“Không biết mấy ổng làm gì mà lâu thế”
Tại TP.HCM, đơn cử như vụ Nguyễn Năng Sơn điều khiển xe trộn bê tông, vượt đèn đỏ cán chết 2 người. Tại phiên xử phúc thẩm mới đây, gia đình nạn nhân bức xúc: “Vụ án xảy ra từ tháng 7.2009. Em tôi thiệt mạng đã rõ mười mươi, ấy vậy mà không biết mấy ổng làm gì mãi đến một năm sau mới xử (10.2010) nổi. Chậm xử thì vấn đề bồi thường cũng chậm theo bởi muốn thi hành án phải có bản án và không hiểu có ai nghĩ đến vợ con nó phải sống ra sao?”.
Minh họa: DAD |
Một trường hợp khác, Nguyễn Thị Bích Phượng là chủ sở hữu 3 tàu cá và đã thế chấp cho ngân hàng để vay 2,2 tỉ đồng. Đầu năm 2007, Phượng thuê người sử dụng tàu đánh cá ra biển cắt trộm cáp ngầm. Ngày 22.5.2007 vụ án bị phát hiện, tổng số cáp bị cắt là 6.988,10m, trị giá 1.797.707.862 đồng. Đến ngày 4.4.2008, Phượng bị án sơ thẩm tuyên phạt 12 năm tù về tội “phá hủy công trình phương tiện, quan trọng về an ninh quốc gia”. Đến ngày 19.9.2008, vụ án tiếp tục được đưa ra xử phúc thẩm và đến ngày 21.8.2009, thi hành án tổ chức bán đấu giá 3 chiếc tàu được 820 triệu đồng, trừ đi chi phí đấu giá, thẩm định, phí trông giữ tàu… chỉ còn lại 724 triệu đồng xung công quỹ nhà nước vì nhận định 3 chiếc tàu là tài sản phạm tội. Tại phiên tòa, gia đình bà Phượng than thở: “Ngay khi xử án sơ thẩm xong, có người đã trả giá mua mỗi chiếc tàu 1,6 tỉ đồng. Nhưng chờ xử tới, xử lui rồi thủ tục phát mãi… làm mấy con tàu xuống cấp chỉ còn mấy trăm triệu. Giờ nhà tui chẳng biết khắc phục hậu quả bằng cách nào”. Trao đổi với PV tại phiên tòa, đại diện ngân hàng cũng bức xúc: “Nếu xử đúng và xử nhanh thì ba con tàu này phát mãi dư trả tiền vay cho ngân hàng mà còn khắc phục được hậu quả của vụ án vì tài sản thế chấp được định giá là 4,9 tỉ đồng. Đến giờ này, chúng tôi chỉ thu hồi được một phần tư giá trị tài sản, trong khi cả nợ và lãi lên đến gần 3,5 tỉ đồng”.
Hôm 15.4, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM cũng tuyên hủy một phần bản án đối với Phan Long Nhi (nguyên Chủ tịch UBND xã Hội Nghĩa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), Nguyễn Văn Minh (nguyên Bí thư Đảng ủy xã) để xét xử lại. Theo án sơ thẩm, năm 2004 một nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền cho Phan Long Nhi và Nguyễn Văn Minh đứng ra đền bù đất cho 32 hộ dân với số tiền hơn 26 tỉ đồng (giá bồi thường là 500 triệu đồng/ha) để lấy đất xây dựng nhà máy chế biến gỗ. Sau đó, Nhi và Minh bồi thường giá thấp hơn (cao nhất là 450 triệu đồng/ha) để hưởng số tiền chênh lệch hơn 2 tỉ đồng… Xử sơ thẩm lần 1, TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt Nhi 30 năm tù; Minh 13 năm tù. Tháng 9.2009, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên hủy án. Rồi tại phiên xử phúc thẩm lần 2, khi HĐXX tuyên hủy án nhiều người dân (có đất trong khu quy hoạch nhà máy) đã lớn tiếng bức xúc về việc vụ án xét xử kéo dài nhiều năm, thậm chí có người đã chết mà vụ án chưa khép lại. Một thành viên trong HĐXX phân trần: “Vụ này mới có mấy năm mà ăn thua gì, những vụ án kéo dài mấy chục năm còn đầy!”.
