Saturday, 26 May 2012

635.Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc

Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc  

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-05-19

Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm giới thiệu tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.

Tác phẩm đang có một tiếng vang lớn về công trình nghiên cứu của bà có liên quan đến những điều mà nhiều người gọi sự giả dối của lịch sử, mời quý vị theo dõi.

Nhà phê bình văn học nổi tiếng

Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Công việc chính của bà trong nhiều năm là phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Pháp Quốc RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009 thì về hưu. Những tên tuổi bà đã phỏng vấn đáng chú ý nhất là các thành viên quan trọng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có nhân vật nổi tiếng Nguyễn Hữu Đang vài năm trước khi ông trở về với cát bụi. Bà có những tác phẩm phê bình văn học công phu như Cấu Trúc Thơ, Sóng Từ Trường I, II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.

Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí văn học hải ngoại.

Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam. Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học.

Hai mươi hai năm sau bà về nước lần thứ hai vào năm 1984 và trong chuyến đi này theo bà kể lại đã để lại dấu ấn sâu đậm vì đã xa nhà từ lúc 18 tuổi. Cũng từ lần về nước này bà chạm mặt với những hình ảnh thật của quê hương đã khiến bà có ý định viết lách.

Tìm lại dấu vết Nhân Văn Giai Phẩm

Tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” được bà hoàn thành năm 2012 và do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia Hoa Kỳ ấn hành năm 2012. Sách dày 976 trang với 25 chương và phần phụ lục.

Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Nhà văn Thụy Khuê.

Trong phần lời tựa tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Thụy Khuê viết:

“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.

Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.

Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”

Chứng minh sự giả mạo lịch sử

Thụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án. Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương 23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.

Có lẽ mục đích chính của tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy lương thiện.

“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” chứng minh sự “giả mạo lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó. Chúng tôi chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:

Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.

Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.

Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.

Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.

Nơi trang 458 Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh luôn là những trang viết đầy bí mật. Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia, lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi những khám phá này.

Công trình hơn 20 năm

Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Thụy Khuê nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến trong lúc bà viết và thu nhặt chứng cứ, tài liệu về vấn đề hệ trọng này. Trước tiên bà cho biết thời gian mà bà thật sự bỏ ra cho bộ sách:

Thụy Khuê: “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” nếu mà nói cuốn sách này làm trong bao lâu thì quả tình tôi cũng không biết là bao lâu. Từ ngày tôi bắt đầu chủ định viết về Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã 20 năm rồi. Trong suốt quãng thời gian đó dĩ nhiên tôi cũng làm những việc khác nhưng luôn luôn để thời giờ thêm ra để viết nó nếu phát hiện ra thêm một tư liệu gì đó. Cho dù nhỏ đến đâu hay là có một cuộc phỏng vấn gì liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm thì tôi cũng tìm cách đưa lên đài phát thanh hồi đó khi tôi làm cho RFI. Hoặc là tôi viết ra và đưa lên báo. Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.

Mặc Lâm: Không riêng gì tôi mà rất nhiều thính giả yêu quý chương trình bà phụ trách trên đài RFI đều thấy rằng bà đặc biệt thích thú và mài miệt với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm, tôi nghĩ là trong từng ấy chương trình có lẽ những gì cần viết, cần khai thác về chủ đề này chắc cũng tạm đủ… Vậy bà có thể cho thính giả biết những yếu tố mới trong “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” có phải tập trung vào ba chữ Nguyễn Ái Quốc như tựa của cuốn sách hay không?

Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ. Nhà văn Thụy Khuê.

Thụy Khuê: Trong khi mình tập trung nghiên cứu thì có những tình cờ nó len vào. Riêng về vấn đề Nguyễn Ái Quốc lúc đầu tôi không chủ động để viết về Nguyễn Ái Quốc nhưng khi tôi nghiên cứu Phan Khôi là một nhân vật chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm thì sau khi tìm kiếm tôi mới thấy ông Phan Khôi có một giai đoạn liên hệ mật thiết với cụ Phan Chu Trinh, và khi tìm hiểu cụ Phan Chu Trinh thì tôi lại thấy thời gian mà cụ ở Pháp rất lâu.

Tất nhiên thời gian đó thì ai cũng biết là khoảng mười mấy năm. Cụ ở Pháp từ 1911 trở đi thế nhưng không ai biết rõ trong thời gian đó cụ làm gì và chúng ta chỉ biết sơ sơ là lúc đó cụ và cụ Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc là ba người mà cho tới bây giờ người ta cứ kể như cột trụ của phong trào ái quốc đầu tiên ở Pháp.

Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp! Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế.

Mặc Lâm: Trong khi tìm hiểu như vậy bà đã đi đến kết luận cụ thể bằng những tài liệu khả tín mà các sử gia có thể chấp nhận phải không ạ?

Thụy Khuê: Thưa anh chắc chắn! Ở trong cuốn sách đó tôi chứng minh nhiều khía cạnh lắm. Dĩ nhiên phương pháp khoa học thì không bao giờ dám nói chứng minh của mình là cái cuối cùng, nhưng ít ra tôi nghĩ chứng minh của tôi là chứng minh đầu tiên rằng những người ký tên Nguyễn Ái Quốc thời đó là các ông Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành tức là ông Hồ Chí Minh về sau này.

HCM là người chịu trách nhiệm về vụ NVGP

Mặc Lâm: Quay trở lại với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm không biết những sự mờ ám mà bà chứng minh về tư cách của ông Nguyễn Tất Thành có liên quan gì đến bi kịch Nhân Văn Giai Phẩm sau này không thưa bà?

Thụy Khuê: Có thể gọi sự mờ ám của lịch sử trong lúc đầu thì mình thấy là những sự kiện lịch sử đã được ít nhiều tráo lộn và thay đổi nguồn gốc phát xuất. Tạm gọi là “người anh hùng” đi, tức là ông Hồ Chí Minh, thì mình thấy là tất cả những nguồn gốc phát xuất đó nó đưa đến những hệ quả như thế nào về văn hóa. Về sau này khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền ông ấy tiếp tục chính sách có thể gọi là không những coi thường văn hóa, mà còn chà đạp lên văn hóa nữa. Đấy là hậu quả mà mình nhìn thấy về sau. Cái hậu quả có thể gọi là tàn khốc nhất về văn hóa là vấn đề Nhân Văn Giai Phẩm. Cùng với Nhân Văn Giai Phẩm là tất cả những sự đối xử với văn hóa miền Nam chẳng hạn thì đó là hậu quả.

Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Nhà văn Thụy Khuê.

Mặc Lâm: Theo bà thì chính ông Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm tuy nhiên khi theo dõi những ý kiến của người trong cuộc thì hầu như ai cũng kết án Tố Hữu, cùng lắm đi xa hơn một chút thì cho rằng những chính sách của Trường Chinh đã bị Tố Hữu lạm dụng và bẻ cong để hãm hại văn nghệ sĩ theo khuynh hướng cải cách. Bà nghĩ sao về điều này?

Thụy Khuê: Thưa anh từ chuyện ông Hồ Chí Minh tới ông Tố Hữu thì sự liên kết của nó có thể về mặt chính trị. Khi bất cứ một chuyện xảy ra như Nhân Văn Giai Phẩm nếu mình thấy ngoài mặt thì Tố Hữu có trách nhiệm trực tiếp nhưng nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì Tố Hữu cũng chỉ là người thi hành thôi. Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Trong chế độ toàn trị những người như ông Mao, ông Hồ không thể nói họ không có trách nhiệm.

Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Thụy Khuê.

Thưa quý vị vừa rồi là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và nhà phê bình văn học Thụy Khuê về tác phẩm mới nhất của bà mang tên “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc”. Chúng tôi cũng được biết vào ngày 19 tháng 5 này tác giả có buổi ra mắt sách tại Thủ đô Washington, mong rằng nhiều người Việt sẽ có tác phẩm quan trọng này trong tủ sách gia đình để so sánh, đối chiếu một sự thật lịch sử mà tác giả dày công chứng minh qua kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu của bà về đề tài này.

DCVOnline

Về cuốn “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thuỵ Khuê 

Cung Trầm TưởngTrịnh Bình An giới thiệu

Phần 1: 

Trịnh Bình An

- Về Cung Trầm Tưởng: Một người sáng tác thơ – nổi tiếng nhất với 2 bài “Mùa Thu Paris” và “Lên Xe Tiễn Em Đi” đã được Phạm Duy phổ nhạc. Ông còn là một cựu Trung tá Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

- Về Thụy Khuê: Một người từng phụ trách mục Văn Học Nghệ Thuật của đài RFI từ 1990 đến 2009.

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Những dòng cảm nghĩ về cuốn biên khảo của Thuỵ Khuê, ‘Nhân văn Gia phầm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc’” của Cung Trầm Tưởng. Bài viết đã được đăng trên nguyệt san Kỷ Nguyên Mới số 133 (Virginia-USA).

Những dòng cảm nghĩ về cuốn biên khảo của Thuỵ Khuê, “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” 

Từ nhiều năm nay, ở hải ngoại người ta đã viết khá nhiều về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm và nhân vật Nguyễn Ái Quốc.Công chúng nhờ đó có được một sự hiểu biết phong phú, đa nguyên, bổ ích. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đó mới chỉ là một cái nhìn cục bộ, tản mạn, rời rạc, không được hệ thống hóa, thiếu chuyên sâu và tính nhất lãm. Tầm nhìn bị hạn chế trong khuôn khổ những bài viết có những khảo hướng khác nhau, nên thiếu bề dầy, tính keo sơn và sự thống nhất tư tưởng của một quyển sách viết nên bởi một tác giả.
.
Sự khiếm khuyết này của tri thức, và học thuật, nay được bổ sung với sự ra đời của cuốn biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Ðề Nguyễn Ái Quốc của nhà nữ phê bìnhvăn học tên tuổi Thụy Khuê.Trước hết xin nói về hình thức.Tác phẩm có kích thước của một pho sách: 970 trang, 25 chương, 1 phụ lục và một thư mục gồm 204 tài liệu, tư liệu, tiểu luận, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký, nhật ký, tạp ghi, biên niên, thi phẩm, diễn văn, thư từ, báo cáo, tường thuật, chấp bút những cuộc phỏng vấn ghi âm trên điện thoại hay qua những cuộc gặp mặt giữa người hỏi và người trả lời, và những buổi “trò chuyện với những người trong cuộc” của Thụy Khuê.
Bản liệt kê tỉ mỉ trên nhằm nói lên một điều: tác giả đã làm việc cần cù, thận trọng, nghiêm túc, có quy mô-những đức tính cần có của một người làm công tác học thuật chân chính.Về phương pháp luận, Thụy Khuê đã tỏ ra am tường, tinh tế, thông minh, linh động trong việc xử dụng những công cụ của tư duy khoa học như quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, ngoại suy, loại suy, đốichiếu (văn bản, văn khí, văn phong), khảo sát (niên đại), và vân vân.Ðể truy tìm sự thật bị bóp méo bởi những ý đồ ám muội, Thụy Khuê đã cần mẫn quy tập, tổ chức những sự kiện riêng lẻ thành một tổng hợp có ý nghĩa, kết nối cái này vớicái kia thành một tương quan liên đới, dắt dây—connecting the dots — tạo nên cái logic của tổng thể trong đó những sự kiện cá thể trở thành những yếu tố cấu thành của tổngthể. Học thuật như vậy là nghệ thuật ráp nối cái muôn vẻ thành một chỉnh thể có ý nghĩa, hóa luận ngôn (hiểu theo nghĩa là sự lập ngôn của tư duy logic) thành một bài thơ trí tuệ trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép.

Xin khai triển điều vừa viết ra.

Nghệ thuật lý luận của Thụy Khuê liên hợp được chức năng cảm nhận với chức năng suy nghĩ thành một cảm nghĩ hài hòa, cân đối — điều này thích hợp với khoa học nhânvăn — thông qua một ngôn ngữ hữu cơ: sự đơm xương nở thịt của bào thai tư tưởng. Nhà cấu trúc học Roland Barthes diễn tả mối giao thoa này với một hình ảnh nên thơ: “Qua nghe ra tiếng lao xao của cõi chữ, tôi hỏi về cái dợn mình của nghĩa. (C’est le frisson du sens que j’interroge en écoutant le bruissement du langage.)”

