Tuesday 24 December 2013

701. Làm sao để đánh giá nhân viên kém?

Nguồn: DNSG online's: Gini Graham Scott, một chuyên gia quản lý nhân sự, tác giả cuốnA Survival Guide to Managing Employees from Hell (Amazon, 2007) đã đưa ra một phương cách đơn giản để đánh giá mức độ yếu kém của nhân viên. Đây giống như một bài tập gồm 30 câu hỏi. Mỗi câu, người quản lý sẽ tự hỏi và cho điểm từ 0 đến 4, sau đó tính tổng điểm để rút ra kết luận.
Thái độ
1. Nhân viên quá háo thắng khi ứng xử với tôi và người khác. Họ hay tỏ ra lấn át qua tranh luận với mọi người.
2. Nhân viên tỏ ra kiêu căng, hay xúc phạm tôi và người khác.
3. Nhân viên không nghe lời, cãi lại tôi và hành xử như là chỉ có họ mới biết cách làm việc tốt nhất.
4. Nhân viên thiếu nề nếp, ít tuân lệnh và tự làm theo ý mình.
5. Nhân viên có văn hóa ứng xử thô bạo.
6. Nhân viên thích điều khiển người khác.
Năng lực
> Bốn điểm cơ bản giúp đánh giá nhân viên
> Để được đánh giá cao trong công việc
> Để đánh giá đúng và đủ năng lực nhân viên

> Để đánh giá chính xác năng lực nhân viên
> Đánh giá năng lực để tạo động lực tăng trưởng cho nhân viên

> Đánh giá nhân sự sao cho hiệu quả?
> Phương pháp đánh giá và chọn lựa nhân sự cấp cao
7. Nhân viên thiếu năng lực, hay phạm lỗi, luộm thuộm và không biết cách làm việc.
8. Nhân viên tự cho là mình có kỹ năng nhưng thật ra họ thiếu kỹ năng.
9. Nhân viên thích tỏ ra hiểu biết nhiều, gây ra một cảm nhận nặng nề cho người khác ở nơi làm việc.
10. Nhân viên làm việc tốn quá nhiều thời gian.
11. Nhân viên lười biếng, dừng làm việc liên tục, kể cả kéo dài thời gian dành cho việc ăn uống.
12. Nhân viên không chịu được áp lực. Họ không tỏ ra đa năng và không hoàn thành công việc. Vấn đề cá nhân
13. Nhân viên quá nhạy cảm, do vậy khó trao đổi hoặc đề cập đến hiệu quả làm việc kém cỏi của họ.
14. Nhân viên luôn có những vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc của họ.
15. Nhân viên hay nhìn ngó công việc người khác và ca cẩm quá nhiều về người khác, hay tán chuyện về công ty hoặc về người quản lý.
16. Nhân viên có vấn đề với rượu chè hoặc nghiện ngập.
17. Nhân viên cáo bệnh quá nhiều. Tin cậy và trung thực
18. Tôi thấy nhân viên hay nói dối, khỏa lấp lỗi lầm, hoặc việc chưa làm mà nói là đã làm.
19. Nhân viên hay lấy cắp ở công ty.
20. Nhân viên hay thất hứa.
21. Nhân viên hay giành lấy công trạng của người khác.
22. Tôi tin là nhân viên có hành vi phạm tội bên ngoài nơi làm việc.

Giao tiếp

23. Nhân viên làm như đã hiểu ý tôi, nhưng thực ra không hiểu và đã làm sai.
24. Nhân viên luôn than phiền và đổ lỗi cho người khác, làm tinh thần và năng suất làm việc bị ảnh hưởng.
25. Khó trao đổi và hiểu nổi nhân viên vì họ nói năng quá kỹ thuật hoặc diễn giải quá chung chung.

Hành vi


26. Nhân viên dùng thiết bị và vật dụng công ty cho việc riêng và làm việc riêng tại công ty.
27. Nhân viên quảng bá việc riêng của họ cho nhân viên khác hoặc ở các sự kiện của công ty.
28. Nhân viên không giữ miệng và hay làm rò rỉ thông tin riêng của công ty.
29. Nhân viên hay đùa cợt, chọc phá mang tính quấy rối làm cho nhân viên khác không cảm thấy thoải mái.
30. Nhân viên không hòa đồng được với người khác, không làm việc nhóm, dù là làm việc cá nhân rất tốt.
SAU KHI CỘNG LẠI:
0-10: Đội ngũ nhân viên của bạn tuyệt vời.
10-19: Đội ngũ nhân viên của bạn nhìn chung là tốt. Chỉ có vài điểm cần cải tiến.
20-29: Bạn bắt đầu gặp khó với vài nhân viên kém cỏi, nhưng có thể cải thiện được.
30-39: Bạn gặp khó với các nhân viên kém cỏi. Đã đến lúc phải giải quyết.
40-59: Báo động. Đội ngũ của bạn là đáng báo động.
Từ 60 trở lên: Đội ngũ của bạn giống như con tàu sắp chìm. Hãy chuyển lên các xuồng cứu hộ và bỏ con tàu

TRƯƠNG CHÍ DŨNG- Giám đốc R&D, Công ty Le&Associates/DNSGCT

Friday 22 November 2013

700. 20-11-2013 và Đờ Vờ Lờ.

Hôm qua cả nhóm 4 người ghé chúc mừng 20-11-2013 Cô Triều hoa và cảm ơn Cô đã hướng dẫn khóa luận. Trò chuyện rôm rã, lúc ra về, Cô thận mật bảo 4 đứa: "Nhớ sử dụng tấm bằng Cử nhân Luật nha ".

Lời nhắc nhở của Cô làm mình nhớ đến Vụ việc của mình cũng đã hơn 4 năm nay những vẫn chưa thấy hồi kết: Bị đơn thì láu cá, Tòa án thì.. đủng đỉnh….. vả chợt nghĩ: Lâu nay mình luôn cố gắng hạn chế đề cập vấn đề này một cách rộng rãi nhưng người ta có nghĩ cho mình không. Nếu họ muốn hợp tác giải quyết, vụ việc đã chấm dứt từ lâu vì vụ án này chứng cừ đã được tập hợp đầy đủ xong từ 2 năm nay. Bốn năm chờ đợi đã là quá đủ. Vâng thưa Cô, em chờ đợi đủ lâu rồi, em sẽ sử dụng những kiến thức của mình đã được đào tạo để đi tìm Công Lý mặc dù em biết ở Việt Nam, A ấy chỉ là một anh hài và để tìm được anh hài ấy sẽ phải tốn kém kha khá( mua vé) cũng như góp phần bé nhỏ của mình để Tòa án Việt Nam và hệ thống tư pháp nói chung sẽ tốt hơn trong trương lai, để con em của em bớt đi cái khốn khó của “Đáo tụng đình”.


