Tuesday 30 December 2014

722. Những kinh nghiệm hay rút ra từ Tam quốc Chí.



NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ TAM QUỐC

1. Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy; CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè.

2. Kinh nghiệm của Gia Cát Lượng cho ta thấy; Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.

3. Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy; Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.

4. Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy; Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.

5. Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy; dù những môn chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.

6. Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy; Trong công việc, nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm.

7. Kinh nghiệm của Tào Tháo cho ta thấy; Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.

8. Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều, có thể rút ra; đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.

9. Từ gia đình Tư Mã, ta thấy; đi làm thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty.

10. Kết cục của Trương Phi cho ta thấy; Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nến áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.

11. Cuộc đời Hoàng Trung cho ta thấy; tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.

12. Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy; một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân.

13. Kinh nghiệm của Trần Cung cho ta thấy; ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.

14. Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy; đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.

15. Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy; chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.

16. Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy; trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.

17. Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy; nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.

---Sưu tầm--

Nguồn: Quản Lý Nhân Sự


721. Đánh cắp xấu hổ (Tự răn đe bản thân)

Tự răn đe bản thân
 
(GDVN) - Con người ta có được sự xấu hổ mới có được bản lĩnh, một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất.
Kể từ năm 1226 khi Hoàng thúc Lý Long Tường cùng sáu ngàn gia thuộc rời cửa Thần Phù, Thanh Hóa trên các chiến thuyền nhằm tránh sự truy sát của nhà Trần, đến nay đã gần 800 năm. Trên đường đi mặc dù đã ghé vào Đài Loan xong Ngài vẫn quyết định đi tiếp sang Cao Ly và định cư ở vùng Hoàng Hải, gần giới tuyến quân sự Bàn Môn Điếm ngày nay. Sao ngài không tìm đường sang Nam dương hay Bắc quốc? Phải chăng có một điều gì đó như tâm linh mách bảo trong quyết định của ngài?
Triều Tiên, dẫu vẫn còn chia cách làm hai miền, nhưng nói đến đất nước này người ta không thể không nói đến một Bắc Triều Tiên đã tự chế tạo được tàu ngầm, tên lửa và có thể là cả vũ khí hạt nhân; một Nam Hàn đủ tầm sánh vai với các cường quốc năm châu về khoa học, công nghệ.
Chọn cho con cháu nơi sống, cách sống  để có thể duy trì dòng tộc trong nỗi đau tha hương tột cùng, hàng ngày lên đỉnh núi ngồi trông về phương Nam mà khóc (nơi ấy ngày nay được gọi là Vọng quốc đàn) chỉ có thể là quyết định của những bậc anh minh. 
Để lại tiếng thơm của một người con Đại Việt, trở thành Hoa Sơn tướng quân nơi đất khách quê người chỉ có thể là khí phách của một dũng tướng.
Ngày nay, trên mảnh đất mà Hoàng thúc Lý Long Tường lựa chọn cho hậu duệ dòng họ Lý, con gái của Tổng giám đốc hãng hàng không Korean Air (KAL) Cho Hyun Ah đang đối mặt với một lệnh bắt giữ từ phía cơ quan công tố Hàn Quốc vì sự hợm hĩnh, kênh kiệu của mình. Người phụ nữ 40 tuổi ấy đã khiến cho cả bố mình phải cúi đầu xin lỗi người dân, không những thế, KAL còn đối mặt với nguy cơ bị phạt tới 2 triệu USD, tương đương hơn 40 tỷ đồng tiền Việt.
Có lỗi phải nhận lỗi, phải bị trừng phạt vì những lỗi gây ra cho đất nước và người dân, khi nhận lỗi không ai dám ngẩng cao đầu, thế mới biết ở xứ Hàn sự xấu hổ chưa bị đánh mất, nó vẫn còn là một nét văn hóa mà bất kỳ quan chức hay người dân nào cũng phải tôn trọng.
Cho Hyun Ah đã phải cúi mặt xin lỗi vì rắc rối đã gây ra. Ảnh Therakyatpost

Con người ta có được sự xấu hổ mới có được bản lĩnh để sửa lỗi, mới biết đâu là giới hạn không được phép vượt qua. Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất.

