Friday 30 March 2012

607. Chính phụ ngâm Ver 2012

Nguồn's Gốc Sậy's FB

Thuở lục lộ nổi cơn gió bụi
Khách đi đường lắm nỗi truân chuyên
“Thăng” kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai quy hoạch cho nên nỗi này?
Phố Hà Thành người dày như kiến
Đường Sài Thành xe bện như sông
Sáng ra phải đến cửa công
Nửa đêm xuất phát vẫn không kịp giờ!
Xe cứ nổ vật vờ chẳng tiến
Còi cứ kêu mà kiến chẳng bò
Mặc cho pô-lít hét hò
Đường ta ta cứ vừa dò vừa “din”.
Lý Thái Tổ một nghìn năm trước
Có chiêm bao chẳng được thế này:
Triệu người mặt đỏ hây hây
Bước đi một bước giây giây lại dừng.
Lòng thiếp tựa bừng bừng lửa đốt
Dạ chàng như xát bột ớt cay
Hết giờ, tan lớp rồi đây
Con thơ ngóng mẹ, bạn bầy ngóng… bia.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy đen đen những khói cùng xe
Thương hai con mắt cay xè
Bia chàng, con thiếp ai về trước ai?
Chàng tuổi trẻ vốn dòng Đoàn đội
Xếp trống kèn theo hội “lăng xăng”
Số chàng không giáng thì thăng
Qua kỳ Đại nghị mà thành Thượng thư.
Chí làm trai sá gì xe ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao
Thượng phương bảo kiếm đã trao
Nhậm chức chàng “nổ” ào ào gió thu.
Bằng tiến sỹ gió ù ù thổi
Mặt thượng thư trăng rõi rõi soi
Thượng thư – Tiến sỹ mấy người
Nào ai đáng mặt, nào ai đáng tầm?
Ngòi dưới cầu tàu “ngâm” mấy chiếc
Người trên đường ngày chết mấy trăm
Tức thì “chém gió” phăm phăm:
“Chặn ngay tai nạn, sang năm giảm liền!”
Lại thương nỗi phố phường xe kẹt
Chàng nêu gương xe buýt mà đi
Công văn chàng ký tức thì

Công chức lục lộ định kỳ phải theo!
Dù thiên hạ mè nheo, đẻ kích
Cấm mô tô bình bịch từ đây
Một lần gươm báu ra tay
“Nhất nhung đại định” việc này phải xuôi!
Chàng đã quyết , lòng người chưa quyết
Xe cấm đi, nhưng việc phải đi
Ai hay giữa chốn kinh kỳ
Đón con, chợ búa xe gì, hỡi ai?
Chàng từ đi vào nơi Đà Nẵng
Xuống phi trường là xắn quần lên
Tướng quân tả hữu hai bên
Tiền hô hậu ủng tiến lên công trường.
Hỏi Ban trưởng tên Cương họ Đặng
Phi trường xây mấy tháng nữa xong?
“Dạ thưa, đang rối bòng bong
Cuối năm chưa thể hoàn công, khánh thành”
Tức thì trận lôi đình bỗng nổ
Rút mô bai chàng xổ một bài
“Hai sim hai sóng on lai”
Lệnh ngay xếp Tổng tìm ngài thay Cương.
Thương thay nỗi đoạn trường họ Đặng
Tưởng ngọt ngào mà đắng oan gia.
Bóng cờ tiếng trống dần xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.

Chàng từ buổi giữa dòng trảm lính
Tiếng thơm bay bá tính đều ca
Mặt chàng đỏ tựa ráng pha
Giọng chàng xủng xoảng như là thép gang.
Tiếng tụng ca ùng oàng như pháo
Báo giấy in rồi báo “on lai”
Đồng thanh chỉ có một bài:
Thượng thư Đệ nhất là ngài Thăng Thiên

Monday 26 March 2012

606.Trung Quốc: Cường quốc đơn độc

Theo Ba Sàm's

Foreign Policy

Cường quốc đơn độc

Vì sao chỉ còn lại những nước xảo trá là bạn thật sự của Trung Quốc?

Tác giả: Minxin Pei

Người dịch: Nguyễn Tâm

20-03-2012

Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những vị khách hiếm hoi từng đặt chân đến Trung Quốc thường nhìn thấy tấm áp phích khổng lồ đặt tại sân bay, với những dòng chữ khoe khoang đến nực cười, “Chúng tôi có bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Thực sự, nước Trung Hoa theo chủ nghĩa Mao – một nhà nước xảo trá chuyên xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang đi khắp thế giới, một kẻ thù không đội trời chung của phương Tây và khối Xô-viết cũ – từng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Trong quá khứ, Trung Quốc chỉ có mối giao hảo với một vài nước như Rumani của Ceausescu, Campuchia của Pol Pot; duy nhất chỉ có quốc gia bé nhỏ Albania, từng là đồng minh thật sự của Trung Quốc, nhưng chỉ trong những năm tháng ngắn ngủi và ảm đạm.

