Từ cảnh mua lương thực đến cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam cách đây gần 30 năm...
Monday, 30 April 2012
623. "Hàng độc":Chùm ảnh: tem phiếu, xếp hàng thời bao cấp
Từ cảnh mua lương thực đến cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam cách đây gần 30 năm...
Saturday, 28 April 2012
Friday, 27 April 2012
Độc giả nào có suy nghĩ rằng “thôi thì CA, CSCĐ cũng chỉ là người làm công ăn lương, họ phải tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, họ cũng đói lắm, họ phải có lương để nuôi bản thân, gia đình chứ”, có thể tham khảo bài báo trong link này. Không thể nhân danh sự mưu sinh để làm việc xấu. Theo Doan Trang' FB Mình xin nói rộng thêm, là chính tư duy “tôi nghèo, tôi khổ, tôi có quyền làm việc đó” là cái tư duy khiến nhiều người dân ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trở thành lạc lõng và kém văn minh trong mắt người phương Tây
Thursday, 26 April 2012
622.Đặt mình trong vị trí người dân Văn Giang
Một chế độ luôn lo sợ mất ổn định không nên nuôi dưỡng quá nhiều những mầm mống đang làm mất ổn định.”
Đặt mình trong vị trí người dân Văn Giang
Nhà báo Huy Đức
26-04-2012
Chính quyền Hưng Yên nói họ đã không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đã làm với chính quyền Hải Phòng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân thì hình ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền – Nhân dân hiện nay mà còn có tính dự báo không thể nào xem thường được.
Làm luật cũng là Chính quyền, giải thích luật cũng là Chính quyền, chỉ có người dân là thiệt. Kể từ năm 1993, Luật Đất đai theo tinh thần Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi 5 lần. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003.
Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định rằng: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Điều Luật tiếp theo còn đưa ra những điều kiện ràng buộc nhằm tránh sự lạm dụng của Chính quyền. Luật sửa đổi 1998 gần như giữ nguyên tinh thần này. Nhưng, đây là thời điểm mà các đại gia bắt đầu phất lên nhờ đất. Tiến trình ban hành chính sách bắt đầu có sự can dự của các nhóm đặc lợi, đặc quyền.
Luật Đất đai 2003 đã đặt rất nhiều rủi ro lên người dân khi điều chỉnh mối quan hệ này thành một chương gọi là Mục 3. Trong phần “Thu hồi đất”, Luật gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. Điều 39 định nghĩa những “lợi ích quốc gia” chủ yếu là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Dự án Ecopark đã được Thủ tướng phê duyệt, nếu chiểu theo Luật 2003, việc nông dân Văn Giang không chịu bị thu hồi nên bị cưỡng chế là hoàn toàn phù hợp với Điều 39.
Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 ở những điều khoản nói trên đã vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền. Chỉ vì không có niềm tin Hệ thống có thể mang công lý đến cho mình mà gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế.
Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng. Nhưng, sở dĩ ai cũng gắn bó với mảnh đất mà mình đang cắm dùi là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại.
Không thể nói một thứ có thể quy đổi thành tiền mà không phải là tài sản. Không thể bỗng dưng một khối tài sản có khi phải đánh đổi cả cuộc đời lại có thể bị thu hồi. Không thể nhìn đất ấy đang làm lợi cho các đại gia qua quyết định hành chính của một cấp chính quyền, thường chỉ là, hàng huyện.
Đất đai của các doanh nghiệp, của nông dân, vì thế, phải được coi là “tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức”. Trong bài “Ba khâu Đột phá của Thủ tướng” * tôi có đề nghị đa sở hữu hóa đất đai, công nhận quyền sở hữu đã có trên thực tế của người dân. Nhưng, sau gần một năm, tôi nghĩ là, những người lạc quan chính trị nhất cũng không còn hy vọng ấy. Cho dù chưa có những thay đổi về mặt ngôn từ thì việc tuân thủ Hiến pháp 1992 là điều không nên bàn cãi. Điều 18 Hiến pháp 1992, nói: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Nghĩa là việc giao đất cho dân là vô thời hạn. Khi bình luận về các điều khoản quy định thời hạn giao đất, chính một trong những tác giả chính của Luật Đất đai 1993, ông Tôn Gia Huyên, cũng cho rằng, Luật đã có “một bước lùi so với Hiến pháp”.
Hiến pháp đã cho “chuyển quyền sử dụng” có nghĩa là công nhận quyền ấy như một tài sản của người dân. Nghĩa là, thay vì “thu hồi đất” như các quy định trong Luật Đất đai, “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”, Nhà nước nên chiểu theo Điều 23 của Hiến pháp mà “trưng mua, trưng dụng”. Luật trưng mua – trưng dụng cũng nên định nghĩa minh bạch “lợi ích quốc gia” để phân biệt với “lợi ích của các đại gia”. Và khi trưng mua thì nên lấy giá giao dịch trên thực tế chứ không phải là giá hành chánh được nghĩ ra trong các phòng máy lạnh.
Với những dự án lớn, đụng chạm xã hội, như Ecopark, cho dù là tư nhân đầu tư, thì cũng nên đòi phải minh bạch trong từng bước đi. Phải buộc kiểm toán để thấy rằng, đất đai của nông dân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn đầu tư và mời nông dân tham gia bằng cách góp vốn và chia lãi theo tỉ lệ vốn bằng quyền sử dụng đất.
Vì sao trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia mà Hiến pháp vẫn yêu cầu phải trưng mua theo giá thị trường? Vì sao các nhà nước của dân vẫn đền bù thỏa đáng cho các trường hợp rủi ro ví dụ như bồi thường cho ai đó đang đi dưới hè đường bị một cành cây rơi trúng. Cái cành cây ấy, mọc ở ven đường, mang lại phúc lợi bóng mát cho hàng vạn con người nên khi nó gãy không thể để một người chịu thiệt.
Người dân Văn Giang không chống lại dự án Ecopark, người dân chỉ không đồng ý với giá và cách mà Chính quyền đền bù. Nếu con số 90% nông dân Văn Giang đã nhận đền bù là đúng thì cũng không thể coi 10% phản ứng là sai. Trước anh Đoàn Văn Vươn đã có những người cam chịu lệnh thu hồi đất của chính quyền Tiên Lãng.
Đừng nghĩ những người chân lấm tay bùn không biết tính toán. Đừng nghĩ nông dân không biết xót xa khi nhận chưa tới 150 nghìn đồng/ m2 rồi nhìn đất của họ được đem bán với giá hàng chục triệu đồng. Chính quyền nói, “chỉ có 30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh, tức là phần chủ đầu tư làm nhà để bán, còn lại là diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh”. Tất nhiên phải có phần hạ tầng và cây xanh này thì người ta mới đến Ecopark mua nhà. Nhưng, cho dù nó thực sự là phúc lợi thì cũng không thể đòi hỏi 1.500 hộ dân ở Văn Giang phải chịu thiệt cho các đại gia đến hưởng.
Sáng 17-4-2009, khi bị cưỡng chế thu hồi đất, chính người thân của Thủ tướng đương nhiệm cũng đã kháng cự *. Cho dù 185 hecta đất cao su mà những người này có được ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nhẹ nhàng hơn cách mà thường dân có được vài nghìn mét ruộng nương. Đất ấy họ được địa phương bán với giá bình quân 50 triệu/ hecta và sau đó khi thu hồi lại, Bình Dương đã đền bù mỗi hecta gần một tỉ. Tôi nhắc lại điều này chi để đề nghị tất cả ai quan tâm nên đặt mình trong vị trí của người dân Văn Giang. Từ các quan chức ra lệnh cho đến những cảnh sát đã đánh vào đầu dân đều phải nghĩ đến ngày đất đai của nhà mình bị Chính quyền cưỡng chế.
Đừng nghĩ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang là đơn lẻ. Không nên coi một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện trong suốt hơn 20 năm qua là không có gì sai. Cho dù quyết tâm cưỡng chế 160 hộ dân ở Văn Giang có thể chỉ vì lợi ích của một số cá nhân; có thể sau thất bại trong vụ Đoàn Văn Vươn, Chính quyền muốn cứng rắn để dập tắt khát vọng đòi đất của những nông dân muốn noi gương anh Vươn. Thì, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành một vết nhơ trong lịch sử.
Một chế độ luôn lo sợ mất ổn định không nên nuôi dưỡng quá nhiều những mầm mống đang làm mất ổn định. Một chế độ rất sợ các thế lực thù địch không nên tạo quá nhiều thù địch ngay chính trong lòng mình. Đất nước này tao loạn quá nhiều rồi, hơn ai hết người dân cũng cần ổn định.
H.Đ.
Nguồn: Osin Facebook
621.Nhà nước của dân, do dân, vì dân không được phép trấn áp dân
“… tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan trách nhiệm hữu quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cử những người có phẩm chất và năng lực với tính cách là các đại diện của mình về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xã ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để tìm hiểu tại chỗ sự việc.”
Theo Basam's blog: Nhà nước của dân, do dân, vì dân
không được phép trấn áp dân
Nguyễn Trung
Xem và nghe các tin tức về vụ cưỡng chế thực hiện thu hồi đất cho dự án Ecopark ở Văn Giang, tôi không thể nén được trong lòng sự căm giận và nỗi hãi hùng. Căm giận vì không thể chấp nhận nhà nước của dân, do dân, vì dân lại hành xử với dân như vậy, hãi hùng vì thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đã có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân.
Dù sao tôi cũng vẫn phải thầm cảm ơn trời đất là đã không xảy ra đổ máu. Bởi vì nếu điều đó xảy ra, rồi nếu tình hình vuột ra ngoài mọi sự kiềm chế có thể, hoặc một sự khiêu khích nào đó cố ý hủy hoại sự kiềm chế có thể, rồi lan truyền trong cả nước, nhất là báo chí cho biết từ sau sự kiện Đoàn Văn Vươn tình trạng khiếu kiện đất đai của nông dân ngày càng căng thẳng và đang tiếp diễn ở nhiều nơi …, như vậy đất nước này sẽ đi về đâu? Trong khi đó quá trình phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa và đô thị hóa của đất nước chắc chắn sẽ còn đòi hỏi phải chuyển đổi tiếp một khối lượng rất lớn đất đai của nông dân cho sự phát triển này.
Việc huy động một lực lượng lớn (có người nói khoảng 500, có người nói khoảng 1000) công an vũ trang, các lực lượng không quân phục khác, một khối lượng lớn xe cộ, sử dụng cả vũ khí dù không gây sát thương để trấn áp dân cho mục đích cưỡng chế, lại xảy ra ngay sát thủ đô Hà Nội, báo động một chiều hướng phát triển vô cùng nguy hiểm cho đất nước, nhất thiết phải tìm cách ngăn chặn.