Tổ tiên chúng ta, Đức Quốc công Tiết chế, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn từng dạy binh sĩ: “Nay các ngươi thấy chủ bị nhục mà không biết lo, nhìn quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng một nước, phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để thết tiệc sứ mà không biết căm”… “cựa gà không thể đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh;… tiền của tuy nhiều không thể mua được đầu giặc; chó săn khỏe, không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết; tiếng hát hay, không thể làm cho giặc điếc tai”…
Những binh lính dưới trướng Hưng Đạo Vương nhận thức được lầm lỗi mà răn mình, thấy sự sỉ nhục của ngoại bang mà thích lên tay hai chữa “sát thát”, chính nhờ đó mà con dân nước Việt đã làm nên chiến công hiển hách khiến các dân tộc khác phải ngưỡng vọng.
Lời răn của Đức Thánh Trần có thể có người không biết, nhưng không thiếu kẻ biết mà bỏ ngoài tai. Thói hợm hĩnh khoe tiền, khoe của đã khiến một số người không hiểu thế nào là chùa, thế nào là đền, có kẻ bỏ tiền tu bổ chùa rồi mang ảnh cả nhà vào trưng nơi chính diện, hành động ngu dốt vô văn hóa ấy có giúp biến họ thành phật? Còn những người có trách nhiệm về phật giáo ở địa phương cũng nhắm mắt làm ngơ, cả kẻ cung tiến và người giữ chùa đều đã đánh mất sự xấu hổ.
Lại có người về quê xây nhà thờ họ lộng lẫy chẳng kém gì cung điện ngày xưa. Nhà thờ mà không thiếu chậu hoa cây cảnh, non bộ róc rách nước chảy, cá bơi. Nếu đó là những đồng tiền chắt chiu bằng mồ hôi và sức lao động thì thật đáng quý, chỉ tiếc rằng không ít ngôi nhà thờ được xây dựng không phải bằng những đồng tiền sạch. Những người như thế đã đánh mất sự xấu hổ, còn tổ tiên của họ, những người Việt chất phác, dung dị liệu có hãnh diện khi trở về ngôi nhà thờ được xây nên bởi những đồng tiền bẩn hay là các cụ đành theo gió, theo mây?
Quyết định bù giờ 1.839.600 phút của “trọng tài chính”
(GDVN) - Nói với các lão thành, lãnh đạo bậc cao nhất tỉnh cho biết, việc bổ nhiệm đúng quy trình; nhưng chỉ 3 ngày sau, cấp dưới họp lại, thu béng cái quyết định ấy...
Nếu ai đó nghĩ rằng những đồng tiền bất minh mà họ kiếm được đem cúng dường nhà Phật, đem xây nhà thờ dòng tộc riêng mình có thể mua lại sự xấu hổ thì họ thật sai lầm. Sự xấu hổ vốn hàm chứa ý nghĩa nhân văn cao quý, vốn không phải thứ có thể mua bằng tiền.
Đánh mất sự xấu hổ là đánh mất phần “người” chỉ lại phần “con”. Còn những kẻ đánh cắp sự xấu hổ thì mất cả “con” lẫn “người”, sự tồn tại của họ chỉ làm “bẩn” thêm xã hội.
“Đánh cắp xấu hổ” có thể là một cụm từ lạ, đọc lên nghe có gì đó ngang ngang, không thuận tai như người ta thường nói “đánh cắp tuổi thơ” hay “đánh cắp niềm tin”…
“Đánh cắp xấu hổ” của một người (hay một tộc người) là đưa người đó (hay tộc người đó) đến bến bờ của sự nghèo đói, nô lệ bởi lẽ trong xã hội văn minh, loài người khác động vật ở chỗ biết xấu hổ.
“Đánh mất xấu hổ” có thể rơi vào cả ba loại người: không học, ít học hay “nhiều học”, trong khi “đánh cắp xấu hổ” chỉ có thể là loại người “được học”. Sở dĩ nói “được học” chứ không phải là “có học” vì trong tiếng Việt “có học” đồng nghĩa với sự tử tế, còn “được học” bao hàm rất nhiều ý nghĩa, cả tích cực lẫn tiêu cực.
Những người do điều kiện khách quan, không được học hoặc học không đến nơi, đến chốn nếu có “ít xấu hổ” thì hoàn toàn có thể thông cảm. Đáng nói là những người “nhiều học” lại còn kèm thêm “thông minh đột xuất”, cứ  mỗi dịp bình xét thi đua hay bầu cử các chức danh là thấy tuôn trào đầy rẫy lời vàng ý ngọc, quyết tâm, quyết quyết… Nếu chưa hạ cánh thì thật khó mà biết họ chẳng còn tí xấu hổ nào mang về quê làm quà cho con, cho cháu.
Những kẻ “đánh cắp xấu hổ” không phải là những kẻ đần độn, nhưng chắc chắn đó là những kẻ không biết xấu hổ. Minh chứng cho điều này có thể thấy trên một bài viết mà BBC tiếng Việt đăng tải ngày 24/12/2014

