Monday, 30 January 2012
Saturday, 28 January 2012
591. Toàn văn Hiệp định Paris 1973 ( Tư liệu)
LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM
Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam,
Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới,
Đã thảo luận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây:
[sửa] Chương I: CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 1:
Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công nhận.
[sửa] Chương II: CHẤM DỨT CHIẾN SỰ - RÚT QUÂN
Điều 2:
Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT), ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba.
Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoa Kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
Việc chấm dứt chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn.
Điều 3:
Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc.
Bắt đầu từ khi ngừng bắn:
a) Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam cộng hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban liên hợp quân sự bốn bên nói trong Điều 16 sẽ quy định những thể thức.
b) Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban liên hợp quân sự hai bên nói trong Điều 17 sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.
c) Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hành động tấn công nhau và triệt để tuân theo những điều quy định sau đây:
- – Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển;
- – Ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên.
Điều 4:
Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Điều 5:
Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và công cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a). Cố vấn quân sự của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó.
Điều 6:
Việc huỷ bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a) sẽ hoàn thành trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này.
Điều 7:
Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ quy định trong Điều 9(b) và Điều 14 của Hiệp định này, hai miền Nam Việt Nam không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
Hai bên miền Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự kiểm soát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
[sửa] Chương III: VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ
Điều 8:
a) Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.
b) Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí bảo quản mồ mả của những người bị chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.
c) Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày hai mươi tháng bảy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.
[sửa] Chương IV: VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 9:
Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới đây:
a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.
b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông quan tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.
c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.
Điều 10:
Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam; giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.
Điều 11:
Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
- – Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
- – Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.
Điều 12:
a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.
b) Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thuơng mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phuơng theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
Điều 13:
Vấn đề lực luợng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có các biện pháp giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt.
Điều 14:
Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam nói trong Điều 9(b).
[sửa] Chương V: VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ QUAN HỆ GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 15:
Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cuỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
Trong khi chờ đợi thống nhất:
a) Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến thứ mười bảy chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư.
b) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời.
c) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời.
d) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam quy định.
[sửa] Chương VI: CÁC BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ, ỦY BAN QUỐC TẾ KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
Điều 16:
a) Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban liên hợp quân sự bốn bên có nhiệm vụ phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- – Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam;
- – Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều này;
- – Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam;
- – Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của Hoa Kỳ và quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a);
- – Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a);
- – Điều 8(a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt;
- – Điều 8(b) về việc các bên giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu;
b) Ban liên hợp quân sự bốn bên sẽ làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí. Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
c) Ban liên hợp quân sự bốn bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký kết Hiệp định này và chấm dứt hoạt động trong thời gian sáu mươi ngày, sau khi việc rút quân của Hoa Kỳ và quân của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a) và việc trao trả nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thuờng dân nước ngoài của các bên bị bắt đã hoàn thành.
d) Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, thể thức làm việc, phương pháp hoạt động và chi phí của Ban liên hợp quân sự bốn bên.
Điều 17:
a) Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban liên hợp quân sự hai bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam Việt Nam trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- – Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- – Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam;
- – Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- – Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam và tất cả những điều khoản khác của điều này;
- – Điều 8(c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam;
- – Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam Việt Nam và phục viên quân số đã giảm;
b) Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát;
c) Sau khi Hiệp định này được ký kết, Ban liên hợp quân sự hai bên sẽ thỏa thuận ngay những biện pháp và tổ chức nhằm thực hiện ngừng bắn và giữ gìn hòa bình ở miền Nam Việt Nam;
Điều 18:
a) Sau khi ký kết Hiệp định này, thành lập ngay Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
b) Cho đến khi Hội nghị quốc tế nói ở Điều 19 có những sắp xếp dứt khoát, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- – Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam;
- – Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều này;
- – Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam;
- – Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a);
- – Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a).
- – Điều 8(a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt.
Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát lập những tổ kiểm soát để làm những nhiệm vụ của mình. Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Các bên sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.
c) Cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- – Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- – Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam;
- – Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- – Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam và tất cả các điều khoản khác của điều này;
- – Điều 8(c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam;
- – Điều 9(b) về tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam;
- – Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam Việt Nam và việc phục viên số quân giảm.
Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát lập những tổ kiểm soát để làm nhiệm vụ của mình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.
d) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ gồm đại diện của bốn nước: Ba Lan, Ca-na-đa, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a. Các thành viên của Ủy ban quốc tế sẽ luân phiên làm Chủ tịch trong từng thời gian do Ủy ban quốc tế quy định.
e) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát thi hành nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của miền Nam Việt Nam.
f) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí.
g) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ bắt đầu hoạt động khi ngừng bắn có hiệu lực ở Việt Nam. Đối với các điều khoản liên quan đến bốn bên nói trong Điều 18(b), Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình khi nhiệm vụ kiểm soát và giám sát của Ủy ban đối với các điều khoản đó đã hoàn thành. Đối với các điều khoản liên quan đến hai bên miền Nam Việt Nam nói ở Điều 18(c), Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam nói ở Điều 9(b).
h) Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, phương tiện hoạt động và chi phí của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát. Mối quan hệ giữa Ủy ban quốc tế và Hội nghị quốc tế sẽ do Ủy ban quốc tế và Hội nghị quốc tế thỏa thuận.
Điều 19:
Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này để ghi nhận các Hiệp định đã ký kết; bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; góp phần vào hòa bình và bảo đảm hòa bình ở Đông Dương.
Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa, thay mặt các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, sẽ đề nghị các bên sau đây tham gia Hội nghị quốc tế này: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc Anh, bốn nước trong Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát và Tổng thư ký Liên hợp quốc, cùng với các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam.
[sửa] Chương VII: ĐỐI VỚI CAM-PU-CHIA VÀ LÀO
Điều 20:
a) Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam phải triệt để tôn trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Cam-pu-chia và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm sáu mươi hai về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của Cam-pu-chia và Lào.
Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam cam kết không dùng lãnh thổ của Cam-pu-chia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.
b) Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Cam-pu-chia và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nuớc đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
c) Công việc nội bộ của Cam-pu-chia và Lào phải do nhân dân mỗi nước này giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.
d) Những vấn đề liên quan giữa các nuớc Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
[sửa] Chương VIII: QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Điều 21:
Hoa Kỳ mong rằng Hiệp định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa và toàn Đông Dương.
Điều 22:
Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và việc thực hiện triệt để Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở Việt Nam và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á.
[sửa] Chương IX: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 23:
Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi đại diện toàn quyền của các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Hiệp định này và các Nghị định thư của Hiệp định.
Làm tại Pa-ri ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba, bằng tiếng Anh và tiếng Việt Nam. Bản tiếng Anh và tiếng Việt Nam đều là những văn bản chính thức và có giá trị như nhau. trang
trang
Friday, 27 January 2012
Wednesday, 25 January 2012
Monday, 23 January 2012
Sunday, 22 January 2012
590.Thói ngụy biện ở người Việt
Thói ngụy biện ở người Việt |
Thứ sáu, 14 Tháng 5 2010 23:31 |
Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.
|
Saturday, 21 January 2012
589. Nghe tiếng Tết ngày xưa
Nghe tiếng Tết ngày xưa | ||||
| ||||
|
|
Monday, 16 January 2012
588.Vài câu hỏi về vụ Đoàn Văn Vươn
Ghi chú: Đây là bản đã được biên tập và sửa soạn đăng của một tờ tạp chí, có trang mạng, nhưng rồi không rõ vì sao không đăng nữa và lịch sự gửi lời xin lỗi đến tác giả. Sắp Tết rồi, chắc là ai cũng muốn có những ngày quần tụ vui vẻ bên người thân, làng báo cũng vậy, không muốn như đại gia đình ông Vươn.
Vài câu hỏi về vụ Đoàn Văn Vươn
Nguyễn Quang A
Năm 2012 mở đầu bằng một vụ cưỡng chế thu hồi đất tai họa. Tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, bốn công an và hai bộ đội tham gia thi hành cưỡng chế thu hồi đất ngày 5-1-2012 đã bị mìn tự tạo và súng săn của những người bị thu hồi đất làm trọng thương. Ngày 7-1-2012 Cơ quan cảnh sát điều tra Hải Phòng đã khởi tố vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ”.
Đây là một vụ hết sức nghiêm trọng, sẽ đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam và chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi và tác động sâu sắc đến luật đất đai sắp tới.
Bài này chỉ nêu ra vài câu hỏi dựa trên những thông tin do báo chí cung cấp để góp phần vào cuộc tranh luận đó nhằm tránh những sự cố đáng tiếc như vụ cưỡng chế thu hồi đất này.
Trước khi nêu ra các câu hỏi đó, cần tóm tắt các sự kiện do báo chí đưa cho đến 13-1-2012.