Đại diện chính quyền Văn Giang nói họ đã đền bù với giá cao nhất và làm đúng Luật, báo Người Cao tuổi nói cưỡng chế như vậy là trái Luật, người dân tại chỗ có đất bị cưỡng chế thì tố cáo chính quyền tham nhũng và cướp ruộng đất của họ. Vụ cưỡng chế đã thực thi xong, nhưng lòng dân tại chỗ chắc chắn không xong, lòng dân cả nước chắc chắn không yên.
Với tư cách là công dân và là đảng viên, tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan trách nhiệm hữu quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cử những người có phẩm chất và năng lực với tính cách là các đại diện của mình về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xã ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để tìm hiểu tại chỗ sự việc. Các đại diện này vừa chứng kiến, vừa cùng tham gia với các hộ dân liên quan này đối chất trực tiếp với đại diện chính quyền Hưng Yên – Văn Giang, để tất cả các bên cùng nhau tìm ra đúng, sai, những kết luận hay quyết định cần rút ra. Cuộc họp này cần có đại diện các báo chí cả nước tham dự và được loan tải trung thực, đầy đủ cho cả nước biết, cả nước cùng rút kinh nghiệm.
Một cuộc họp như thế nên làm ngay.
Chỉ có làm như thế, mới phòng ngừa được hiểm họa.
Chỉ có làm như thế, mới hy vọng bước đầu vãn hồi được lòng dân đối với chế độ chính trị của đất nước mà chính người dân nước này đã không tiếc xương máu hy sinh vì nó, trong đó có nhân dân Văn Giang.
Ngoài ra, muốn hay không, sự kiện cưỡng chế bằng bạo lực vừa qua như vậy ở Văn Giang là một thách thức trực tiếp đối với nghị quyết Hội nghị Trung ương 4.
N.T.
Hà Nội, ngày 26-04-2012
* Ghi chú: ông Nguyễn Trung là cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng (Phan Văn Khải) và Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.
620. Ngân hàng sẽ chết cùng doanh nghiệp?
Theo VEF.VN - Nếu trong vòng một năm tới mà tình hình vốn cho vay không được đẩy mạnh, còn căn hộ cũng không làm cách nào "đẩy" được, các ngân hàng liệu có phá sản như cái chết hiện hữu của doanh nghiệp?
Gậy ông đập lưng ông!
Vào những ngày cuối tháng 4/2012, Ngân hàng Nhà nước lại phải ban hành một văn bản nữa - số 2506, yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng theo mức lãi suất cho vay hiện hành. Như vậy, đây là công văn thứ hai liên tiếp trong vòng hơn một tháng, nếu tính cả văn bản số 1656 cũng của cơ quan này ban hành vào ngày 22/3/2012, yêu cầu 5 ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV và MHB tiết giảm chi phí và hạ lãi suất cho vay.
Vì sao NHNN lại có động thái chỉ đạo giảm lãi suất cho vay gấp gáp như thế, trong khi trước đó cơ quan này đã hai lần liên tiếp hạ trần lãi suất huy động từ 14% về 12%?
Hai tuần sau khi trần lãi suất huy động được chính thức kéo giảm, đã có những xác nhận về tình hình ứ đọng vốn trong ngân hàng vẫn chưa có gì được cải thiện. Dù lãi suất huy động giảm và kéo theo mặt bằng lãi suất cho vay "ưu đãi" tại một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Eximbank, kể cả những ngân hàng loại vừa như An Bình và SeaBank giảm theo, nhưng lãi suất cho vay nhìn chung vẫn còn treo ở vùng khá cao - từ 18-19%, khiến cho ngay cả các doanh nghiệp trong diện "ưu tiên" như nông nghiệp, xuất khẩu và sản xuất cũng "không làm cách nào tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng" - như một xác nhận của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
Tại TP.HCM, lần đầu tiên một con số được chính thức công bố: trong quý I/2012, chỉ có 23% số doanh nghiệp vay được vốn ngân hàng, còn lại 77% vẫn thúc thủ thịu phép. Chưa kể đến việc 23% doanh nghiệp kia vay được nhiều hay thậm chí chỉ một phần nhỏ nhu cầu vay vốn của họ, rõ ràng cán cân cung - cầu tín dụng giữa hệ thống ngân hàng và khối doanh nghiệp vẫn bị lệch pha trầm trọng. Đó cũng là lý do vì sao kinh tế quý I/2012 gần như tăng trưởng âm, còn các doanh nghiệp vẫn nằm nguyên trong tình trạng "lâm sàng".
Cũng từ năm 2011 đến nay, chưa bao giờ các ngân hàng lại phải "rền rĩ" như thời gian gần đây. Đầu tiên là ngân hàng ACB khi đưa ra một con số không thiếu tính thuyết phục: 3 tỷ USD nằm "chết" trong ngân hàng này mà không cho vay được. Sau đó, đến lượt một số ngân hàng khác cũng phụ họa. Lãnh đạo của ACB và ngân hàng Liên Việt còn nói thẳng rằng đã đến lúc phải cứu doanh nghiệp, vì nếu doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng chết theo.
Có thể hiểu nỗi bĩ cực của các ngân hàng hiện thời là như thế nào. Tình thế khó khăn về tiêu thụ vốn mà trước đây các ngân hàng đồng lòng giữ gìn như một thông tin "tuyệt mật", nay đang dần lộ ra một cách tự nguyện. Nếu tính từ thời điểm tháng 9/2011 - là lúc mà NHNN siết lại trần lãi suất về 14%, thời gian đã trôi qua 8 tháng, gây ra một sự lãng phí ghê gớm đối với số vốn nằm chết trong hệ thống ngân hàng.
Cũng bởi vậy, chính BIDV là ngân hàng đầu tiên thẳng thắn thừa nhận rằng ngân hàng này sẽ phải chấp nhận hạ lãi suất cho vay, cho dù có vì thế mà lợi nhuận năm 2012 sẽ bị giảm khoảng 1.200 tỷ đồng.
Rõ là nước đã ngập sát chân, mỗi ngân hàng phải tự tìm cách "nhảy", mà còn phải "nhảy" thật nhanh để khỏi bị chết chìm.
Sẽ chết cùng doanh nghiệp?
Không chỉ bị gò ép bởi khối vốn tồn đọng có thể lên đến vài trăm ngàn tỷ đồng, các ngân hàng còn mang trong lòng một nỗi lo canh cánh khác: làm sao tiêu thụ được khối bất động sản mà ngân hàng, qua quá trình thâu tóm và siết nợ, vô hình trung đã trở thành kẻ nhận lãnh hậu quả cuối cùng.
Cái chết của doanh nghiệp BĐS đã là một lẽ, nhưng với ngân hàng thì không sung sướng gì hơn. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, đã có thông tin tiết phát về một số ngân hàng lớn như Vietcombank, ACB, Vietinbank, BIDV và lẽ dĩ nhiên cả một số ngân hàng nhỏ như Phương Tây, Bảo Việt... , đang phải gánh một khối tài sản BĐS lớn trên vai, nhưng không làm sao tiêu thụ được.
Trong số tài sản đã thuộc về ngân hàng, hai phân khúc đất nền và căn hộ có thể chiếm vị trí chủ đạo. Nhưng nếu đất nền vẫn có thuận lợi nhất định trong thói quen tiêu dùng và mua bán của người dân, thì phân khúc căn hộ lại nằm trong thế hoàn toàn bế tắc. Tài sản mà các ngân hàng sở hữu hiện nay lại đa phần là loại căn hộ trung cấp và căn hộ cao cấp.
Sẽ không thể xác quyết rằng việc tiêu thụ phân khúc căn hộ trung - cao cấp của ngân hàng là dễ dàng, một khi chính các doanh nghiệp BĐS, dù đã phải thực hiện quá nhiều chiêu khuyến mãi từ nhiều tháng qua, nhưng tình hình bán hàng vẫn không khả quan hơn chút nào. "Đại gia" Hoàng Anh Gia Lai là một ví dụ điển hình.
Sự khác biệt có lẽ chỉ đến từ hiện trạng những ngân hàng nào nắm căn hộ ở Hà Nội và ngân hàng nào có căn hộ ở TP.HCM. Hai thành phố này có đặc điểm khác nhau cơ bản là mặt bằng giá căn hộ của TP.HCM chỉ bằng khoảng một nửa đến 2/3 giá căn hộ ở Hà Nội. Cho dù vẫn có nhiều thông tin cho rằng nhu cầu nhà ở tại Hà Nội còn rất lớn, nhưng thực tế nguồn cung lại vẫn tuôn ra ồ ạt. So với năm 2009, hiện thời lượng căn hộ trung - cao cấp ở Hà Nội phải gấp ít nhất 3 lần. Đó là chưa kể đến số dự án căn hộ sẽ được các chủ đầu tư tung ra trong những năm tới.
Vào tháng 3/2012, một quan chức của Bộ Xây dựng - ông Nguyễn Trần Nam, đã lên tiếng "đính chính" về việc chủ trương của Nhà nước mua lại nhà chung cư sẽ nhằm giải cứu cho ngân hàng chứ không phải cho doanh nghiệp BĐS. Bình luận này cho thấy có thể một phần lớn phân khúc căn hộ đang lưu thông hiện hành là thuộc về sở hữu của ngành ngân hàng. Và chính ngân hàng mới là đối tượng phải mất ăn mất ngủ nếu đến cuối năm nay và cả năm 2013 số căn hộ tồn đọng không tiêu thụ được.
Khách quan nhận xét, hai yếu tố tồn vốn và tồn BĐS đang làm cho ngân hàng tái hiện thế khó khăn của khối doanh nghiệp vào thời điểm giữa năm 2011. Mà từ giữa năm 2011 đến nay, con số doanh nghiệp phải giải thể đã lên đến 80.000, chỉ tính theo số thống kê chính thức.
Nếu trong vòng một năm tới mà tình hình vốn cho vay không được đẩy mạnh, còn căn hộ cũng không làm cách nào "đẩy" được, các ngân hàng liệu có phá sản như cái chết hiện hữu của doanh nghiệp?
Wednesday, 25 April 2012
619.Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ? ( 24-04-2012)
Ảnh: Theo Yahoo |
Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm - một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.
Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó.
Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…
Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu - từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?
Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.
Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.
Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục - những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!
Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.
Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.
Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.
Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.
Viết Lê Quân
Tuesday, 24 April 2012
Friday, 20 April 2012
618. Nữ chủ tịch 24 tuổi xinh đẹp gây ‘sốt’ cộng đồng mạng
Theo Ione's: Cư dân mạng đang ầm ầm chia sẻ những hình ảnh về Tô Linh Hương – nữ chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty Vinaconex PVC. Mới 24 tuổi (sinh năm 1988) nhưng đã giữ vị trí rất quan trọng trong công ty xây dựng danh tiếng ở Hà Nội.
