Tuesday, 27 November 2018

668. Hướng dẫn nâng cấp Windows 2012 R2 evaluation lên Windows 2012 R2 full

Nguồn: ITCweb

Nếu bạn Cài đặt server sử dụng server evaluation iso, nhưng sau đó bạn muốn nâng cấp lên phiên bản windows  server full bạn có thể làm theo hướng dẫn sau

Dưới đây là hình ảnh phiên bản windows evaluation

Hướng dẫn nâng cấp Windows 2012 R2 evaluation lên Windows 2012 R2 full

Trước tiên bạn vào CMD ghi lệnh sau

DISM /online /Get-CurrentEdition

Hướng dẫn nâng cấp Windows 2012 R2 evaluation lên Windows 2012 R2 full

Sau đó các bạn chạy lệnh DISM /online /Get-TargetEditions để lấy tên Target edition

DISM /online /Get-TargetEditions

Hướng dẫn nâng cấp Windows 2012 R2 evaluation lên Windows 2012 R2 full

Sau đó các bạn chạy lệnh DISM /online /Set-Edition:<edition ID> /ProductKey:XXXXX-XXXXX-XXXXX-XXXXX-XXXXX /AcceptEula 
Bạn lấy <edition ID> ở phí trên nhé vd ở đây <edition ID> của mình là ServerDatacenter, Server sẽ restart lại 2 lần

Hướng dẫn nâng cấp Windows 2012 R2 evaluation lên Windows 2012 R2 full

Windows Server 2012 R2 Installation Keys

- Server Standard: NB4WH-BBBYV-3MPPC-9RCMV-46XCB
- Server Datacenter: BH9T4-4N7CW-67J3M-64J36-WW98Y
- Server Standard Core: NB4WH-BBBYV-3MPPC-9RCMV-46XCB
- Server Datacenter Core: BH9T4-4N7CW-67J3M-64J36-WW98Y

Hướng dẫn nâng cấp Windows 2012 R2 evaluation lên Windows 2012 R2 full

Sau khi khỏi động lại phiên bản windows server sẽ full

Hướng dẫn nâng cấp Windows 2012 R2 evaluation lên Windows 2012 R2 full

 

