Friday, 27 July 2012

660. Xấu hổ

Không biết từ khi nào, điều  gì, ai đã  làm cho những đứa con của Việt Nam trở thành những kẻ tham ăn, kệt cỡm trong mắt bạn bè quốc tế thế này.



Bó tay toàn tập.


25 comments:

  1. Xấu hổ là một tình cảm cao quý mà không phải dân tộc nào cũng có.

    ReplyDelete
  2. giống rằm tháng 7 quá :-)

    ReplyDelete
  3. Xấu hổ ko phải là "tình cảm"

    ReplyDelete
  4. Nhìn thèm quá, mình đúng là "gốc Việt" :D

    ReplyDelete
  5. Thèm ăn đồ ngon, tươi sống không chỉ là đặc tính cùa mổi mình người việt đâu cô em :). Thèm ăn khác với tham ăn, tham lam....

    ReplyDelete
  6. Thế là gì hả em Tình?

    ReplyDelete
  7. Là gì thì gì nhưng dùng từ "tình cảm" cho nó là sai

    ReplyDelete
  8. Là 1 thứ cảm giác thôi

    ReplyDelete
  9. Em hay nhỉ. Thế em có gọi yêu là trạng thái không, ghét là trạng thái không? Em hoàn toàn mù mờ về ngữ pháp thế ư.

    ReplyDelete
  10. Tình cảm theo Thiếu tá là sự rung động trong lòng trước một đối tượng nào đó. Còn trạng thái là cách thức tồn tại của một vật, sự vật. Thiếu tá không hiểu em Tình đã thử xấu hổ chưa.

    Khi mà em dùng với tobe thì em cứ gọi nó là tình cảm cho nó lành. Thiếu tá bẩu tình cảm này có tình cá nhân và cộng đồng, Ở đây là cộng đồng. Giống như tình cảm yêu nước, tình cảm nhục nhã, hổ thẹn và xấu hổ.

    Nếu em không còn gì cãi nữa, thì em giải thích giùm Thiếu tá xem tại sao cái bọn ở clip dưới đổ xô vào bàn thức ăn thế? Dù điều đó là rất không nên.

    Em Tình, bở vì tên em là Tình nên em đừng bỏ qua chủ đề very tình nầy, Thiếu tá khuyên.

    ReplyDelete
  11. Chào a,
    Phải nói a là người khá nhạy khi đoán biết tôi sẽ bỏ qua chủ đề này để mà "chèo kéo" :)
    Thật ra tôi ko quan tâm lắm, thấy sai thì nói sai vậy thôi chứ không muốn bàn rộng, nhưng "thể theo yêu cầu" của a, tôi xin phép chủ nhà được tiếp chuyện với a đôi lời...
    Như a nói, trạng thái là cách thức tồn tại của sự vật, tôi xin bổ sung thêm từ "hiện tượng", trạng thái là cách thức tồn tại của 1 sự vật, hiện tượng, ở đây, "Xấu Hổ" là 1 tráng thái của cảm xúc, giống như tủi hờn, giận dữ, vui vẻ, hạnh phúc, hãnh diện, v.v... Không thể so sánh cảm giác "nhục nhã, hổ thẹn và xấu hổ" với "tình cảm yêu nước" được, đó là 1 sự so sánh khập khiễng, tôi nói vậy, nếu thấy chưa thỏa lòng, a cứ về hỏi lại cô dạy môn TIẾNG VIỆT hồi cấp 1 của a xem thế nào.
    Làm người, ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là biết tiếp nhận để sửa, chứ không nên bảo thủ mà dùng những từ "đao to búa lớn" hay xổ tiếng nước ngoài để..."dọa" người ta, nhất là với những người...yếu đuối như tôi :)
    Còn về chuyện a bảo tôi giải thích hành động của những người trong clip thì tôi không giải thích được vì tôi không phải là tác giả của những hành vi đó. Khổng Tử có câu: "Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật." :)

    ReplyDelete
  12. Thích cái còm này quá chừng luôn!!!

    ReplyDelete
  13. Thích cái còm này quá chừng luôn!!!

    ReplyDelete
  14. Thiếu tá hiểu, em đang quan sát từ góc thứ ba. nên khác góc nhìn. Thiếu tá bảo đó là tình cảm. Mọi rung động của con người trước sự vật đều là tình cảm. Em có đồng ý thì tranh luận tiếp. Không thì thôi.

    Còn về các vấn đề khác, liên quan đến phong cách tranh biện của em:

    Thiếu tá chỉ mới hỏi em có tình cảm xấu hổ không mà em đã giận lẫy bảo Thiếu tá về cấp một học lại tiếng Việt.

    Thiếu tá bảo em ghép với động từ tiếng Anh tobe (mà hầu như ai cũng biết) em chê Thiếu tá đao to búa nhớn, còn em thoải mái trính thằng Khổng gì tử ra thì là đao nhỏ búa bé hở em?