From Proof_Khungbo


From Proof_Khungbo

From Proof_Khungbo

From Proof_Khungbo




Sunday 17 November 2013

699. Đồng tiền có mùi gì ?

Theo: Laodong's:  Một câu chuyện có thật vừa được đưa lên báo đang gây sự phẫn nộ cực điểm trong dư luận.
Đại ý là vào một buổi trưa, bà L – nhân có việc đi ngang trường Hùng Vương – đã tá hỏa khi nhìn thấy cháu nội là Lã Thị Th V đang đứng bơ vơ trước cổng trường đóng kín. Hỏi cơ sự thì cháu V nói không được ăn cơm vì chưa nộp tiền.

Sáng hôm sau, bà đưa cháu đến trường và khất cô tài vụ hẹn buổi trưa sẽ đến đóng tiền và được phòng tài vụ đồng ý. Vậy mà trưa hôm đó khi đến trường đóng tiền, bà L một lần nữa lại thấy cháu nội của mình đứng dưới cái nắng chang chang trước cổng trường đang đóng kín…
Hóa ra, nguyên do của việc bị đuổi cổ ra ngoài cổng trường trong giờ các bạn ăn trưa chỉ là vì chậm nộp tiền. Và chậm nộp tiền là vì cha mẹ cháu V đang xảy ra lục đục.
Bạn sẽ có thể có một thứ tình cảm nào khác ngoài sự phẫn nộ. Bạn có bao giờ giật mình mỗi khi lơ đãng nghe chuyện con nhắc nộp tiền?
Người ta có thể trách “cha mẹ cháu đã thiếu quan tâm đến con cái”. Người ta có thể nói “nhà trường không phải là trại tế bần”. Thậm chí, người ta lập luận rằng: “Không có tiền thì không ăn. Thế thôi; để đảm bảo công bằng cho những người nộp tiền ăn”. Nhưng từ bao giờ, dưới mái trường XHCN đã sinh ra cái thứ công bằng bằng cách làm nhục một đứa bé? Từ bao giờ và ai đã nghĩ ra biện pháp sòng phẳng đến lạnh lùng là buộc một đứa bé phải đứng ngoài cổng để gây sức ép thu tiền? Và từ bao giờ, đồng tiền trở thành một tiêu chí cho việc phục vụ trong chính môi trường sư phạm đang dạy dỗ những đứa trẻ rằng đồng tiền không mua được hạnh phúc.
Trường Hùng Vương
Trường Hùng Vương
Còn bảo đó là “biện pháp” ư? Liệu có thể gọi sự lạnh lùng đến vô cảm, sòng phẳng đến nhẫn tâm là một biện pháp?
Nhắc lại rằng, cháu V – 7 tuổi, mới đang chỉ là một học sinh lớp 2. Có lẽ cháu còn quá nhỏ để có thể khóc trong tủi nhục.
Đã có một thời, khi buộc học sinh mặc đồng phục, ngành giáo dục đã đưa ra một lý do rất thuyết phục là để tạo ra sự bình đẳng, để tránh sự phân biệt giàu-nghèo trong môi trường giáo dục.
Sự bình đẳng ấy đang hiện diện về mặt hình thức trên những tấm áo đồng phục. Nhưng trong không ít trường hợp, lại thiếu vắng trong chính tư duy của những nhà giáo dục.
Những học sinh ở thủ đô phải ngồi trong lớp, không được ra ngoài xem xiếc cùng các bạn do cha mẹ không đóng 40 ngàn đồng. Lý do được giải thích là “đảm bảo công bằng cho những bạn đóng tiền”.
Và giờ, một đứa trò còn quá nhỏ để biết thế nào là công bằng, còn quá thơ dại để hiểu nổi tủi nhục, bị đối xử như thể hất kẻ ăn mày ra ngoài cửa nhà.
Đồng tiền ngoài chợ có mùi hàng tôm hàng cá. Còn nếu đồng tiền ngay trong nhà trường đang là một thước đo chuẩn mực thì không hiểu đồng tiền đó có mùi gì!
Anton Makarenko – nhà sư phạm vĩ đại người Ukraina - có lần nêu triết lý giáo dục của ông rằng: “Muốn có những đoá hoa đẹp phải kịp thời dùng kéo cắt những cành khô hoặc dùng thuốc sát trùng mà tưới cho hoa”.
Chắc chắn, đó không phải là lưỡi kéo đồng tiền để cắt vào trang giấy tâm hồn còn đang trắng tinh. Bởi thứ mà “lưỡi kéo đồng tiền” nhận được không phải là một đóa hoa đẹp, mà là một tổn thương của người lớn và là một bài học lớn về nổi tủi hổ của những đứa bé.
(Lao Động)

Thursday 7 November 2013

698. Hùn hạp làm ăn

Hùn hạp làm ăn

Người ta thường nói, người Việt hùn hạp làm ăn chung, thể nào cũng không bền được. Điều này khác hẳn với người Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cả người Thái, người châu Âu, người Ấn Độ. .... Có cô bạn làm ở công ty chuyên dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, cô nói các công ty mà ghép 3 chữ như ABC, tức 3 anh A,B,C hùn vốn thành lập, khoảng 10 công ty thì sau 10 năm chỉ còn 1. Tức 90% giải thể, trong đó có thể do kinh doanh tệ quá, và cũng có thể do công ty ăn nên làm ra quá. Cả 2 đều phải giải tán. Vì sao nên nông nỗi này?


