đạo.
—
* Nhân Văn Giai Phẩm, Chương 15 – Phan Khôi. Phụ Lục, Văn bản Nguyễn Ái Quốc: Lai lịch và văn bản (Thụy Khuê).
—
.
No comments:
Post a Comment
Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"