Ngôn ngữ lý luận của Thụy Khuê có cái cấu trúc hai tầng lao xao này. Nó ủ men hương của trí tuệ và gợi dậy nơi người đọc một khoái cảm mỹ học lâng lâng phiêu diêu.

Chúng ta hãy đọc đoạn cô bà bình ba câu thơ kiểu Haiku của Phùng Cung

Ðêm về khuya
Trăng ngả màu hoa lý

Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông
như sau:
“Ðêm trăng, hoa lý, tiếng gọi đò, sông…là những yếu tố của một cảnh đêm có thể chất hoàn toàn khác nhau. Nhờ một hành động chữ, chúng đã hóa mộng. Ðể được sốnglại trong một không gian khác, để tạo ra nghịch cảnh của một đời người. Sự cô đơn tuyệt đối của con người bị cô lập suốt đời, được nhà thơ biểu hiện dưới một màn trăng đêmkhông người, mà có “tiếng gọi đò” như “con nhện vô hình” giăng nối hai bờ xa cách. Hai quang cảnh, một của thiên nhiên hiện thực, diễm ảo Ðêm về khuya trăng ngả màuhoa lý và một của tâm thức cô đơn tuyệt đối Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông của kẻ bị cách ly, lưu đày, bị đoạt tự do và cướp ánh sáng mà Nguyễn Mạnh Tường gọi là Un Excommunié – Kẻ Bị Khai Trừ” (Trang 421-2 NVGP&VÐNAQ).
.
Ngôn ngữ lý luận như vậy là tinh tế, uyên bác, đầy đặn, cặn kẽ, tài hoa, đẹp như một bài thơ.Sự đánh tráo lịch sử được chính thống hóa, lên kế hoạch, dựng thành chính sách nhà nước, viết thành sách giáo khoa, xử dụng hết công suất của một cỗ máy tuyên tuyềnkhổng lồ đập ồn ĩ vào màng nhĩ, con ngươi người dân, cắm sâu xuống tầng tiềm thức của tâm hồn họ: họ bị tẩy não mà không hay và sống kiếp sống thừa của một người có taimà điếc, có mắt mà mù.Ðối với ai còn thiết tha với dân tộc, còn biết thương đồng bào, điều trên nói lên sự cần thiết của những liều thuốc giải độc mạnh. Chẳng hạn cuốn tự truyện Kẻ Bị Khai Trừ bi thiết nhưng không ủy mị, vẫn giữ được giọng châm biếm và khí chất sĩ phu ngạo nghễ của Nguyễn Mạnh Tường; những truyện ngắn dã sử chuyên chở những thông điệpthấm thía, mang tính phạm thượng, dân dã uyên thâm và những vần thơ phế phủ rớm máu, toát ra một khí phách quyết liệt, không khoan nhượng kẻ thù cộng sản của PhùngCung, và pho biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc chuyên sâu, tỉ mỉ, chính xác, bén như một lưỡi dao mổ của Thụy Khuê.Xin hậu thuẫn nhận định vừa trình bày với một ví dụ dưới dạng một câu hỏi: Nguyễn Tất Thành thực sự đến Paris năm 1914, 1917 hay 1919?Với cái nhìn phân tích tỉ mỉ và hiếu kỳ của một thám tử chuyên nghiệp, Thụy Khuê đã trả lời hộ chúng ta nghi vấn trên.Theo những tài liệu chính thức và bán chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam, Tất Thành đến Paris năm 1914. Thời điểm này được lựa chọn để hợp lý hóa câu chuyện kểcủa Trần Dân Tiên — một bút hiệu của Hồ Chí Minh — theo đó anh Ba Nguyễn Ái Quốc đã có công lớn cùng với hai nhà cách mạng lưu vong nổi tiếng Phan Văn Trường vàPhan Châu Trinh trong việc khởi xướng và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ngay trên đất Pháp trong giai đoạn 1914-1919.Câu chuyện phịa này bị lật tẩy vì theo hồ sơ chính thức của Sở Mật Thám Pháp, “Tất Thành đến Paris ngày 7/6/1919. Ở số 10 Stockhom từ 7/6 đến 11/6. Ở số 56Monsieur Le Prince từ 12/6 đến 13/7. Và từ 14/7/1919 đến ở 6 Villa des Gobelins.” (Trang 473 sđđ).Về sau, thấy việc Tất Thành đến Paris năm 1914 quá khó tin, đảng ra lệnh cho Hồng Hà, tác giả cuốn Thời Thanh Niên của Bác Hồ, sửa lại: “Anh bỏ nghề phụ bếp ở LuânÐôn, sang Paris năm 1917, đấy là vào cuối năm 1917.” (Trang 471 sđđ).

Tại sao năm 1917 lại được chọn?

Là vì đó là năm xảy ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và cuộc cách mạng bônsêvích tháng 10 ở Nga, như vậy hợp với câu chuyện “Bác ra đi tìm đường cứu nước và sớm giác ngộ chủ nghĩa cộng sản” của Ðảng CSVN.

Từ sự phát hiện này và những chứng minh hùng hồn của Thụy Khuê về sự đánh cắp danh tính Nguyễn Ái Quốc và quyền sở hữu trí tuệ của ba nhà cách mạng lỗi lạc Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh của Hồ Chí Minh, chúng ta biết được bản chất của con người này. Ðó là một tên đại bịp vô liêm sỉ ngoài tiếm danh ba ân nhân thầy học của mình, còn quay lại chê bai, chỉ trích, xuyên tạc họ, và đây không khác gì hơn là sự phản bội ghê tởm của một kẻ ăn cháo đá bát, qua sông đốt đò.

Hơn thế nữa, hắn lại còn dám tự mình và bắt thủ hạ phải tôn vinh, thánh hóa mình thành một lãnh tụ anh minh, liêm chính của dân tộc và một vĩ nhân của loài người!

Ðây quả là một thóa mạ lương tri và đạo lý làm người hiếm thấy trên sân khấu chính trị tự cổ chí kim. Phải có trong tay một quyền lực tuyệt đối và trong đầu một tâm địaquỷ và một ám ảnh bệnh hoạn thì mới có thể hành xử vô luân và kỳ dị như vậy. Cơ bản, hắn là một con bệnh nhân cách — psychopath — có ý hướng cuồng vĩ và cuồng sát.

Kiện toàn hồ sơ Nhân Văn Giai Phẩm

Sự thiếu vắng những công trình biên khảo tổng hợp đã khiến cho sự hiểu biết của chúng ta về sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) cục bộ, tản mạn, thiếu tính hệ thống. Ở đây, chúng tôi chỉ xin bổ sung một số dữ kiện quan trọng thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm kiện toàn bức tranh toàn cảnh.
Sau đây là một dữ kiện mới đối với chúng tôi.

Nhờ uy tín của bản thân mình là người phụ trách xuất sắc mục văn học nghệ thuật của đài RFI — một mục thu hút được giới trí thức và văn nghệ trong và ngoài đảng ở ViệtNam —Thụy Khuê đã mời được một số nhân vật chủ chốt của phong trào NVGP tham gia những buổi “chuyện trò với người trong cuộc” có ghi âm của bà, và nhờ đó có đượcmột lượng thông tin quý giá, độc đáo về phong trào, đặc biệt những uẩn khúc ở bên trong nó.

Chúng tôi xin đan cử dưới đây một số ví dụ điển hình.

Việc Giai Phẩm Mùa Xuân ra mắt tháng giêng năm 1956, tức bốn tháng trước khi có phong trào Trăm Hoa Ðua Nở ở Trung Cộng, chứng tỏ câu chuyện bảo rằng GiaiPhẩm chịu ảnh hưởng của phong trào là sai sự thật. Cả Lê Ðạt lẫn Hoàng Cầm đều xác định với Thụy Khuê là họ không dính dáng gì với phía bên Trung Cộng cả khi chuẩn bị cho ra mắt Giai Phẩm. (Trang 828,899 – sđd).

Về chính danh, Giai Phẩm, mà mục đích chính là muốn thổi vào cho thi ca Việt Nam một luồng gió mới, chỉ trở thành một phong trào chính trị đòi tự do dân chủ rộng lớn — gọi chung là phong trào NVGP — khi được tiếp sức bởi sự ra đời sau nó của những Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Ðông, tờ Ðất Mới của sinh viên và tờ Nhân Văn. (Trang 822 – sđd).

Về mặt thuần túy văn học, cùng lúc với phong trào thơ tự do ở miền Nam do Thanh Tâm Tuyền của nhóm Sáng Tạo khởi xướng, Giai Phẩm Mùa Xuân ở miền Bắc có mộtđóng góp không nhỏ cho cuộc cách mạng thi ca Việt Nam. Ðiều này làm cho chưởng môn chính thống Tố Hữu rất bực tức và nuôi ý định trả thù. Theo chúng tôi, đây là mộtđộng cơ có tính cá nhân khiến các nhà thơ của Giai Phẩm phải hứng chịu những hệ lụy chính trị ghê gớm chỉ vì việc làm thuần túy văn học đầy thiện chí của mình. Ðiều này nóilên bản chất phi văn hóa và đê tiện của chế độ độc tài cộng sản.

Ðể có một ý niệm hoàn chỉnh về tầm vóc của phong trào NVGP, thiết tưởng cũng phải kể đến công đóng góp quan trọng cho phong trào về tư tưởng và học thuật của nhóm đại học gồm các giáo sư tên tuổi như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Ðức Thảo, Trương Tửu, Ðào Duy Anh, tạo cho phong trào có được một cơ sở lý luận vững vàng, uyên thâm thuyết phục được giới trí thức và sinh viên trong và ngoài đảng. Vì vậy, nếu có gọi phong trào là một cuộc cách mạng tư tưởng tầm cỡ thì cũng là chính danh.

Chúng tôi còn biết được là có một sự mâu thuẫn tư tưởng của nhóm cầm đầu NVGP như sau. Họ không chủ trương chống đảng mà chỉ chống khuynh hướng quá tả kiểu staliniste và marxist, nhưng lại tỏ ra thiết tha với chủ nghĩa hiện thực tiểu tư sản Pháp thế kỷ 19. (Trang 811 – sđd). Ðối với đường lối chính thống của đảng, đảng viên nào màlàm như vậy là xét lại, là phản đảng — một tội không thể dung tha. Ðó là lý do tại sao họ đã phải hứng chịu những hình phạt quá nặng và bị trù ếm cho đến lúc lìa đời.

Một phát hiện khác mới đối với chúng tôi.

Do uy tín cá nhân của mình, Phan Khôi được mời đứng tên chủ nhiệm tờ Nhân Văn, nhưng Nguyễn Hữu Ðang mới đích thực là người khởi xướng, quán xuyến công việcvà là linh hồn chính trị của tờ báo. Dưới bút hiệu Người Quan Sát, cũng là của Lê Ðạt-ông viết những bài xã luận chỉ trích sắc bén đường lối và chính sáchcủa đảng mà ông cho là cực quyền, đòi tự do dân chủ và viện dẫn hiến pháp Trung Cộng để xác định quyền được biểu tình của người dân. Vì vậy ông bị chụp mũ là người hô hào dân biểu tình chống chế độ, và đảng viện cớ này để đóng cửa tờ Nhân Văn. (Trang 836-7 – sđd).

Tóm lại, có thể nói ông là một người cộng sản ly khai dứt khoát, cứng đầu, khảng khái, không thể cải tạo. Dưới mắt đảng, ông là một kẻ xét lại ngoan cố,một tên phản đảng, một cái gai nhọn cần phải nhổ.
Vì vậy so với các thành viên khác của phong trào NVGP, ông đã phải lãnh bản án nặng nhất: 15 năm tù; 5 năm mất quyền công dân; 16 năm quản thúc ở Thái Bình, thời kỳnày Phùng Quán gọi là thời kỳ giun dế; sau, được phép trở về sống ở vùng ngoại ô Nghĩa Ðô của Hà Nội, luôn bị công an theo dõi, cho đến lúc chết vẫn không thoát khỏi sốphận hẩm hiu của một kẻ bị khai trừ.