Theo đó, anh Đoàn Văn Vươn, một người lính, một kỹ sư nông lâm, khi ra quân năm 1986, đã trở về địa phương lấn biển, trồng cây, đắp đê để tạo thành hồ nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều năm trời, Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng đã vật lộn với biển, bão tố và quần quật lao động đưa hơn 20.000 m3 đất, đá về để lấn, cải tạo biển thành đầm nuôi tôm. Anh đã mất đứa con gái yêu 8 tuổi chính tại nơi đây.
Trong cuộc họp báo ngày 12-1-2012 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hải Phòng, ông Lê Văn Hiền chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết: năm 1993, huyện chỉ giao 21 ha đất bãi bồi ven biển cho ông Vươn, sau đó ông Vươn lấn ra biển thêm 19,3 ha phía ngoài, rồi đề nghị hợp thức hóa, được huyện ra quyết định giao đất bổ sung.
Như thế tổng cộng huyện đã giao cho anh Vươn 40,3 ha.
Theo ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng, huyện Tiên Lãng giao 21ha đất bãi bồi cho ông Vươn vào ngày 4-10-1993 trước khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực (15-10-1993) và theo ông là căn cứ vào Luật Đất đai năm 1987. Còn khu đầm 19,3 ha của ông Vươn được UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định giao đất vào năm 1997.
Theo Người Lao Động, hết thời hạn, UBND huyện ra quyết định thu hồi khu đầm này. Sau đó, các hộ dân đã khởi kiện ra TAND huyện Tiên Lãng yêu cầu hủy quyết định thu hồi diện tích đầm trên. Tháng 11-2009, TAND huyện mở phiên sơ thẩm, bác đơn khởi kiện của các hộ dân.
Các hộ dân này đã kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Trong quá trình thụ lý vụ án, ngày 9-4-2010, thẩm phán Ngô Văn Anh đã lập “biên bản tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án” có đóng dấu của TAND TP Hải Phòng. Theo biên bản này, ông Đoàn Văn Vươn sẽ rút đơn kiện, còn UBND huyện Tiên Lãng đồng ý cho ông Vươn và các hộ dân tiếp tục thuê lại đầm. Tuy nhiên, vừa qua, UBND ra quyết định thu hồi đất của ông Vươn và tổ chức cưỡng chế vào ngày 5-1.”
Ông chủ tịch huyện Tiên Lãng thừa nhận “ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế”. Nói cách khác các lực lượng cưỡng chế đã tiến vào khu vực không bị cưỡng chế, và việc nổ mìn, bắn súng đã xảy ra trên phần đất đó, chứ hoàn toàn không phải trên phần đất của anh Vươn mà chính quyền muốn cưỡng chế.
Vấn đề mấu chốt ở đây là phải rạch ròi giữa đất công (do nhà nước hay một cộng đồng sở hữu) và đất tư (do các cá nhân hay các tổ chức của họ sở hữu).
Theo luật tự nhiên, đất hoang được ai khai phá là đất của người ấy. Người dân có thể sở hữu đất bằng cách khai khẩn đất vô chủ, mua hay nhận chuyển nhượng đất đã có chủ (từ các chủ trước mà có thể nhà nước, cộng đồng hay các cá nhân khác). Theo luật tự nhiên, đầm do người dân lấn biển để nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng phải thuộc sở hữu của họ.
Nói như thế không có nghĩa là các cá nhân có thể xâm phạm đất đã có chủ (dù là của nhà nước hay của các chủ khác); khi họ khai khẩn đất được cho là đất hoang (nếu không có chủ sở hữu nào khác chứng minh đất đó thuộc sở hữu của mình) thì nhà nước phải thừa nhận đất hoang được họ khai khẩn là đất của họ. Đất do nhà nước sở hữu cũng phải có hồ sơ quyền sở hữu như của cá nhân và cộng đồng, thí dụ đất của phủ chủ tịch cũng phải có hồ sơ (sổ đỏ) giao cho một cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước nhất định (Văn phòng chủ tịch nước chẳng hạn) và phải được lưu trữ trong hồ sơ của cơ quan quản lý đất đai giống như đất thuộc sở hữu khác.
Đáng tiếc từ các năm 1980 đến nay nhà nước Việt Nam quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” ngược với luật tự nhiên mà luật pháp của hầu hết các nước (kể cả Việt Nam trước kia) đều chấp nhận (tức là thừa nhận sở hữu tư nhân về đất và có sự phân định rạch ròi giữa đất công và đất tư). Đấy là điểm mấu chốt (bên cạnh việc nới rộng hạn điền để khuyến khích tích tụ ruộng đất) mà luật đất đai (sửa đổi hay mới) phải nên đưa vào.
