Từ vụ gia hạn tạm giam nhà báo Hoàng Khương:
Băn khoăn vấn đề tạm giam
TT - Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tội phạm, trong đó có tạm giam, theo điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS), nhằm “để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án”.
>> Gia hạn tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng
Trong khi đó điều 88 Bộ luật TTHS quy định: “Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây: a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng...”.
Điều 88 nói trên có thể dẫn đến một cách hiểu rằng cứ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng thì đương nhiên sẽ áp dụng biện pháp tạm giam mà không cần phải thỏa điều kiện theo điều 79 Bộ luật TTHS? Nếu quả thật như vậy thì rõ ràng việc áp dụng biện pháp tạm giam là vô nghĩa vì không phục vụ cho những mục tiêu quy định tại điều 79 như vừa nêu.
Điều 88 Bộ luật TTHS còn có thể dẫn đến vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Nguyên tắc này, nghĩa là không ai có thể bị coi là có tội khi chưa chứng minh được hành vi phạm tội và chưa được xác định bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Hiến pháp (điều 72) và Bộ luật TTHS (điều 9) đều khẳng định “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Từ đây, vấn đề đặt ra là tòa án chưa tuyên xử, vụ án chỉ mới bắt đầu điều tra và người bị khởi tố mới chỉ là nghi can thì cơ quan điều tra dựa trên cơ sở gì để xác định họ phạm tội, thậm chí cho là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng? Xin lưu ý thêm rằng việc buộc tội nghi can phạm tội ở khung nào không hề thuộc thẩm quyền của cơ quan này, ngay cả khi vụ án đã có kết luận điều tra. Đáng nói hơn là việc xác định như trên còn nhằm để “định khung” cả thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam (điều 120 Bộ luật TTHS).
Việc trao cho các cơ quan tiến hành tố tụng quyền “suy đoán có tội” để áp dụng biện pháp tạm giam có thể gây ra và trên thực tế đã gây ra rủi ro, thiệt hại cho nhiều nghi can khi bản án sau đó tuyên khác đi với những gì suy đoán. Ví dụ, khung hình phạt thấp hơn; tội danh khác nhẹ hơn hoặc người bị buộc tội được tuyên vô tội...
Chưa hết, Bộ luật TTHS còn trao cho các cơ quan tiến hành tố tụng một quyền tùy nghi rất lớn với những quy định hết sức lấp lửng rằng “tạm giam có thể được áp dụng...” (điều 88) hoặc “cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ (bị can, bị cáo) được bảo lãnh” (điều 92 Bộ luật TTHS), tức là áp dụng cũng được mà không áp dụng cũng chẳng sao!
Tuy nhiên, dù trao quyền tùy nghi lớn đến cỡ nào và một số quy định của Bộ luật TTHS chưa thật chặt chẽ thì việc áp dụng tạm giam, theo chúng tôi, phải nên xuất phát và dựa trên nhu cầu cần có một biện pháp ngăn chặn. Nghĩa là nó được áp dụng chỉ khi thỏa mãn những mục tiêu quy định tại điều 79 Bộ luật TTHS vì như đã nói, nếu không thì việc áp dụng ấy sẽ là vô nghĩa. Hơn nữa, sự cẩn trọng cũng không thừa nếu chúng ta hiểu rằng biện pháp tạm giam là một hình thức làm hạn chế quyền tự do của con người. “Một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”!
LS NGUYỄN TIẾN TÀI
Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự (trích)
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
................
6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Ăn tiền ở chỗ: Ai "xét thấy" đó.
ReplyDeletetạm giam cho "bỏ ghét" ấy mà
ReplyDeleteChào bà bầu! Mấy tháng rồi? Dzai hay gái vậy ?
ReplyDeletecòm gì trật chìa dzị ông bạn?
ReplyDeletehahaha
bầu tui dc 3 tháng rùi, nỏ biết trai gái ( tui ko thèm siêu âm giới tính đâu)