Nghe nói lúc cuối đời ông trở về với Nam Hoa Kinh của Trang Tử, tức Trang Châu. Nếu quả vậy thì phải chăng là để tìm một lối thoát duy tâm cho một tâm hồn lỡ lạc vào mê cung hoang đường của một chủ nghĩa không tưởng — chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx.

Ông nói với Thụy Khuê:

“…Sau khi bị kết án 15 năm thì tôi cũng không ký chống án gì cả. Từ bấy giờ đến nay tôi cũng không viết một cái đơn nào để thanh minh, phân trần, xin xỏ khoan hồng hay là nọ kia. Không! Cái việc đó không!” (Trang 812 – sđd)
.
Một người trí thức suốt đời trầm luân trong bể khổ mà vẫn giữ được cái khí phách ngạo nghễ, kiên cường và tinh ròng như thế ắt phải có một triết lý sống caosâu làm điểm tựa. Nếu quả vậy, chuyện ông trở về với Trang Tử lúc cuối đời là hợp lý. Chúng tôi nghĩ, ông ắt phải tâm đắc với điều Trang Tử viết trong thiên Thiên Hạ của Nam Hoa Kinh:
.
“Trang Châu thấy đời chìm đắm trong ô trọc, không hiểu được lời mình nên dùng “chi ngôn” mà gieo khắp, dùng “trùng ngôn” làm thực sự, dùng “ngụ ngôn” chorộng hiểu. Rồi riêng một mình lại qua cùng trời đất tinh thần mà không ngạo nghễ vạn vật, không hỏi tội thị phi, lại sống chung cùng thế tục…Trên thì đạo cùng tạo vật, dướibạn cùng “ngoại tử sinh, vô chung thủy”…Tông chỉ đó có thể thích hợp với bậc thượng trí.” (Trang 17 Trang Tử Nam Hoa Kinh, Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch và bìnhchú).
.
Qua những lời kể lại về sau của những Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyễn Mạnh Tường và sau khi đọc được những lời buộc tội của “bốn bất tử” Tố Hữu, Nguyễn Ðình Thi, Chế Lan Viên và Hoài Thanh, chúng ta có thể mường tượng được cái không khí ngột ngạt, gay gắt của những buổi kiểm thảo, “học tập đấu tranh chống bọn NVGP”, thực chất là những phiên tòa xử quái đản trong đó các nhà trí thức, văn nghệ sĩ đảng viên đóng vai trò công an văn hóa kiêm công tố buộc tội. Dưới áp lực của những lời đe dọa quyết liệt khiến Trần Dần phải thốt lên “Chao ơi! Con đường để đi đến chỗ “Ðúng” mới nhiều máu làm sao?”(Trang 162 – sđđ), nếu có một số đã tỏ ra có bản lãnh, thì cũngcó một số khác vì khiếp sợ đã quay lại đánh không thương tiếc bạn mình với hy vọng sẽ được xóa tội hay giảm tội. Một số ngoài phong trào cũng nhân dịp này nhảy vào đánhhôi để lấy điểm với lãnh đạo, để tiến thân.Tóm lại, ngoài “giẻ rách hóa” nạn nhân, mục đích tối hậu của cuộc khủng bố trắng là đánh những cái Thụy Khuê coi là “những yếu tố thiêng liêng của con người, đánh tình bạn, đánh tình người, đánh tan nát.”Chính Hồ Chí Minh chứ không phải Trường Chinh hay Tố Hữu mới là người chủ trương trận đánh sa đích này. Chứng cớ là, cũng như lần đấu tố địa chủ dưới chiêu bài cải cách ruộng đất trước kia, lần này Hồ Chí Minh cũng thân chinh đến Bắc Kinh để học tập chính sách đàn áp trí thức và văn nghệ sĩ ở Trung Cộng, rồi về nước chỉ thị cho tay chân phát động chiến dịch thanh trừng NVGP.Sự dập tắt phong trào NVGP cũng chính là sự dập tắt tiếng nói của lương tri dân tộc. Một tội ác diệt chủng.Bởi lương tri này chính là sự kết tinh qua bao lớp phế hưng, thăng trầm của lịch sử của những giá trị tinh thần ưu việt, cách nhìn thế giới, lối nghĩ về đời, tình đồng bào, bằng hữu, đạo gia tiên, nghĩa vợ chồng, tình phụ tử.Nó là cốt cách suy tư, sự minh triết, niềm tự hào, bản lãnh, cái hồn của dân tộc. Tiêu diệt nó cũng là tiêu diệt văn hóa, bởi văn hóa với hồn này là một. Chỉ những kẻ cuồng tín bán linh hồn cho ngoại bang thì mới ăn ở thất đức như vậy.Ðề lấp lỗ hổng gây nên bởi hành động hư vô trên, ÐCSVN đã phải mượn văn hóa của một dân tộc khác để tồn tại. Ðây là lý do cơ bản — nguyên nhân của nguyên nhân — của một kế hoạch bán nước dài hạn khởi từ thời Hồ Chí Minh đến bây giờ và nối tiếp trong tương lai. Một thương vụ ô nhục của những lái buôn bán luôn nhân cách mình.Bán đất, bán biển, bán đảo, bán rừng, bán thác, bán ải, bán những địa danh lịch sử, bán tài nguyên thiên nhiên, bán luôn cả tiếng mẹ đẻ cho bá quyền ngôn ngữ Bắc Kinh. Ðã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy, theo sự sắp xếp có bài bản của tập đoàn bán nước, ngôi sao vàng sẽ rời khỏi vị trí trung tâm của nó trên lá cờ máu ở Ba Ðình để xuống làm thân phận vệ tinh của lá cờ đỏ trên cổng Thiên An.

Cái hội chứng phiên quốc, nhược tiểu thuở nào tái phát trên cấp số nhân, và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư đang lấp ló phía chân trời.

Phần 2:

Trịnh Bình An – Cho tới ngày nay, nhiều người trong nước vẫn còn cho rằng Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc (hay Quấc), điển hình là tuyển tập “Biếm Họa Việt Nam” của Lý Trực Dũng đã cho rằng “Bác Hồ” là người vẽ tranh biếm họa đầu tiên của Việt Nam trên báo Le Paria dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đó là sự thật hay là dối trá? Mời bạn đọc theo dõi phần nhận định dưới đây của Cung Trầm Tưởng về “Nhân Văn Giai Phẩm” với phần đặc biệt tìm hiểu về Nguyễn Ái Quốc.

Vạch trần huyền thoại Hồ Chí Minh Là Nguyễn Ái Quốc

Hồ Chí Minh là một nhà sáng chế tầm cỡ của những quả lừa vĩ đại. Chẳng hạn cuộc cách mạng tháng tám khó quên ấy, ngày lên đường của một dân tộc vào những cuộcphiêu lưu đầy máu và nước mắt đến nay vẫn chưa chấm dứt; hai cuôc chiến tranh trường kỳ hắn gọi là thần thánh ấy ngốn sáu triệu sinh linh đồng bào để xây dựng một vươngquốc,vương quốc của quỷ – quỷ đỏ; và cái huyền thoại Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hắn tự viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên ấy để thêu dệt ”thân thế và sự nghiệp” củamình.

Ở trên, chúng tôi đã nói sơ qua về huyền thoại này qua sự phát hiện ngày đến Paris thực sự của Nguyễn Tất Thành, tên khai sinh của Hồ Chí Minh. Nay xin bổ túc một số dữ kiện ý nghĩa thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm hoàn chỉnh bức chân dung của đối tượng (xin xem chi tiết ở chương 18 –sđđ).

Khảo hướng bài viết là đưa ra một số chứng cớ hiển nhiên để đánh vào tử huyệt của huyền thoại: HCM không thể là Nguyễn Ái Quốc vì không có khả năng và phẩm hạnh của nhân vật lịch sử lỗi lạc, tài đức vẹn toàn này. Thật ra, đó là bút hiệu chung của ba nhà đấu tranh tên tuổi tiến sĩ Luật Phan Văn Trường, cử nhân Triết Nguyễn Thế Truyền và tiến sĩ Luật Nguyễn An Ninh. Ba người này cho Nguyễn Tất Thành đội lốt Nguyễn Ái Quốc để đánh lạc hướng Sở Mật Thám Pháp.

Chúng ta hãy theo Thụy Khuê đi vào thế giới của những sự việc cụ thể.

Cuộc truy tìm, khảo sát văn bản, hồ sơ của Bộ Thuộc Ðịa và Sở Mật Thám Pháp, và những điều Hồ Chí Minh đích thân viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên cho thấy khả năng Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành như sau:

Tất Thành bắt đầu học tiếng Pháp trong thời gian làm phụ bếp trên tàu Latouche-Tréville; thầy dạy: hai người lính trẻ giải ngũ, hồi hương (trang 462 sđđ). Sau được cô sen nhà ông chủ tàu ở Sainte-Adresse dạy bổ túc (trang 463 sđđ). Phải nhờ một đồng nghiệp không có trình độ cao lắm viết giùm đơn xin học ở trường Thuộc Ðịa (trang 464).

Ðến năm 1919, vẫn chưa viết đươc tiếng Pháp nên phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết hộ (trang 469). Trong hội nghị Tours của đảng Xã hội Pháp, theo lời thú nhận của Trần Dân Tiên, Tất Thành “nhức đầu vì khó hiểu” những gì mà các tham dự viên phát biểu (trang 478)

Bây giờ chúng ta hãy lật hồ sơ của Sở An Ninh Pháp để xem họ đánh giá khả năng Pháp ngữ của Tất Thành như thế nào.

Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme trình thượng cấp, ông ta viết:

“Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc đều thấymột sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.” (Trang 498 – sđđ)
Tổng thanh tra Pierre Guesde cũng có một đánh giá tương tự về trình độ Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành:
“Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc” (Trang 497– sđđ).
Thụy Khuê còn cung cấp cho chúng ta thêm một chứng cớ hùng hồn khác nữa: một tài liệu video của Viện Quốc Gia Lưu Trữ Âm Thanh và Hình Ảnh INA – InstitutNational Audiovisuel – về buổi phỏng vấn Hồ Chí Minh của một nhà báo Pháp tháng 6/1964.Trong buổi phỏng vấn này, HCM đã trả lời với một tiếng Pháp thô thiển, “có nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch nguyên văn tiếng Việt” như câu:
“Le people Viet Nam c’est un et le pays du Viet Nam c’est un ” – ông dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một” sang tiếng Pháp. (Trang 525 và 55 – sđđ).
Trên 70 tuổi đầu mà HCM vẫn không bỏ được cái tật nói một thứ tiếng Pháp bồi của anh Ba phụ bếp năm xưa.
Ký giả Pháp: Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam?HCM: Non, parce que… ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, et le pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, plus les Américains et leurs valets, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.
Tất cả những dẫn chứng trên cùng đồng nhất với nhau ở một điểm: Với cái vốn Pháp văn nghèo nàn, khập khiễng của mình, làm sao Tất Thành có thể trước tác những bài báo, tiểu luận uyên thâm ký tên Nguyễn Ái Quốc mà HCM mạo nhận là của mình!Ngoài ra, sự dốt tiếng Pháp của Tất Thành còn làm chúng ta phải nghi ngờ về trình độ học vấn thực sự của hắn. Nếu quả thật hắn đã tốt nghiệp bằng tiểu học Certificat d’Études Primaires, đã học hai năm ở trường trung học Quốc Học Huế, sau đi dạy tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết trước khi “xuất dương tìm đường cứu nước” theo như tiểu sử chính thức của HCM thông báo, thì trình độ Pháp văn của Tất Thành là khá cao, do đó đâu phải nhờ hai anh lính thợ và một cô sen dạy tiếng Pháp khi mới đến Pháp (Trang 466, 467– sđđ). Ðiều này chứng tỏ trình độ học vấn của Tất Thành trước khi xuất dương phải là dưới cấp tiểu học, và như vậy lại càng không có khả năng viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc.Cuối cùng, trong trận đấu trí giữa người và quỷ, những trò ảo thuật của Hồ Chí Minh không qua được con mắt tinh vi của những người làm học thuật chân chính và yêu nước quyết tâm tìm cho ra được sự thật để trả nó về cho lịch sử và để minh oan cho vong hồn những đồng bào xấu số của mình đã bị HCM và tay chân của hắn bức hại. Trong số những nhà học thuật chân chính này có Thụy Khuê.Nghệ thuật viết học thuật của Thụy Khuê là nâng cấp bản tường trình khô khan của cảnh sát điều tra lên tầm vóc của một chuyện kể sống động, hào hứng trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép. Bởi đây là một công tác điều tra, truy tìm thủ phạm, Thụy Khuê đặt vấn đề dưới góc nhìn của một thám tử kiểu Maigret làm việc một cách chuyên cần, có lớp lang, kế hoạch, sắc bén, nhạy cảm, thông minh, tỉnh táo, điềm tĩnh, chuyên nghiệp, yêu nghề và yêu chân lý.
DCVOnline biên tập, và minh hoạ.Chú thích của người giới thiệu- Jules Maigret là nhân vật tiểu thuyết giữ chức vụ Thanh tra (Commissaire) Sở Cảnh Sát Paris trong loạt truyện trinh thám “Maigret” của nhà văn Georges Simenon.
- Đọc thêm Hồ Chí Minh, hướng đạo sinh Việt Nam số 1? Trang Chuyện Hướng đạo.