From Rut700t-18-01-2010


Không ai biết vì sao. Tất cả đều do suy đoán. Khi làm ăn chung, khó khăn thì không nói gì, thậm chí là rất tốt, hữu hảo. Nhưng khi ăn nên làm ra, ai cũng muốn giành phần hơn, ai cũng nghĩ công lao mình nhiều hơn, nhưng lại chia phần bằng nhau. Tony có anh bạn, học chung lớp cao học. Anh lớn tuổi hơn và là 1 nhà kinh doanh thành đạt và học cao hiểu rộng, Tony xem như là đại ca. Sau khi rời tập đoàn xây dựng của Nhật với kinh nghiệm về tư vấn xây các tòa cao ốc, anh mở công ty riêng với 1 anh bạn thân. Lúc khai trương công ty, thấy anh bá vai ôm cổ với anh cổ đông này và nói "đây là ông anh của anh, coi như anh em ruột, sống chết có nhau, tụi anh tin tưởng nhau 100%, sẵn sàng hy sinh cho nhau". Nói rồi nâng ly côm cốp, bia rượu phừng phừng, nom có vẻ yêu nhau tha thiết. Những tưởng lúc đó ai mà nhào tới đánh ông cổ đông này, anh có thể rút gươm ra chiến đấu và có thể tử vì bằng hữu.


From Rut700t-18-01-2010
Nic@wlink.

Rồi công ty đến nay được 3 năm, làm rất tốt. Năm ngoái nhậu với anh. Anh uống ly bia và trề môi khi nói về cái anh cổ đông đó "Nó có làm gì đâu, trong khi tao làm chết bỏ luôn, cuối năm chia tiền bằng nhau. Mày thấy có điên không, có đúng không". Tony hỏi lại thế lúc đầu góp vốn thì sao, có ràng buộc điều lệ thế nào. Ảnh nói là lúc đó nó có tiền, tao có nghề, nên mới hùn lại làm. 50/50. Nó vẫn cứ đi làm việc của nó, vẫn có lương ngon lành, trong khi tao cày thấy mẹ. Anh nói và có vẻ tức tối lắm. Tony hỏi vậy giờ sao, ảnh nói tao sẽ hất nó ra khỏi công ty, yêu cầu nó rút vốn. Công sức là của tao cả mà.

From Rut700t-18-01-2010
Nic@wlink.
Hôm nọ gặp anh, anh nói "Tao đang điên tiết. Nó không chịu rút. Nó thấy đang ngon ăn mà. Rồi cũng sẽ phải rút thôi. Tao sẽ làm cho công ty này thua lỗ, thế nào nó cũng rút thôi mày ạ. Anh nói nó ngu lắm, có biết gì đâu. Thế là tao chỉ đạo kế toán tăng chi phí. Vợ con tao đi chơi cũng ghi vào chi phí công tác, tao cất nhà thì hạch toán vào xây chi nhánh, đi Đà Lạt tao cũng đi máy bay, rồi bắt tài xế chạy lên để chở tao đi vòng vòng, rồi tao bay về, tài xế xách xe không chạy về Sài Gòn. Tao suốt ngày tiếp khách.... Năm nay lỗ to mày ạ...mày thấy tao có thông minh không?" Nói rồi anh cười đắc thắng, gương mặt toát lên vẻ lanh lợi của 1 chủ tịch hiệp hội doanh nhân ngành Y quận X.




From Chat-Thuy-Nic


From Chat-Thuy-Nic

Nic@wlink.biz
Đi trên đường về, Tony nghĩ thầm. Thông minh thật sao. Sao 1 người mình từng ngưỡng mộ, từng rao giảng bao điều hay cho mình lại có suy nghĩ như thế? Thế rồi say quá, ngủ li bì, chẳng suy nghĩ được nhiều, cứ thế thời gian trôi đi. Hôm nay anh gọi điện rủ mình đi hội thảo vào tuần tới, anh nói, tao làm diễn giả mày ạ, mày đi đi cho vui. Tony hỏi hội thảo gì anh, anh nói hội thảo về tính Liên kết để tăng sức mạnh cho các doanh nghiệp Việt.
 
Bonus:
 
Bao nhiêu công trình nghiên cứu vì sao người Việt không kinh doanh thành công bằng người Trung Quốc, người Hàn, người Nhật, dù có vẻ chịu thương chịu khó, nhanh nhẹn hơn những dân tộc kia. Có lẽ lý do như bài dưới đây.
Cùng ý tưởng, bạn Hải Hậu, người có thâm niên quản lý doanh nghiệp lâu năm, kể:
"Mình biết một doanh nghiệp đã 10 năm. DN ấy có 2 người chung sức tạo dựng. Chủ tịch là đàn ông nay 50 tuổi, giám đốc là phụ nữ nay cũng 40. Đều đã có gia đình, kinh doanh giỏi đối nhân xử thế cũng được, đặc biệt là họ hết lòng cho công việc chung.
Một năm mình gặp họ vài lần thấy vẫn rất ổn, hôm qua gọi cho "chủ tịch" không được mình gọi cho "giám đốc"...
Rất nhẹ nhàng, àng bảo: "Em không làm ở đó nữa rồi chị ạ, chị cứ nhắn tin a ấy sẽ gọi lại thôi... không có lý do gì đâu e chỉ không làm nữa thôi"...
Ôi trời mình sốc thật, họ thân nhau như thế, qua bao nhiêu khó khăn, vậy mà!!!
Tối, qua chỗ một " anh cả" trong làng KD có chút việc, mình bức xúc hỏi tại sao( a có biết DN này).
Anh cả rít một hơi xì gà La Habana rất điệu nghệ rồi thủng thẳng đọc thơ:
"Em ơi trên đời này không có gì là quan trọng cả
Đến cả Tình yêu rồi cũng phải ra đi
Tiền bạc nào có nghĩa lý chi
Chỉ có Đôla là đáng kể....!!!"

Sao họ không hiểu, một người không thể làm ra nhiều đô la bằng nhiều người cùng hợp tác?????
 

Saturday 2 November 2013

Thursday 17 October 2013

695. A note from NBG.

Nguồn: Internet's 
A: "Mình muốn góp ý gì, trước nhất mình phải tốt cái đã đúng không, rồi mới đi góp ý người khác."

B: " Em nói đúng một phần, nhưng giờ anh xấu, em xấu. Anh nói em, và em nói anh. Thế mới đúng là phê bình và tự phê bình. Chứ anh đợi anh tốt, em đợi em tốt thì mới được phê bình người kia. Hóa ra chúng ta ngầm bao che cho nhau cái xấu cho nhau sao. Có khi mình xấu mình không nhận thức được, mà mình chỉ nhìn thấy ở người khác, mình phê phán họ và họ cũng phê phán mình. Như thế có phải là giúp nhau sửa chữa, tiến bộ không tốt hơn sao.?"