720.Nước đã đến chân doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng

Cuối năm nhìn lại.
 

Theo: VNN's: Thời điểm không ít doanh nghiệp đang vất vả vật lộn với câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại” thì cũng là lúc những biến động vô cùng to lớn đang đứng bên ngưỡng cửa nền kinh tế của chúng ta.
Đó là Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ đến trong vòng không đầy 12 tháng và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang trong quá trình kết thúc các vòng thương thảo và có khả năng sẽ được ký vào năm 2015.
Mới đây chúng ta vừa kết thúc đàm phán các hiệp định thương mại tự do VCUFTA (với Hải quan Nga – Belorussia và Kazakhstan), EVFTA (với Liên minh châu Âu), VKFTA (với Hàn Quốc), trong đó chúng ta được dành nhiều ưu đãi, cơ hội rộng mở cho xuất nhập khẩu. Liệu các doanh nghiệp trong nước có kịp trở tay, hay lại buông xuôi để trôi theo dòng nước?
Tháng 11-2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chúng ta đã háo hức chờ đón một bước chuyển mình lớn nhất từ khi mở cửa hội nhập.
Trước đó, Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) đã cho thấy là một thành công to lớn của Việt Nam, để giá trị thương mại tăng bình quân 20%, từ 1,5 tỉ USD trước đó đến 30 tỉ USD năm vừa qua.
Tuy nhiên, sự hứng khởi với WTO chỉ ngắn ngủi trong năm 2007, để rồi bắt đầu năm 2008 các doanh nghiệp dồn dập đón nhận bão táp đến từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Thế là hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã không trụ nổi trong bão táp đã lần lượt rời bỏ cuộc chơi. Trong rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan của khó khăn, các doanh nghiệp liệu có đặt câu hỏi khi giật mình nhìn lại: Có phải chúng ta đã lạc quan quá đà? Có phải so với doanh nghiệp các nước, chúng ta đã chuẩn bị một cách quá yếu kém cho cuộc chơi mới?
Bài viết này chỉ muốn khơi dậy mối quan tâm của doanh nghiệp với hai sự kiện hết sức quan trọng đang tới, đó là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong dịp khác, chúng ta sẽ bàn đến các sự kiện khác như Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP – gồm 10 nước ASEAN và sáu nước Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand) và Hiệp định Thương mại tự do với EU.
Tại sao lại là TPP và EAC?
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được nhắc đến nhiều vì đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, với chỉ 12 nước tham gia nhưng có quy mô 40% GDP toàn cầu. Thứ hai, đây được coi là hình mẫu của hiệp định thương mại thế kỷ XXI với mức độ toàn diện cao nhất, không chỉ về thương mại, đầu tư, mà tác động đến cả chính sách trong mỗi nước. Khác với việc gia nhập WTO là gia nhập một tổ chức thì tham gia TPP là ký kết một hiệp định với những điều khoản rất cụ thể. Tuy đã lỡ dịp ký năm 2014, tuy nhiên các bên đang kỳ vọng TPP sẽ được ký trong nửa đầu năm 2015.
Việt Nam, doanh nghiệp, ASEAN, TPP, AEC
Xếp hạng năng lực cạnh tranh các nước tham gia TPP. (Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới 2014)