*  Nhân Văn Giai Phẩm, Chương 15 – Phan Khôi. Phụ Lục, Văn bản Nguyễn Ái Quốc: Lai lịch và văn bản (Thụy Khuê).

.


"Bàn về tự do” của John Stuart Mill…

"Tôi cho rằng mình đã đầu tư khôn ngoan. Tôi không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc giành điểm cao ở trường. Tôi đầu tư vào những cuốn sách có giá trị, và đó cũng là giáo dục, đầu tư vào con người, đầu tư cho chính mình." - Nguyễn Cảnh Bình

Thursday, 24 May 2012

634. Tam quốc chí xuyên tạc ( Restored from 30102010 entry )

Truyện 1

Lại nói về nhà Ngô và nhà Thục, sau bao trận chiến dai dẳng kéo dài mà nhà Ngô vẫn ko chiếm lại được Kinh Châu từ tay nhà Thục...Tôn Quyền bèn mời Lưu Bị dự hội nghị bàn đèn, ko động võ nữa mà chuyển sang động khẩu ( đàm phán).

TQ : Để tránh cho bá tánh sống trông cảnh lầm than, cuộc chiến giành Kinh Châu có lẽ chỉ nên 1 vs 1 giữa đệ và Lưu huynh thôi..Lưu huynh thấy sao?
LB : Tôn đệ nghĩ được thế thì quá tốt, miễn là tránh được họa binh đao cho dân lành thì đốt nhà, cướp của, giết người anh cũng làm. E thích chiến với anh cái gì..đua xe hay tá lả????

Sau nửa ngày tỷ thí cầm, kỳ, thi, họa...LB và TQ vẫn bất phân thắng bại....

-LB : Chúng ta đúng là 1 cặp đối thủ "trời tru đất diệt" ( ý của Lưu bị là trời sinh). Bây giờ thế này chúng ta thi lòng can đảm nếu Tôn đệ làm được việc này thì ta xin dâng Kinh Châu = cả 2 tay 3 chân cho đệ
-TQ : OK, huynh cứ ra đề
-LB : Nếu trước mặt quần hùng 2 nước mà đệ dám ăn bãi phân bò này thì huynh xin thua..
-TQ : bò đệ còn dám ăn nữa là phân bò, nói xong cúi xuống ăn sạch..
Tiếng vỗ tay rầm trời + hoan hô inh ỏi...LB mặt tái xanh vì ko ngờ TQ dám chơi như vậy. Nhưng TQ cũng đúng chất dân chơi vừa cười vừa nói
-TQ : cuộc chơi nào cũng thế, phải có quả đi quả lại mới toại lòng nhau, nếu Lưu Huynh cũng dám ăn phân bò giống đệ thì đệ xin trả lại Kinh Châu và coi như từ nay nó là của huynh vĩnh viễn..
-LB : Chẳng lẽ huynh lại kém đệ... nói xong LB cuống cuồng ăn hết sợ TQ đổi ý..
Tiếng hoan hô lại vang lên chúc mừng từ nay 2 nước hòa hoãn, bá tánh thái bình...
-TQ : Lưu huynh đúng là bậc anh hùng, để người nhân nghĩa như Huynh làm chủ Kinh Châu đệ cũng an lòng...mà sao mặt huynh buồn vậy..
-LB bèn đến gần TQ nói nhỏ : Chú TQ nè, thế hóa ra anh em mình ăn c... không công a`?????
-TQ :.............



Truyện 2:


Lại nói về Khổng Minh và Tư mã Ý ( suốt ngày lại nói....)

Trong một lần ngồi đàm đạo về binh pháp, đạo dùng người, việc nước Nam Man ra nhập WTO...Khổng Minh mới nói với Tư Mã Ý.
Chiến tranh bây giờ không chỉ phụ thuộc vào mưu kế quân sư, sĩ khí, thiên địa nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cuộc đấu trí giữa những người trực tiếp cầm quân là các tướng. Chính vì thế tôi chỉ chọn các tướng thông minh cho xung trận thôi.
- TMY : nhưng làm sao đại ca biết thằng nào thông minh
- KM : tôi có bài trắc nghiệm, vừa lúc đó thì Quan Zu đi qua, Khổng Minh liền gọi vào vào hỏi.
Quan Zu nè ai là con ruột của Bố mẹ của Quan tướng quân mà ko phải anh chị em ruột với Quan tướng quân
Quan Zu ngẫm nghĩ 1 chút rồi trả lời : đó chính là tôi Mr Quan Zu.
Khổng Minh cười khà rồi quay sang TMY nói : ô thấy chưa..
TMY phục lắm bèn về áp dụng thử vào quân Ngụy, vừa lúc thấy Hứa Chử đi vào TMY bèn hỏi : Công tử nhà họ Hứa cho ta hỏi ai là con ruột của phụ huynh công tử mà ko phai anh chị em ruột công tử??
HC vò đầu bứt tai suy nghĩ rồi nói : để tôi luyện quân xong sẽ trả lời ông.
Trong lúc về trại HC nghĩ có lẽ mình thử hỏi thằng Trương Liêu xem sao, nó rất láu cá.
HC : Liêu nè ai là con của father and mother Liêu mà ko phải brother hay sister của you?
TL ngẫm nghĩ 1 lát rồi nói : It's Me!!! Trương Liêu.
HC vui lắm lật đật chạy đến chỗ TMY rồi nói : Tối biết ai là con ruột của bố mẹ tôi mà ko phải anh chị em tôi rồi. Đó là Trương Liêu!!!
TMY vò đầu bứt tai : Cậu đúng là thằng đầu óc bã đậu..đó là Quan Zu!!!



Truyện 3:


Lại nói về Đổng Công.

Một hôm Đổng Công đến gặp Hoa Đà tiên sinh và nói : ta cần ngươi tư vấn về sức khỏe cho ta
Hoa Đà : ok Sir
ĐT : ngươi cũng biết đó ta có con Bồ là Điêu Thuyền xinh đẹp nổi tiếng thiên hạ. Một lần ta đi săn về thì thấy Bồ của ta đang nằm cùng Bố của ta (ý nói Lữ Bố của ta) . Ta giận lắm đinh rút gươm chém chết cả 2 đứa nó nhưng vì Điêu Thuyền quá xinh đẹp nên ta ko nỡ cuối cùng 3 người ngồi uống trà nói chuyện rồi ta bỏ qua.
HĐ :.......
ĐT : Lần 2 ta đi bàn việc quân về lại thấy Bồ nằm với Bố ta đinh giết nhưng vì Bồ quá đẹp nên ta ko nỡ rồi 3 ta lại ngồi uống trà và ta lai bỏ qua.
HĐ :.....................
ĐT : lần 3 ta đi họp về lại gặp Bồ nhưng Bồ nằm với T.Liêu ta đinh giết nhưng Bồ quá đẹp nên lại uống trà nói chuyện rồi bỏ qua
HĐ : ......................................
ĐT : Lần thứ 4, lần thứ 5 Bồ nằm với Lý, Quách nhưng vì Bồ đẹp quá..nên lai uống trà nói chuyện với Lý, Quách rồi bỏ qua.
HĐ ko nhịn được nữa bèn hỏi : thế rốt cuộc ông cần ask tôi về cái rì????
ĐT : ah ta muốn hỏi với tuổi của ta mà uống trà nhiều thế có bị làm sao ko??
HĐ xỉu.
............................

Truyện 4:

Lại nói về Tháo..
Một hôm Hứa Chử đi qua doanh trại thấy Tháo đang ngồi buồn bực cạnh 3 vò rượu.
Chử bèn hỏi : có việc gì mà chủ tướng buồn vậy lại trượt lô a`??
Tháo tu ực 1 hơi hết 1 vò rượu rồi nói : ta vừa phát hiện 1 tin động trời thằng Tào Thực con ta là GAY..
Hứa Chử gần xỉu hét lên : Hết hồn chim én...
Tháo vác vò thứ 2 uống 1 hơi rồi nói tiếp : ta còn phát hiện thêm 1 tinh kinh dị nữa là thằng Tào Chương cũng là Gay nốt
Hứa Chử : i dont belive in my tai....
Tháo vác vò thứ 3 lên tu nốt rồi lại nói : 1 tin vãi hàng nữa là thằng Tào phi cũng là Gay luôn......................
Hứa Chử ko bình tĩnh nổi gào lên : Trời ơi thế nhà Tào đại nhân ko có ai thích đàn bà cả sao?????????
Tháo chậm rãi trả lời : Cóa chứ , Vợ ta...
Chử Xỉu
.................................................. ...



Truyện 5:



Lại nói về Điêu thuyền

Trong lúc Đổng Công đi đánh giặc mà LU Bu lai đang ở ngoài sa trường...ĐT cảm thấy khó ở trong người bèn cho mời Hoa Đà vào khám bệnh (nghe nói cha này là môn đệ của Kỳ Đà)
Hoa Đà sau khi khám bệnh bèn nói : bệnh này nhẹ thôi chỉ là đầy bụng thông thường ko phải HIV đâu thưa hoa hậu..chỉ cần châm cứu vào rốn là khỏi ngay.
ĐT nghe nói bèn cởi xiêm y nằm xuống để HĐ châm cứu.
Khi HĐ bắt đầu chữa bệnh thì thấy ĐT la lên : oái , chỗ đó có phải là rốn đâu?
HĐ vội vàng đáp: thì cái này cũng có phải kim châm cứu đâu.!!!




Truyện 6:



Lại nói về Hoa Đà..

Tương truyền lúc Khổng Minh biết mình không thoát khỏi mệnh trời bèn gọi vợ vào và nói..
Phu nhân ơi ta sắp đi ma teo rồi (chết <--từ điển LẠc việt). ta muốn mặn nồng với nàng lần cuối. Phu nhân lão Khổng bèn đến cầu khóc HĐ giúp đỡ. Cảm thương cho đôi vợ chồng già còn thích chống bỏi , HĐ bèn cho vợ KM 1 toa thuốc gia truyền liều cao đánh vần tiếng việt là vi a gờ ra. Sáng hôm sau HĐ vừa dậy đã thấy phu nhân lão Khổng đứng trước cổng.
HĐ : toa thuốc của ta có đáp ứng được yêu cầu của Khổng thừa tướng ko?
wife of KM : cám ơn ngài, nhờ có ngài mà đêm qua chúng tôi đã được trở lại thời trai trẻ, ông nhà đã ra đi trong sung sướng và thanh thản.
HĐ : Vậy chẳng hay phu nhân đến đây sớm có việc gi`?
wife of KM : dạ ta đến xin thuốc giải để người ta còn đóng được nắp quan tài
Hoa đà.........................




