Friday, 22 November 2013

700. 20-11-2013 và Đờ Vờ Lờ.

Hôm qua cả nhóm 4 người ghé chúc mừng 20-11-2013 Cô Triều hoa và cảm ơn Cô đã hướng dẫn khóa luận. Trò chuyện rôm rã, lúc ra về, Cô thận mật bảo 4 đứa: "Nhớ sử dụng tấm bằng Cử nhân Luật nha ".

Lời nhắc nhở của Cô làm mình nhớ đến Vụ việc của mình cũng đã hơn 4 năm nay những vẫn chưa thấy hồi kết: Bị đơn thì láu cá, Tòa án thì.. đủng đỉnh….. vả chợt nghĩ: Lâu nay mình luôn cố gắng hạn chế đề cập vấn đề này một cách rộng rãi nhưng người ta có nghĩ cho mình không. Nếu họ muốn hợp tác giải quyết, vụ việc đã chấm dứt từ lâu vì vụ án này chứng cừ đã được tập hợp đầy đủ xong từ 2 năm nay. Bốn năm chờ đợi đã là quá đủ. Vâng thưa Cô, em chờ đợi đủ lâu rồi, em sẽ sử dụng những kiến thức của mình đã được đào tạo để đi tìm Công Lý mặc dù em biết ở Việt Nam, A ấy chỉ là một anh hài và để tìm được anh hài ấy sẽ phải tốn kém kha khá( mua vé) cũng như góp phần bé nhỏ của mình để Tòa án Việt Nam và hệ thống tư pháp nói chung sẽ tốt hơn trong trương lai, để con em của em bớt đi cái khốn khó của “Đáo tụng đình”.


From Proof_Khungbo


From Proof_Khungbo

From Proof_Khungbo

From Proof_Khungbo




Sunday, 17 November 2013

699. Đồng tiền có mùi gì ?

Theo: Laodong's:  Một câu chuyện có thật vừa được đưa lên báo đang gây sự phẫn nộ cực điểm trong dư luận.
Đại ý là vào một buổi trưa, bà L – nhân có việc đi ngang trường Hùng Vương – đã tá hỏa khi nhìn thấy cháu nội là Lã Thị Th V đang đứng bơ vơ trước cổng trường đóng kín. Hỏi cơ sự thì cháu V nói không được ăn cơm vì chưa nộp tiền.

Sáng hôm sau, bà đưa cháu đến trường và khất cô tài vụ hẹn buổi trưa sẽ đến đóng tiền và được phòng tài vụ đồng ý. Vậy mà trưa hôm đó khi đến trường đóng tiền, bà L một lần nữa lại thấy cháu nội của mình đứng dưới cái nắng chang chang trước cổng trường đang đóng kín…
Hóa ra, nguyên do của việc bị đuổi cổ ra ngoài cổng trường trong giờ các bạn ăn trưa chỉ là vì chậm nộp tiền. Và chậm nộp tiền là vì cha mẹ cháu V đang xảy ra lục đục.
Bạn sẽ có thể có một thứ tình cảm nào khác ngoài sự phẫn nộ. Bạn có bao giờ giật mình mỗi khi lơ đãng nghe chuyện con nhắc nộp tiền?
Người ta có thể trách “cha mẹ cháu đã thiếu quan tâm đến con cái”. Người ta có thể nói “nhà trường không phải là trại tế bần”. Thậm chí, người ta lập luận rằng: “Không có tiền thì không ăn. Thế thôi; để đảm bảo công bằng cho những người nộp tiền ăn”. Nhưng từ bao giờ, dưới mái trường XHCN đã sinh ra cái thứ công bằng bằng cách làm nhục một đứa bé? Từ bao giờ và ai đã nghĩ ra biện pháp sòng phẳng đến lạnh lùng là buộc một đứa bé phải đứng ngoài cổng để gây sức ép thu tiền? Và từ bao giờ, đồng tiền trở thành một tiêu chí cho việc phục vụ trong chính môi trường sư phạm đang dạy dỗ những đứa trẻ rằng đồng tiền không mua được hạnh phúc.
Trường Hùng Vương
Trường Hùng Vương
Còn bảo đó là “biện pháp” ư? Liệu có thể gọi sự lạnh lùng đến vô cảm, sòng phẳng đến nhẫn tâm là một biện pháp?
Nhắc lại rằng, cháu V – 7 tuổi, mới đang chỉ là một học sinh lớp 2. Có lẽ cháu còn quá nhỏ để có thể khóc trong tủi nhục.
Đã có một thời, khi buộc học sinh mặc đồng phục, ngành giáo dục đã đưa ra một lý do rất thuyết phục là để tạo ra sự bình đẳng, để tránh sự phân biệt giàu-nghèo trong môi trường giáo dục.
Sự bình đẳng ấy đang hiện diện về mặt hình thức trên những tấm áo đồng phục. Nhưng trong không ít trường hợp, lại thiếu vắng trong chính tư duy của những nhà giáo dục.
Những học sinh ở thủ đô phải ngồi trong lớp, không được ra ngoài xem xiếc cùng các bạn do cha mẹ không đóng 40 ngàn đồng. Lý do được giải thích là “đảm bảo công bằng cho những bạn đóng tiền”.
Và giờ, một đứa trò còn quá nhỏ để biết thế nào là công bằng, còn quá thơ dại để hiểu nổi tủi nhục, bị đối xử như thể hất kẻ ăn mày ra ngoài cửa nhà.
Đồng tiền ngoài chợ có mùi hàng tôm hàng cá. Còn nếu đồng tiền ngay trong nhà trường đang là một thước đo chuẩn mực thì không hiểu đồng tiền đó có mùi gì!
Anton Makarenko – nhà sư phạm vĩ đại người Ukraina - có lần nêu triết lý giáo dục của ông rằng: “Muốn có những đoá hoa đẹp phải kịp thời dùng kéo cắt những cành khô hoặc dùng thuốc sát trùng mà tưới cho hoa”.
Chắc chắn, đó không phải là lưỡi kéo đồng tiền để cắt vào trang giấy tâm hồn còn đang trắng tinh. Bởi thứ mà “lưỡi kéo đồng tiền” nhận được không phải là một đóa hoa đẹp, mà là một tổn thương của người lớn và là một bài học lớn về nổi tủi hổ của những đứa bé.
(Lao Động)