Friday 4 October 2013

Microsoft Toolkit 2.4.6 Final

 

Nguon's Microsoft Toolkit 2.4.6 Final


 Microsoft Toolkit Changelog:

 2.4.7
-Fixed crashes on Windows Vista.
-Fixed Windows Version number detection for Windows Vista and Windows 8.1.

2.4.6
-Added Windows 8 Embedded Industry KMS keys.
-Fixed KMS Server Service crash (most common on Windows XP).
-Removed use of embedded KMS Client for boosting KMS Server Client Count on real servers.
-Unified Windows Embedded product key sections.
-Using pure .NET KMS Server for activation.


This is a set of tools and functions for managing licensing, deploying, and activating Microsoft Office and Windows. All output from these functions is displayed in the Information Console. All functions are run in the background and the GUI is disabled to prevent running multiple functions, as they could conflict or cause damage if run concurrently. The Microsoft Office Setup Customization Functions (Customize Setup Tab), AutoKMS Uninstaller (if AutoKMS is installed), AutoRearm Uninstaller (if AutoRearm is installed), Office Uninstaller and Product Key Checker work even if Microsoft Office or Windows is not installed/supported. For information about individual functions, read further.

Requirements:
Microsoft .NET Framework 4.0 or 4.5 (Not 3.5)
Microsoft Office 2010 or Later for Office Toolkit Support
Windows Vista or Later for Windows Toolkit Support



   File: MTKV246.zip
CRC-32: 5b0ba725
   MD4: 4481fd35aebc57935a647b1d63a3d86a
   MD5: b6cc0ce81b558e359221a326ea16bf82
 SHA-1: e16b232923ce2d165281c3716797ea8c037aa744

  File: Microsoft Toolkit.exe
CRC-32: 724c5f28
   MD4: b8802d8964342026abab0ddbdf2f53cf
   MD5: d8863c4a4940aaa7f03f60de07fe1eff
 SHA-1: ba0415c11d768274302bcd98cc4f67a9ed876fe6

 Download:


Microsoft Toolkit 2.4.8 Final

http://rghost.net/48373285

mirror

http://ge.tt/2Q5yIyp/v/0


Microsoft Toolkit 2.4.7 Final

34 mb

http://rghost.net/47877855 


Microsoft Toolkit 2.4.6 Final

34 mb

 http://www.mediafire.com/download/cf6fj0upyevlhud/MTKV246.zip





Microsoft Toolkit 2.4.6 Final 

Sunday 29 September 2013

694. Đại gia bí ẩn đứng sau thương vụ mua 100 máy bay và thâu tóm ngân hàng


Gia đoạn chuyển giao thường xuất hiện các đại gia lớn, những người có quan hệ và biết nắm bắt cơ hội.

=======================================================================

Theo Vietnamnets:'s Chỉ trong một ngày, hai thương vụ trị giá hàng tỷ USD là thông qua việc sáp nhập hai ngân hàng và mua 100 máy bay mới đã gây rung động thị trường Việt Nam. Điều đáng nói, cả hai đều liên quan đến một tập đoàn lớn và doanh nhân thành đạt, kín tiếng. Chỉ với hai thương vụ nay, Dn và doanh nhân này đã xứng là đại gia số 1 của năm 2013.
[IMG]
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sovico Group

Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không không chỉ trong nước mà cả quốc tế và nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá rẻ mới vài năm tuổi đời này.

Cùng ngày với thương vụ “trăm tỷ USD” nói trên, giới đầu tư còn đón nhận thông tin Đại hội cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã thông qua các văn kiện quan trọng để sáp nhập vào HDBank.
[IMG]
Nói đến VietJetAir và HDBank gần đây nhiều người mới biết đến Sovico Holdings nhưng với giới đầu tư tài chính, cái tên này khá quen thuộc. Chủ nhân của tập đoàn tư nhân này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Thị Phương Thảo, là 2 trong 3 sáng lập viên xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) từ những ngày đầu thành lập - năm 1992.

Ông Hùng có bằng tiến sỹ của Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga; Viện sỹ Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống quốc tế Liên bang Nga, cử nhân kỹ thuật điện Đại học Kharkov. Ông Hùng được đánh giá là một nhà lãnh đạo tiên phong và có tầm nhìn trong Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là thành viên Ban tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và thành viên của Hội hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ.

Sovico Holdings hiện đầu tư vào nhiều lĩnh vực tài chính, bất động sản... và là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank, VIB Bank. Hiện tại, nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico là những cổ đông chính và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng HDBank.

Sovico Holdings cũng là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng Hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam – VietJet Air