Truyện 7:


Lại nói về Đổng Công

Một hôm Đổng Công đến gặp Hoa Đà và hỏi
Nè HĐ vợ ta là Điêu Thuyền dạo này liên tục ngoại tình với bọn BỐ, Liêu, Quách, Lý....
HĐ luống cuống ngắt lời ạ vấn đề đó thì Đổng thừa tướng nên gặp bác sỹ tâm lý bênh viện Việt Đức chứ thần chỉ chuyên Phụ khoa thôi..
ĐT ngắt lời : ko cái ta cần hỏi là về những cái sừng, liệu đến giờ ta chưa mọc sừng có phải do ta thiếu canxi hay ko??
HĐ ................................

Truyện 8:


Lại nói về Lưu Bị

Một hôm Lưu Bị gọi Khổng Gia Cát Ngọa Long Lượng Minh (viết tắt là Khổng Minh) vào hầu và nói
Ta nghe nói khi xưa ngoài tài buôn nước bọt ngươi cũng là người trên thông thiên tai dưới tường địa lôi phải ko?
Khổng minh nghĩ thầm : mie, thông thiên văn tường địa lý mà nói thành như đúng là ngu mà còn bày đặt chơi chữ..
KM : Dạ thần cũng biết chút ít về tướng số đại vương cần xem gì thì đưa tay đây..
LB : Ta có cần coi bói đâu chẳng là gần đây ta liên tục gặp ác mộng...
KM vội vàng bấm đốt tay xem giờ và nói : Đại vương mơ gì nói nhanh để thần còn chay ra báo lô ko hết giờ mất...
LB căm lắm nhưng vân kể : Gần đây ta liên tục mơ thấy ta ở trên bãi biển cạnh Tiểu kiểu, Đại kiều, Điêu thuyền tất cả đều ko có một mảnh vải che thân trên người...
KM : Lạy hồn, thế mà là ác mộng đại vương phải tu được 7 cái đức ( thất đức) mới gặp đc ác mộng như thế, sướng thế còn khóc cái nỗi giề..
LB : nhưng trong mơ ta lại là Mi phu nhân mới nhục chứ....
KM xỉu....................


Truyện 9:


Triệu Vân thấy TP đầu tóc rũ rượi ngồi cạnh cốc rượu ngần ngừ chưa uống..Vân bèn nhảy vèo tới cầm cốc rượu ực 1 hơi...chợt thấy Phi khóc rống lên nước mắt dàn dụa.

Vân : tao đùa tí mà mày đã khóc như Lưu Bị chết ý..tao đền chai XO được chưa?
Phi : không phải hôm nay là 1 ngày quá khủng khiếp với tao, đêm qua đánh tá tả bị thằng Siêu vặt sạch, sáng dậy đi làm muộn bị lão Khổng chửi ầm ĩ rồi giáng chức, lủi thủi nhục nhã sách tư trang ra về thì bị thằng nào đá mẹ nó mất con ngựa mặc dù đã khóa cổ và khóa chân. Mượn được con ngựa tàu phóng như bay về nhà thì phát hiện rơi mẹ hết giấy tờ tùy thân, chưa hết bước vào nhà thì thấy vợ tao đang nằm cùng Quan Zu. Và điều kinh khủng nhất là khi tao định kết thúc cuộc đời tao thì mày lại đến và uống sạch cốc rượu độc đó...
Vân xỉu...............


Truyện 10:


Lại nói về Quan Zu..

Quan Zu oai chấn thiên hạ nhưng lại mắc bệnh nói lắp kinh niên..cũng có thể do trước khi nổi tiếng Zu là phát thanh viên của phường nên mắc bệnh nghề nghiêp.
Đỉnh điểm của bi kịch xảy ra ở Hoa Dung..Trận đó Tháo thân tàn ma dại lê lết đến Hoa Dung..Quan Zu nhảy ra như 1 chiến tướng nhà trời hét lên :
- Hỡ....iiiiii...hỡi...quân...quân...quân.... .tào...tào....tào....ooo
Quân Tào ( gồm cả Tào Tháo ) :.............
QZ : T...a..a....là...là...là....Qua..n..n..Zu..zu.. zu....đây....đây ....đây.....Giờ....giờ....chết......chết ....ch...ê..t....của....của...các...ngươi. ..ngươi....đã....đến....đến...
Nói xong Zu cầm Thanh Long Phóng nặng 8 lạng 2 lao đến (có sử nói là Thanh Long Đao 82 cân!!!)
QZ : ỦA...ủa...tào....tào....tháo....tháo....đ âu???
Quân QZ : Dạ đợi bố nói xong thì chung nó đã té mẹ nó mất từ lầu rồi ạ!
QZ tái mặt, về nhà thì bị LB, KM chửi bới bạn bè xa lánh..nói chung là gia đình ruồng bỏ.,tiểu khu nhòm ngó...Đảng nghi ngờ nhân dân theo dõi...
QZ đến gặp Hoa đà nhờ chữa căn bệnh dog mother này ( tạm dịch là chó má)
HĐ khám xong nói : bệnh của ngài do " cái đó" của ngài quá to kéo dây thanh đới nên sinh ra bệnh echo ( tạm dịch là nói lắp)
Muốn chữa phải kiếm ai có cái nhỏ hơn đổi cho ngài thì hết bệnh..
QZ đồng ý và HĐ đã chữa khỏi, từ đó Zu nói năng trơn tru chiến trường lừng lẫy nhưng tình trường lại gọi Bọn Phi, Vân = cụ..
Được 1 thời gian Zu quay lai bao HĐ , ta nói năng ngon lành địch sợ chết khiếp??? nhưng ko dọa được đàn bà nữa cay quá..hay ngươi tìm người lúc trước đổi lại cái hàng khủng đó cho ta đi...
HĐ : điều....điều ...đó....đó..là..la...ko..ko..thể..được ...đươc.
.................................................. .

Truyện 11:


Lại nói về Không minh, triệu Vân, Quan Zu ..

Bè lũ 3 thằng cải trang sang do thám Đông Ngô để tiện bề móc lốp...thế nào Lão Khổng cùng 2 tướng lại mò nhầm vào hậu cung của Quyền. Gái đẹp vô số, vốn sẵn tính mê gái 3 tên lập tức trổ tài hươu vượn. Không ngờ đây chính là cái bẫy của Tôn Quyền. Sau khi bắt trói 3 tên thì Tôn Quyền nói :
Bọn ngu độn các ngươi chưa đủ trình mà bày đặt móc lốp..đã thế còn ghẹo hàng của ta..Ta sẽ cho các phi tử của ta giết các ngươi theo cái cách mà các ngươi đã giết giăc..
TQ hỏi TV : who is u name?? ( tạm dịch mày là thằng nào?)
TV : Đi không thay tên ngồi không đổi họ, my name is Vân..ngọn giáo của ta đã đâm chết bao nhiêu thằng noob nước Ngô...
TQ : Good, các phi tần đâu lấy giáo đâm nát "cái đó" của thằng VÂn cho ta.
Đến lượt TQ hỏi Vũ : Who are you?? (tự dịch đi...)
Vũ hiên ngang : Tao là Quan zu number one đây, ngọn đao của ta đã kill biết bao tướng sĩ của người..
TQ : very good, các phi tần đâu lấy đao chém nát "cái đó" của Zu cho ta
Còn lai Khổng Minh , TQ ask : NGươi là ai...?
KM cười lớn và đáp : Ta là KM nhưng ta là thằng bán kẹo Mút...
TQ: ..................................

Truyện 12:


Lại nói về Hứa Chử

Một hôm Hứa Chử ngồi nói chuyện với Điển Vi...
HC : Tao với mày đều là anh hùng mà ko gặp thời...suốt ngày làm osin cho thằng Tháo thật phí đời trai trẻ...tao nhớ ngày xưa đánh giày, bán báo, ăn cắp vặt, tiêu diêu tự tại mà thèm quá....Hay tao với mày viết đơn xin nghỉ việc rồi đi dạy thú kiếm tiền qua ngày ok??
ĐV : forget mother go ( tạm dich : quen mẹ nó đi..) Mày bị té giếng hay điện giật mà tự nhiên đòi đi dạy thú?? mà thú gì??
HC : Trình tao và mày phải dạy chúa sơn lâm mới oách...
ĐV : Mie, mấy con sư tử Hà đông nhà mày còn chưa dạy được mà đòi dạy sư tử thật...
HC : mày cứ nói thế, tao toàn bắt con vợ tao phải quỳ đấy...
ĐV : lolz, thì nó phải quỳ thì mới lôi được mày ở gầm giường ra chứ..thôi được để tao kiểm tra khả năng của mày..
Nêu bây giờ 1 con sư tử nhảy bổ vào mày thì sao..
HC : tao vác ghế phang nó ngay...
ĐV : nếu nó vồ nát ghế??
HC : thì tao vác dao chém nó luôn..
ĐV : nhỡ nó cắn nát dao??
HC : thì tao cầm cung bắn nó...
ĐV : nhỡ cung gẫy???
HC : thì tao nhặt phân ném vào mặt nó rồi chạy chứ sao...
ĐV : ặc, phân??? phân ở đâu ra??? mà nếu ko có phân thì làm sao nhi?
HC : mày ngu thế, nếu con sư tử nhảy vào tao..vồ nát ghế...cắn nát dao..mà cung lại gẫy thì tao đảm bảo với mày lúc đó sẽ có phân...
...........................................



Truyện 13:


Lại nói về Chu Du...

Lưu Bị vốn yêu người tài nên mở cuộc thi tuyển chọn quân sư mưu đồ việc lớn. Nghe thông báo tuyển người, 2 dũng sĩ diệt gia đình là Chu Du và Khổng Minh rủ nhau tới phỏng vấn...
Chu Du : may quá, tao tưởng phải đặt nốt con ngựa của ông già tao để trả nợ rồi..tao với mày cố gắng thi đỗ để có thằng nuôi báo cô anh em mình...Bọn mình mặt mũi sáng sủa cộng tài hươu vượn vô đối thì ai chả thèm..
Khổng Minh vênh váo : tao ko những sáng sủa mà tối cũng sủa cơ đấy! (???)
Với IQ trên dưới 20 thì bài thi dù có khó cỡ nào thì Chu Du và Khổng Minh cũng đều nộp giấy trắng..(???)
Sau khi chấm bài, LB phán : Khổng Minh đỗ, ban cho chức Khí tượng thủy văn công công...còn Chu Du thì chim cút....
Chu Du cay cú gào lên : móa, tao có NGu kém gì nó đâu mà sao mày đuổi tao?
LB : Hai *********** như nhau nhưng mày chép bài nó nên mày trượt..
Chu Du : What?? cái gì ) tao và nó đều không làm được sao mày bảo tao chép bài nó...?
LB : Câu hỏi 1+1 = ??? thằng KM trả lời là "Tao không biết"
Chu Du : thì sao??
LB : còn mày trả lời là "Tao cũng thế" đó ***********
.................................................. .............

Truyện 14:


Lại nói về A Đẩu..

A Đẩu sinh ra đã có đặc điểm của bậc đế vương đó là bướu cổ ( thiếu i ốt)
Dù học dốt nhưng A Đẩu đã 3 lần xộ khám vì đua ngựa trái phép..thật đúng là tài ko đợi tuổi..
Một hôm A Đẩu hỏi mẹ : Mẹ ơi con ra đời như thế nào hả mẹ...
mother rất ngượng nên nói dối : à à thánh alla gửi con đến cho mẹ..(mẹ A đẩu theo đạo hồi)
A Đẩu : trong thời chiến loạn này thì ai bảo vệ mẹ con ta ???
mother : à à chú Phi và chú Vũ sẽ bảo vệ mẹ con ta...
A đẩu : thế tiền để ngày ngày con đi chat, chơi game và bao gái ở đâu ra???
mother : à à chú Khổng soi lô cày đề để kiếm tiền nhét vào mồm mọi người..
A Đẩu : thế chỗ muối i ốt ngày ngày chúng ta ăn ở đâu ra...
mother : do các bác nông dân tốt bụng trồng được ( đúng là mẹ A đẩu, thật vô cùng thông minh)
A Đẩu : oh Sít, con thì do thánh ala mang đến, chú Phi và Vũ bảo vệ chúng ta, tiền thì do Chú Khổng kiếm được, muối thì các bác nông dân cho...thế thì mẹ con ta cần thằng Lưu Bị làm đếch gì nhỉ...
..................................................

