Tui
có đọc được một bài viết, đại khái nói về ngành tình báo trong bối cảnh
Internet thống trị nhân loại như hiện nay. Trong đó, các cơ quan phản
gián sẽ phân tích key-words trong hệ thống dữ liệu mạng mà chúng ta sử
dụng thường ngày như email, chat, FB,… Nhóm key-words nào được nhắc đến
nhiều nhất chính là những trends cần được theo dõi. Khi ấn nút ok hoặc
sign up 1 tài khoản trên Internet, bạn đã mặc nhiên để mình bị do thám.
Không
chỉ vậy, trong ngành thời trang, người ta còn có 1 phần mềm rất hay.
Phần mềm này phân tích dữ liệu trên tất cả các camera đặt tại nơi công
cộng ở các kinh đô thời trang thế giới như Milan, Paris,… Trong các
camera đó ghi nhận lại màu sắc, kiểu dáng trang phục mà công chúng đang
diện để ra đường mỗi ngày. Từ đó, họ nắm bắt được thị hiếu, đưa ra được
những mẫu trang phục nắm chắc 90% ăn khách.
Nói chung, “hiểu được
đám đông” chính là nền tảng để khiến họ làm theo ý mình. Từ tôn giáo,
chính trị, kinh doanh,… muốn thành công, đều phải hiểu được đám đông thì
mới được. Các lý thuyết marketing, sale cũng chỉ gói gọn trong 4 chữ
“hiểu được đám đông” này mà thôi. Nên nói ngoài lề một chút, đứa nào tự
thấy mình tính tình ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân thì đừng bao giờ theo 2
nghề này, cứt không có mà ăn nhé!
Tui chơi FB, xưa giờ chỉ block
có 2 đứa. 1 con là bạn thân, nhưng nó khùng quá, tui không chịu nổi. 1
thằng không quen ngoài đời, nhưng lên FB nó cứ nhào vô đòi dạy đời tui,
thấy nó rảnh quá nên tui block luôn! Còn lại chưa bao giờ block hay
unfriend ai. Tui cũng không quan tâm friend đó thuộc phe phái nào, nick
đó là ai. Có ai không thích mà chửi tui, block hay unfriend tui, tui
cũng không coi là quan trọng… Tui thuần túy xem FB là “đám đông” để “tìm
hiểu”, vậy thôi! Dĩ nhiên, trừ một số bạn bè thân thiết ngoài đời &
những người tui mong được học hỏi họ qua FB.
Nhưng sau quá trình
“tìm hiểu”, tui thấy cái đám đông FB, có thể nói là mang tính đại diện
cho “một bộ phận không nhỏ” dân VN ta, thật sự rất khó hiểu!
Tui
dần dần nghiệm ra là kết luận của một số tập đoàn thất bại ở VN là khá
chuẩn xác. Họ nói rằng thị trường VN rất hên/xui. Thắng hay bại là điều
rất khó đoán. Càng lúc, tui càng thấy họ nói đúng.
Bởi vì người
Việt chúng ta, có “một bộ phận không nhỏ” là những người “không có quan
điểm”, và những người thậm chí “không muốn thể hiện quan điểm”.
Chỉ
cần theo dõi cách like và comment trên FB thôi, các bạn sẽ nhận ra điều
đó rất rõ! Với 1 stt nhảm nhí, 1 cái hình vô thưởng vô phạt, sẽ có rất
nhiều like, comment,… kể cả từ những người mà bạn cho rằng họ có tư duy
rất tốt, họ không rảnh đâu mà like những thứ vớ vẩn đó. Nhưng bạn lầm!
Ngược lại, với những vấn đề gai góc, cần quan điểm, có chiều sâu, thường
là bạn sẽ tự đọc đi, không ai quan tâm đâu. Không phải vì họ không hiểu
biết vấn đề bạn đang nói, cái quan trọng hơn là họ là một “đám đông”
không thích tranh luận, không thích suy nghĩ, tóm lại, họ sợ phiền toái!
Cái tâm lý ngại phiền đó từ trong môi trường sống thực tế của họ đã lan
truyền lên đến thế giới ảo – vốn là một nơi tưởng như có thể mang đến
chút tự do ít ỏi trong tư tưởng mỗi con người – cuối cùng, chỉ là thêm 1
cái còng, trói con người vào những gì mà họ đã từng muốn chối bỏ trong
thế giới thật.
Những người này họ vẫn tự tin rằng họ ổn, rất ổn.
Chỉ có điều họ không muốn phiền toái thôi! Thật ra, sâu xa hơn, sự sợ
hãi đã chế ngự họ hầu như toàn bộ. Trong một tinh thần đầy sợ hãi, không
có chỗ cho chút ánh sáng tư duy nào cả. Nên họ lười suy nghĩ, lười
tranh luận, lười cả hành động. Ví dụ như hành động “đọc hết 1 stt khá
dài trên FB”, giờ bạn viết dài cũng ít ai đọc. Huống chi là đọc sách!
Đáng
sợ hơn, khi “đám đông” ngại phiền, “đám đông” sợ hãi này họ lại ghét
những người có quan điểm. Tâm lý là thế! Họ ghét sự khác biệt, vì nhìn
vào sự khác biệt đó, họ thấy mình hèn yếu quá! Thà hèn hết cả đám cho
xong. Tao đã im, thì mày cũng đừng lên tiếng!
Giữa một “đám đông”
lười nhác, đến nói ra là mình muốn gì mà họ còn không muốn nói thì bạn
biết làm gì cho họ vừa lòng đây? Các bạn thấy đó! Đi xem ca nhạc, ca sĩ –
vũ đoàn, vừa hát vừa nhảy, vừa hò hét đổ mồ hôi hột. Bên dưới, khán giả
ngồi im re, mặt đờ đẫn. Hết bài thì vỗ tay như công thức. Đến nỗi nhà
tổ chức phải thuê 1 nhóm fan “giả” reo hò nhảy nhót tạo cảm hứng cho ca
sĩ. Có cái “đám đông” nào mà chán như đám đông xung quanh ta không?
Cho
nên, nếu bạn kinh doanh ở VN, bạn lắng nghe những “người lên tiếng”,
thì chưa chắc bạn thành công. Vì những người đó không đại diện cho số
đông. Số đông là những “người im lặng” mà bạn không biết họ nghĩ gì kìa!
Vì không biết, nên bạn thất bại. Đơn giản vậy thôi!
Chỉ có 1 tập
đoàn đang rất thành công ở VN, vì họ thấu hiểu đám đông đến mức không
cần phải tìm hiểu hay lắng nghe nữa. Chỉ cần 1 công cụ, càng lúc càng
xoáy sâu vào sự sợ hãi của đám đông. Che đậy cho cảm giác sợ hãi chính
là sự im lặng & lười nhác. Đám đông chấp nhận im lặng & lười
nhác để cố rũ bỏ sự thật là mình đang sợ hãi