Thủ tục rút gọn bị chê?
Đề cập đến vấn đề này nhiều luật sư cũng than vắn thở dài về việc xử chậm không những gây thiệt hại về tài sản mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Có thể nói “dính” nhiều nhất là những vụ án bị hủy xử lại. Đôi khi kết quả điều tra lại không khác ban đầu nhưng bị kéo dài. Có ý kiến đề xuất nên thay đổi luật, theo hướng quy định điều tra không có cơ sở thì tuyên bố ngay bị cáo không phạm tội, không nên kéo án thành “án thối” vì có những vụ án không thể phục hồi điều tra lại.
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự có hẳn một chương quy định về thủ tục rút gọn mà theo đó, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi đưa ra xét xử là 1 tháng. Áp dụng cho những vụ án hội đủ các điều kiện: người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm được thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Thực tế, từ khi quy định này được áp dụng đến nay, đã 7 năm, theo một thống kê chưa đầy đủ thì cả nước chỉ có khoảng 100 vụ được xét xử và 2 năm gần đây án này hầu như không có vụ nào. Có tòa chưa từng xử vụ án nào theo thủ tục này!
Một luật sư cho biết, trong thực tế những vụ án hội đủ những điều kiện như thế này không phải ít nhưng áp dụng thì quả là rất hiếm hoi. Trung bình một vụ án đơn giản như cướp giật, trộm cắp bắt quả tang từ ngày bắt đến ngày đưa được vụ án ra xét xử sơ thẩm khoảng 6 - 8 tháng. Vụ án phức tạp thì hồ sơ trả tới, trả lui điều tra lại 2, 3 năm mới xử. Có vụ xử đi, xử lại 7, 8 năm đến cả chục năm cũng chưa kép lại.
Mất thời gian với “hồ sơ na ná nhau” Luật sư Trương Lê Minh Trí (đoàn luật sư Đồng Nai) cho rằng: “Tiếp cận hồ sơ vụ án không ít người ngán ngẩm, hàng chục bản cung trong hồ sơ cứ na ná nhau, những câu hỏi, câu trả lời y chang nhau đến nhàm chán”. Đem vấn đề này hỏi, nhiều luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán, hầu hết đều thừa nhận rằng chỉ xem một số bút lục, chủ yếu là kết luận điều tra, cáo trạng. “Nhiều bản cung cứ y chang nhau đọc làm gì cho mệt. Còn cáo trạng cũng y như kết luận điều tra nhưng Viện kiểm sát cũng mất ít nhất 3, 4 tháng mới có bản cáo trạng”, một thẩm phán giấu tên nói. |
Lê Nga
Có một vụ án giành tài sản của khách chị, chị đeo đuổi từ năm 1997 đến 2002 mới thi hành án xong! Có một vụ cũng na ná từ năm 98 đến 2007 vẫn không xong, thằng khách chết trước...
ReplyDeleteNó cãi rằng: Luật của VN đâu có quy định thời gian điều tra và xét xử?
ReplyDeleteBậy nè, Bộ Luật tố tụng Dân sự và tố tụng hình sự đều quy định rất rõ thời gian, trình tự, thủ tục. Chỉ có điều, họ có làm đúng hay không thôi!!!
ReplyDeleteChắc chết vì.. mệt mỏi hả bà Chị?
ReplyDeletesu tầm mấy cái "của nợ" này c zị T???
ReplyDeleteHì hì, ở nước ngoài họ có 1 thứ luật gọi là "case law - Án Lệ", áp dụng đã vài trăm năm năm. Còn VN mình thì mới có đề xuất của giới luật sư, nhưng sớm muộn cũng phải theo thế giới thôi!! Với lại, mình cũng đang theo duổi 1 vụ án như thế này nên copy để tham khảo thêm đó mà!!!
ReplyDeleteLàm việc liên quan đến nghành "lực" hả???
ReplyDeleteỪh, đại loại là như vậy!!!
ReplyDeletenay chịu "chơi" ba dấu rồi hén! :)
ReplyDeleteHi hi, nhờ có "cô giáo" mà! Cần ít thời gian để chuyển đổi mà.
ReplyDeleteĐừng gọi "cô giáo", tui mà làm "cô" là nền giáo dục nước nhà...tàn lụi luôn á!
ReplyDelete:)
ReplyDelete