Truyện 15:


Lại nói về Hứa Chử

Hứa Chử là 1 dũng tướng nước Ngụy, Chử có khả năng lấy đầu tướng giặc trong trăm vạn quân dễ như đếm sao trên trời..(???) Chử được quân Ngụy tôn xưng danh hiệu cao quý là "chân tay thay đầu óc"
Nhưng không chỉ có vậy, ngoài giờ hành chính Chử vẫn tối tối cắp đít đến trường học thêm để nâng cao trình độ...Giờ đây ngoài thú vui chém giết Chử còn thích đem kiến thức học trên mạng và quán net ra lòe đồng nghiệp..
Chử hỏi Liêu : Ê , mày có biết Tần Thủy Hoàng là ai ko??
Liêu : pó hand, who is he? nó là thằng nào)
Chử : đồ đần độn, nếu mày chịu đi học như tao thì đã biết nó là người đầu tiên tìm ra châu mĩ..
Thế còn Điển Vi : mày biết Tôn Tử là ai ??
Điển Vi : có phải thằng bán kết quả không??
Chử : Đồ vô học, tác giả harry potter mà dám nói thằng bán kết quả..
Chúng mày không chịu đi học thì sẽ thiếu i ốt suốt đời thôi...
ĐV, TL : uh, bọn tao không biết Tần Thủy Hoàng và Tôn Tử..nhưng mày có biết Mezzo là ai không??
Chử : hả, tên nghe lạ quá, nó là thằng nào???
ĐV, TL : Nó là thằng vẫn đến với vợ mày trong lúc mày đi học buổi tối đó thằng NGU...

Truyện 16:


Lại nói cặp bài trùng Hứa Chử, Điển Vi...2 danh tướng đi đến đâu quân giặc tháo chạy đến đó...bởi chết vì ai thì chết chứ không ai muốn chết vì tay 2 *********** này

Do ăn chơi trác táng quá độ, hậu quả của lắc và gameonline..nên Điển Vi đã bị trúng độc ngắc ngoải..
Lúc hấp hối, Điển Vi gọi Hứa Chử đến bên giường và nói : Tao rất quý mày Chử à, điều tao tiếc nhất là không được chết cùng với mày cho vui(???)..Dù sao tao cũng sắp die nên tao không muốn giấu mày nữa
MÀy biết không, chính tao là thằng đã lấy cắp tiền Tào Tháo rồi đổ cho mày làm Tào Tháo cho mày đi thăm bệnh viện Việt Đức..cũng chính tao xui Tào Tháo cho mày lên biên giới xa xôi đánh giặc...và trong lúc đó chính tao lại quyến rũ vợ mày....Tao ân hận quá, nếu được làm lại chắc tao vẫn làm thế quá mày ơi (???) Hãy tha thứ cho tao nhé Chử..
Chử nhìn bạn bằng con mắt cảm thông rồi nhẹ nhàng nói..Yến Vi à Quên Điển Vi à, tao tha thứ tất cả cho mày mà ..nhân đây tao cũng nói luôn để mày khỏi ân hận : chính tao là người hạ độc mày đó...
.................................................. ................

Truyện 17:


Lại nói về Lưu Bi

Lưu Bị vốn chuộng người tài, khả năng đặc biệt của bậc đế là biết dùng người...ai có tài năng trong thiên hạ đều được Bị mời về làm việc quần quật như osin nhưng bù lại Bị hậu đãi bằng lương cửu vạn (???)
Chính vì vậy Bị rất muốn tìm dịp thử lòng trung của quần thần...Bị nghĩ nếu bây giờ hỏi chúng mày có trung thành với tao không thì *********** như mình còn biết nói có nữa là chúng nó...
Một hôm nhân buổi họp Bị mới hỏi : ai ở đây không hài lòng với con vợ ở nhà thì đứng lên???
tất cả đều đứng lên chỉ có Triệu Vân ngồi im 1 chỗ...Bị lừ mắt nhìn mọi người rồi thân mật đến chỗ của Vân và nói : Cái bọn kia đúng là ngu si tứ chi phát triển..đến vợ chúng nó là người chăm lo cho chúng nó, tiêu tiền dùm chúng nó, trao phân gửi thận cho chúng nó ( trao thân gửi phận) mà chúng nó còn không vừa lòng thì làm sao mà trung thành với tao được...chỉ có mày là yêu vợ nên chắc chắn mày cũng rất trung thành..thật không uổng công tao bạc đãi mày đó (???)
Vân nhăn nhó nói : Tao thật không dám nhận lời khen của mày, số là tao vừa bị vợ đánh què mẹ nó chân nên không đứng lên được...
.................................................

Truyện 18:


Lại nói về Hạ Hầu Kiệt

Một hôm, Chử vừa đi tuần về thì gặp Kiệt đang đứng cười ha hả...Chử bèn hỏi : Sao, trúng lô hả khao đi mày..??
Kiệt : Mie, cả tuần tao chỉ ăn phở cầm hơn thì lấy đâu tiền đánh lô (???)
Chử : thế ông già mày die để lại cho mày con ngựa tàu hay sao mà mày cười to thế ???
Kiệt : Shut up, toàn talk vớ vỉn...mày biết thằng Hạ Hầu Ân anh em sinh đôi với tao không..??
Chử : biết, 2 *********** chúng mày giống nhau quá làm bọn tao toàn nhầm..
Kiệt : thì thế, tao toàn phải trả giá cho những hành động ngu đần của nó...Nó đi đua xe thì công an lại bắt tao, nó nợ nần chồng chất thì bọn chủ nợ lại xin tao tí tiết, tao cứu Tào Tháo thì Tào tháo lại thưởng nhầm kiếm báu cho nó...đã thế người yêu tao cũng bi nó cưới làm vợ mất...Acay quá mày ạ, tao đã bao nhiêu lần hát bài ngủ ngoan Acay ơi mà vẫn không hết acay thằng chó Ân... nhưng tao trả thù được rồi..
Chử : Thế là thế nào??
Kiệt : Ha ha, hôm qua tao giả vờ chết thế là Tào Tháo đem chôn thằng Ân luôn…

Truyện 19:



Lại nói về Triệu Vân

Từ ngày Quân Thục mời được thầy bói siêu đẳng KM về làm quân sư thì sáng ăn lô, chiều ăn đề cuối tuần đi ăn cắp cả lũ...Quân thục đánh đông dẹp bắc.. quân địch dù có đông trẻ con, đông đàn bà, đông người già thậm chí đông cả ba thứ vẫn bị quân thục đánh cho tan tác (???) Quân thì thiện chiến, tướng thì thần oai nhưng đen cho quân thục là trên đời không có thằng nào hoàn hảo...
Quân thục tất cả trên dưới đều bị nhiễm căn bệnh thế kỷ là....Sợ Vợ
Để khắc phục, tìm hướng giải quyết LB quyết nhờ đến cái đầu của Khổng Minh. LB nói : Khổng nè, mày mặt mũi sáng sủa mày râu nhẵn nhụi..không có râu thì sao mà quặp được..chắc mày không sợ vợ chứ ???
KM : trời, ông không thấy tóc tôi quặp hết cả vào thế này mà còn hỏi..râu nó biết có mọc thì cũng quặp nên chán không buồn mọc đấy (???)
LB kêu trời : thôi, dù sao cũng không ai ngu hơn mày, mày nghĩ cách đi...
KM, LB, cùng chư tướng đang họp bàn quyết sách thì nghe tiếng gầm quen quen : Móa, chúng nó định bật tôm..chị em đâu xung phong......
LB cùng chư tướng cuống cuồng, dẫm đạp lên nhau mà chạy..thật đúng là quân Thục oai dũng..chạy cũng rất pro..
Bão qua, mọi người quay lại phòng họp thì thấy cảnh vật tan hoang nhưng Triệu Vân vẫn ngồi đó oai nghiêm như 1 chiến thần...
LB cảm kích : Trời, Mr Perfect...thằng này đã giỏi còn ko sợ vợ đúng là number one..
QV, TP : hình như Sợ vợ không có trong từ điển của nó...
tiếng hoan hô và clap (vỗ tay) vang lên ầm ĩ..thì bỗng đâu Khổng Minh gào lên : ***********, nó són ra quần vỡ tim chết từ lâu rồi...............
.................................................. ...............




Truyện 20:



Lại nói về Chu Du...

Một hôm, Lưu Bị cùng chư tướng sang đông NGô để ăn lẩu hải sản và bàn kế hoạch móc lốp Tào Tháo..
Để giữ bí mật và tránh sự dòm ngó của công an..Tôn Quyền mời Lưu Bị và đàn em lên động lắc là 1 chiến thuyền nhãn hiệu @150 đậu giữa sông trường giang...Cuộc vui đang vào cao trào thì tàu đâm phải đá ngầm, thuyền rung dữ dội..lắc giật hơn cả uống thuốc lắc..
Mọi người ai nấy mặt mũi tái xanh...thì thấy Chu Du lật đật chạy vào dúi vào tay mỗi người 1 cái bút và tờ giấy...
LB ngơ ngác hỏi : Ê, thuyền chìm mày không đưa phao thì thôi đưa giấy bút làm gì thằng kia???
CD : để viết di chúc chứ còn làm gì nữa, hỏi ngu thế...
LB : ặc..ặc..thế ở đây có cá mập không???
CD hân hoan khoe : cá mập ở đây to và hung dữ nhất thế giới đấy...
Tất cả bắt đầu hỗn loạn nhưng cũng chính CD trấn an : nhưng xin mọi người yên tâm...quân NGô vốn rất hay chết đuối nên chúng tôi luôn chuẩn bị kĩ càng..dưới chân ghế mọi người đều có 1 lọ thuốc, chỉ cẩn xoa đều vào tay và chân là được...
LB thở phào : phù, bôi cái này là không sợ cá mập nó chén hả....
CD : Nó vẫn chén như thường, có điều không được ngon miệng thôi !.....
Tất cả xỉu............................................. .............




Truyện 21:



Lại nói về Điển Vi...

Điển Vi là dũng tướng của Tào Tháo, ngoài sức khỏe hơn trâu (trâu còn khỏe hơn người..) ĐIển Vi còn là 1 chiến tướng cựu kỳ anh dũng gạn dạ...
Câu nói nổi tiếng của Điển Vi : Đừng nói quân địch đông bao nhiêu, mà hãy nói nó ở đâu, để tao còn biết đường mà......chạy.
Một hôm, Điển Vi dẫn 1 vạn quân tiên phong chập ngay 1 vạn quân Thục..Điển Vi hô to : hãy mang cho ta chiếc áo màu đỏ...Sau khi mặc chiếc áo những con quỷ đỏ Điển Vi dẫn 1 vạn quân lao vào đánh cho 1 vạn quân Thục chạy như đua xe gặp cơ động...
Sau trận chiến, các chư tướng khâm phục hỏi : tại sao ngài mặc áo đỏ trong trận chiến???
ĐV oai nghiêm trả lời : Để nếu máu ta có đổ xuống, các ngươi cũng không biết và vẫn vững tâm chiến đấu...tiếng hoan hô vang lên như sấm.
Sáng hôm sau 1 vạn quân tiên phong của Điển Vi chập 10 vạn quân Thục do Trương Phi, Quan Zu cầm đầu...
Quân lính lo âu quay lại chờ superman Điển Vi ra lệnh thì thấy Điển Vi nhỏ nhẹ nói : Quân bay đâu, mang cho tao chiếc quần màu sậm........
.................................................. .........................




Truyện 22:



Lại nói về Điêu Thuyền...