Sunday 22 September 2013

693. TPP – những chuẩn mực mới của thế kỷ 21

TPP – những chuẩn mực mới của thế kỷ 21
SGTT.VN - Vượt xa nội dung những hiệp định thương mại thường thấy, hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra viễn cảnh xây dựng một khu vực tự do thương mại rộng lớn với những chuẩn mực mới của thế kỷ 21.
Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã trao đổi với TS Phạm Duy Nghĩa – giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trưởng khoa luật đại học Kinh tế TP.HCM, chủ biên cuốn TPP: Cơ hội nào cho Việt Nam vừa ấn hành về những thách thức đang đặt ra trước cơ hội này.
Ông có hy vọng TPP sẽ là lực đẩy buộc Việt Nam giải quyết những điểm yếu của điều hành kinh tế vĩ mô?
Không thể khẳng định tham gia TPP là chúng ta có ngay liều thuốc để giải quyết tận gốc các điểm yếu kém trong điều hành vĩ mô. TPP chỉ góp thêm một cơ hội và sức ép để Việt Nam giải quyết những vấn đề nội tại. Vấn đề của Việt Nam phải tự người Việt Nam giải quyết, không thể trông chờ áp lực từ bên ngoài. Sau sáu năm gia nhập WTO, mặc dù đã có những đổi thay về thể chế đáng kể, nhưng chất lượng thể chế vẫn là một rào cản cho phát triển: tính minh bạch kém, ưu ái đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước một cách bất bình đẳng, đầu tư công kém hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền chưa cao. Quyền sở hữu còn dang dở, bởi sự bảo hộ khách quan và hiệu quả của Nhà nước đối với các sở hữu và khế ước dường như thiếu vắng…
Bỏ nhiều công sức nghiên cứu về các nút thắt trong thể chế đã cản trở phát triển kinh tế, ông nhận diện thế nào về những yếu kém trong quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp nhà nước?
Theo đánh giá của ngân hàng Thế giới, tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước ở Việt Nam được cho là thấp, chất lượng chính sách và năng lực điều hành kém cải thiện, mức độ thực thi pháp luật tuân thủ chế độ pháp quyền chưa ổn định, thậm chí được đánh giá thấp trong khu vực, tính công khai minh bạch của chính sách kém được cải thiện…
Ngược lại, nếu so sánh với người láng giềng khổng lồ phương Bắc, hơn một thập kỷ tham gia WTO, nền kinh tế Trung Hoa đổi thay đáng kinh ngạc, mở ra một kỷ nguyên “thuê ngoài thể chế” để hiện đại hoá quốc gia. Đòn bẩy chiến lược WTO đã thúc ép cải cách thể chế hiệu quả. Người Trung Hoa từ năm 2006 đã áp dụng các tiêu chí quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện đại của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), từ đó cải cách 170 tập đoàn quốc hữu của họ khá thành công, rất nhiều tập đoàn trở thành những “tay chơi toàn cầu”. Ngược lại, Việt Nam đã không sử dụng được WTO để cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước cũng như quản trị quốc gia. Quan sát các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, hầu hết đều gặp trục trặc, không thể linh hoạt, năng động, sáng tạo như doanh nghiệp tư nhân. Dùng tài sản quốc gia để đầu tư kinh doanh mà không kiểm soát được là một rủi ro rất lớn cho nền kinh tế, cho toàn dân, cướp đi cơ hội và để lại gánh nợ cho các thế hệ con cháu. Với Vinashin và nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác ở Việt Nam, Nhà nước vẫn tiếp tục hỗ trợ, ưu ái, nguồn vốn được rót vào như một đặc ân, trên thực tế đã giúp các tập đoàn này né tránh sức ép cạnh tranh trong nước và quốc tế. Quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước cũng chưa minh bạch. Trong trường hợp mất khả năng thanh toán, người ta thường thấy Chính phủ can thiệp bằng biện pháp hành chính để cứu sự đổ vỡ của các tập đoàn này, với chi phí trải rộng ra cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và cho thế hệ mai sau.
Để có một doanh nghiệp nhà nước mạnh, phải tôn trọng sức ép cạnh tranh, tôn trọng tính hiệu quả, quy trình quản lý minh bạch. Hiện nay, khối tài sản quốc gia vào các doanh nghiệp nhà nước thực tế là rất lớn. Con số 1.300 doanh nghiệp nhà nước được công bố mới chỉ bao gồm những doanh nghiệp 100% vốn của Chính phủ, các bộ. Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp khác có một phần vốn của Nhà nước, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các đoàn thể, tổ chức xã hội có vốn từ ngân sách. Con số này lớn hơn nhiều, có thể vượt qua hàng chục ngàn doanh nghiệp được đầu tư từ ngân sách quốc gia. Phần lớn hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp nhà nước rất thấp, lượng công việc tạo ra cũng rất thấp so với số lượng công việc tạo ra từ khối dân doanh.
Việt Nam đang đứng trước sức ép cần công khai và kiểm soát chặt chẽ hơn khối lượng tài sản rất lớn đầu tư vào khu vực doanh nghiệp có liên quan đến ngân sách quốc gia, một khái niệm rộng hơn doanh nghiệp nhà nước. Do lẫn một số chức năng, phải gánh trách nhiệm thực thi một phần chính sách Nhà nước giao nên đôi khi doanh nghiệp nhà nước kinh doanh với hiệu quả không cao. Vì thế, phải minh bạch giữa kinh doanh và những gì thuộc về chính sách, những nguồn lực, khối tài sản được sử dụng thế nào? Vấn đề thứ hai, phải minh định ai là ông chủ của doanh nghiệp nhà nước: uỷ ban, Chính phủ, hay bộ? Nhưng bộ làm sao quản lý? Thực tế phải uỷ quyền cho một số cán bộ, công chức đại diện… Quyền sở hữu chồng chéo, được thực thi phân tán lại thiếu kiểm soát đã làm cho khối tài sản đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước bị hao hụt trầm trọng. TPP không phải bài thuốc, mà chỉ tạo thêm sức ép. Hơn lúc nào hết, cần minh định rõ ai thực hiện các quyền sở hữu cụ thể nào trong doanh nghiệp nhà nước, kiểm toán, đánh giá đo lường với mục tiêu đề ra, kiểm soát gắt gao doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn, tựa như các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán phải có trách nhiệm minh bạch quản trị với các cổ đông.
TPP được ký kết sẽ mở ra những cơ hội nào cho Việt Nam?
Nội dung TPP chưa được đàm phán xong, các cam kết chưa được công bố, song thông tin về nội dung đàm phán thu lượm từ nhiều nguồn khác nhau tiết lộ những sức ép rất lớn đang đặt ra cho Việt Nam: xoá bỏ hầu hết thuế quan, mở cửa thị trường, thắt chặt những chuẩn mực bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, các tiêu chuẩn kỹ thuật, và cam kết xây dựng chính quyền minh bạch… hướng tới xoá bỏ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hoá, dịch vụ và tư bản được lưu thông trong nội khối ngày một dễ dàng, nhà đầu tư an tâm hơn trong một môi trường thể chế ổn định… Trong đó, yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ được nâng cao, với những chế tài khắc nghiệt hơn khi các thành viên vi phạm thương mại tự do. Rồi còn những thể lệ để kiểm soát đầu tư công, đòi hỏi công khai toàn bộ ngân sách quốc gia, mua sắm của chính quyền; quyền tự do lao động, bảo vệ giới thợ… Các thể chế đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế, mang tính phổ cập toàn cầu chính là lợi điểm tạo sức ép cải cách thể chế từ bên ngoài giúp phá vỡ sức ỳ chống trả dai dẳng từ những thói quen cũ.
Gia nhập cuộc chơi TPP sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng giữa các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh?
Những cam kết từ TPP hy vọng sẽ kích thích sự tìm hiểu của doanh nghiệp và công chức Việt Nam. Khác với đàm phán gia nhập WTO, quá trình đàm phán TPP mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có tiếng nói. Nỗ lực để kịp thời ra mắt cuốn sách TPP: Cơ hội nào cho Việt Nam, chúng tôi mong muốn thông điệp “gia nhập cuộc chơi TPP, hằng hà sa số doanh nghiệp tư nhân năng động mới là chìa khoá cho phát triển” sẽ lan toả tới toàn xã hội. Nếu cứ để doanh nghiệp nhà nước né tránh sức ép cạnh tranh, được ưu ái nhiều độc quyền kinh doanh, cơ hội tiệm cận đất đai và tín dụng từ nguồn lực của Nhà nước, sẽ xuất hiện những nhóm thế lực kiểm soát tài nguyên kinh tế của quốc gia. Quốc gia nào cũng có doanh nghiệp nhà nước, nhưng thường chỉ kinh doanh những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, hoặc không có động cơ để đầu tư. Hy vọng với TPP, các thể chế sẽ được cải cách để thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển.
TPP chỉ góp thêm một cơ hội và sức ép để Việt Nam giải quyết những vấn đề nội tại. Vấn đề của Việt Nam phải tự người Việt Nam giải quyết, không thể trông chờ áp lực từ bên ngoài.
TPP buộc các doanh nghiệp phải quan tâm, hiểu những luật chơi khi thị trường mở rộng đáng kể, nhất là thị trường Hoa Kỳ, khi thuế suất được cam kết giảm, sẽ tạo cơ hội cho những ngành như da giày, dệt may xuất khẩu, đồ gỗ, linh kiện lắp ráp. Nhưng ngược lại, Việt Nam cũng mở cửa cho các nước nội khối TPP, những ngành từng được bảo hộ cao ở Việt Nam như lắp ráp ôtô chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Ngành chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp của họ tiên tiến hơn, chất lượng tốt hơn, khi thuế quan giảm sản phẩm nội địa của nước ta sẽ bị thách thức.
TPP hy vọng cũng sẽ dẫn đến tái phân bổ về đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài. Những sản phẩm dệt may Việt Nam vừa có cơ hội, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức nếu không chứng minh được quy tắc, tiêu chuẩn, giấy chứng nhận về xuất xứ hàng hoá. Kéo theo luồng đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, chuyển dịch đầu tư hy vọng Việt Nam có thêm giá trị gia tăng, sử dụng đầu tư nước ngoài như những cú hích. Ngành lắp ráp xe máy hình như đã là một ví dụ thành công khi tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm cao. Nếu Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài có trọng điểm trong khi doanh nghiệp tư nhân, các ngành công nghệ phụ trợ phát triển, FDI sẽ có hiệu ứng lan toả. Còn nếu FDI chỉ để sử dụng nguồn lao động rẻ thì… coi như là mở cửa dâng hiến thị trường, chúng ta góp lao động của các thế hệ công nhân trẻ tuổi và tài nguyên cũng như môi trường sống của quốc gia để làm giàu cho tư bản nước ngoài.
TPP có là cơ hội để mỗi người lao động hiểu và giành lấy quyền chính đáng của mình?
Khi đặt bút ký TPP, Việt Nam cần xem xét thực tiễn pháp luật có điểm nào lệch so với những cam kết từ TPP hay không? Nếu không nghiêm túc làm như vậy, tôi e rằng thực tiễn pháp lý nước ta có thể là nguyên cớ dẫn tới những vụ khiếu kiện tiềm ẩn sau này. TPP như chúng tôi tìm hiểu không có nội dung đáng kể nào cam kết về nhân quyền hay tự do dân chủ, song có nhiều cam kết về tiêu chuẩn và việc bảo vệ quyền lợi giới thợ, ví dụ quyền thành lập hội đoàn. Hiến pháp Việt Nam đều ghi quyền tự do lập hội. Tuy nhiên, những cuộc đình công của công nhân Việt Nam vừa qua đều xuất phát từ những vấn đề rất căn bản như bị quỵt tiền lương, lao động phải làm việc quá sức, bị giới chủ hành hung… Quyền của giới thợ bắt đầu từ quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của mình. Nếu bị khinh bỉ, ngược đãi, đánh đập, công nhân phải có quyền chống lại các hành vi đó để bảo vệ nhân phẩm của mình. Nếu bị kiện vì pháp luật quốc nội không bảo vệ quyền của giới thợ, sau khi được tài phán bởi một thiết chế tựa như trọng tài giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với các quốc gia nội khối TPP, các quốc gia khác sẽ giành quyền rút lại những ưu đãi thuế quan trước đó. Đừng vội mơ dễ dãi hưởng thuế suất 0% như một bữa tiệc mà không phải trả tiền, qua một đêm thuế suất có thể vọt trở lại 30% như cũ bởi vô số các biện pháp bảo hộ mậu dịch tiềm ẩn được che đậy khéo léo dưới các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động hay môi trường.
Vấn đề thứ hai là các tổ chức công đoàn của Việt Nam chưa đủ mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích công nhân. Miếng cơm manh áo của cán bộ công đoàn có khi còn lệ thuộc vào giới chủ, nên rất khó khăn khi chống lại sức ép của giới chủ.
thực hiện: Kim Yến