Dưới đây, chúng ta bám theo các luật đất đai hiện hành, bất chấp sự thiếu sót nghiêm trọng nêu trên mà luật đất đai mới phải sửa đổi, để nêu ra vài câu hỏi.
- Rành rành chủ tịch huyện Tiên Lãng đã vi phạm các luật đất đai hiện hành: huyện không được phép giao diện tích đất lớn như vậy theo bất cứ luật đất đai hiện hành nào. Hạn mức đất nêu trong các luật đó quá nhỏ không phù hợp với và cản trở sự phát triển của sản xuất và hiện đại hóa. Luật đã lạc hậu và tất cả các cơ quan nhà nước đều đã ngầm cho phép vượt rào về hạn mức. Và sự vi phạm này của các cơ quan nhà nước lại đáng hoan nghênh và lỗi hoàn toàn thuộc về Quốc Hội do đã chần chừ trong việc bãi bỏ hay nới rộng hạn mức.
- Rành rành chủ tịch huyện Tiên Lãng đã vi phạm quy định về thời hạn giao đất: theo Điều 20 Luật Đất Đai 1993 và Điều 67 của Luật Đất Đai 2003, thời hạn giao đất để nuôi trồng thủy sản là 20 năm, chứ không hơn, không kém.
- Và theo quy định của luật thì thời hạn của 21 ha phải đến 2014 mới hết 20 năm (không thể vin vào lý do giao đất 11 ngày trước khi Luật 1993 có hiệu lực vì khi đó chủ tịch huyện còn phạm tội cố ý lách luật do Luật này được ban hành ngày 14-7-1993 và có hiệu lực vào ngày 15-10-1993 và 11 ngày sau cũng phải hiệu chỉnh thời hạn); và thời hạn của 19,3 ha đất được giao năm 1997 phải đến 2018 mới hết hạn. Đó là chưa nói đến diện tích hồ do người dân lấn biển tạo ra mà thực chất phải thuộc quyền sở hữu của người khai phá có được coi là đất hay không, có thuộc phạm vi quy định của các luật đất đai hay không. Hơn nữa, chỉ được thu hồi đất theo Điều 26 và 27 của Luật đó (hay Điều 39 của Luật Đất Đai 2003) mà rõ ràng theo các điều này thì không thể thu hồi như quyết định của chủ tịch huyện Tiên Lãng.
Dựa vào thông tin diễn biến và 3 điểm nêu trên có thể nêu ra vài cấu hỏi như sau:
- Tại sao không xử lý chủ tịch huyện Tiên Lãng về những sự vi phạm pháp luật rành rành nêu ở điểm 2 và 3 kể trên trong suốt thời gian rất dài? Tại sao những kẻ lộng hành và thiếu hiểu biết về pháp luật lại được đưa vào các chức vụ quan trọng như vậy? Các nhà chức trách của thành phố Hải Phòng và trung ương tại sao đã không xử lý?
- Tại sao chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng lại muốn thu hồi hơn 40 ha của anh Vươn để chia nhỏ rồi giao cho những người khác? Vì việc chia nhỏ không phù hợp với sự phát triển của kinh doanh nuôi trồng, phá hoại sản xuất. Và những người khác này là ai? Liệu có sự cấu kết giữa ông anh chủ tịch UBND huyện và ông em chủ tịch UBND xã? Việc thu hồi không đền bù là sự cướp đoạt tài sản một cách trắng trợn và trái luật và ông chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng có phạm tội lạm quyền?
- Liệu quyết định thu hồi đất của chủ tịch huyện Tiên Lãng là trái luật? (Theo các thông tin nêu ở các điểm 2 đến 3 kể trên, thì quyết định thu hồi đất là hoàn toàn trái luật và việc người dân kiện chính quyền và việc tòa yêu cầu 2 bên hòa giải là minh chứng rõ ràng về sự vi phạm luật đó của chính quyền; chúng ta không bàn ở đây về chuyện “hòa giải” và biên bản hòa giải của tòa án, cũng như hành xử của chính quyền sau đó).
- Nếu quyết định thu hồi đất là trái luật, thì việc cưỡng chế thu hồi đất là trái luật và trong trường hợp đó những người tham gia cưỡng chế có thể được coi là “những người thi hành công vụ” hay không? Việc lực lượng cưỡng chế tiến vào đất không bị cưỡng chế đã minh chứng rõ ràng về việc làm sai trái của họ và như thế khó có thể gọi họ là những người “thi hành công vụ” mà phải gọi là “những kẻ lạm hành công vụ”. Và nếu như vậy thì quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” liệu có trái luật hay là sự lạm quyền?