Sunday, 15 April 2018

667. Ai nuôi Nhà nước? - Trần Đức Nguyên

 Ai nuôi Nhà nước?
Thử làm một cuộc thăm dò ở nước ta xem bao nhiêu phần trăm công dân biết rằng Nhà nước do mình nuôi bằng thuế?...
Trong một dịp đi họp ở Mỹ cách đây trên 10 năm, tôi đến một cửa hàng mua đôi giày da. Sau khi chọn và đi thử một đôi có giá 96 USD, tôi trả tiền bằng tờ bạc 100 USD. Người bán hàng nói còn thiếu, tôi chỉ vào biển ghi giá thì được giải thích là giá này còn phải cộng thêm 10% thuế mà người tiêu dùng đóng cho Nhà nước. Sang Canada, tôi cũng thấy cách tính thuế tương tự đối với hàng hóa và dịch vụ.
Tôi nêu vấn đề với các chuyên gia kinh tế sở tại: Ở Việt Nam, thuế hàng hóa được thu ngay khi hàng xuất xưởng và được gọi là thuế gián thu (thu gián tiếp) vì thu từ doanh nghiệp sản xuất hàng nhưng thực chất tiền thuế ấy đánh vào người tiêu dùng. Thay vì thu rải rác khi có người mua hàng, nay thu gọn một nơi, một lúc khi hàng xuất xưởng chẳng tiện hơn sao?
Người đối thoại với tôi giải thích về cách thu thuế của họ như sau: Trước hết đây là thuế mà người tiêu dùng đóng nên khi nào hàng được tiêu thụ thì mới tính thuế; nếu thu trước từ người sản xuất mà ở khâu bán lẻ, hàng không bán được thì sao? Lẽ thứ hai, chúng tôi muốn người dân biết rõ và luôn luôn nhớ là mình đóng thuế nuôi Nhà nước; thuế thu nhập cá nhân cũng nhắc nhở điều đó, nhưng mỗi tháng hoặc mỗi quý chỉ một lần nộp, còn thuế hàng hóa, dịch vụ thì hầu như ngày nào dân cũng đóng. Chính vì thế nên giá hàng khi niêm yết là giá chưa có thuế hàng hóa để người mua tự tính thêm.
Đối với thuế mà người tiêu dùng phải nộp, cách thu trực tiếp hay thu gián tiếp hợp lý và có lợi hơn, tôi không phải chuyên gia về thuế nên không dám so sánh, song thấy rất ấn tượng về cái lẽ thứ hai mà họ giải thích. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là do dân đóng góp dưới nhiều hình thức; viện trợ không hoàn lại của nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ; thu từ tài nguyên cũng là nguồn thu do tài sản thuộc sở hữu toàn dân mang lại; bội chi ngân sách được bù đắp bằng các khoản vay trong và ngoài nước, rút cuộc cũng do dân trả nợ trong các năm sau. Ở nước ta, kinh phí hoạt động của Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội cũng dựa vào ngân sách nhà nước toàn bộ hoặc phần lớn, nên có thể nói dân ta nuôi cả hệ thống chính trị.
Cách thu thuế như ở Mỹ và Canada nhằm thường xuyên nhắc nhở người dân hiểu và nhớ rằng mình nuôi Nhà nước là một biện pháp thiết thực tôn trọng người dân, cổ vũ dân chủ. Người dân ý thức rõ là bộ máy nhà nước do dân nuôi nên bộ máy này phải phục vụ dân; người nuôi bộ máy có quyền đòi hỏi các cơ quan công quyền phải thực hiện đúng quy chế công khai, minh bạch và được dân giám sát.
Thử làm một cuộc thăm dò ở nước ta xem bao nhiêu phần trăm công dân biết rằng Nhà nước do mình nuôi bằng thuế? Có thể nói chắc là tỷ lệ không cao. Chúng ta thường thấy các khẩu hiệu treo trên đường phố hoặc viết chữ to ở bảng đầu làng, đầu ngõ tuyên truyền việc đóng thuế, nhưng hầu như chỉ nói về nghĩa vụ (có khi thêm vinh dự) của người dân khi nộp thuế; hiếm khi thấy khẩu hiệu giúp cho dân hiểu rõ đóng thuế là nuôi Nhà nước. Gần đây, một số cửa hàng lớn, khách sạn, nhà hàng, công ty dịch vụ... ghi rõ trong phiếu thu tiền phần giá hàng hóa, dịch vụ và phần thuế mà người tiêu dùng phải nộp. Tuy nhiên đối với đông đảo nhân dân, nhất là ở nông thôn, không mấy người biết rằng khi mua hàng (từ hàng tiêu dùng đến máy móc, vật liệu... sản xuất trong nước và nhập khẩu), người mua đã đóng thuế cho Nhà nước trong giá mua hàng.
Không chỉ người dân thường mà không ít người trong bộ máy công quyền cũng không ý thức được rằng mình được dân nuôi. Ở nước ta mỗi khi người dân có được thành tựu, hoặc được được hưởng một lợi ích nào đó thì thường nói là ơn Đảng, ơn Chính phủ.
Chúng ta biết rằng một chủ trương, chính sách đúng của Đảng và Nhà nước được tổ chức thực hiện tốt thì đem lại lợi ích cho dân. Muốn hoạch định đúng chủ trương, chính sách, phải dựa vào trí tuệ, kinh nghiệm và ý kiến đóng góp của dân. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhất là về kinh tế, xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dù quan trọng đến đâu cũng chỉ vạch hướng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dân, không thể trực tiếp tạo ra kết quả cụ thể trong sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần nếu không có sự đồng thuận và tích cực thực hiện của dân.
Như vậy, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách phải do nỗ lực hoạt động của dân. Ngay cả khi Nhà nước đầu tư trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, doanh nghiệp của Nhà nước để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người dân, thì nhà nước cũng sử dụng các nguồn lực của dân để làm việc đó, và trong nhiều trường hợp, chất lượng, hiệu quả lại không bằng người dân tự tổ chức làm.
Về vai trò quyết định của dân đối với sự phát triển của đất nước, mọi người đều công nhận và thường xuyên nhắc tới. Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động thực tế có không ít trường hợp điều đó bị lãng quên mà chỉ thấy sự lãnh đạo và quản lý của Đảng, của Nhà nước.
Một ví dụ: báo cáo trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ đầu tháng 5 vừa qua về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2009 có câu mở đầu như sau: “Nhờ sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Chính phủ và sự nố lực của các ngành, các cấp, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong 4 tháng có thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực”. Như vậy, những cố gắng của dân không được tính đến. Cách suy nghĩ này cũng khá phổ biến trong nhiều cơ quan và cả trên báo chí.
Chúng ta biết rằng khi nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy giảm và lạm phát do những yếu kém bên trong và chịu tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính - kinh tế trên thế giới, thì dân và doanh nghiệp, nhất là khu vực tư nhân, là người gặp nhiều khó khăn nhất, phải vật lộn rất gay go mới có thể tồn tại và phát triển. Những chính sách và biện pháp tình thế của Chính phủ nếu đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tế thì chỉ có thể làm giảm bớt khó khăn và tạo thêm điều kiện cho việc làm ăn của dân và doanh nghiệp; người dân và doanh nghiệp phải vận động tự thân là chính. Đây chính là tiềm năng to lớn nhất cho sự phát triển.
Mọi người đều đánh giá nền nông nghiệp và nông dân nước ta trong năm 2008 và đầu năm 2009 đã duy trì tốt đà tăng trưởng, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế, tạo thuận lợi cho các ngành và lĩnh vực hoạt động khác. Trong thành tựu của nông nghiệp, có phần nhờ tác động của các chính sách và đầu tư từ nhiều năm nay của Nhà nước; song nói riêng về các biện pháp kích cầu để vượt qua khó khăn, ngăn chặn suy giảm kinh tế thì đến tháng 4 năm nay Chính phủ mới có chính sách ưu đãi đối với nông dân và việc thực hiện còn phải có thời gian. Vì vậy đối với một số chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nếu chỉ thấy “sự chỉ đạo tập trung kiên quyết của Chính phủ và sự nỗ lực của các ngành, các cấp” thì đó là cách nhìn rất phiến diện vì không đánh giá đúng những cố gắng rất to lớn của dân và doanh nghiệp.
Nhận thức sâu sắc vai trò và tiềm năng to lớn của dân là nền tảng về tư duy để hoạch định chính sách đổi mới và phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã nêu rõ: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân”. Để thực hiện yêu cầu đó, câu hỏi: “Ai nuôi Nhà nước và cả hệ thống chính trị ở Việt Nam?” cần được mọi người trong bộ máy công quyền cũng như mọi người dân trả lời rõ và ghi nhớ trong lòng.