    Việc tranh biện khó có thể tránh trích dẫn. Em đừng để tình cảm xen vào đây nhiều quá.

    ReplyDelete
  15. Thứ nhất, vấn đề xem clip, chỉ có người coi và nhân vật trong clip, hoặc a là người coi, hoặc a là những người đang "diễn" trong clip, không có "góc thứ 3" nào ở đây cả, vì thế, A...chả hiểu gì. :)
    Thứ 2, chuyện "tình cảm" hay "xấu hổ" gì đó là tôi muốn chia sẻ 1 cách tức cực, còn a khăng khăng giữ vững "kiến thức" của a thì thôi, miễn bàn tại đây. :)
    Thứ 3, về phong cách biện luận của tôi, chỉ vì tôi bảo anh về hỏi lại cô giáo a mà a bảo tôi "giận lẫy" a? Chứng tỏ, a rất giỏi...ÁP ĐẶT suy nghĩ (hay suy luận) của mình lên người khác, một cách vô căn cứ
    Thứ 4: tôi tách bạch rõ ràng giữa việc a "xổ tiếng Anh (là "tube", "very") và việc a dùng từ ngữ "đao to búa lớn" là...tôi xin trích nguyên văn a đọc lại xem có "to lớn" không nhé: "Tình cảm theo Thiếu tá là sự rung động trong lòng trước một đối tượng nào đó. Còn trạng thái là cách thức tồn tại của một vật, sự vật. Thiếu tá không hiểu em Tình đã thử xấu hổ chưa.

    Khi mà em dùng với tobe thì em cứ gọi nó là tình cảm cho nó lành. Thiếu tá bẩu tình cảm này có tình cá nhân và cộng đồng, Ở đây là cộng đồng. Giống như tình cảm yêu nước, tình cảm nhục nhã, hổ thẹn và xấu hổ."), đặc biệt khi a "chèn ép" câu hỏi: "Thiếu tá không hiểu em Tình đã thử xấu hổ chưa.
    " nghe rất là...lạc đề.
    Thứ 5, tôi trích Ông Khổng Tử (tôi phải gọi bằng Ông, vì ngoài việc người ta lớn tuổi ra, người ta còn là bậc đáng kính, đáng học hỏi, điều này thì xã hội ai cũng biết, chứ xưng hô làng sàng mất công mang tiếng...mất dạy :) ) là để nói về quan điểm của tôi, chứ không phải bắt a phải làm theo thế hay để biện hộ bất cứ điều gì cho hành vi sai trái của mình, mong a hiểu cho.
    Cuối cùng, "việc tranh biện khó có thể tránh trích dẫn", chuyện a bảo tôi "để tình cảm xen vào đây nhiều" thì mong a...soi lại mình đi ha! Chào thân ái! (hi vọng đây là lời chào...vĩnh biệt) :)

    ReplyDelete
  16. Thứ nhất, vấn đề xem clip, chỉ có người coi và nhân vật trong clip, hoặc a là người coi, hoặc a là những người đang "diễn" trong clip, không có "góc thứ 3" nào ở đây cả, vì thế, thêm 1 lần a dùng từ...lan man :)

    Thứ 2, chuyện "tình cảm" hay "xấu hổ" gì đó là tôi muốn chia sẻ 1 cách tích cực và đầy thiện ý, còn a vẫn khăng khăng giữ vững "kiến thức" của a thì thôi, miễn bàn tại đây. :)

    Thứ 3, về phong cách biện luận của tôi, chỉ vì tôi bảo anh về hỏi lại cô giáo a mà a bảo tôi "giận lẫy" a? Chứng tỏ, a rất giỏi...ÁP ĐẶT suy nghĩ (hay suy luận) của mình lên người khác, một cách vô căn cứ.

    Thứ 4: tôi tách bạch rõ ràng giữa việc a "xổ tiếng Anh (là "tube", "very") và việc a dùng từ ngữ "đao to búa lớn" là...tôi xin trích nguyên văn a đọc lại xem có "to lớn" không nhé: "Tình cảm theo Thiếu tá là sự rung động trong lòng trước một đối tượng nào đó. Còn trạng thái là cách thức tồn tại của một vật, sự vật. Thiếu tá không hiểu em Tình đã thử xấu hổ chưa.
    Khi mà em dùng với tobe thì em cứ gọi nó là tình cảm cho nó lành. Thiếu tá bẩu tình cảm này có tình cá nhân và cộng đồng, Ở đây là cộng đồng. Giống như tình cảm yêu nước, tình cảm nhục nhã, hổ thẹn và xấu hổ." Có vẻ như a đọc không kĩ nên hiểu chưa thấu ý người nói. (Ngoài ra, khi a "chèn ép" câu hỏi: "Thiếu tá không hiểu em Tình đã thử xấu hổ chưa." nghe rất là...lạc đề)

    Thứ 5, tôi trích Ông Khổng Tử (tôi phải gọi bằng Ông, vì ngoài việc người ta lớn tuổi ra, người ta còn là bậc đáng kính, đáng học hỏi, điều này thì xã hội ai cũng biết, chứ xưng hô làng sàng không khéo bị chửi là..VÔ GIÁO DỤC :) ) là để nói về quan điểm của tôi, chứ không phải bắt a phải làm theo thế hay để biện hộ bất cứ điều gì cho hành vi sai trái của mình, mong a hiểu cho.