Hình ảnh Tô Linh Hương đi thăm công trình. Ảnh trên website của Vinaconex – PVC |
Những tưởng công việc xây dựng khô khan nặng nề, đặc sệt những con số chỉ hợp với nam giới nhưng Hương đã chứng minh điều ngược lại, bằng chứng là cô ấy đã ngồi vào chức chủ tịch Hội đồng quản trị trước con mắt ngưỡng mộ của bao người. Mặc dù còn rất trẻ nhưng Hương trông rất tự tin và ra dáng một nhà lãnh đạo. Nhìn Hương đi thăm công trình xây dựng, bắt tay đối tác và những người thực hiện dự án mới thấy khâm phục biết bao.
Theo thông tin tìm hiểu được thì hồi cấp 3, cô ấy là “thần dân” chuyên Anh của trường Hà Nội Amsterdam với thành tích học tập xuất sắc. Bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn nếu biết rằng cô ấy không tốt nghiệp Đại học Xây dựng, Kiến trúc hay Giao thông vận tải mà là ngành Quan hệ quốc tế, lớp Thông tin đối ngoại, Học viện báo chí tuyên truyền. Điểm trung bình toàn khóa học của cô ấy là 9,02 cơ mà, khủng chưa? Năm 2009, Linh Hương là một trong 2 sinh viên đạt Thủ khoa của Học viện BCTT. Không chỉ là một sinh viên giỏi, nữ chủ tịch xinh đẹp này còn rất tích cực tham gia vào các hoạt động của trường.
Được biết, Linh Hương mới trở thành chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2012 – 2016 của Công ty Vinaconex hôm 14/4 vừa qua.
Linh Hương chăm chú theo dõi tiến độ thi công các công trình. Ảnh trên website Vinaconex. |
Nữ chủ tịch trẻ trung, xinh đẹp. |
Ảnh Tô Linh Hương hôm nhận chức chủ tịch HĐQT của Vinaconex – PVC. |
Có thể nhận thấy Hương là người trẻ nhất trong các thành viên của HĐQT. Ảnh trên website Vinaconex.
Trên trang web của Học viện báo chí và Tuyên truyền, tên của Linh Hương luôn nằm trong top tin tức khi vinh hạnh là một trong 2 sinh viên đạt Thủ khoa của Học viện BCTT năm 2009. Ảnh của Tô Linh Hương trên trang web của Vinaconex – PVC. |
Theo Ione
Wednesday, 18 April 2012
617. Một bữa no thời hiện đại
Theo GTH's FB: Một bữa ăn 1 số người bỏ chỉ khoảng 1 vài chục ngàn để ăn 1 bữa cơm, 1 số khác bỏ vài trăm ngàn để ăn 1 bữa ăn tiệm, số ít khác nữa có thể bỏ vài triệu, chục triệu để ăn ở 1 nhà hàng sang trọng…..chẳng ai quan tâm rằng 1 người có thể ăn 1 bữa ăn của mình bằng các xin đồ thừa của 1 bữa ăn vài ngàn đồng để sống qua ngày, cho qua cơn đói để dành đồng tiền lẻ kia cho con cái họ học hành, hay cho con cái họ có 1 bữa ăn đàng hoàng hơn họ. Sống trên đời, tùy mỗi số phận mà sinh ra hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.
Sunday, 15 April 2012
616. Nước mắt người thất nghiệp
SGTT.VN - Tình hình kinh tế khó khăn buộc hàng loạt doanh nghiệp phải thu hẹp, ngưng sản xuất hoặc đóng cửa. Điều này đã đẩy biết bao người lao động rơi vào bi kịch mất việc. Họ hoang mang vì hiện tại thất nghiệp, còn tương lai bấp bênh.
Một ngày đầu tháng 4.2012, như mọi ngày, chị Ngô Thị Hạnh vẫn đến công ty Trung Thu (huyện Hóc Môn, TP.HCM) làm việc trong tâm trạng mong thời gian qua để đến ngày được lãnh lương. Sáng ra đến cổng, bà chủ nhà trọ níu lại nhắc tiền nhà và còn cho biết “tháng sau sẽ tăng tiền nhà”. Đứa con nhỏ của chị đã mấy ngày bị ho, nhưng chưa dám đưa đi bác sĩ vì đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng đã hết. Hy vọng đến mùng 10 lãnh lương mới có tiền đưa con đi khám bệnh.
Công nhân công ty Trung Thu vạ vật trước công ty để bảo vệ quyền lợi. Ảnh: Trung Trực |
Thế nhưng đến chiều cùng ngày, khi vừa hết giờ làm, công ty thông báo do tình hình sản xuất khó khăn nên sẽ cho công nhân tạm nghỉ. Tiền lương tháng 3 sẽ được thanh toán vào ngày 16.4. Quá thất vọng, chị Hạnh thất thểu ra về trong tâm trạng rối bời.
Hiện tại mất việc, tương lai bấp bênh
Trong khi tạm nghỉ ở nhà và đang rà soát lại xem có thể đi mượn tiền ai để trang trải thì chiều ngày 9.4, có người báo chị Hạnh phải lên ngay công ty. Tới nơi chị mới hay công ty đang có ý định di dời máy móc đi nơi khác trong khi chưa trả tiền lương. Lo ngại công ty tẩu tán tài sản nên suốt đêm 9.4, chị Hạnh và gần trăm chị em khác nằm ngủ ngay trước cổng công ty để giữ tài sản và ngăn không cho ông Cher Chun Sik, quản lý sản xuất của công ty, ra ngoài.
Suốt đêm vạ vật trước công ty, câu chuyện của mấy chị em chỉ xoay quanh tình cảnh gia đình và tương lai sắp tới. Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền sữa, tiền mua thuốc cho con... đang đợi. Nhưng nguyên nhân làm cho họ xuống tinh thần hơn là không biết những ngày sắp tới sẽ ra sao. Chị Trần Thị Giang cho hay, hợp đồng lao động không có, quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng không. “Chính vì thế mà chúng tôi sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Những ngày sắp tới không biết sẽ sống thế nào khi không có lương”, chị Giang lo lắng.
Sau mấy ngày vạ vật trước cổng công ty để đòi quyền lợi, đến ngày 14.4, công ty Trung Thu đã chi trả tiền lương tháng 3 và mấy ngày lương tháng 4 cho gần 100 công nhân. Nhưng niềm vui dường như chỉ bừng sáng trên những gương mặt mệt mỏi của công nhân một chút, rồi thay vào đó là sự âu lo cho tương lai u ám: công ty tạm ngưng sản xuất, chưa biết bao giờ mới hoạt động trở lại, trong khi xin việc mới không dễ vì đâu đâu cũng thấy tình trạng doanh nghiệp khó khăn phải tạm ngưng hoặc thu hẹp sản xuất. Nhiều chị em đã tính đến chuyện đi bán vé số để sống qua ngày, nhưng lại lo lắng bởi “hiện mười người bán mới có một kẻ mua thì biết bán cho ai”.
Cũng giống công nhân công ty Trung Thu, gần 40 công nhân công ty TNHH Quảng Dương đóng tại huyện Hóc Môn đang trong tình trạng hoang mang bởi mới đây, ngày 19.3, công ty thông báo tạm dừng hoạt động. Đến nay, công ty chưa chốt xong sổ bảo hiểm xã hội nên việc công nhân có nhận được trợ cấp thất nghiệp hay không vẫn chưa có lời đáp.
Cay đắng
Mỗi sáng tại trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM có hàng ngàn người tới đăng ký thất nghiệp. Ánh mắt âu lo, tâm trạng rối bời... là nét chung của những người đến đây. Trò chuyện với họ mới thấy “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.
Cuối tháng 12.2011, một ngân hàng tại TP.HCM bỗng dưng sa thải hơn 200 nhân viên bảo vệ. Ông Lê Hữu Chỉnh bàng hoàng vì thất nghiệp phủ lên gia đình mình. Ông làm bảo vệ cho ngân hàng này nhiều năm nay, chưa bao giờ nghĩ có lúc cuộc đời lại bi đát đến thế. Cả gia đình năm miệng ăn trông chờ vào đồng lương còm cõi của ông, giờ đang điêu đứng và “chưa tìm được lối ra”.
Như những anh em đồng nghiệp khác, ông Chỉnh được lãnh đạo ngân hàng hướng dẫn làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian chờ việc mới. “Tuổi tôi đã ngoài 50. Hiện nay mỗi tháng tôi phải trình diện ở một trung tâm đăng ký tại Thủ Đức một lần để họ biết mình chưa có việc làm mà nhận tiền tháng tiếp theo. Hơn 1 triệu đồng thất nghiệp/tháng không thể cứu vãn nổi tình trạng lay lắt đến mòn mỏi của vợ con tôi. Giá mà được nhận một lần để tôi còn có vốn làm việc khác sinh lợi”, ông Chỉnh tâm sự.
Cùng hoàn cảnh như ông Chỉnh, song anh V.T nhà ở quận Tân Phú tâm tư hơn. Lọt thỏm giữa đám đông chờ đến lượt mình ở văn phòng trung tâm giới thiệu việc làm quận Bình Thạnh, đã không ít lần anh muốn về nhà, “bỏ quách” số tiền hơn 10 triệu đồng. Nghĩ là vậy nhưng rồi mường tượng đến vợ con, anh cố nán chờ và lảng tránh cái nhìn của nhân viên làm thủ tục không một nụ cười.
Anh V.T cởi lòng: “Nghĩ đến mấy năm ngồi đại học với bao nhiêu đam mê, nhiệt huyết… giờ phải đi đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp thật là cay đắng”.
Hà Dịu – Thanh Nhã
Doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp gia tăng Theo báo cáo tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2012, trong ba tháng đầu năm nay đã có hơn 2.200 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động có thời hạn và hơn 9.700 doanh nghiệp đăng ký dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Tại Hà Nội, trong quý 1/2012, số lao động đến đăng ký thất nghiệp là 4.667 người, tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hai tuần đầu của tháng 4, số người đăng ký thất nghiệp là hơn 1.000 người và dự kiến trong tháng 4 sẽ có hơn 2.000 người đăng kỹ thất nghiệp. Ông Vũ Trung Chính, giám đốc trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết, trong bốn tháng đầu năm nay số người hưởng thất nghiệp đã tăng gấp gần ba lần so với năm trước. Trong khi đó, trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM cho hay, chỉ trong quý 1/2012, thành phố đã có 36.000 người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 3 vừa qua, lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp đã lên tới 17.000 người. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lao động nào cũng đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ông Trần Văn Hoan, trưởng phòng thu bảo hiểm xã hội Hà Nội cho biết, với những doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm không thể xác nhận cho người lao động, vì thế người lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tây Giang |
Biết làm gì bây giờ?
Gần 2.600 công nhân công ty cổ phần thuỷ sản Bình An (Bianfishco – Cần Thơ) đã được nhận 70% lương cơ bản của tháng 3 do họ đã phải tạm nghỉ trong thời gian này. Nếu như trước đây đa phần công nhân hồi hộp lo sẽ bị quịt lương, thì lúc này họ đã cầm tiền trong tay nhưng với một mối lo lớn hơn: không biết bao giờ nhà máy hoạt động trở lại?