Saturday, 24 March 2018

666. Hướng dẫn sửa lỗi phát WiFi với "Thánh SIM" của Vietnamobile

Nguồn: Internet: 

Hạn chế của "Thánh SIM" là người dùng gặp lỗi khi phát WiFi từ 3G trên điện thoại, điều này làm suy giảm đáng kể giá trị sử dụng của SIM ưu đãi dữ liệu khủng Vietnamobile này trong mắt người dùng.
"Thánh SIM" là một loại SIM mà Vietnamobile tung ra thị trường và tạo ra sức hút không nhỏ trong thời gian gần đây với các ưu đãi khủng nhất là về dữ liệu 3G. Ví dụ khi mua "Thánh SIM" thì người dùng chỉ mất 40.000 đồng nhưng được miễn phí không giới hạn 3G trong 30 ngày, đồng thời miễn phí 3G trong 6 tháng nếu mỗi tháng nạp thêm 20.000.
Mặc dù vậy hạn chế của "Thánh SIM" là người dùng gặp lỗi khi phát WiFi từ 3G trên điện thoại dùng SIM này (xem hướng dẫn phát WiFi từ điện thoại cơ bản ở đây), điều này làm suy giảm đáng kể giá trị sử dụng của "Thánh SIM" trong mắt người dùng.
Lỗi đa phần người dùng gặp phải khi phát WiFi từ 3G trên điện thoại dùng "Thánh SIM" sẽ giống như trong hình.

Hướng dẫn sửa lỗi phát WiFi với "Thánh SIM" của Vietnamobile

Đến nay đã có chia sẻ về cách để phát được WiFi từ 3G trên iPhone khi sử dụng "Thánh SIM". Theo đó đầu tiên chúng ta vào Cài đặt > Di động > Tùy chọn dữ liệu di động > Mạng dữ liệu di động.
Đến nay đã có chia sẻ về cách để phát được WiFi từ 3G trên các thiết bị iOS khi sử dụng "Thánh SIM". Theo đó đầu tiên chúng ta vào Cài đặt > Di động > Tùy chọn dữ liệu di động > Mạng dữ liệu di động.

Ở đây, bạn hãy kéo xuống dưới cùng và lựa chọn chỗ APN ở phần Điểm truy cập cá nhân. Sau đó hãy nhập từ "internet".
Ở đây, bạn hãy kéo xuống dưới cùng và lựa chọn chỗ APN ở phần Điểm truy cập cá nhân. Sau đó hãy nhập từ "internet".
Vậy là chúng ta đã có thể tiến hành phát WiFi từ 3G bằng cách nhấn vào Điểm truy cập cá nhân.
Vậy là chúng ta đã có thể tiến hành phát WiFi từ 3G bằng cách nhấn vào Điểm truy cập cá nhân.

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...