Wednesday, 1 April 2015

731.TRUY CỨU HÌNH SỰ PHÁP NHÂN


TRUY CỨU HÌNH SỰ PHÁP NHÂN

Theo, FB' Lê Ngọc Lãm ( Giảng Viên Luật).
 
Vào ngày 01/4/2015, Ủy ban tư pháp họp trong đó có nhiều ý kiến về Dự thảo Bộ Luật Hình sự mới có quy định truy cứu hình sự với pháp nhân. Có khá nhiều ý kiến phản bác từ phía đại diện đại biểu ngành công an và các cơ quan hành chính. Chỉ có một ông bên luật sư ủng hộ dự thảo. Nhận xét chung về ý kiến các bên như sau:
Bên cơ quan hành chính tư pháp muốn giữ nguyên nhưng toàn đưa ra các lập luận rằng pháp nhân đã có chế tài hành chính rồi, bởi lẽ, họ đại diện cho bên hành chính, tất nhiên không muốn thẩm quyền xử lý hình sự pháp nhân chuyển sang thẩm quyền của ngành khác. Bảo vệ việc giữ nguyên không đưa pháp nhân truy cứu hình sự mà cứ để cho bên hành chính và tư pháp xử lý càng chứng tỏ quan điểm phục vụ lợi ích cục bộ ngành (là một loại lợi ích nhóm) chứ không đứng trên quan điểm tổng thể của sự phát triển. Bởi lẽ, xử lý vi phạm hành chính là đặc trưng của một nhà nước chuyên chế. Biểu hiện cơ quan hành chính tự soạn ra các quy định về quản lý tất cả mọi mặt trong xã hội, từ xây dựng, ăn uống, giao thông...v.v.. bằng các văn bản có tên là Nghị định, Thông tư, quyết định, công văn hướng dẫn..trong đó có chứa các quy phạm pháp luật và áp dụng để xử phạt. Phải nói chính xác là tự cho mình có thẩm quyền xử phạt mà không chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xét xử và tuyên phạt là Tòa án. Dù các văn bản này được cho là hướng dẫn thi hành luật nhưng thực chất, nó là luật vì chứa đựng các quy phạm pháp luật. Về lý thuyết tuyên truyền rằng giá trị pháp lý thấp hơn luật nhưng thực tiễn ngược lại. Các văn bản này do cơ quan hành chính ban hành và áp dụng trực tiếp đến người dân nên nó mạnh hơn các bộ luật, các văn bản luật rất nhiều. Chúng ta thường nghe câu “Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư”.. thậm chí nó mạnh hơn cả Hiến Pháp. Thí dụ, Hiến pháp có quy định công dân có quyền tự do báo chí nhưng chỉ cần Nghị định hay Thông tư quy định cấm tư nhân ra báo thì quy định trong Hiến pháp bị các văn bản này tiêu diệt trên thực tế.
Nhà nước mạnh về cơ chế tập trung chuyên chế thường không phân biệt rạch ròi giữa hành chính và hành pháp. Trong nhà nước phong kiến chuyên chế, luật hình sự cũng nằm trong hành chính như luật hình thời Nhà Trần, Luật Hồng Đức thời Nhà Lê bởi bộ máy tập trung quyền lực. Nhưng khi xã hội phát triển, bộ máy nhà nước dần dần chuyên môn hóa, các vị quan chức trở nên chuyên nghiệp hóa thì phạm vi hành chính phải thu hẹp dần, chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với nhân viên nhà nước; mắc mớ gì cơ quan hành chính đi ban hành các văn bản luật điều chỉnh hành vi của công dân. Quan hệ xã hội của công dân do pháp luật dân sự và pháp luật hình sự điều chỉnh thôi chứ. Ta thí dụ bên Mỹ chẳng hạn. Luật chỉ do Quốc hội ban hành vì đây là cơ quan chuyên môn về lập pháp, các vị đại biểu đều là dân luật chuyên nghiệp. Còn cơ quan bên chính phủ là bên hành pháp làm gì được quyền ban hành văn bản luật nữa, làm gì có tên các văn bản Thông tư, Nghị định. Thí dụ như có nhà dân xây lấn chiếm đất công cộng thì cơ quan hành chính nhà nước kiện ra tòa để tòa án xử phạt. Còn ở Việt Nam, với cơ chế tập quyền này, cơ quan hành chính ban hành quy định về đất công rồi tự quy hoạch buộc người dân phải đi, tự đề ra giá đền bù, tự thi hành các văn bản của mình tự đặt ra. Như thế sẽ dẫn đến sự lạm quyền mà xuất phát từ trong quan điểm về luật hành chính. Cho nên, thẩm quyền của bên cơ quan hành chính đã rộng lắm rồi, nhiều lắm rồi nhưng vẫn chưa chịu buông bớt việc xử phạt hình sự với pháp nhân, do tư duy của những nhà làm luật Việt Nam vẫn chưa thoát ly khỏi quan điểm phong kiến, chưa phân biệt được hành chính và hành pháp.
Còn bên phía công an thì lập luận rất quái lạ. Đó là nếu xử lý hình sự pháp nhân thì hậu quả thế nào với người lao động mất công ăn việc làm; ai là chủ thể tham gia tố tụng của pháp nhân..v.v... qua cách đạt vấn đề này, ta biết vị đại diện cho bên công an chẳng biết gì về khái niệm cơ bản của luật. Việc giải quyết hậu quả pháp lý cho người công nhân là do bên lao động tài chính chứ có phải bên công an truy tố pháp nhân phải lo việc làm cho người lao động đâu; còn người đại diện pháp nhân thì xem lại trong luật doanh nghiệp. Hình như não trạng các vị quan chức phong kiến luôn nghị đến xử lý hình sự là bỏ tù, tử hình; còn công ty vi phạm thì không bỏ tù được.Thế là phản đối. Pháp nhân là “con người” do luật quy định có 04 dấu hiệu “được thành lập hợp pháp; có tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập; nhân danh chính nó tham gia vào quan hệ pháp luật”. Khi đã có đặc điểm “nhân danh chính nó tham gia vào quan hệ pháp luật” thì khi Công ty (pháp nhân) vi phạm, công ty phải bị truy cứu trách nhiệm chứ sao lại nhảy sang truy cứu trách nhiệm cá nhân.
Về mặt lý luận, việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân cần được ghi nhận trong luật để luật không mâu thuẫn. Trong Bộ luật dân sự đã có quy định pháp nhân thì Bộ luật hình sự cũng phải sửa đổi cho phù hợp. Bộ luật Hình sự Việt Nam coppy từ Bộ luật Hình sự của Liên Xô, là bộ luật mang quan điểm phong kiến dù đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng những quan điểm trong luật vẫn chưa thoát ra khỏi tư duy của nền kinh tế kế hoạch bao cấp. Do duy trì quá lâu các quan điểm này tạo nên sức ỳ rất lớn của bộ máy thừa hành góp phần kìm hãm sự phát triển hội nhập kinh tế. Kinh tế Việt Nam đã tụt hậu, đến giờ còn thua kém cả Lào, cả Campuchia mà không mau mau thay đổi, không chịu áp dụng các quan điểm mới của các nước tiên tiến ở Châu Âu, Bắc Mỹ thì biết bao giờ mới ngoi lên được.

No comments:

Post a Comment

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...