Tuesday 3 September 2013

692. 3 việc nguy hiểm trên đời.

Theo TTL'FB thì: Ở trên đời có 3 việc rất nguy hiểm, đó là đứng trước đầu bò, đứng sau lưng ngựa và đứng cạnh người ngu !

Tuesday 27 August 2013

691. Mdaemon Pro 13.5.2 Full

Download Mdaeon 13.5.2 tai trang chủ của Alt-N tại đây.

Download bản cr@cked tại đây

Copy Mdaemon.exe vao thư mục Mdaeon\Apps

Copy file MDAirSync.dll  vao thu muc \MDaemon\WorldClient\HTML




Sunday 18 August 2013

690. Thư giãn cuối tuần:Bộ tranh vui nhộn về Mỳ tôm Việt Nam

Nguồn: Internet:

Bộ tranh ngộ nghĩnh của tác giả Thăng Fly về món ăn Mỳ tôm đang được cộng đồng mạng hưởng ứng nhiệt liệt






















































Theo Đất Việt

 

689. Biện chứng là gì ?

 

Chữ biện chứng ( Dialectique) lấy nguồn từ chữ Hy lạp ( Dialegein) có nghĩa lúc đầu là nói chuyện, lý luận, nghệ thuận nói chuyện, nghệ thuật lý luận, gồm có Đề, Phản Đề và Tổng Đề ( Thèse, Anti these et Synthèse), được Socrate dùng để nói chuyện với dân, nêu ra những mâu thuẫn của người đối thoại, nhất là giới bình dân, để gợi ý cho họ, để làm cuộc đối thoại trở nên phong phú, tiếp đó là được những người của trường phái hùng biện và ngụy biện dùng để nói lên sự mâu thuẫn của đối phương, để tìm cách chiến thắng họ

Thursday 11 July 2013

688. Mdaemon 13.5.1 Full

Download Mdaemon 13.5.1 tại đây.