    Cuối cùng, chuyện a bảo tôi "để tình cảm xen vào đây nhiều" thì mong a...soi lại mình đi ha! Chào a!

    ReplyDelete
  17. Thiếu tá thích em rồi đó.

    Thứ nhứt. Thiếu tá đồ rằng em chưa hiểu. Người có tình cảm. Trực tiếp là thấy người đó có tình cảm, gián tiếp là thấy đó là một trạng thái. Đủ để hiểu?

    Thứ nhì: Thiếu tá bỏ qua phần nầy, vì em tổng kết sớm quá, mà chẳng chứng minh sự khác biệt.

    Thứ ba: Về học lại hoặc hỏi cô giáo thì cũng giống nhau. Ý của nó là: Anh dốt tiếng Việt thì nên học lại cấp 1. Tại sao khi tranh biện lại không bẻ quan niệm của nhau. Tuôn ra từ ngữ chỉ trích cá nhân để làm gì? Vì em giận lẫy, em muốn những người đọc thấy rằng đối thủ là....

    Thứ 4: Thiếu tá cần nhắc lại không, tobe là rất phổ biến - còn hơn Khổng gì tử vậy. Nếu trích dẫn Khổng được thì sao người khác không được dùng từ tiếng Anh, huống hồ nó phổ biến?. Ai áp đặt?

    Thứ 5: Thiếu tá rất không thích lối ám chỉ vòng vo này. Thiếu tá đồng ý theo quan niệm của em thì Thiếu tá gọi thằng Khổng gì tử là mất dậy. Cứ chửi thẳng đi, vòng vo chứng tỏ em không dám chửi thẳng. Thiếu tá chính thức gọi thằng Khổng gì tử, vì ngoài một số điều tốt nó làm được thì nó còn để lại nhiều ảnh hưởng vô cùng xấu. Chữ trinh của người đàn bà (tam tòng tứ đức) chẳng hạn. Thiếu tá sẽ gọi thằng đó là Ngài khi đọc thiên mà Thiếu tá thích trong Luận ngữ, còn có lúc thì thằng đó phải được gọi bằng thằng. Đơn giản vậy thôi. Cứ chửi thỏa mái , đừng nín nhịn làm gì, nín nhịn gây ra ấm ức, một thứ tình cảm khó tiêu.

    ReplyDelete
  18. Là tôi nói tôi, nào dám chửi ai. A tự suy luận làm chi cho khổ mình, khổ người?!
    Ngắn gọn nhé, tôi tự nhận mình còn nhiều yếu kém, ai hay thì tôi học, ai dở thì thôi chứ không cố gắng cầm cự những suy nghĩ thiếu kém của mình, và cũng không coi thường ta.
    Ở a, trong trình độ hạn hẹp của tôi vẫn có thể nhìn thấy chỗ sai trong cách dùng từ của a, tôi chỉ góp ý trên tình thần "đoàn kết và xây dựng", còn tiếp thu hay khinh bỏ là tùy ở a!

    ReplyDelete
  19. tai sao 1 cái clip về việc ăn uống ko lịch sự nơi công cộng chuyển qua việc chửi 1 người - người đã khơi nguồn cho 1 nền văn hóa lớn và đã mất gần cả ngàn năm???? => Ngài Thiếu tá chửi câu này thật là "văn hóa lớn" quá!

    ReplyDelete
  20. Trời, hôm qua không online, giờ đọc lại còm của bà con thấy c ăng thẳng quá!! Ông bà ta có câu, "miếng ăn là miếng tồi tàn. Mất ăn 1 miếng lộn gan lên trời" để đạy con cháu cách ứng xử có văn hóa trong ăn uống sao cho đẹp, làm gì mà phải chươi rủa nhau vậy bác Thếu Tá? Bản thân em là đồng tình với ý kiến của Em H.T Daokiemvotinh: Xấu hổ là 1 cảm giác thôi! Còn phân biệt thế nào là tình cảm, thế nào cảm giác không phải ;là chuyên môn của em cho nên mong bác thiếu tá tìm TS tâm lý Huỳnh Hồng Sơn giúp nhé !!!

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...