Thursday, 7 November 2013

698. Hùn hạp làm ăn

Hùn hạp làm ăn

Người ta thường nói, người Việt hùn hạp làm ăn chung, thể nào cũng không bền được. Điều này khác hẳn với người Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cả người Thái, người châu Âu, người Ấn Độ. .... Có cô bạn làm ở công ty chuyên dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, cô nói các công ty mà ghép 3 chữ như ABC, tức 3 anh A,B,C hùn vốn thành lập, khoảng 10 công ty thì sau 10 năm chỉ còn 1. Tức 90% giải thể, trong đó có thể do kinh doanh tệ quá, và cũng có thể do công ty ăn nên làm ra quá. Cả 2 đều phải giải tán. Vì sao nên nông nỗi này?


From Rut700t-18-01-2010


Không ai biết vì sao. Tất cả đều do suy đoán. Khi làm ăn chung, khó khăn thì không nói gì, thậm chí là rất tốt, hữu hảo. Nhưng khi ăn nên làm ra, ai cũng muốn giành phần hơn, ai cũng nghĩ công lao mình nhiều hơn, nhưng lại chia phần bằng nhau. Tony có anh bạn, học chung lớp cao học. Anh lớn tuổi hơn và là 1 nhà kinh doanh thành đạt và học cao hiểu rộng, Tony xem như là đại ca. Sau khi rời tập đoàn xây dựng của Nhật với kinh nghiệm về tư vấn xây các tòa cao ốc, anh mở công ty riêng với 1 anh bạn thân. Lúc khai trương công ty, thấy anh bá vai ôm cổ với anh cổ đông này và nói "đây là ông anh của anh, coi như anh em ruột, sống chết có nhau, tụi anh tin tưởng nhau 100%, sẵn sàng hy sinh cho nhau". Nói rồi nâng ly côm cốp, bia rượu phừng phừng, nom có vẻ yêu nhau tha thiết. Những tưởng lúc đó ai mà nhào tới đánh ông cổ đông này, anh có thể rút gươm ra chiến đấu và có thể tử vì bằng hữu.


From Rut700t-18-01-2010
Nic@wlink.

Rồi công ty đến nay được 3 năm, làm rất tốt. Năm ngoái nhậu với anh. Anh uống ly bia và trề môi khi nói về cái anh cổ đông đó "Nó có làm gì đâu, trong khi tao làm chết bỏ luôn, cuối năm chia tiền bằng nhau. Mày thấy có điên không, có đúng không". Tony hỏi lại thế lúc đầu góp vốn thì sao, có ràng buộc điều lệ thế nào. Ảnh nói là lúc đó nó có tiền, tao có nghề, nên mới hùn lại làm. 50/50. Nó vẫn cứ đi làm việc của nó, vẫn có lương ngon lành, trong khi tao cày thấy mẹ. Anh nói và có vẻ tức tối lắm. Tony hỏi vậy giờ sao, ảnh nói tao sẽ hất nó ra khỏi công ty, yêu cầu nó rút vốn. Công sức là của tao cả mà.