Cộng đồng kinh tế ASEAN (EAC) lại là sự kiện gần gũi nhất với Việt Nam, với thời hạn đã được ấn định là tháng 12-2015, tức còn đúng một năm nữa. Mười nước ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng kinh tế tự do với quy mô 2.300 tỉ USD, với dân số 600 triệu người. Giữa cộng đồng này sẽ là dòng chảy hoàn toàn tự do về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng (trước mắt là tám ngành gồm bác sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, giám định và du lịch).
Chúng ta có gì đặc biệt trong TPP và EAC?
Điểm đặc biệt của chúng ta, theo xếp hạng năm 2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong 12 nước tham gia TPP thì Việt Nam là nước có năng lực cạnh tranh thấp nhất!
Đáng nói hơn, trong TPP thì Việt Nam có hạng thấp nhất về bản chất của năng lực cạnh tranh. Theo cách phân loại của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong TPP thì bảy nước Nhật, Singapore, Mỹ, Malaysia, Úc, Canada và New Zealand nằm trong nhóm phát triển dựa vào sáng tạo. Hai nước Chile và Mexico nằm trong nhóm phát triển dựa vào năng suất. Riêng Việt Nam và Peru nằm trong nhóm dưới đáy, được gọi là phát triển kinh tế dựa vào các yếu tố được thiên nhiên ban phát. Hay nói cách khác, so trên thế giới thì chúng ta được coi là nền kinh tế đào xúc và hái lượm!
Còn trong EAC, đếm đầu quốc gia thì có vẻ như năng lực cạnh tranh của chúng ta không quá tệ: đứng dưới năm nước và đứng trên ba nước. Tuy nhiên, phải nhìn vào quy mô kinh tế thì mới thấy bức tranh thực. Nhóm có năng lực cạnh tranh cao hơn chúng ta chiếm 89% GDP của cả khối, trong khi chúng ta chỉ trên được một nhóm tương đương 3% GDP của cả khối.
Việt Nam, doanh nghiệp, ASEAN, TPP, AEC
Xếp hạng trình độ sản xuất các nước trong khu vực. (Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới 2014)
Càng đi sâu vào so sánh các chi tiết, càng có nhiều điểm làm cho chúng ta phải giật mình. Việt Nam xếp hạng tệ nhất trong ASEAN về chi phí thuế (gồm chi phí tiền bạc và chi phí thời gian cho thuế). Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thời gian doanh nghiệp phải tốn cho thuế ở Việt Nam cao gấp 10 lần ở Singapore và năm lần ở Campuchia.
Về trình độ marketing và trình độ quy trình tổ chức, chúng ta đứng hạng 114 và 116 trên thế giới, trong ASEAN, chúng ta xếp hạng thấp hơn cả Lào và Campuchia.
Về hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng khác, Việt Nam cũng đứng thấp hơn cả Lào và Campuchia, chỉ đứng trên được một mình Myanmar. Đó là chỉ tiêu về khả năng thu hút nhân tài, khả năng giữ chân nhân tài, chỉ tiêu đầu tư đào tạo nhân viên, chỉ tiêu về niềm tin để trao quyền cho cấp dưới…
Còn về chỉ tiêu xếp hạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng, Việt Nam thậm chí còn đứng thấp hơn cả Myanmar, đứng hạng chót trong khối ASEAN.
Doanh nghiệp chúng ta sẽ ở đâu trong cuộc chơi mới?
Để chuẩn bị cho cuộc chơi mới của TPP và AEC, doanh nghiệp các nước đang có những bước chuẩn bị chiến lược rất bài bản.
Singapore đã củng cố vị thế là đầu mối của đầu tư và thương mại trong cộng đồng, là nước đầu tiên trong ASEAN ký kết Hiệp định Thương mại tự do với EU. Năm nay, Hyundai – hãng xe lớn thứ tư thế giới, đã đặt cơ sở sản xuất chiến lược tại Malaysia, để nhắm vào TPP và EAC. Mazda – hãng xe lớn thứ tư của Nhật, đã quyết định đặt cơ sở sản xuất chiến lược ở Thái Lan, cũng một phần để nhòm ngó thị trường EAC. Ngay ở Việt Nam, dễ thấy Thái Lan và Philippines đang tích cực mở rộng các chuỗi phân phối bán lẻ, quảng bá thương hiệu, để mở đường cho cuộc chinh phục thị trường chúng ta.