Nhận được tiền lương tháng 3, nhưng Nguyễn Thị Nho, công nhân của Bianfishco không vui chút nào. Nho nói: “Không phải buồn vì số lương này ít hơn hàng tháng trước kia, mà buồn vì công ty không có việc làm mà công nhân cũng phải đi lãnh lương mới có tiền để sống trong những ngày chờ việc. Giống y tiền cứu trợ vậy!”
Mới đây, công ty cổ phần thuỷ sản Docifish (Đồng Tháp) cũng vừa kết thúc hợp đồng lao động với gần 700 công nhân. Thời hưng thịnh Docifish có khoảng 1.000 công nhân, sau đợt sàng lọc nhân sự này chỉ còn khoảng 100. Việc khiếu nại về quyền lợi người lao động khi thôi việc vẫn đang còn tiếp diễn. Có thâm niên gắn bó với công ty này hơn chín năm, nhưng Ngô Hồng Biên cũng là một trong những công nhân được giải quyết thôi việc trong đợt này. Chua chát hơn, vợ anh là công nhân cùng công ty, cũng đã phải kết thúc hợp đồng lao động theo yêu cầu lãnh đạo công ty, hiện tại phải ngồi nhà “ôm” hai đứa con nhỏ.
Hiện tại, theo Biên, một số anh em công nhân vừa nghỉ việc trở về quê nằm thở dài, số khác đang đi làm công nhật, phu bốc vác cho các nhà máy gạo, thức ăn chăn nuôi… để kiếm sống qua ngày với hy vọng sẽ có ngày nhà máy hoạt động trở lại.
Ngọc Tùng
615. DÂN TỘC TA SẼ CÒN TRẦM LUÂN!
DÂN TỘC TA SẼ CÒN TRẦM LUÂN!
TS Tô Văn Trường
Nói những điều không biết, viết những điều không hiểu, sợ mất những điều không có.
Nhiều người dân quan tâm bài diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (như bài giảng) ở Trường Đảng Cao cấp Nico Lopez – một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ rất quan trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Cuba. Ngày hôm qua, trong bài viết bình luận: ”Bộ máy biến lãnh đạo thành cái máy” của đại tá, nhà báo Bùi Văn Bồng, tôi nhắc đến lời than của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi khi phải chứng kiến cảnh đất nước khó khăn mà lòng người không thuận:
“Nhân tài như lá mùa thu
Hào kiệt như sao buổi sớm”
Lịch sử cũng cho thấy nhân tài, tuấn kiệt nước ta thời nào cũng có và mỗi khi đất nước gặp khó khăn, họ lại xuất hiện rất nhiều để trổ tài kinh bang tế thế! Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại Nguyễn Trãi đã để lại lời răn và đặt ra yêu cầu lớn cho chúng ta trong công tác đào tạo và sử dụng con người đặc biệt là đội ngũ cán bộ được gọi là “công bộc, đầy tớ của nhân dân”.
Tổng bí thư là người đứng đầu, có thể hiểu là nhân tài trong Đảng nhưng phải nói thật lòng, đọc kỹ bài diễn văn để đời của ông ở Cuba, nhiều người dân phải thốt lên rằng: ”Dân tộc ta sẽ còn trầm luân!” Bài diễn văn của Tổng bí thư có thể nói mượn danh chủ nghĩa Mác nhưng nội dung chính là tô vẽ cho chủ nghĩa xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa trái với tình hình thực tế, quy kết những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản trong khi những khuyết tật ấy ở những nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với chế độ toàn trị còn trầm trọng hơn.
Điều quan trọng hơn là cuộc đi thăm Cuba và bài nói ở trường Đảng nhằm mục đích gì? Có lợi gì cho đất nước? Giúp gì cho việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của thế giới đối với nước ta? Việc Brazil từ chối tiếp là một chuyện chưa từng xẩy ra trong lịch sử ngoại giao của nước ta, có ý kiến cho là một vết nhục! Vì sao có chuyện này?
Có ý kiến cho là do bài diễn văn nói vỗ mặt Mỹ và các nước phương Tây, khiến cho dư luận xã hội, nhất là các đảng đối lập với chính quyền Brazil không đồng tình, còn Chính phủ và đảng cầm quyền ở Brazil khó xử nên hủy bỏ chuyến đi thăm để tránh hệ lụy rắc rối.
Công bằng mà nói, ở khía cạnh nào đó cần chia sẻ và đồng cảm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi tôn thờ lý luận của Các Mác [Karl Heinrich Marx], vì thực tế chưa có học thuyết nào có tác dụng sâu, rộng như lý luận của Mác. Các quan điểm phớt lạnh, bác bỏ dẫn đến quyết liệt chống đối hay huyền thoại hóa, tôn sùng lý luận của Mác như tôn giáo của tín đồ hoặc lợi dụng kiếm chác tung hô cho mục đích riêng của mình thì sớm hay muộn cũng bị thực tế cuộc sống đào thải.
Tôi làm công tác khoa học kỹ thuật, cho nên để hiểu về khoa học chính trị xã hội phải đọc rất nhiều các nguồn tư liệu, thảo luận, lĩnh hội ý kiến của một số vị trưởng thượng đối chiếu với thực tế để suy ngẫm. Theo tôi hiểu về tác phẩm, hiện nay loài người chưa có toàn tập của Mác. Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX Liên Xô và Đông Đức dự kiến xuất bản toàn tập của Mác gồm 100 tập (MEGA mới) nhưng không thành vì Liên Xô sụp đổ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khẳng định ở Cuba: ”Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân Việt Nam”. Không cần bắt bẻ ý kiến nói trên vì chưa có trưng cầu dân ý nhưng để tránh tù mù cho cả người nghe và người nói, cần phân tích tìm hiểu chủ nghĩa xã hội là gì?
Khái niệm “chủ nghĩa xã hội” xuất hiện đầu tiên ở Tây Âu vào năm 1827 (không phải của Mác) để phê phán trường phái Xanh Ximông [Henri de Saint-Simon].
Đến năm 1832 chính Xanh Ximông dùng lại khái niệm CNXH nhưng bỏ đi sắc thái phê phán, và các biểu cảm xấu.
Từ năm 1837 từ “CNXH” phổ biến sang Đức trong phái Hêghen [Georg Wilhelm Friedrich Hegel] trẻ. Lúc bấy giờ Mác ở trong phái Hêghen trẻ, tiếp nhận từ “CNXH” để chỉ cái xã hội mới, sau khi chủ nghĩa tư bản bị loại bỏ, bị vượt qua và dùng từ “CNXH” trong các bản thảo của Mác năm 1844. Nhưng từ năm 1848 trở đi, từ Tuyên ngôn Đảng cộng sản thì Mác không dùng từ “CNXH” nữa mà dùng từ “chủ nghĩa cộng đồng”. Xã hội mới, chế độ mới, thay thế cho xã hội tư bản.
Các nhà nghiên cứu cũng vạch ra một chỗ mù mờ, không rõ ràng trong tác phẩm “Chống Duyrinh” của Anghen [Friedrich Engels] về khái niệm CNXH. Bernstein người bạn gần gũi với Mác ở Luân Đôn cũng chỉ gọi CNXH với cái nghĩa là cuộc vận động tự lập trong đó có phần thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh có ý thức của giai cấp công nhân, nó không gắn liền hữu cơ với chủ nghĩa cộng đồng, là mục đích còn rất xa vời, trừu tượng!
Bản thân Lê Nin [Vladimir Ilyich Lenin] tiếp nhận từ “CNXH” nhưng trong việc thực hành cách mạng, Lê Nin vừa coi CNXH là bước thấp của chủ nghĩa cộng sản nhưng nhiều khi lại vừa coi đó là một hình thái kinh tế xã hội và một phương thức sản xuất riêng biệt, được xuyên tạc thành lý luận hóa.
Lê Nin quan niệm xây dựng CNXH phải đa dạng luôn thay đổi vì phải mò mẫm, và vòng vèo dích dắc. Lê Nin vận dụng thành quả của cả loài người, kể cả của chủ nghĩa tư bản. Cuối đời Lê Nin có nhận định quan trọng là chúng ta phải thay đổi cơ bản quan niệm về CNXH nhưng lại không chỉ ra được quan niệm CNXH phải thay đổi là cái gì, thay đổi như thế nào, khi nào?
Trong hình thái kinh tế xã hội và phương thức sản xuất Mác gọi cái xã hội sau chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa cộng đồng chứ không phải chủ nghĩa xã hội. Mác không bao giờ quan niệm chủ nghĩa xã hội là một phương thức sản xuất xã hội v.v..
Muốn hiểu đánh giá khách quan về Mác cần phải xem xét lý luận và thực tế cuộc sống thời Mác và thực tiễn hoạt động của con người. Thực tiễn là hoạt động của con người, còn thực tế bao hàm nghĩa rộng hơn về cuộc sống xã hội, cuộc sống có môi trường thiên nhiên và vũ trụ. Hayek cũng là một nhà lý luận và tư tưởng, năm 1974 ông được tôn sùng là chủ tướng của tư tưởng của trào lưu lý luận kinh tế, chính trị xã hội tân tự do, được tặng giải thưởng Nôben. Cuối đời Hayek bị nặng tai và điếc tai trái còn Mác bị điếc tai phải nên người ta nói nửa đùa, nửa thật là Mác chỉ nghe được những gì từ phía tả còn Hayek thì chỉ nghe được những gì từ phía hữu.
Bản chất của lý luận Mác là dở dang, không hoàn chỉnh bởi vì con người của Mác mà sự sửa chữa đến nhanh hơn sự hình thành, chưa kịp hoàn thành luận điểm đã chữa rồi. Mác sống được 65 năm, thấy rõ lỗ hổng của mình mới chỉ chiếm lĩnh cuộc sống (vài nước ở Tây Âu), chưa hiểu gì về Mỹ, phương Đông và tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt không đề cập đến sở hữu trí tuệ.
Nói tóm lại:
Bài diễn văn của Tổng bí thư chỉ có 2 điểm sáng: Thứ nhất là thể hiện tình đoàn kết gắn bó thủy chung giữa 2 dân tộc anh em Việt Nam-Cuba. Thứ hai là khi kể tên vài nước XHCN, may mà ông không đề cập đến người anh em Triều Tiên (“gia đình trị” điển hình)!. Còn nếu “mổ xẻ” tòan bộ nội dung thì đầy rẫy các điều bất cập, mù mờ!
Là người dân, dù bức xúc, nhưng tôi không thể viết tiếp về những điều mà bản thân mình cũng còn thấy “mù mờ”, huống chi là những người được tự gán cho cái mác là “nhân tài” lãnh đạo quốc gia:
“Nói những điều không biết
Viết những điều không hiểu
Sợ mất những điều không có”.
T.V.T.