- Tại sao bộ đội lại tham gia? Nếu bộ đội công binh được huy động để gỡ mìn chỉ sau khi mìn đã nổ thì còn có thể hiểu được. Nếu bộ đội được huy động để tham gia cưỡng chế từ đầu, thì không thể chấp nhận được; quân đội không được phép làm việc đó; sứ mạng của quân đội là chống ngoại xâm chứ không được tham gia giải quyết tranh chấp dân sự; trong trường hợp này phải đưa người đã lệnh cho bộ đội tham gia cưỡng chế ra trước tòa án binh. Bộ Quốc phòng phải làm rõ các vấn đề này để nhân dân được biết và nếu sai (tức là bộ đội được huy động từ đầu) thì phải xử lý nghiêm những kẻ vi phạm để bảo vệ uy tín của quân đội.
- Tại sao những người cưỡng chế lại mang vũ khí tiến vào khu nhà 2 tầng của anh Đào Văn Quý mà khu vực đó không phải là khu vực bị chính quyền thu hồi? Hành động đó có vi phạm chủ quyền của chủ nhà và các quyền công dân khác? Theo tôi là có, và vì thế họ không được coi là những người thi hành công vụ và hành động chống trả phải được xem là phòng vệ chính đáng.
Theo tôi, nguyên nhân chính của vụ đáng tiếc xảy ra ngày 5-1-2012 tại cống Rộc, Quang Vinh, Tiên Lãng, Hải Phòng là những sự vi phạm luật liên tiếp của chủ tịch huyện Tiên Lãng như nêu ở trên và trong các câu hỏi ở các điểm 4-7 và điểm 9 ở trên, cũng như sự vi phạm luật của chính quyền trong việc ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế. Những người lộng hành và vi phạm luật như ông chủ tịch huyện phải bị trừng trị. Chính sự lộng quyền, sự vi phạm pháp luật trắng trợn của người đứng đầu huyện Tiên Lãng đã đẩy gia đình anh Vươn vào bước đường cùng.
Và khi xem xét hành động đáng tiếc của anh Đào Văn Quý (người đã bắn) phải lưu ý đến bối cảnh ấy.
- Theo điểm 7 và 9 nêu trên, liệu hành động chống trả của anh Đào Văn Quý có phải là hành vi “phòng vệ chính đáng” hoặc hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” theo Điều 15 của Bộ Luật Hình sự?
- Tại sao Hội Nông Dân và Hội cựu chiến binh không can thiệp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên của mình trong suốt thời gian tranh chấp cũng như sau khi vụ việc đã xảy ra? Hay tổ chức xã hội dân sự nào có thể giúp những người cựu chiến binh và nông dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước sự lộng hành của các quan chức địa phương?
Để trả lời cho các câu hỏi trên không thể giao cho chính quyền Hải Phòng xem xét, như việc Bộ Tài nguyên môi trường giao cho sở Tài nguyên môi trường làm rõ, mà các cơ quan trung ương phải nhanh chóng vào cuộc.
Và có thể còn phải đặt ra nhiều câu hỏi khác, thí dụ vai trò và trách nhiệm của Quốc Hội đến đâu?
Vụ đáng tiếc ở Tiên Lãng ngày 5-1-2012 là vụ hết sức nghiêm trọng. Chúng ta chờ xem Quốc Hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp hành xử ra sao. Nếu dung túng các quan chức địa phương, không nghiêm trị các hành vi phạm pháp luật của họ, nếu xử không công bằng đối với những người vừa bị bắt, thì hậu quả có thể rất khó lường.
N.Q.A
Cáo lỗi bà con … Hì hì! Bữa nay sao nhiều “cáo lỗi” quá, chắc do ngày Ông Công Ông Táo? Hồi sáng đăng bài bị sơ sót, số thứ tự bị sai (các số 10, 11 lại thành 1, 2). Độc giả phát hiện, xin sửa lại cho đúng (18h).
679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.
Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/ Hôm nay mình xin giới thiệ...
-
Download Mdaemon 13.5.1 tại đây. Dowload Mdaemon 13.5.1 cracked tại đây . Hướng dẫn. 1) Stopping mdaemon 2) Copy Mdaemon.exe vap thu...
-
Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu Cuộc sống đem lại cho bạn nhiều cảm xúc : Buồn, Vui, Hạnh phúc, Yêu thương, ...