Trong khi đó, chúng ta nằm trong nhóm bốn nước chậm chân nhất, mà ASEAN gọi là LCMV (Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam). Ba nước kia đã có những cải thiện mạnh mẽ trong mấy năm qua và đã có nhiều điểm vượt trên Việt Nam.
Trong đoạn phim mà Ban thư ký ASEAN nói về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, hình ảnh của Singapore là xa lộ thông tin và dịch vụ tài chính, hình ảnh của Malaysia là cơ sở hạ tầng tuyệt vời, hình ảnh Thái Lan là chợ nông sản hiện đại, còn người ta đã giới thiệu Việt Nam bằng hình ảnh gánh hàng rong và đường phố ngập tràn xe hai bánh.
Chuỗi giá trị gia tăng
Trong quá trình hội nhập, các nhà kinh tế không chỉ nhìn vào kim ngạch xuất nhập khẩu, hay tổng vốn đầu tư nước ngoài. Họ còn có cái nhìn khác.
Họ xét xem FDI mang đến những gì cho doanh nghiệp trong nước. Về chỉ tiêu chuyển giao công nghệ với FDI, trong khối ASEAN chúng ta chỉ đứng trên Myanmar, đứng thấp hơn cả Lào và Campuchia. Điều đó nói lên rằng, so với các nước khác thì FDI vào nước ta chủ yếu nhắm vào lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.
Về xuất nhập khẩu, chúng ta có những con sốấn tượng như bao nhiêu tỉ USD xuất dầu thô, than đá, mủ cao su, khoai mì, cà phê, da giày hay dệt may… Tuy nhiên, trong giá bán một ly cà phê, chúng ta là người sản xuất cà phê nhưng chỉ được hưởng không đến 1%. Trong một đôi giày hay chiếc áo bán đến tay người tiêu dùng, chúng ta tự hào với dòng chữ “Made in Vietnam” nhưng cũng chỉ hưởng quanh quẩn 1%.
Vấn đề trong hội nhập không phải là bán được bao nhiêu, mà là chúng ta chiếm được vị trí nào trong chuỗi giá trị.
Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều ngành chúng ta đã mất dần khỏi những vị trí có giá trị gia tăng cao như thiết kế, tạo thương hiệu, phân phối bán lẻ… để lùi dần về vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị: gia công và đào xúc hái lượm.
Doanh nghiệp quá thờ ơ?
Tuy TPP và EAC có tác động lớn hơn rất nhiều so với câu chuyện BTA năm 2001 và WTO năm 2006, nhưng tại sao hồi đó doanh nghiệp và truyền thông sôi sục, mà đến nay lại có vẻ thờơ như vậy?
Một số người lý giải là các doanh nghiệp hiện đang vất vả vật lộn hằng ngày với chuyện sống còn, không mấy người đủ thời gian và công sức lo đến tương lai dài hạn. Có vị chuyên gia nói nhiều doanh nghiệp vẫn yên tâm rằng khi nguy kịch thì Chính phủ sẽ giải cứu.
Tuy nhiên, rõ ràng là doanh nghiệp chúng ta đang ở vị thế quá thấp, và chúng ta đầu tư quá ít để chuẩn bị cho giai đoạn mới. Cải thiện trình độ marketing, trình độ sản xuất, đầu tư đào tạo nhân viên, cải thiện niềm tin… đều là việc của doanh nghiệp, không phải của Chính phủ.
Hy vọng là những lời cảnh báo này không mất hút vào khoảng không, giống như những cảnh báo sớm từ năm 2007 khi doanh nghiệp đang hào hứng với chứng khoán và bất động sản.
Hy vọng là cộng đồng doanh nghiệp sẽ có những giật mình, dù đến nay đã là muộn. Nước đã đến chân, chậm thêm sẽ là nước đến cổ.

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...