4/2012
Nguồn: Người lót gạch
Thursday, 12 April 2012
614.Kinh tế thịt chó, định hướng đậu phụ chủ nghĩa
Giọt mực, giọt đời
KINH TẾ THỊT CHÓ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẬU PHỤ
Vừa qua, nghe mấy ông anh U80, U70 ví von đảng ta với giáo hội. Nào là tập trung dân chủ, giữ vững niềm tin, bên 10 điều, bên 19 điều cấm... Nhưng nhà em thấy ví đảng ta như giáo hội thì oan quá !
Điểm khác biệt là ở giáo hội người ta tin vào Chuá, cho dù thượng cổ, trung cổ, hiện đại hay gì gì đi nữa thì vẫn có một niềm tin.
Nếu có bỉ báng mà bảo là các bác chóp bu trong giáo hội cóc tin gì vào chúa, thì ít ra còn lại giáo dân vẫn nhiệt thành tin vào Chúa.
Còn như tin vào hai đức Mác và Lê Nin thì chỉ có hai loại người : trí thức hay mắc bệnh tâm thần.
Trí thức thì Đảng ta rõ là không phải ! Vì trí thức vốn bất lực, đảng ta thì quyền lực ! Tâm thần thì lại càng không. Đảng ta khôn róc mấu !
Nếu muốn ví von thì đảng ta nhang nhác như anh thày tu phá giới. Đang tin tưởng vào chủ nghĩa ăn chay thì cái thực tế nó quật lại là ăn rau mãi thì mặt mũi xanh lè, trên bảo dưới không nghe, uống cả ống viagra cũng vẫn ỉu xìu.
Bởi thế mới đẻ ra cái chủ thuyết ăn thịt chó theo định hướng đậu phụ.
Từ đó, chó tây, chó ta mang thui sạch. Thượng tọa ăn đùi chó, chú tiểu xơi đít chó, nhân dân gậm xương chó.
Nói cho ngay là có là xương chó nó cũng còn ngon hơn rau !
Chó trắng hay chó đen đều hẩu xực !
Nếu thời cao trào thì vẫn có anh tin vào rau, ai nói ngược lại nó đập cho chết một cách kính cẩn, thành tín.
Còn nay thi ai cũng biết nhưng dại gì nói ra đểu có đứa nó lấy kinh ra mà đập cho dù nó cũng cóc có tin.
Kệ ! Nói sao cũng được, có nói là đậu phụ cũng chẳng có sao miễn nó là chó !
Cái khôn của đảng ta là ăn chia khá đều.
Mà nguồn thịt chó là từ đâu mà lắm thế ?
Nếu cứ theo lý thuyết của Đức Mác là do bóc lột giá trị thặng dư thì... hẻo quá !
Năng lực sản xuất của dân ta thấp lè tè... có thế thôi, chắt bóp thặng dư thì có mà... ăn cám !
Nguồn đó em nghĩ là giá trị thặng dư của thế hệ tương lai, tha hồ vay nợ, vay ODA... Thế hệ tương lai, chưa sinh ra, chưa biết phản đối. Bóc lột của nó, đảng ta quả là nhìn xa trông rộng !
Với nguồn thịt chó tưởng như vô tận đó thì lọt sàng xuống nia, quan trên ăn ngập họng thì vẫn rơi rớt xuống cho bầy chim có cái mà mổ. Nhà nhà... hưởng lợi.
Quan xơi lẩu dê, uống Chivas 21 ngập họng, bóp vú chân dài, rồi bo sộp.
Chân dài sau một ngày làm việc về bo tiếp cho xe ôm.
Xe ôm có cái mang về nuôi con... Cứ thế !
Nông dân lê la bán vé số vẫn có một mức sống “cao” hơn trước thời ở nông thôn.
Ngay các bác “cựu” cho dù “phản biện” nói cho ngay cũng vẫn thuộc tầng lớp hưởng lợi ít nhiều từ “cuộc chơi” đó.
Không hưởng lợi trực tiếp thì con cháu họ cũng... nở mày nở mặt, giá địa ốc tăng thì một cái nhà hóa giá mà nhà nước quẳng cho thời trước... cũng thành tài sản lớn.
Bởi thế chế độ ta vững, không đơn giản chỉ vì nhờ công an.
Nguồn thịt chó không phải là vô tận. Hy vọng là thế !
Nhà đất xuống giá, đại gia xù nợ, nhà băng đầy nợ xấu, kinh tế đình đốn.
Biến tắc thông ? Hy vọng thế !
Đoan Hùng
Wednesday, 11 April 2012
Tạp chí Da Màu – Văn Chương Không Biên Giới » Bài Sử Khác Cho Việt Nam – Chương XVIII - http://damau.org/archives/23891
Tạp chí Da Màu – Văn Chương Không Biên Giới » Bài Sử Khác Cho Việt Nam – Chương XVIII - http://damau.org/archives/23891
CHƯƠNG XVIII:
CUỘC CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP: CƠN MỘNG DU 30 NĂM (I)
Tuesday, 10 April 2012
613.VÀI ĐIỀU LUẬN BÀN VỀ SỰ BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ THEO HIẾN PHÁP 1992
Sửa đổi Hiến pháp1992 đang là đề tài nóng được bàn luận khá sôi nổi. Nhiều diễn đàn được mở ra nhằm thu thập ý kiến từ các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề định hướng và nội dung cụ thể cho Hiến pháp sửa đổi. Về mặt luật học, Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, có vai trò định hướng về mặt nguyên tắc cho luật. Về chính trị, Hiến pháp là khung định hình những nguyên tắc chính trị cơ bản, thiết lập hình thức chính thể, cấu trúc Nhà nước của một quốc gia. Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, Hiến phápViệt Nam còn quy định thêm chương chế độ kinh tế gồm 15 điều từ điều 15 đến điều 29. Lý lẽ để chương chế độ kinh tế xuất hiện trong Hiến pháp 1992 là chính quyền cần có những tuyên bố và cam kết rõ ràng về các chính sách đối với đời sống kinh tế như cam kết bảo đảm nền kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Nhà nước, trong đó Nhà nước dẫn dắt tăng trưởng và có trách nhiệm phân bổ phúc lợi, bảo đảm những giá trị công bằng được coi là tôn chỉ của những người theo chủ nghĩa xã hội. Chương chế độ kinh tế, theo thiết kế hiện nay của Hiến pháp 1992, với tư cách là một cam kết và bảo đảm của chính quyền, là một nội dung quan trọng của Hiến pháp, cần được duy trì[1].
Lược lại chế độ kinh tế được quy định tại hiến pháp 1980, hiến pháp 1992 và hiến pháp được sửa đổi vào năm 2001 có thể thấy sự thay đổi rất lớn trong tư duy về kinh tế của các nhà lập hiến nước nhà. Hiến pháp 1980 quy định kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm căn bản đến hiến pháp1992 mở rộng ra 6 thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức[2]. Sáu thành phần kinh tế này đang chung tay vận hành toàn nền kinh tế đất nước.
Thời gian vừa qua nền kinh tế “hốt hoảng” khi Tập đoàn tàu thủy Vinashin thua lỗ đến hàng tỷ đô la, một số tập đoàn lớn của Nhà nước đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản viễn thông mà điển hình là việc đầu tư kém hiệu quả của tập đoàn điện lực(EVN) vào EVN Telecom thua lỗ hơn 10.000tỷ đồng [3] buộc phải sáp nhập vào Viettel. Cơ quan Nhà nước bắt đầu có những biện pháp cứng rắn khi xem xét việc trách nhiệm lãnh đạo các tập đoàn và đã có những biện pháp kịp thời trong việc rút vốn vào những lĩnh vực đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn và đã có những biện pháp thay đổi nhân sự cấp cao của các tập đoàn. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn được biến tướng bằng nhiều hình thức khác nhau. Có những tập đoàn hiện nay vần còn góp vốn và đầu tư ở vài chục công ty bất động sản mà điển hình là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Trị giá tài sản đầu tư ngoài ngành khá lớn, chỉ tính 8 tháng đầu của năm 2011, các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước vẫn đầu tư ngoài ngành tới 22.590 tỷ đồng. Trong đó, có 6 tập đoàn, tổng công ty đầu tư trên mức 1.000 tỷ đồng/đơn vị[4]. Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của ngân hàng tư nhân phải rục rịch thực hiện các thương vụ sáp nhập để tăng cường sức cạnh tranh, tập đoàn điện lực, tập đoàn dầu khí quốc gia luôn kêu ca làm ăn thua lỗ và chờ đến bàn tay khổng lồ của nhà nước xòe ra cứu giúp. Trong khi đó mặc dù khối doanh nghiệp tư nhân phải tự thân vận động chống đỡ trước sức cạnh tranh từ thị trường thế giới vừa phải đối mặt với hàng loạt thủ tục hành chính từ phía cơ quan quản lý nhà nước nhưng cũng góp 48% vào GDP cả nước[5]. Từ những báo cáo thực tế có thể thấy thành phần kinh tế nhà nước mặc dù nhận được rất nhiều ưu đãi nhưng hoạt động kém hiệu quả trong khi đó thành phần kinh tế tư nhân đang trên đà phát triển mạnh, đóng góp lớn cho nền kinh tế lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Từ thực tế trên buộc chúng ta phải nhìn nhận lại vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế. Có ý kiến cho rằng nên từ bỏ tư duy cát cứ chia nền kinh tế thành 06 thành phần khác nhau, ghi nhận nền kinh tế thị trường có điều tiết nhằm phân bổ phúc lợi một cách hài hoà cho các giai tầng nhân dân. Đây là một ý tưởngrất hay và sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu được áp dụng.Tuy nhiên, với điều kiện của Việt Nam hiện nay thì chưa thể áp dụng những ý tưởng trên. Thay vì phải thay đổi toàn bộ chỉ cần điều chỉnh lại vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế theo hướng tăng cường sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế với nhau. Tôn trọng tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh giữa các chủ thể trong nền kinh tế, loại bỏ sự ưu đãi dành cho khối doanh nghiệp nhà nước thì mới có thể làm gia tăng sức khỏe của nền kinh tế. Nên xóa bỏ tư duy sợ hãi khi khối doanh nghiệp tư nhân nắm giữ phần lớn thị trường sẽ dẫn đến tình trạng lũng đoạn nền kinh tế bởi lẽ nhà nước còn rất nhiều công cụ để kiểm soát trật tự của thị trường như các chính sách pháp luật, các chính sách kinh tế.