Dowload Mdaemon 13.5.1 cracked tại đây.

Hướng dẫn.

1) Stopping mdaemon

2) Copy Mdaemon.exe vap thu muc cai dat Mdaemon\App.

3) Copy MDAirSync.dll vap thu muc Mdaemon\Wordclient\HTML.

Done & Enjoy



Wednesday 17 April 2013

686. LÀM DƯ LUẬN VIÊN KHÔNG HỀ DỄ

 
LÀM DƯ LUẬN VIÊN KHÔNG HỀ DỄ

(Viết tặng các bạn Dư Luận Viên)

Trong suy nghĩ của nhiều người, trong góc nhìn của mọi người và cách hiểu của đa số người và gắn liền trong tiềm thức không thể nào thay đổi của đại số và thực tế cũng vậy Dư Luận Viên là cái nghề được biết được nhắc đến vốn bẩn thỉu, thấp hèn , đê tiện và bỉ ổi và dôi khi nó được ví như một lũ cừu có định hướng, cứ sểnh ra là viết. Viết và viết bất cần đúng sai, lợi ra sao hại như thế nào miễn là có lợi cho cái gì đó, vì cái gì đó, vì một tổ chức nào đó,….

Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ Dư Luận Viên là cái lũ đầu rỗng, mở mồm chém gió và nói phét, đã thế lại ngu, ít học nên mới chấp nhận đi làm DLV , chỉ giỏi bồi bút để bảo vệ cái gì đó, nói tục chửi bậy kinh hồn mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi. (ở đây ám chỉ lỗi logic là lỗi ngụy biện)

Người ta còn nghĩ Dư Luận Viên là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Bọn cúi trên đạp dưới,... Không khó để người ta thấy hàng hà sa số những lời lẽ mạt sát Dư Luận Viên trên mạng trên blog và cả báo chí lề trái và lề phải : “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”, "bọn mất dạy", "vô học" "không có giáo dục"...

Ở một góc độ khác người ta lại nói DLV là cái nghề dành cho những kẻ tiểu nhân đội lên cái lốt nhà báo, không cần học nhiều đọc nhiều vì những thứ họ viết ra chỉ cần đi soi mói, công kích cá nhân và hạ thấp hay sỉ nhục bất cứ những ai không cùng chính kiến với mình thế là đủ !

Nhưng không thể gộp hết lại những thứ xấu xa, bẩn thỉu, ghê tởm ấy để áp đặt hết cho những người cầm bút làm Dư Luận Viên được, ở một góc nhìn khác trong tôi vẫn có sự thông cảm nhất định cũng như thán phục về họ bởi có những giọt nước mắt lặng lẽ mà họ cố giấu vào trong , những nổi khổ của Dư Luận Viên mà các bạn sẽ không bao giờ thấy được cũng như thấu hiểu được hết. Bởi :

Những thứ họ viết không phải ai cũng có thể viết được !?

- Họ viết những thứ mà không phải ai cũng viết được, họ giấu sự thật vào trong để bẻ cong ngòi bút mà viết, những người cầm bút có lương tri hay còn chút lương tri còn sót lại họ không làm được thế và viết được thế, cho nên Dư Luận Viên là một cái nghề khó và không phải ai cũng làm được và vất bỏ lương tri đạo đức, danh dự của mình để làm được. Tôi thán phục họ vì điều đó.

- Những thứ họ viết ra có thể phơi bày tất cả : sự ngụy biện, công kích kẻ bất đồng với mình bằng những từ ngữ thô bỉ nhất và mạt sát đối phương bằng cách thấp hèn nhất mà có lẽ họ tự học và góp nhặt ở trường đời chứ trường học không ai dạy thế. Và không phải bất cứ người cầm bút nào cũng làm được như Dư Luận Viên. Tôi thán phục họ vì điều đó, rất khó để vứt bỏ đi lương tâm và danh dự mình để viết lên những thứ đó, nhưng họ vẫn làm, tôi biết là khó khăn lắm và không dễ gì và tôi nể phục họ vì điều đó !

- Qua ngòi bút của Dư Luận Viên tất cả có thể phơi bày trừ sự thật, sự liêm sỉ và sự tử tế, họ phơi bày tất cả trừ công lý và công bằng và đau đớn hơn là bán luôn cả lương tâm của chính mình để mà chà đạp lên dư luận và sự thật để mà viết, và dĩ nhiên đấy là điều khó không phải người cầm bút nào cũng làm được ! Tôi nể phục họ vì lẽ đó

- Tôi khẳng định nghề Dư Luận Viên là nghề khó, không phải ai cũng làm được cũng như chấp nhận vất đi cái lương tâm vốn bị chó gặm của mình để làm. Bọn đầu đường xó chợ, đâm cha chém mẹ, đâm thuê chém mướn cũng hay làm thế !

- Ai bảo làm nghề viết chân chính là khổ, cá nhân tôi hiểu và thấu hiểu làm Dư Luận Viên còn khổ hơn nhiều , thay vì tìm những thông tin khoa học, khách quan, viết phản ảnh thực tế chân thực hay truyền tải những thông tin có ích cho công đồng,... thì Dư Luận Viên phải làm 1 công việc khó và nặng nhọc hơn nhiều, thay vì học, đọc nhiều để hiểu nhiều kiến thức để làm vốn sống và vốn viết thì Dư Luận Viên còn phải đào sâu , đào bới xới trộn đời tư và vết tích không hay về cá nhân người ta để viết , để công kích để phỉ báng, đệ hạ thấp người ta xuống mà bản thân lại quên béng mất là "ném cứt vào mặt người khác thì tay mình phải dính cứt trước" mà chung quy cũng vì tiền và tiền. Đâu phải ai cũng dễ dàng chấp nhận báng rẻ và chà đạp lên lương tâm mình chấp nhận để xã hội và người đời phỉ báng mà viết lên những thứ ấy ! Nhưng họ đã làm và làm được, làm rất tốt. Tôi hiểu cái nổi khổ ấy và tôi lại càng thán phục họ

- Con người ta lúc trẻ thì họ sợ họ sống thừa để rồi khi về già đầu đã 2, 3 thứ tóc lại hối tiếc thời thanh xuân đã sống thừa, còn DLV thì đầu 2, 3 thứ tóc mang đủ học hàm chức tước , học vị nhưng vẫn viết ra những thứ để án tích bia miệng ngàn năm trong hậu thế. THứ mà đâu phải ai cũng có thể làm được, nuốt nhục , vứt cả sĩ diện luôn để viết ! Tôi thán phục và cả nể họ về điều đó !

