Huyền Trân sái tận u sầu lệ
Hóa tác xuân mai dạ vũ thanh
Tông quốc quả tình cừu phấn dại
Di phu vô phận mỗi cư hành
Đây là 4 câu đầu trong bài “Tích vũ Huyền Trân” của Ngô Thì Nhậm.
Viết về Huyền Trân mà viết Tông quốc quả tình cừu phấn dại- (Nước nhà nhạt tình, coi khách má hồng như kẻ cừu nhân) thì quả thực phải là bậc thánh thi mới bật ra được một câu tuyệt bút đến như vậy.
Phải rồi, chính trị luôn là mất dạy, nói chính trị là một con đĩ, thật ra là rất xúc phạm đến quần thoa.
Nhớ đến Huyền Trân là vì hôm nay hay tin 2015 sẽ không tăng lương, như 2014. Không tăng lương vì không bố trí được ngân sách.
Không bố trí được ngân sách vì 75% đã “chi thường xuyên”, nói một cách hình ảnh là tọng hết vào mồm. Rồi vay nợ cũng chỉ để ăn.
Cũng còn vì có dầu đào lên từ biển, khoáng sản bới từ đất thậm chí không nuôi nổi bộ máy cán bộ. Thậm chí, có tính cấp đến 200 cái giấy phép mà tiền thu về không đủ để sửa đường.
Rồi sẽ đến một ngày đất nước lại phải trông chờ vào những Huyền Trân?
5 vạn Huyền Trân ở Hàn Quốc, làm “thông gia” cho chính trị.
18 ngàn Huyền Trân mỗi năm tha phương cầu thực khắp năm châu bán trôn nuôi ...kiều hối.
Và khắp nơi, rầm rộ phong trào xuất khẩu Huyền Trân qua đường chính ngạch, có đàng hoàng môn bài.
Rồi một ngày nào đó, xứ Vịt sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu nước sướng hàng đầu thế giới? khi mà không thể đào mãi khoáng sản dưới đất mà ăn, khi mà những chủ nợ quá nản với ông chúa Chổm nhà nước!
Ngẫm ra mới thấy cái câu trong đền thờ Huyền Trân rât thâm, nhưng mà đúng: “Có những vấn đề của quốc gia phải giải quyết từ phụ nữ”.
Hóa tác xuân mai dạ vũ thanh
Tông quốc quả tình cừu phấn dại
Di phu vô phận mỗi cư hành
Đây là 4 câu đầu trong bài “Tích vũ Huyền Trân” của Ngô Thì Nhậm.
Viết về Huyền Trân mà viết Tông quốc quả tình cừu phấn dại- (Nước nhà nhạt tình, coi khách má hồng như kẻ cừu nhân) thì quả thực phải là bậc thánh thi mới bật ra được một câu tuyệt bút đến như vậy.
Phải rồi, chính trị luôn là mất dạy, nói chính trị là một con đĩ, thật ra là rất xúc phạm đến quần thoa.
Nhớ đến Huyền Trân là vì hôm nay hay tin 2015 sẽ không tăng lương, như 2014. Không tăng lương vì không bố trí được ngân sách.
Không bố trí được ngân sách vì 75% đã “chi thường xuyên”, nói một cách hình ảnh là tọng hết vào mồm. Rồi vay nợ cũng chỉ để ăn.
Cũng còn vì có dầu đào lên từ biển, khoáng sản bới từ đất thậm chí không nuôi nổi bộ máy cán bộ. Thậm chí, có tính cấp đến 200 cái giấy phép mà tiền thu về không đủ để sửa đường.
Rồi sẽ đến một ngày đất nước lại phải trông chờ vào những Huyền Trân?
5 vạn Huyền Trân ở Hàn Quốc, làm “thông gia” cho chính trị.
18 ngàn Huyền Trân mỗi năm tha phương cầu thực khắp năm châu bán trôn nuôi ...kiều hối.
Và khắp nơi, rầm rộ phong trào xuất khẩu Huyền Trân qua đường chính ngạch, có đàng hoàng môn bài.