Mười ba tập đoàn kinh tế cùng với hơn chín mươi tổng công nhà nước đang hoạt động thật sự hiệu quả? Tâm lý “cha chung không ai khóc” và sự ưu đãi đặc biệt từ phía nhà nước đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và là đầu tàu của nền kinh tế được quy định tại điều 19 hiến pháp 1992. Theo tinh thần của hiến pháp muốn xây dựng thành phần kinh tế nhà nước thật mạnh để kéo các thành phần kinh tế phát triển nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Việc tiếp tục duy trì tình trạng dành ưu đãi cho thành phần kinh tế nhà nước và không coi trọng đúng mức vị trí của các thành phần kinh tế khác sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Thứ nhất, làm mất đi động lực và kiềm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã hội, tiềm năng của cả xã hội sẽ bị lãng phí. Thứ hai, dựa vào lợi thế của mình thành phần kinh tế nhà nước có thể gây áp lực lên hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, rủi ro còn thường trực đối với các tập đoàn kinh tế do được hưởng nhiều ưu đãi như không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay, thủ tục vay vốn đơn giản, mỗi khi “cần” là vay dễ dẫn đến nguy cơ đổ vỡ dây chuyền khi mất khả năng thanh toán[6]. Thứ ba,vì cách tổ chức quản lý như hiện tại, nên tập đoàn và các công ty nhà nước không còn tính độc lập mà phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước, nghĩa là Nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn, tương tự như trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường. Do chịu trách nhiệm vô hạn, nên tập đoàn càng yếu kém, Nhà nước càng phải đầu tư, không chỉ bằng ngân sách, mà bằng cả vay nợ, bảo lãnh tín dụng quốc gia; càng phải tập trung sức lực của cả bộ máy hành chính nghĩa là chính phủ ngày càng dấn sâu vào kinh doanh vốn gắn liền với rủi roảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước của chính phủ.
Việc quy định các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau sẽ tạo ra nhiều kết quả tốt. Thứ nhất, các thành phần kinh tế dễ dàng phát huy thế mạnh của mình tạo ra nhiều giá trị vật chất, nhiều của cải cho xã hội hơn. Khi khối doanh nghiệp tư nhân phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm,góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. Thứ hai, ngân sách giảm bớt gánh nặng phải trả nợ cho các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ kém hiệu quả, đem số tiền ấy đầu tư vào các khoản phúc lợi xã hội sẽ có ý nghĩa hơn. Thứ ba, trước áp lực của cạnh tranh các tập đoàn, các tổng công ty Nhà nước sẽ buộc phải thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức, nhân sự, quản lý, chiến lược để hoạt động có hiệu quả hơn. Từ đó khối doanh nghiệp quốc doanh sẽ kết hợp với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Sửa đổi hiến pháp là một việc hệ trọng vì vậy việc sửa đổi, bổ sung cần có sự hoạch định cụ thể rõ ràng, dự liệu được các khả năng có thể xảy ra trong tương lai. Một đất nước vững mạnh phải có một nền kinh tế thật sự mạnh. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang diễn ra với tốc độ nhanh, nền kinh tế nước ta cần có những bước cải cách mang tính đột phá để bắt kịp xu thế của nền kinh tế thế giới. Việc sửa đổi chế độ kinh tế theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế với nhau sẽ góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, phát huy được tất cả tiềm năng của toàn xã hội, góp phần vào mục tiêu chung của đất nước.
Nguyễn Việt Khoa
*Nghiên cứu sinh, Giám đốc Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng pháp luật kinh doanh, Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
[1]Theo PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992 - phát hiện một số bất cập và kiến nghị hướng sửa đổi. Nguồn: nclp.org.vn
[2]Điều 16 hiến pháp 1992.
[3]Xem: http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/evn-thua-lo-hon-10000-ty-dong-tong-hop-tin-hot-19-11-c46a417766.html.
[4]Báo công lý. Đầu tư trong đầu tư ngoài.Thứ Sáu, 30/09/2011 09:32.
Xem: VnExpress-EVN nợ chồng chất vẫn đầu tư ngoài ngành, Thứ tư, 14/9/2011, 08:17 GMT+7
[5]Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ về tình hình triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2010.
[6]Xem: http://tamnhin.net/Tap-doan/18511/Tap-doan-con-de-va-he-luy.html
612.Bài viết tham luận hội thảo "Đánh giá thực tiễn thi hành chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa
NHU CẦU SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH CỦA HP 1992 VỀ SỞ HỮU TOÀN DÂN
Phạm Duy Nghĩa [*]
I. Tổng quan về sở hữu toàn dân
- Hiếm có quốc gia nào trên thế giới này mất công phân loại ra vô số loại hình sở hữu và ghi nhận chúng trong một bản Hiến pháp như ở nước ta. Về cơ bản, tư hữu là một quyền thiêng liêng, một nhân quyền cơ bản, là người ai cũng mặc nhiên được hưởng, nhà nước cam kết bảo vệ nhân quyền, tức là trước hết bảo vệ là các quyền tư hữu về tư liệu sản xuất. Vì lẽ đó, các quyền này thường không xuất hiện trong một bản hiến văn nếu được hiểu là một khế ước cương tỏa quyền lực của chính quyền. Sở hữu tư của cá nhân, của một công ty hay của một quốc gia đều có tính loại trừ có thể so sánh được với nhau. Sự phân biệt sở hữu theo loại hình chủ thể là một việc làm ít ý nghĩa về pháp lý và ít mang tính khái quát. Có thể tuân theo tư duy như vậy, xét về chế độ sở hữu, bản HP 1946 duy nhất chỉ có một Điều 12 quy định “quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.
- Khái niệm sở hữu toàn dân đã xuất hiện như một sản phẩm của ý thức hệ, của triết học và kinh tế chính trị học hơn là từ truyền thống cổ điển của dân luật. Xóa bỏ tư hữu, những người ta cho rằng cần tạo ra một nền tảng sở hữu xã hội mới về các tư liệu sản xuất, đối lập với quan niệm về sở hữu của chủ nghĩa tư bản, một hệ thống quan hệ sở hữu XHCN được xây dựng, nền tảng của nó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân về các vật dụng có tính chất tiêu dùng.
- Khái niệm sở hữu toàn dân có vẻ đã được du nạp chính thức vào Việt nam từ Hiến pháp 1959, tuy nhiên sự ghi nhận chưa thật chắc chắn. Điều 11 HP 1959 ghi nhận: “Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc”. Điều này chỉ liệt kê, không định nghĩa các loại sở hữu, trong đó khái niệm sở hữu của nhà nước được định nghĩa tức là của toàn dân. Điều 12 của bản Hiến pháp 1959 bắt đầu tuyên bố kinh tế quốc doanh, hầm mỏ, sông ngòi, rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.
- Cho đến HP 1980, dường như tư tưởng XHCN về cách mạng về quan hệ sản xuất đã được thể hiện thành đường lối công khai trong Hiến pháp, phạm vi của sở hữu toàn dân đã được nới rộng ra tất cả các nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng của quốc gia, xem §19 HP 1980.
- Tư tưởng này được cải biên, song chưa được thay đổi đáng kể trong hai lần sửa đổi Hiến pháp tiếp theo vào năm 1992 và 2001. Hiến pháp 1992 tại Điều 15 quy định ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Chỉ có điều bản Hiến pháp không thể làm rõ ai là người chủ đích thực trên hàng triệu mảnh đất hoặc là chủ đích thực của hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước. Tuyên bố sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng cũng tạo ra nhiều sự giải thích mập mờ, biện minh cho can thiệp của nhà nước vào thị trường, nhiều hay ít đã tỏ rõ sự thiếu tin tưởng của nhà nước Việt Nam đối với sở hữu tư nhân. Tư tưởng này được thể hiện tiếp trong pháp luật dân sự, đất đai, và pháp luật về DNNN.
- Từ góc độ luật dân sự cũng có tình trạng tương tự. Bộ luật Dân sự năm 1995 không quy định chế độ sở hữu mà nêu ra bảy hình thức sở hữu, sau đó Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005 (“BLDS 2005”) tìm cách phân định giữa “chế độ sở hữu” và “hình thức sở hữu”. Cụ thể, Điều 172 quy định “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội …” (liệt kê tám hình thức sở hữu). Cố gắng kể trên cũng chưa thể giải quyết nổi ai là người chủ đích thực của khối tài sản toàn dân. Sự bất lực đó nằm ở chỗ, sở hữu toàn dân là một quan niệm không thể rõ nghĩa, đã được ấn định bởi những định kiến ý thức hệ, từ một quan niệm thuần túy chính trị phải diễn dịch thành một quan niệm pháp lý khả dụng đôi khi là một nhiệm vụ khó khả thi.
- Tự thân khái niệm “sở hữu toàn dân” chứa nhiều mâu thuẫn và lý do dẫn tới hiểu lầm, một khái niệm không hoàn toàn xác định và dễ bị lợi dụng. Sở hữu của toàn dân đương nhiên phải hiểu đó là quyền sở hữu chung của ít nhất tất cả mọi công dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này, về mặt pháp lý, đòi hỏi phải tạo ra một cơ chế để tất cả mọi người dân (đồng sở hữu chủ) đều có quyền tham gia “định đoạt” và “hưởng lợi” từ quyền sở hữu này. Vậy, phải chăng Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến các tài sản thuộc sở hữu toàn dân? Và trong thời gian qua, khi cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thì đáng lẽ các cổ phần đó phải được phân chia đều cho tất cả mọi người dân chứ không chỉ “bán một phần cho cán bộ, công nhân viên”.
- Đã là sở hữu của toàn dân thì khó có thể đồng nhất với “sở hữu nhà nước”. Bởi lẽ phải xác định rõ: (i) Ai là nhà nước? (khái niệm “nhà nước” là một hệ thống các cơ quan và cấu trúc khác nhau chứ không phải một cơ quan tập trung hay thống nhất), (ii) “nhà nước trung ương” hay “nhà nước địa phương?, và (iii) Ai là đại diện cho chủ thể nhà nước? (phân biệt giữa cơ quan chính quyền, cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp). Một khi không làm rõ các vấn đề như vậy thì sẽ dẫn tới một hệ quả là sự hành động “nhân danh nhà nước” bao gồm cả sự chồng chéo lẫn lạm dụng về thẩm quyền.
II. Thực tế biến động của quan hệ đất đai trong khuôn khổ sở hữu toàn dân
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân:Dù không biết tới một cách rạch ròi các quan niệm sở hữu và quyền định đoạt mang tính loại trừ, song trong Quốc triều hình luật, có thể nhận thấy hạt nhân của ba loại sở hữu về đất đai, bao gồm: ruộng đất công (sở hữu nhà nước), ruộng đất của làng (sở hữu cộng đồng làng xã) và ruộng đất tư (sở hữu tư nhân của người dân). Khi du nhập dân luật Pháp, Dân luật 1931 quy định sở hữu đất đai thuộc cá nhân hoặc pháp nhân, trong đó nhà nước, làng xã là những pháp nhân công, §284 Dân luật 1931. Người ta cho rằng phải có một chủ thể pháp luật, có đủ năng lực pháp luật và hành vi mới có thể làm chủ nhân của một quyền tài sản. Chủ thể ấy được khái quát gọi là người, tức là một cá nhân hoặc pháp nhân. HP 1946 và 1959 đều không tuyên bố quốc hữu hóa đất đai, duy trì chế độ đa sở hữu về đất đai. Từ năm 1980 cho đến nay, đất đai được tuyên bố thuộc sở hữu toàn dân, §19 HP 1980, §17 HP 1992. Vì toàn dân không phải là một chủ thể pháp luật, trên thực tế cần có một cơ chế hành xử đại diện cho 86 triệu người dân. Với mong muốn làm cho sở hữu toàn dân rõ chủ hơn, BLDS 2005 quy định đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do nhà nước thực hiện các quyền sở hữu, §§200, 201 BLDS 2005. Bằng quy định này, nhà nước trở thành người đại diện cho toàn dân, từ chế độ sở hữu toàn dân được diễn giải thành hình thức sở hữu nhà nước, đất đai từ sở hữu của toàn dân trở thành sở hữu của nhà nước. Sự diễn giải này của BLDS 2005 khá mập mờ, hai khái niệm chế độ sở hữu và hình thức sở hữu khó có thể phân biệt rạch ròi, vì thế đã góp phần trộn lẫn sở hữu của toàn dân với sở hữu của nhà nước.