Một hôm Lữ Bố bùng họp đi chat, nhưng Lữ Bố lại mang theo cái tính lấc cấc ra hang chat nên bị mấy thằng trẻ con nó đánh cho nhớ mẹ...Ôm đầu chạy về nhà, vừa mở cửa thì thấy ngay thằng Trương Liêu đang nằm với Điêu Thuyền...Bố hét lên : Thằng dog, dám vào tận nhà tao ăn hàng của tao..mày ra đây tao với mày chơi như 2 thằng đàn bà à quên đàn ông..
TL : ok, nhưng không húc nhau đâu đấy vì tao đếch có sừng....
Sau khi ra ngoài, Bố rỉ tai TL : thôi, dù sao tao với mày cũng là chiến hữu...chẳng lẽ lại giết nhau vì 1 con hàng...Bây giờ tao với mày giả chết, nó chạy đến ôm thằng nào khóc thì nó là của thằng đấy...
2 tiếng hự vang lên rất to, Điêu thuyền mở cửa chạy ra rồi gào to : Chui ra đi anh Chử ơi, 2 *********** nó chết hết rồi.....
.................................................. ...................................




Truyện 23:


Lại nói về A Đẩu....

A Đẩu từ lúc sinh ra ngoài ăn chơi, chat chit, lô đề cờ bạc thì chưa được tích sự gì...thành tích hơn người của A Đẩu có chăng là mọi người chỉ được học 1 năm 1 lớp còn A Đẩu thì được học hẳn 3 năm 1 lớp...Những việc liên quan đến đầu óc thì do A Đẩu bẩm sinh đã không có óc nên đi thuê cửu vạn làm còn việc chân tay thì A Đẩu làm nhoay nhoáy...Tài năng duy nhất của Đẩu là vẽ rất đẹp...bằng khen là 3 lần bị công an bắt bị vẽ bậy..
Một hôm Khổng Minh tất tưởi chạy đến nhà Lưu Bị với bàn tay băng bó kín mít và gào lên : Bớ Lưu Bị, mày ra đây tao bẩm cái này...(???)
Vừa lúc đó bỗng 1 xác ướp chạy ra...KM thét lên : Heo mi, Mummy return...
Mummy : Tao LB đây, có việc gì????
KM : Trời, thời trang mới hả mày...
LB : uhm, thế mày làm sao mà tay băng đầy thế kia???
KM : dạ thưa mày..thằng A Đẩu học thì ngu...toàn ngồi vẽ trong lớp...nó vẽ con ruồi lên bàn làm tao tưởng ruồi thật nên đập nát cả tay ra đây này....ủa ,mà sao mày băng bó khắp người thế???
LB : Thì cũng tại nó...đây là hậu quả của việc nó vẽ Điêu Thuyền lên đống thủy tinh vỡ....
.................................................. .........................

Truyện 24:


Lại nói về A Đẩu ..

Lưu Bị sinh được quý tử thì quý hơn vàng....thoi. Quyết cho con ăn học nên người để về sau kế nghiệp cha. LB không tiếc gì miễn cho con thông minh nên người..từ enfamama đến thuốc lú không một loại nào mà LB không cho con uống để kích thích trí thông minh. LB tâm niệm: dù không thành công cũng thành phân...nhầm thành nhân. Thầy khôn mới có trò giỏi..không ai có thể dạy nổi cục vàng của LB trừ Khổng Minh..
Khổng Minh từ trước nay chỉ biết ăn dỗ trẻ con chứ dạy học thì thật là pó tay. Nhưng nếu từ chối thì lại về quê chăn lợn..KM không biết dạy cái gì bèn hỏi bừa
KM : A Đẩu , con hãy đặt 1 câu 1 về ta xem nào...
A Đẩu : Dạ, Thầy thông minh hơn con lợn ạ !
KM tái mặt nhưng vẫn cố cười và nghĩ : mẹ, thôi *********** này hay đua ngựa trái phép hỏi nó về ngựa vậy..!
KM : A Đẩu , ngựa phi nhanh gọi là gì ???
A Đẩu : Dạ, nước đại ạ!
KM hài lòng lắm hỏi tiếp : thế phi chậm ???
A Đẩu : Dạ, nước....tiểu ạ.!!
KM : ặc ặc, thông minh quá, con thông minh như cha con!!!...tiện thể đặt 1 câu về phép so sánh luôn cho ta xem???
A Đẩu được khen thì sướng lắm nhanh nhảu đọc 1 hơi : Thời tiết hôm nay xấu như con gấu, lớp học hôm nay buồn như con chuồn chuồn, bài tập hôm nay chán như con gián, thầy giáo ngu như con lu lu.....
Đến nước này thì lão Khổng không nhịn được nữa thét lên : Thôi, thế mà cũng đòi đi học, mày đúng là thần kinh dẫm phải đinh, dở hơi biết bơi, chim cút sang ju ven tút ngay!!!!
.................................................. ...................



Truyện 25:


Lại nói về Lưu Bị....

Trận Xích Bích, nhờ mưu kế của 2 quân sư Chu Du và Khổng Minh...LB và TQ đánh cho quân Tào tan tác, chạy mất cả dép...LB đích thân truy kích quân Tào, LB mặc dù 1 vs 1 thua cả thằng trẻ con nhưng tài cắn trộm,móc lốp thì không có khách...Thoáng thấy bóng Hứa Chử với cái mô tơ ở đít đang lao vào rừng...Bị liền đơn thương độc mã cầm cung rượt theo..
LB nghĩ : đánh tay đôi thì nó hắt hơi mình đã vãi ra quần nhưng với tài bắn cung của ta thì nó chưa lao vào đã chết, thịt được thằng trâu điên này thì danh tiếng của ta nổi như cồn, còn ai dám nói ta ăn hại nữa.
Lò dò tìm kiếm, LB bỗng thấy Chử đang anh hùng núp trên 1 cái cây ..
LB giương cung và quát : Thằng Chử mày xuống đây không tao bắn !!
Chử sợ lắm rơi xuống cái bịch, LB càng được dịp củ hành : ngồi sát gốc cây không tao bắn!!
Chử nghe theo như con cún, Bị càng to còi : Chử, mày ị đi không tao bắn !!
Chử vốn gạn dạ nên nghe LB dọa bèn ị ngay (???)
Bị càng lấn tới : Chử, mày bốc ăn đi không tao bắn..
Chử : Không, mày đi mà ăn (??)
Bị : không ăn tao bắn đó!!
Nhục quá không chịu nổi Chử nhắm mắt hét lên : Thôi mày bắn đi!!tao thà chết chứ không chịu hi sinh..
Bị giương mạnh bỗng nhiên cung gẫy cái rụp.....Chử đang nhắm mắt chờ chết thì nghe LB nói : Hứa......hứa.......hứ...a.....Chử....chử ....ch...ử!!!
Chử : gì??????????????
LB : ĐĐĐ...Để..ể..ể...ttt...ta...tao...ăn... cho..
.................................................. .........:-p

Tay mang cặp xách kè kè, tưởng đâu thứ dữ ai dè giác hơi....hahahah haha

Saturday, 19 May 2012

633.Hướng dẫn sử dụng Blog WordPress (1)

Nghe giang hồ đồn râm ran, thôi, học thêm cái nữa để. phòng hờ vậy !!

 Theo internet:'s Để bắt đầu làm quen với wordpess, có lẽ đầu tiên bạn nên đăng kí 1 account tại wordpress.com để tạo lập một blog miễn phí dạng nick-của-bạn.wordpress.com, để làm quen với cách sử dụng mã nguồn mở hấp dẫn này

(Về việc lập blog cá nhân với tên miền dạng .com .net .org và sử dụng wordpress sẽ đề cập sau).

Một điều thật tuyệt vời là wordpress hỗ trợ rất tốt tiềng Việt, bạn có thể xem chi tiết tại vi.wordpress.com

Sau đây là bài viết của identical về việc hướng dẫn sử dụng wordpress.com.

Trước hết, phải nói rằng tạo mới một account tại WordPress.com hết sức đơn giản, tất cả những gì bạn cần làm là truy cập trang Get your own WordPress.com account. Bạn sẽ thấy xuất hiện một màn hình cho phép nhập username và địa chỉ email của mình:

Như có thể thấy trong hình, username bạn chọn bắt buộc phải có từ 4 ký tự trở lên, trong đó không có các ký tự đặc biệt nào ngoài các số và chữ cái.

Địa chỉ email của bạn phải chưa được sử dụng tại WordPress.com bao giờ và, hiển nhiên, nó phải có thật để WordPress.com có thể gửi email chứa password đến cho bạn.

Một lẽ tất nhiên là bạn phải tick vào ô có ghi I have read and agree to the fascinating terms of service.

Và cũng bởi bạn đang tạo cho mình một blog nên bạn hãy để dấu tick ở ô Gimme a blog! (Like username.wordpress.com).

Ngay khi bạn bấm nút Next », bạn sẽ được chuyển qua màn hình thứ 2:

Tại đây, bạn có thể đặt subdomain cho blog của mình, dưới dạng cái_gì_đó.wordpress.com, đặt tên cho blog, chọn ngôn ngữ bạn sẽ dùng để viết blog cùng với thông tin liên quan đến vấn đề bảo mật cho nội dung blog.
Subdomain cho blog của bạn, cũng như username, phải là duy nhất và chưa được sử dụng bao giờ. Subdomain này sẽ là vĩnh viễn, nghĩa là bạn không có khả năng thay đổi nó. Vì vậy, hãy lựa chọn một cách sáng suốt.

Hãy chú ý một vài điểm sau khi chọn cho mình một subdomain:

Thứ nhất, mỗi người có thể tạo cho mình một số lượng không giới hạn các blog. Chính vì vậy, một khi blog đã được đăng ký, thì subdomain của blog đó sẽ nằm trong trạng thái in-used, không cần biết blog có nội dung hay không. Nếu bạn không nhanh chân thì subdomain mà bạn muốn có thể bị người khác đăng ký mất.

Thứ hai, WordPress.com không bao giờ xóa bỏ một blog đã được đăng ký, cho dù nó không có nội dung trong một thời gian rất, rất dài. Để có thể dùng một blog đã được đăng ký, bạn phải liên hệ với chủ nhân blog đó, nhờ họ transfer sang cho bạn. Việc này sẽ mất khá nhiều thời gian.

Một lần nữa xin nhắc lại, đã có hơn 300 nghìn blog được đăng ký tại WordPress.com, tương ứng với hơn 300 nghìn subdomain. Hãy nhanh tay đăng ký ngay một subdomain cho mình!

Tên blog, cùng với ngôn ngữ bạn chọn để viết blog đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn. Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn phải suy nghĩ lâu về hai vấn đề này.

Nếu bạn viết blog bằng tiếng Anh, hãy chọn en – English. Nếu là tiếng Việt, chọn vi – Tiếng Việt. Tương tự với các ngôn ngữ còn lại.

Ô chọn cuối cùng, về Privacy, nếu bạn để dấu tick ở đó, blog của bạn sẽ có thể được tìm kiếm qua Google hay công cụ tìm kiếm blog chuyên dụng Technorati. Với một blog cá nhân, không muốn nhiều người đọc, thì bạn có thể bỏ dấu tick ấy đi.

Kết thúc quá trình đăng ký, bạn bấm nút Signup ».

WordPress.com sẽ thông báo việc đăng ký đã hoàn tất. Bạn cần login vào địa chỉ email của mình, mở mail mà WordPress.com gửi tới để tiến hành kích hoạt (activate) blog vừa đăng ký, đồng thời lấy password để login.

Password mặc định sinh ra là ngẫu nhiên, khoảng 6 – 7 chữ cái. Password này hoàn toàn có thể thay đổi được thông qua Admin Panel.