Rồi một ngày nào đó, xứ Vịt sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu nước sướng hàng đầu thế giới? khi mà không thể đào mãi khoáng sản dưới đất mà ăn, khi mà những chủ nợ quá nản với ông chúa Chổm nhà nước!
Ngẫm ra mới thấy cái câu trong đền thờ Huyền Trân rât thâm, nhưng mà đúng: “Có những vấn đề của quốc gia phải giải quyết từ phụ nữ”.
=================================================
Lương và công tử Bạc Liêu
Giữa phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách, giữa la liệt những báo cáo, giữa trập trùng các con số ngàn tỉ, chục ngàn tỉ, trăm ngàn tỉ, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đặt ra một câu hỏi, một chủ đề: ‘Năm 2015, Chính phủ tiếp tục không nói về việc tăng lương do không bố trí được nguồn. Trong khi năm 2014 việc tăng lương cũng đã bị hoãn lại. Chúng ta có đưa vấn đề này vào không? Và nếu có thì lấy nguồn ở đâu ra?”.
Tăng lương
hay không sau đó đã không trở thành một chủ đề thảo luận, cho dù Chủ
tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lấy ngay ví dụ bản thân đã thẳng thắn “không
giải quyết lương cao cho Chủ tịch Quốc hội thì phải giải quyết lương
thấp cho cái người thu nhập có hai, ba triệu đồng/tháng”.
Năm 2014, ngân sách vượt thu 52.000 tỉ và có khả năng vượt thu 80.000
tỉ vào cuối năm. Ngân sách không thiếu, nhưng “Công tử Bạc Liêu xuất
hiện khắp nơi”. 72% ngân sách dùng để chi thường xuyên, thứ chi mà Chủ
tịch QH hình ảnh hóa trong phát biểu nổi tiếng “ăn”: “Nếu ăn hết thì lấy
đâu ra mà dự trữ”. Bội chi ngân sách nhà nước là 5% GDP nếu cộng với
85.000 tỉ trái phiếu chính phủ thì mức bội chi đã lên đến hơn 7%.
Rồi nhãn tiền, chườm ra trước sự khó khăn của dân chúng, là những
“Công tử Bạc liêu trong điện ảnh” với những bộ phim tiền chùa hăm mấy tỷ
không bán nổi dù chỉ một vé. Rồi Làng văn hóa các dân tộc 3.200 tỷ, xây
xong rồi bỏ hoang. Rồi thì cả trăm tỷ đồng cho một chiếc huy chương
vàng thể thao. Rồi thì bắn pháo hoa.
Làng văn hóa các dân tộc hay bắn pháo hoa - trong phạm trù tinh thần
“no con mắt” cũng cần thiết, nhưng miếng cơm manh áo - thứ đói vật lý
trong dạ dày còn cần thiết hơn!
Nguyên do của việc thiếu tiền chẳng cần cao siêu cũng có thể nhìn
thấy, nói như Chủ tịch QH, “phát hành trái phiếu lu bù để chi, vay lu bù
để chi. Ăn hết thì lấy gì mà dự trữ. Ăn hết rồi mà lại không có lương
thì tôi chẳng hiểu thế nào”.
Nhớ hồi cuối năm ngoái, khi Bộ trưởng Bộ Tài chính thật thà “Không
thể tăng lương trừ phi...in thêm tiền”, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam Đặng Ngọc Tùng bảo rằng: “Với người lao động thì lương tăng
được đồng nào hay đồng đó. Với nhiều người, vài ba trăm nghìn đồng không
cao nhưng với những người sống hoàn toàn bằng lương, tăng lương đối với
họ là vấn đề rất quan trọng”.
Xin đừng đổ tại những khó khăn ngân sách để ngoảnh mặt quay lưng với
việc tăng lương, thực chất chỉ là bù đắp lạm phát, bù đắp trượt giá,
thực chất chỉ là để người lao động có thể đảm bảo một cuộc sống tối
thiểu, thực chất chỉ là trả lại một phần mà người lao động, chưa bao
giờ, không bao giờ dám kêu khó, vẫn cần mẫn đóng thuế mỗi ngày.