- Quyền định đoạt của nhà nước với đất đai:Theo §5.2 Luật đất đai 2003, với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân, nhà nước giữ 6 quyền định đoạt quan trọng dưới đây đối với đất đai:
- thứ nhất, ấn định mục đích sử dụng cho các ô, thửa đất thông qua quy hoạch;
- thứ hai, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
- thứ ba, quyết định giao đất, cho thuê đất;
- thứ tư, thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê;
- thứ năm,ấn định các hạn chế về thời gian và hạn mức đối với việc giao đất hoặc cho thuê đất;
- thứ sáu, định giá đất.
- Thực thi quyền định đoạt của nhà nước: Các quyền định đoạt kể trên được thực hiện bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, rải từ Quốc hội cho tới UBND cấp huyện. Trong các quyền định đoạt đó, quan trọng bậc nhất đối với giá trị của đất đai là ấn định mục đích sử dụng thông qua quy hoạch, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng, ví dụ từ đất nông nghiệp sang đất ở hoặc đất kinh doanh, quyết định thu hồi đất và ấn định giá đất. Quyền quyết định quy hoạch phân bổ cho Quốc hội, Chính phủ, UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện tùy theo loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất §26 LĐĐ 2003. Quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi đất được phân cấp xuống UBND cấp tỉnh và huyện tùy theo đối tượng người sử dụng đất bị thu hồi, §§37, 44 LĐĐ 2003. Lý do để nhà nước thu hồi đất cũng được định nghĩa rất rộng rãi, tiện cho cơ quan nhà nước thu hồi đất, bao gồm các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, phát triển kinh tế, §38.1 LĐĐ 2003. Khi nhà nước có quyết định thu hồi đất, bất kỳ người sử dụng đất nào cũng có nghĩa vụ giao lại đất cho nhà nước, §107.7 LĐĐ 2003. Như vậy, nhà nước giữ quyền định đoạt đáng kể đối với đất đai ở VN.
- Quyền sử dụng đất:Tuy không có chủ quyền tuyệt đối về ô thửa đất đang sử dụng, tức là không có quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối, không thể cản trở nhà nước thu hồi đất vì những lý do được cho là hợp pháp, song chủ nhân của hàng trăm triệu ô thửa đất ở VN ngày càng được hưởng nhiều quyền lợi, nới rộng dần qua bốn lần sửa đổi Luật đất đai. Quyền sử dụng đất (dưới đây viết tắt là QSDĐ), tuy chưa đạt tới sở hữu tư nhân tuyệt đối, song đã trở thành một quyền tài sản quan trọng. Theo §§105, 106 LĐĐ 2003, ngoại trừ người thuê đất trả tiền thuê hàng năm (§111 LĐĐ 2003), chủ nhân của QSDĐ có thể có hàng chục quyền tài sản có tính chất tư.
- Quyền sử dụng đất của nông hộ:Các quyền tài sản trong bảng nêu trên phụ thuộc vào loại đất và chủ thể sử dụng đất. Khác với đất ở, đất kinh doanh của các hộ được nhà nước công nhận là đất sử dụng ổn định lâu dài theo §66 LĐĐ 2003, đất nông nghiệp của các nông hộ được coi là đất sử dụng có thời hạn 20 năm hoặc 50 năm tùy theo loại cây trồng hàng năm hoặc cây lâu năm hoặc đất rừng, §67 LĐĐ 2003. Thêm nữa, đất nông nghiệp còn bị giới hạn bởi hạn mức giao đất (hạn điền), §70 LĐĐ 2003. Vì các lý do đó, so với đất ở nhất là ở khu vực đô thị, quyền tài sản của các nông hộ đối với đất nông nghiệp được bảo hộ kém hơn, QSDĐ của nông dân dễ bị thu hồi với mức giá do nhà nước ấn định. Nông dân đã gánh chịu phần đáng kể chi phí của quá trình công nghiệp hóa.
- Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp:LĐĐ 2003 có những quy định mang tính phân biệt đối xử giữa tổ chức được giao đất, nhà đầu tư nước ngoài thuê đất và doanh nghiệp Việt Nam thuê đất, trong đó không hiếm khi doanh nghiệp trong nước được đối xử kém bình đẳng hơn so với doanh nghiệp nước ngoài, đối chiếu §111 và 120.2.c LĐĐ 2003. Về nguyên tắc, nếu DN thuê đất trả thiền thuê đất hàng năm, quyền của DN đối với QSDĐ khá hạn chế, không bao gồm các quyền chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh hay góp vốn bằng QSDĐ đã được thuê. DN thuê đất trả thiền thuê đất hàng năm chỉ có những quyền tài sản đối với công trình xây dựng, nhà xưởng hoặc các tài sản tư hữu khác gắn liền với đất đã được thuê. Ngược lại, theo LĐĐ 2003, các DN được giao đất theo §§109, 110 và tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại VN §120.2.c lại có những quyền tài sản rộng rãi hơn đối với QSDĐ. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, các trường đại học và cơ sở y tế, đôi khi nhà nước vẫn duy trì chế độ giao đất có hoặc không thu tiền sử dụng đất. Chế độ pháp lý phiền nhiễu này phản ánh một quá khứ phân phối đất đai từ nền kinh tế kế hoạch, cần có thời gian để chuyển đổi sang chế độ thuê đất áp dụng chung cho mọi loại hình DN.
- Quyền tài sản đa tầng: Sau 4 lần sửa đổi LĐĐ, có thể nhận thấy nhà nước tuy vẫn giữ một số quyền định đoạt, song các quyền tài sản về đất đã được phi tập trung hóa tới các nông hộ, người dân và DN. Từ sở hữu toàn dân, một trật tự quyền tài sản đa tầng đã xuất hiện. Bắt đầu với một quyết định hành chính phân phối đất đai, ngay lập tức hình thành quyền tài sản mang tính loại trừ của một cá nhân hay DN. Quyền tài sản đang hình thành ấy- sau khi ra đời sẽ được giao dịch trong những thị trường trung gian, rất sớm trước khi bằng khoán được cấp cho người có QSDĐ ở thị trường công khai, xem thêm Trương Thiên Thu (2010).
- Khai thác và hưởng dụng vì lợi tư:Điều mô tả ở trên không chỉ đúng với thị trường nhà đất, mà cũng đúng với quyền khai thác và hưởng dụng rừng núi, bờ biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Dưới vỏ bọc sở hữu toàn dân, có thể nhận thấy nhiều tầng nấc quyền tài sản mang tính loại trừ của cá nhân và DN đã hình thành từ các quyết định phân bổ tài nguyên của cơ quan nhà nước. Khi các quyền tài sản có dấu hiệu tư hữu không rõ ràng ấy xuất hiện, ngay lập tức xuất hiện nguy cơ của công được khai thác đôi khi vì lợi tư. Người có lợi tư liên kết thành bè nhóm, khi mạnh dần lên các nhóm lợi ích này sẽ ảnh hưởng tới chính sách của chính quyền từ địa phương tới trung ương. Những quan sát mang tính dự báo này cho thấy phải định nghĩa lại vai trò của nhà nước đối với các nguồn tài nguyên quốc gia, tái định nghĩa sở hữu toàn dân, và nếu cần có thể thay quan niệm ấy bằng những chế độ pháp lý rành mạch, xác định rõ chủ nhân hơn đối với tài sản.
- Không có sở hữu về đất đai nói chung, chỉ có vật quyền đối với từng thửa đất: Nếu Hiến pháp ghi nhận rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thì chỉ có thể coi đó là tuyên ngôn chính trị, hơn là một quan niệm pháp lý khả dụng. Bởi lẽ, toàn thể đất đai cũng như lãnh thổ của một quốc gia nói chung, tương tự như không khí và ánh sáng là các yếu tố thuộc về môi trường sống tự nhiên, nên không thể là “tài sản” thuộc phạm trù sở hữu của luật dân sự được. Thay vào đó, từng ô, thửa đất cụ thể mới là đối tượng của sở hữu theo pháp luật. Trên thực tế, tuyên bố về toàn bộ lãnh thổ là một tuyên bố chính trị, các vật quyền trên từng ô thửa đất mới là các quyền có thể tham gia các giao lưu dân sự và thương mại.
- Hạn chế vật quyền của chủ đất một cách bất hợp lý: Khi tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân trên cơ sở Luật Đất đai năm 1980, Nhà nước đã tước đi về mặt pháp lý toàn bộ sở hữu tư nhân về đất đai ở Việt Nam. Tuy nhiên, bởi “đất đai” và “thửa đất” (hay “mảnh đất”) thuộc hai phạm trù khác nhau, do đó, trên thực tế, quá trình quốc hữu hoá các “mảnh đất” và “thửa đất” cụ thể đã không xảy ra sau đó. Nói cách khác, Nhà nước vẫn phải thừa nhận một thực tế khách quan là ai ở đâu (trên mảnh đất nào) thì vẫn ở đó. Về mặt pháp lý, Nhà nước chỉ can thiệp vào hai khía cạnh của quyền sở hữu đất đai, đó là kiểm soát quyền sử dụng và quyền định đoạt. Người dân (chủ sử dụng đất) muốn thay đổi mục đích sử dụng hay chuyển đổi, chuyển nhượng chủ quyền đối với các mảnh đất, thửa đất của mình thì phải xin phép và được sự đồng ý của Nhà nước. Như vậy, động cơ của hành động “quốc hữu hoá” nói trên không phải nằm ở vấn đề quyền sở hữu mà ở chính sách của Nhà nước nhằm kế hoạch hoá một cách triệt để các quan hệ liên quan đến sở hữu đất đất đai.