From Rut700t-18-01-2010
Nic@wlink.
Hôm nọ gặp anh, anh nói "Tao đang điên tiết. Nó không chịu rút. Nó thấy đang ngon ăn mà. Rồi cũng sẽ phải rút thôi. Tao sẽ làm cho công ty này thua lỗ, thế nào nó cũng rút thôi mày ạ. Anh nói nó ngu lắm, có biết gì đâu. Thế là tao chỉ đạo kế toán tăng chi phí. Vợ con tao đi chơi cũng ghi vào chi phí công tác, tao cất nhà thì hạch toán vào xây chi nhánh, đi Đà Lạt tao cũng đi máy bay, rồi bắt tài xế chạy lên để chở tao đi vòng vòng, rồi tao bay về, tài xế xách xe không chạy về Sài Gòn. Tao suốt ngày tiếp khách.... Năm nay lỗ to mày ạ...mày thấy tao có thông minh không?" Nói rồi anh cười đắc thắng, gương mặt toát lên vẻ lanh lợi của 1 chủ tịch hiệp hội doanh nhân ngành Y quận X.




From Chat-Thuy-Nic


From Chat-Thuy-Nic

Nic@wlink.biz
Đi trên đường về, Tony nghĩ thầm. Thông minh thật sao. Sao 1 người mình từng ngưỡng mộ, từng rao giảng bao điều hay cho mình lại có suy nghĩ như thế? Thế rồi say quá, ngủ li bì, chẳng suy nghĩ được nhiều, cứ thế thời gian trôi đi. Hôm nay anh gọi điện rủ mình đi hội thảo vào tuần tới, anh nói, tao làm diễn giả mày ạ, mày đi đi cho vui. Tony hỏi hội thảo gì anh, anh nói hội thảo về tính Liên kết để tăng sức mạnh cho các doanh nghiệp Việt.
 
Bonus:
 
Bao nhiêu công trình nghiên cứu vì sao người Việt không kinh doanh thành công bằng người Trung Quốc, người Hàn, người Nhật, dù có vẻ chịu thương chịu khó, nhanh nhẹn hơn những dân tộc kia. Có lẽ lý do như bài dưới đây.
Cùng ý tưởng, bạn Hải Hậu, người có thâm niên quản lý doanh nghiệp lâu năm, kể:
"Mình biết một doanh nghiệp đã 10 năm. DN ấy có 2 người chung sức tạo dựng. Chủ tịch là đàn ông nay 50 tuổi, giám đốc là phụ nữ nay cũng 40. Đều đã có gia đình, kinh doanh giỏi đối nhân xử thế cũng được, đặc biệt là họ hết lòng cho công việc chung.
Một năm mình gặp họ vài lần thấy vẫn rất ổn, hôm qua gọi cho "chủ tịch" không được mình gọi cho "giám đốc"...
Rất nhẹ nhàng, àng bảo: "Em không làm ở đó nữa rồi chị ạ, chị cứ nhắn tin a ấy sẽ gọi lại thôi... không có lý do gì đâu e chỉ không làm nữa thôi"...
Ôi trời mình sốc thật, họ thân nhau như thế, qua bao nhiêu khó khăn, vậy mà!!!
Tối, qua chỗ một " anh cả" trong làng KD có chút việc, mình bức xúc hỏi tại sao( a có biết DN này).
Anh cả rít một hơi xì gà La Habana rất điệu nghệ rồi thủng thẳng đọc thơ:
"Em ơi trên đời này không có gì là quan trọng cả
Đến cả Tình yêu rồi cũng phải ra đi
Tiền bạc nào có nghĩa lý chi
Chỉ có Đôla là đáng kể....!!!"

Sao họ không hiểu, một người không thể làm ra nhiều đô la bằng nhiều người cùng hợp tác?????
 

Saturday, 2 November 2013

696. Mdaemon 13.6.0

Hahahaa, cuối cùng cũng xxx được rồi.


Download Mdaeomon 13.6.0 tại đây.

Download "thuốc" tại đây.

Làm theo hướng dẫn.



679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...