Cần nhớ, nếu bạn không thực hiện việc kích hoạt trong vòng 2 ngày, bạn sẽ phải làm lại các bước trên. Từ đầu.
Nhóc JackSep 20 2007, 08:59 AM
Típ nha
Admin Panel của WordPress.com
Sau khi đăng ký cho mình được một blog tại WordPress.com, bạn sẽ nhận được một email chứa thông tin về tài khoản của mình. Bạn có thể đăng nhập với mật khẩu được ghi trong email và bắt đầu làm quen ngay với các tính năng trong Admin Panel của blog

Như bạn có thể thấy trong hình: Trên cùng của Admin Panel là tên blog của bạn, kèm với một link View site » để bạn có thể xem blog của mình. Ngay dưới là thanh menu, bao gồm các mục Dashboard, Write, Manage, Blogroll, Presentation, Users, Options và Upgrades.

Mặc định khi đăng nhập bạn ở trang Dashboard. Do đó, submenu bên dưới sẽ hiển thị các mục Dashboard, Tag Surfer, My Comments, Blog Stats và Feed Stats. Bạn có thể dễ dàng chuyển đến các menu khác cùng với các submenu của nó bằng cách bấm vào liên kết tương ứng trong Admin Panel của mình.

Sau đây sẽ là giới thiệu sơ qua chức năng của menu và các submenu:
1. Dashboard:

* Dashboard: Xem tin tức của WordPress.com, danh sách các blog nổi nhất trong ngày, các bài viết mới nhất, thông tin về các phản hồi nhận được…

* Tag Surfer: Thông qua các tag đặt cho nội dung trong blog, bạn có thể tìm thấy những bài viết hay hợp sở thích của mình.

* My Comments: Danh sách các phản hồi bạn đã gửi, ở blog của bạn và các blog khác.

* Blog Stats: Số liệu liên quan đến khách thăm blog.

* Feed Stats: Số liệu liên quan đến người đọc RSS feed của blog.

2. Write:

* Write Post: Nơi soạn thảo các bài viết sẽ đăng trên blog của bạn.

* Write Page: Nơi soạn thảo các trang tĩnh như About, Contact me. Whatever.

3. Manage:

* Posts: Quản lý các bài viết đã lưu.

* Pages: Quản lý các trang tĩnh đã tạo.

* Comments: Quản lý các phản hồi đã đăng trên blog.

* Awaiting Comments: Quản lý các phản hồi đang đợi kiểm duyệt.

* Import: Nhập nội dung từ blog khác vào blog hiện tại.

* Export: Xuất nội dung từ blog hiện tại ra blog khác.

* Askimet Spam: Các phản hồi linh tinh bị nghi là rác.

4. Blogroll:

* Manage Blogroll: Quản lý các link bạn yêu thích.

* Add Link: Bổ sung thêm các link vào danh sách.

* Import Links: Nhập link từ nơi khác vào danh sách.

5. Presentation:

* Themes: Danh sách các theme bạn có thể chọn cho blog của mình.

* Sidebar Widgets: Quản lý các widget bạn có thể đặt trên sidebar của blog.

* Edit CSS: Thay đổi CSS của theme.

6. Users:

* Authors and Users: Danh sách các tác giả và người đăng ký account tại blog của bạn.

* Your Profile: Thay đổi hồ sơ cá nhân của bạn.

* Invites: Mời bạn bè của bạn sử dụng WordPress.com.

7. Options:

* General: Các tùy chọn chung nhất về tên blog, tagline, ngày tháng…

* Writing: Tùy chọn về cách thức bạn viết blog.

* Reading: Tùy chọn về cách thức người khác đọc blog của bạn.

* Discussing: Tùy chọn về cách thức mọi người thảo luận trong blog của bạn.

* Privacy: Tùy chọn về độ bí mật của blog.

* Delete Blog: Xóa blog của bạn. Vĩnh viễn.

8. Upgrades: Nơi nâng cấp blog của bạn. Có tính phí.
Nhóc JackSep 20 2007, 09:10 AM
Nữa
Viết bài trong blog

Một blog mà không có các bài viết thì nó không được coi là blog.
Bài viết này sẽ nói đến vấn đề viết bài trong blog tại WordPress.com

Trước hết, để viết bài, bạn cần vào Admin Panel > Write > Write Post. Nếu bạn muốn tạo 1 trang tĩnh, hãy vào Write Page thay vì Write Post.

Ví dụ bạn đang ở trang Write Post. Bạn sẽ thấy trước mặt mình là một vài ô textbox để viết bài, bao gồm ô Title và ô Post. Title hiển nhiên là nơi đặt tiêu đề cho bài viết, còn Post chứa nội dung bài viết.

Nếu bạn đang dùng trình soạn thảo mặc định của WordPress.com – WYSIWYG – bạn sẽ thấy việc viết bài đơn giản như gõ WinWord. Mọi thứ như chữ đậm, chữ hoa, chữ nghiêng… đều có thể được lựa chọn một cách nhanh ***ng và dễ dàng.

Còn nếu bạn dùng trình soạn thảo dạng raw – nghĩa là HTML “thô” – thì bạn sẽ thấy một số nút như b, i, link, b-quote,… Đây chính là các tag sẽ được thêm vào để định dạng nội dung trong bài viết của bạn. Nói chung, nếu coi WYSIWYG là một bộ phim hoàn chỉnh thì raw HTML chính là phần “Behind the scene”
Việc chuyển đổi 2 loại trình soạn thảo hết sức dễ dàng, bạn chỉ việc bấm vào link My Profile nằm ở góc phải trên màn hình, sau đó chọn / bỏ chọn ở ô Use the visual rich editor when writing tùy theo nhu cầu của mình.

Cũng cần nói thêm, trong bài viết bạn có thể sử dụng các smiley như , , :mrgreen: … Danh sách các smiley như thế có thể tìm thấy ở trang web: What smilies can I use?
Bên dưới ô Post là 3 nút: Save and Continue Editing, Save và Publish.

Save nhằm mục đích lưu lại bài viết đang gõ như một bản nháp, và bạn có thể chuyển qua làm việc khác.
Ngược lại, Save and Continue Editing vừa lưu, vừa cho phép bạn gõ tiếp bài viết. Tuy nhiên, với một nâng cấp gần đây, WordPress.com đã trang bị thêm tính năng AutoSave tương tự WinWord, cho phép bạn tự do gõ bài mà không cần lo đến việc lưu lại thủ công. Bài viết của bạn được tự động lưu lại mỗi 1 phút.
Cuối cùng, tính năng Publish giúp bạn đưa bài viết của mình xuất hiện trên blog. Có thể coi đây là công đoạn dọn thức ăn ra đĩa sau khi đã nấu nướng chán chê

Tiếp tục cuộn trang Write Post xuống, bạn sẽ thấy một khu vực dùng để upload ảnh hay chèn video vào blog. Cách sử dụng các công cụ này khá đơn giản

Nằm dưới khu vực Upload, cũng như bên phải ô Post là các docking box, các “hộp” có tiêu đề màu xanh mà bạn có thể dễ dàng kéo thả tới vị trí mà mình muốn, cũng như mở ra / thu gọn tùy ý

Các “hộp” này có tính năng cụ thể như sau:

1. Categories: Bài viết của bạn thuộc mục nào thì hãy tích vào mục tương ứng.
2. Discussion: Chọn xem bạn có muốn người đọc gửi phản hồi và blog khác ping đến bài viết không.
3. Post Password: Nếu là một bài viết “nhạy cảm” :shock: , không có lý gì mà bạn không bảo vệ nó bằng mật khẩu
4. Post Slug: URL bài viết của bạn.
5. Post Status: Chọn xem bài viết bạn đang gõ nằm ở dạng Đã xuất hiện trên blog, Bản nháp, hay Nội dung riêng tư cá nhân mỗi mình bạn đọc
6. Post Timestamp: Thời gian bài viết xuất hiện trên blog.
7. Post Author: Tác giả bài viết, trong trường hợp blog có nhiều người tham gia đóng góp bài viết.
8. Optional Excerpt: Hãy coi đây như phần tóm tắt bài viết của bạn.
9. Trackbacks: Những trackback bạn muốn gửi đến các blog khác.

Cuối cùng, đó là nút Delete this post, cho phép bạn ném bài viết mình đang gõ vào thùng rác , và phần Post Preview để bạn xem trước bài viết của mình. Phần Post Preview được cập nhật mỗi khi bạn bấm Save and Continue Editing.

Trên đây là những gì cơ bản nhất mà bạn cần nắm khi viết bài ở một blog WordPress.com. Chúc thành công
Nhóc JackSep 20 2007, 09:13 AM
Típ tục
Quyền hạn trong blog
Khi bạn tạo một blog tại WordPress.com, bạn được trao quyền Administrator. Như bạn có thể đoán, là một Admin, bạn được phép làm bất cứ những gì mình muốn, trong phạm vi blog của bạn. Tạo mới, sửa đổi các bài viết, đổi theme của blog, chỉnh các thiết đặt hay sao lưu và khôi phục dữ liệu – tất cả đều nằm trong tầm tay của một Admin.

Nếu bạn vào Admin CP > Users, bạn có thể thấy mục Add User From Community, cho phép bạn thêm user vào blog của mình. Mặc định, có 5 loại user khác nhau: Administrator, Editor, Author, Contributor và Subscriber.
Hãy thử xem xem, mỗi loại user đó khác nhau như thế nào

Trước hết, ta nói đến quyền Subscriber. Đây là quyền thấp nhất, chỉ những người có khả năng đọc blog – nhưng không thể thay đổi cũng như tạo thêm nội dung cho blog.

Cao hơn một chút là quyền Contributor. Là một contributor, người dùng có thể tham gia viết bài, sửa chữa bài của chính mình, tuy nhiên không thể xuất bản bài viết đó. Nghĩa là, bài viết do họ soạn thảo sẽ không hiện lên trên blog cho đến khi có người dùng cấp cao hơn cho phép.

Tiếp đến là Author – những người có thể tạo mới, chỉnh sửa, xuất bản cũng như xóa bỏ bài viết của chính mình.

Nếu như trong forum có Moderator, thì ở blog có Editor. Họ có thể xuất bản, sửa chữa, xóa bỏ bất cứ bài viết nào. Họ cũng có quyền thông qua các phản hồi nhận được, quản lý các thể loại trong blog cũng như sắp xếp các liên kết trong Blogroll.

Cuối cùng, là Administrator. Là bạn, người có quyền lực tối cao trong blog của mình.

Ngoài những điều trên, bạn hãy chú ý thêm 2 điểm quan trọng:
1. Hãy thật thận trọng khi cấp quyền cho người dùng, đặc biệt là quyền Editor hay Administrator.
2. Nếu vì một lý do nào đó, bạn nhỡ tay xóa bỏ quyền Administrator của mình, hãy gửi Feedback tới bộ phận hỗ trợ của WordPress.com. Đó là cách duy nhất để bạn lấy lại quyền hạn của mình.
Bài viết được tổng hợp từ FAQ của WordPress.com.
Nhóc JackSep 20 2007, 09:13 AM
Fần Fụ Chú :
Widget là các ứng dụng nhỏ đặt trong blog của bạn, hỗ trợ thêm các chức năng hay đơn giản giúp trang trí blog của bạn.

Trong mục Sidebar Arrangement, ở phần trên là liệt kê các widget hiện có trong blog của bạn, bạn có thể céo thả thay đổi vị trí giữa các widget này, click vào icon bên phải mỗi widget để thiết lập các thông số.

Ở dứơi là một số widget chưa được dùng, ta có thể hiểu chúng như những cầu thủ dự bị (và tất nhiên là không giới hạn cầu thủ đá chính, bạn có thể sử dụng tất cả các widget trên). Tương tự. bạn kéo thả các widget ở dưới lên khung trên nếu muốn sử dụng chúng, ngược lại nếu muốn loại bỏ.

44 sẽ nói qua về chức năng một số widget thông dụng :

Flickr : Giống như photostream trong blog 360 Yahoo vậy, tuy nhiên, widget Flickr có thể hiện thị ảnh từ nick khác chứ không chỉ của bạn, bạn chỉ cần nhập link RSS của flickr photos bất kì.

Tag Cloud : Liệt kê tag của bạn

Blog Stats : Bộ đếm lượt truy cập blog (pageviews đó )

Categories : Liệt kê các chủ đề tại blog của bạn.

Calendar : Lịch

Còn rất nhiều widget hay nữa chờ bạn khám phá.



679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...