- Tạo cơ hội cho tư nhân hóa ngầm: khi triển khai xây dựng nền kinh tế thị trường, chủ trương kế họach hoá của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội không còn nữa, dẫn đến chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai cũng mất hết ý nghĩa. Không những thế, việc tiếp tục duy trì chế định sở hữu này còn trực tiếp và/hoặc gián tiếp cản trở sự phát triển của nền kinh tế và quá trình làm giàu của người dân thông qua việc hạn chế người dân biến các mảnh đất, thửa đất của mình thành tài sản và/hoặc vốn đầu tư. Mặt khác, chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai còn đã và đang gây ra các “lạm dụng” một cách công khai hay bí mật của tất cả các chủ thể liên quan đến sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai, bao gồm cả chính các cơ quan chính quyền, qua đó, thay vì chuyển đất đai thành tài sản và vốn đầu tư để phát triển kinh tế và đời sống thì biến nó thành phương tiện đầu cơ để trục lợi bằng tiền bạc ngắn hạn.
- Quyền tài sản tư nhân biến khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai trở nên trống rỗng: Thông qua phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, một quá trình tư nhân hoá về sở hữu đất đai đã và đang diễn ra trên thực tế một cách không thể tránh khỏi, dẫn đến vô hiệu hoá chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như khẳng định trong Hiến pháp 1992. Như trên đã nói, “chủ sở hữu đất đai” luôn luôn tách rời khỏi người chiếm hữu và sử dụng đất. Nhà nước (là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai) cố gắng duy trì quyền sở hữu của mình bằng cách can thiệp vào quá trình sử dụng và định đoạt đất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra các quyền can thiệp một cách chủ động này của Nhà nước đã và đang dần dần bị hạn chế và/hoặc khống chế bởi chính các yếu tố thị trường. Sự tác động của các quy luật thị trường (không chỉ bó hẹp trong nước mà còn bao gồm cả thị trường quốc tế và toàn cầu) gây sức ép làm phá vỡ các kế họach chủ động, và trên thực tế những năm vửa qua đã buộc các cơ quan Nhà nước thường xuyên phải thay đổi các quy họach phát triển kinh tế nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng đã ban hành. Thực tế cũng chỉ ra rằng các dự án kinh tế có quy mô vừa và nhỏ có thể đáp ứng yêu cầu phải tuân thủ quy họach; song các dự án lớn, chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi các quy họach phát triển. Hơn nữa, các dự án đó lại được khởi xướng và quyết định bởi các lực lượng tư nhân, là đối tượng chắc chắn chủ yếu quan tâm đến tỷ suất thu hồi đầu tư và lợi nhuận, hơn là những mục tiêu quốc kế, dân sinh. Câu hỏi đạt ra là các cơ quan cấp phép đầu tư có thể từ chối cho phép các dự án đầu tư mang tính “gây sức ép” như vậy được không ? Có thể, nhưng rất khó, bởi về mặt công khai, Nhà nước đang và luôn luôn đứng trước một sức ép khác còn lớn và có tính trực tiếp hơn, đó là nâng cao và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, lấy phát triển kinh tế để bảo đảm ổn định chính trị và xã hội.
- Những điều nêu ra một cách khái quát như vậy diễn tả bản chất của quá trình tư nhân hoá đất đai, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước không còn đủ sức để sử dụng các công cụ và biện pháp hành chính nhằm kiểm soát sự vận động của các yếu tố và quy luật thị trường, dẫn đến đánh mất các thực quyền của người chủ sở hữu. Hậu qủa của nó, mà cả Nhà nướcvà xã hội phải gánh chịu là giá đất ngày càng tăng trong khi hiệu quả thật sự của các dự án đầu từ thì ngày càng thấp.
- Tóm lại, sau khi sơ khảo pháp luật đất đai có thể thấy rằng các quy định của HP 1992 sửa đổi 2001 đã nhanh chóng trở nên lỗi thời trước những biến đổi rất nhanh của đời sống. Hệ thống pháp luật về sở hữu của nước ta, đặc biệt là các quan niệm về sở hữu toàn dân về đất đai đã không được cải tiến đáp ứng thay đổi nhanh của thực tế. Vì vậy cần đánh giá quan niệm về sở hữu toàn dân của Hiến pháp 1992 đã thể hiện những khía cạnh bất cập, ít thực tiễn, và không hữu dụng của nó, cần tìm những hướng cải cách mới, hoặc là sửa đổi hoặc thay khái niệm này, hoặc tạo cơ hội trên thực tế nhằm đẩy mạnh đa dạng hoá sở hữu về đất đai, bao gồm sở hữu quốc gia (vĩnh viễn hay về cơ bản không tư nhân hoá), sở hữu của chính quyền và sở hữu tư nhân. Điều này là thông lệ phổ biến ở hầu hết các nước đã phát triển thành công.
III. Kiến nghị sửa đổi các quy định của Hiến pháp 1992 về sở hữu toàn dân
- Bỏ khái niệm sở hữu toàn dân: Sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy có nhiều giải pháp có thể đề xuất để sửa đổi Hiến pháp 1992. Nếu có đủ quyết tâm chính trị mạnh mẽ, có thể mạnh dạn loại bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân”. Quan niệm này có nguồn gốc từ cuộc phân chia ý thức hệ XHCN và TBCN, là một quan niệm chính trị hoặc kinh tế chính trị, xét về mặt pháp lý rất khó có giá trị hữu dụng.
- Du nhập khái niệm sở hữu quốc gia: Nếu bỏ khái niệm sở hữu toàn dân, thì đối với những loại tài sản công cộng thiết yếu phải được quản lý tập trung bởi chính quyền trung ương hoặc địa phương, có thể nên du nhập hai khái niệm khả dụng hơn là sở hữu quốc gia và sở hữu của chính quyền (bao gồm sở hữu của chính quyền trung ương và sở hữu của chính quyền địa phương như tỉnh, huyện và xã), coi đó là hai hình thức quan trọng nhất của sở hữu công cộng. Đây là hai loại hình sở hữu phổ biến trên thế giới, có ý nghĩa rõ ràng. “Quốc gia” khác với toàn dân, bao gồm cả lịch sử của nhiều thế hệ người Việt Nam sống trên lãnh thổ này (tức quá khứ), hiện tại (toàn dân) và tương lai (bao hàm sự phát triển, lưu ý tới quyền lợi của các thế hệ công dân còn chưa được sinh ra). Quốc gia là phạm trù khái quát nhưng có thực, tồn tại lâu dài, không phụ thuộc vào người dân với tư cách các cá thể thuộc phạm trù có tính biến động. Sở hữu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt, là đối tượng bất di, bất dịch, không thể mua, bán, chuyển nhượng và được bảo hộ đặc biệt. Có thể tuyên bố sông suối, không gian, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, bờ biển, thềm lục địa, vùng trời thuộc loại sở hữu quốc gia.
- Thu hẹp đối tượng sở hữu quốc gia: Về phương diện đối tượng sở hữu:Hiến pháp 1992 hiện hành, tại Điều 17, liệt kê các đối tượng thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên vừa quá tuỳ nghi, vừa không cụ thể và đặc biệt không có sự phân loại theo cấp độ quan trọng xét về mặt tài sản của một quốc gia hay nhà nước. Chẳng hạn, khi nói đến các “công trình kinh tế, văn hoá và khoa học…” thì quá mở và tuỳ nghi, hoặc khi liệt kê các đối tượng sở hữu thì lại đồng hạng giữa “đất đai, rừng núi, sông hồ …” với “phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp…” vốn rất khác nhau về tính chất và ý nghĩa kinh tế - xã hội. Cần lưu ý rằng tài sản thuộc sở hữu “quốc gia”, “nhà nước” hay “toàn dân” không chỉ mang đến nguồn lợi mà còn là gánh nặng về tài chính và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân, trước hết với tư cách là người đóng thuế, do đó, vấn đề không chỉ là bảo vệ đối với các tài sản này mà còn là sự kiểm soát của nhân dân đối với sự gia tăng của nó (ví dụ sự đầu tư xây dựng công trình hay mua sắm của các cơ quan chính quyền cần phải bị kiểm soát trong các giới hạn theo luật định). Do đó, chúng tôi đề xuất cần có cơ chế pháp lý để phân định, phân loại, kiểm soát sự gia tăng và biến động cũng như đặt ra các giới hạn về loại cũng như quy mô giá trị đối với các tài sản thuộc loại hình sở hữu đặc biệt này.
- Phân biệt sở hữu quốc gia với sở hữu của pháp nhân công quyền: Khác với sở hữu quốc gia là bất biến, không thể định đoạt chuyển nhượng được, sở hữu của các cấp chính quyền, ví dụ các ngôi nhà hoặc lô đất của chính quyền trung ương hoặc địa phương có tính linh hoạt và có thể tham gia các giao dịch dân sự, thương mại. Chính quyền có thể mua, bán, chuyển đổi, chuyển nhượng các đối tượng thuộc sở hữu của mình trên cơ sở Bộ luật Dân sự. Chính quyền, về bản chất là một pháp nhân công, cũng có các quyền tài sản có thể so sánh với các pháp nhân tư khác.
- Tuyên bố đa sở hữu về đất đai: Xét về quyền năng khai thác, hưởng dụng và định đoạt, trên thực tế hàng triệu mảnh đất ở Việt Nam đã được sở hữu không khác các tài sản tư, dấu hiệu đa sở hữu về đất đai là một thực tế đã được xác lập và khó có thể đảo ngược. Nếu mạnh dạn chấp nhận thực tế đó, cần chấm dứt tuyên bố sở hữu toàn dân đối với toàn thể đất đai nói chung. Dù không còn nắm sở hữu về đất đai, với tư cách là quyền lực công cộng, Nhà nước vẫn còn khả năng duy trì vô số các chính sách khác nhằm kiểm soát phúc lợi một cách công bằng trong quá trình khai thác và hưởng dụng đất đai.
Tài liệu tham khảo:
- Các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi 2001).
- R. C Ellickson et al, Perpectives on Property Law, Little, Brown and Company, 1995;
- Truong Thien Thu, Ranjith Perera, Intermediate levels of property rights and the emerging housing market in HCM City, Vietnam, Land Use Policy 28 (2010) 124-138,
- Luật Vật quyền của CHND Trung Hoa ban hành ngày 16/03/2007,
- TS Nguyễn Ngọc Điện về quyền tài sản trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (www.nclp.org.vn) gồm: (i) Xây dựng lại chế định chiếm hữu bằng chất liệu khoa học pháp lý, (ii) Hoàn thiện chế định pháp luật về sở hữu bất động sản trong khung cảnh hội nhập, (iii) Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam: Góc nhìn pháp luật và (iv) Mối quan hệ giữa đăng ký bất động sản và xác lập quyền sở hữu bất động sản.
679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.
Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/ Hôm nay mình xin giới thiệ...
-
Download Mdaemon 13.5.1 tại đây. Dowload Mdaemon 13.5.1 cracked tại đây . Hướng dẫn. 1) Stopping mdaemon 2) Copy Mdaemon.exe vap thu...
-
Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu Cuộc sống đem lại cho bạn nhiều cảm xúc : Buồn, Vui, Hạnh phúc, Yêu thương, ...