- Chưa hết, người ta chỉ thấy DLV hiện diện qua những bài viết nặng mùi công kích, phỉ báng bôi bác cá nhân, tệ hại hơn những bài viết chửi bới nặng mùi rồi người ta khẳng định như đinh đống cột rằng DLV vốn vô học và chỉ vì vô học mới chấp nhận làm DLV, tôi vẫn tin đấy là cách nghĩ hiển cẩn không công bằng cho những người làm DLV, bởi ngòi bút họ còn bẻ cong được, lương tâm họ còn vứt bỏ được thì cái sự học kia chẳng qua dấu kỹ quá nên đâm ra tưởng chừng như vô học thôi !

- Có đôi khi tôi tự hỏi lòng mình : Có bao giờ họ thấy xấu hổ hay hổ thẹn với lương tâm họ, con cháu họ về những thứ họ viết ra hay không?? Rồi tôi tự tìm được câu trả lời chua chát cho chính mình là : "có lẽ là có", bởi họ mấy khi dám đề tên tuổi rõ ràng khi viết ra những thứ đó. "Có lẽ là có" nếu lương tâm và danh dự của họ vốn đã bị chó gặm và không tha đi luôn. "Có lẽ là có" bởi con người bất cứ ai cũng có một khoảng lặng trong tâm hồn, đến bọn đầu trộm đuôi cướp còn có hổng lẽ họ bị tha đi thật !?

Nhưng cuộc sống và xã hội này không thể thiếu DLV

- Không có Dư Luận Viên thì khi người ta viết và bàn tán khi xã hội phải rùng mình kinh ngạc về : mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? Hay bị tuồn ra vincom bán với giá rẻ để kiếm lời về những tai nạn thảm khốc, về hàng loạt công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ mà nợ nần đổ lên hết trên đầu người dân, những khoản nợ tỷ tỷ đồng nếu không có DLV thì ai ai sẽ đứng ra canh rình để định hướng lại dư luận, định hướng lại xã hội này , cứu nguy cho chủ, ai sẽ đứng ra gánh trách nhiệm xây dựng lại niềm tin vốn đã không có nay lại mất luôn trong dân về 1 đất nước được điều hành bởi những con người thiếu tài , thiếu tâm và thiếu luôn cả tầm. Đâu phải ai cũng làm được Dư Luận Viên !

- Không có họ ( DLV ) thì khi những quả đấm thép lỗ trăm tỷ, nợ nghìn tỷ- Thử hình dung nếu có một Bao Tự thay vì thích xé lụa mà xé tiền thì mất bao nhiêu năm mới xé hết số tiền ấy với mệnh giá 500.000 VND? đấy cũng là lúc niềm tin người dân tràn bờ thất vọng, không có DLV thì ai, ai sẽ đứng ra gánh trách nhiệm cao cả và nặng nề này cứu nguy cho "trên" !

- Không có họ ( DLV) thì ai ai sẽ là người luôn đứng ra vặn vẹo bênh vực tìm cách lý giải và ngụy biện cho những sự thật rành rành đang diễn ra trên đất nước mình, và có lẽ với họ như thế mới là yêu nước.

- Không có họ thì ai sẽ là DLV bởi XH đâu phải ai và người cầm bút nào cũng chấp nhận làm DLV

Monday 18 March 2013

685. Thư giãn : DM tao yêu mày được chưa thằng chó?


 
(Nội dung có những từ ngữ không phù hợp với độc giả dưới 18 tuổi)
Sài Gòn 2012,
Đây là một bức hình cũ từ những ngày đầu mới làm It's happened to be Vietnam, chẳng hiểu sao lại quên, hôm nay tình cờ lục lại mới nhớ câu chuyện.


Anh này là hàng xóm ở đối diện với mình, vợ ảnh là cô sinh viên ngày trước thuê trọ trong nhà. Anh thất nghiệp, còn mình không rõ nghề nghiệp của cô vợ nhưng mình thấy đi sớm về khuya và có một hình xăm trên đùi. Một buổi trưa, mình nghe 2 vợ chồng anh này cãi nhau, lớn lắm, tuy không muốn nhưng mình bị buộc phải nghe. Anh rất ghen vì vợ anh rất đẹp, tuy chẳng có gì tự hào nhưng hình như cô vợ là người kiếm tiền chính trong gia đình. Hôm đó anh phát hiện cổ nói chuyện điện thoại với một cha nào đó nên tức tối la mắng cô và tra hỏi cho bằng được. Cô này cũng không vừa, xưng mày tao với chồng luôn. Cuộc cãi vả cứ kéo dài kéo dài kéo dàiii, cho đến đỉnh điểm, là đoạn mình nhớ nhất:

- Anh kia: Đụ má mày đi theo thằng khác mẹ đi, đụ má tao đéo cần mày nữa đâu.
- Cô vợ: Nhưng mà đụ má tao yêu mày được chưa thằng chó?

Xong rồi cổ bật khóc. Còn ảnh ôm con ra ngoài ban công coi mấy con mèo nằm ngủ.

Mình chưa lớn đủ, nhưng ai, ở trong bất cứ địa vị hay vị trí nào đều ít nhất một lần bất an. Và đó là cảm giác không mấy dễ chịu. Bất an với bản thân, với lựa chọn, với người mình thương, hoặc như anh này là cả 3. Tuy không nên thơ lắm nhưng qua nét mặt của ảnh khi ra ngoài ban công với con, ảnh đã tìm được câu trả lời mà ảnh muốn. Còn mình, có thể dưới một hinh dạng nào đó khác, PG-13 hơn, nhưng cũng muốn được ai đó nói là "đụ má tao yêu mày" lắm. Hehe.


679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...