Bốn mươi năm sau, một Bắc Kinh quả quyết và hùng mạnh có thêm nhiều bạn. Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc được nhiều chính phủ châu Phi chào đón nồng nhiệt (không nhất thiết dân địa phương có hoan nghênh hay không); các nước châu Âu thì xem Trung Quốc như một “đối tác chiến lược”, và Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang nổi lên hàng đầu như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi. Tuy có Pakistan, nước phụ thuộc vào trợ giúp của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, được Trung Quốc yểm trợ với mục đích chủ yếu nhằm tạo thế đối trọng chống Ấn Độ, Bắc Kinh thiếu hẳn những đồng minh thật sự đến mức khó tin.

Quan hệ hữu nghị hay đồng minh chiến lược thật sự không phải là thứ hàng hóa có thể mua hoặc đổi chác theo cách thông thường.  Nó đặt trên nền tảng cùng chia sẻ những mối quan tâm về an ninh, được củng cố bằng những giá trị tư tưởng giống nhau và sự tin cậy lâu dài. Trung Quốc nổi tiếng về “thủ đoạn ngoại giao con buôn” – đi khắp thế giới giở trò mua chuộc một cách dễ dàng bằng tập chi phiếu dày cộm, ủng hộ những chế độ (thường là thối nát, bị cô lập, là nước nghèo) như Angola, Sudan để đổi lại những điều khoản có lợi về khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc biểu quyết chống lại những nghị quyết do phương Tây bảo trợ, có nội dung chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn thiếu hẳn những đồng minh chiến lược đáng tin cậy, nguyên nhân từ ba yếu tố có quan hệ với nhau: địa lý, ý thức hệ và chính sách.

Trước hết, Trung Quốc nằm ở vị trí địa chính trị là một trong những nước láng giềng khó chịu nhất thế giới. Trung Quốc có cùng biên giới với Nhật, Ấn Độ và Nga; cả ba cường quốc chủ chốt này từng trực tiếp xung đột quân sự với Trung Quốc trong thế kỷ 20. Trung Quốc vẫn còn tồn tại những tranh chấp lãnh thổ với Nhật, Ấn Độ, và người Nga đang lo sợ những dòng người Trung Quốc di cư, đến sinh sống tràn ngập khu vực Viễn Đông thưa thớt dân cư. Là những đối thủ địa chính trị tự nhiên như vậy, những quốc gia này không dễ dàng trở thành đồng minh với Trung Quốc. Vùng Đông Nam Á có Việt Nam, một nước không dễ khuất phục, không những từng trải qua nhiều cuộc chiến với Trung Quốc, nước này có vẻ đang tăng cường nỗ lực đấu tranh vì chủ quyền đối với vùng biển đang tranh chấp, thuộc khu vực biển Đông. Và ngang qua biển Hoàng Hải là Hàn Quốc, trong lịch sử từng bị Đế quốc Trung Hoa đô hộ, nhưng nay trở thành một đồng minh vững chắc của Mỹ.

Còn lại các nước như Myanmar, Campuchia, Lào và Nepal, những nước yếu kém này là những “cục nợ chiến lược” thật sự của Trung Quốc: duy trì rất tốn kém nhưng mang lại lợi ích rất nhỏ. Thập niên vừa qua, Trung Quốc ra sức tranh thủ thuyết phục các quốc gia có vai trò quan trọng hơn ở Đông Nam Á gia nhập quỹ đạo của mình với chiêu bài tự do thương mại và những hứa hẹn ngoại giao. Trong lúc chiến dịch này chỉ tạo ra thời kỳ trăng mật ngắn ngủi giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, nó đã nhanh chóng tuột dốc khi Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trên biển Đông, điều này khiến các quốc gia Đông Nam Á nhận ra rằng, sự lựa chọn an ninh tốt nhất của họ vẫn là Mỹ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua ở Bali, tháng 11 năm 2011, hầu hết các nước thuộc khối ASEAN đều lên tiếng ủng hộ lập trường của Washington về vấn đề biển Đông.

Trung Quốc có thể là nước bảo trợ của Bắc Triều Tiên, nhưng hai quốc gia này lại không ưa gì nhau. Nỗi lo ngại về một Triều Tiên tái thống nhất khiến Trung Quốc phải tiếp tục bơm viện trợ ồ ạt cho Bình Nhưỡng. Mặc dù có được Trung Quốc như cái máy rút tiền và trạm tiếp nhiên liệu, nhưng Bình Nhưỡng vẫn không tỏ ra biết ơn đối với Bắc Kinh, cũng như rất hiếm khi chịu để những mối quan tâm an ninh của mình song hành với Trung Quốc: cứ xem tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, rõ ràng đã làm tồi tệ hơn môi trường an ninh của Trung Quốc. Thậm chí còn tồi tệ thế này, Bình Nhưỡng từng nhiều lần tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Washington sau lưng Bắc Kinh trong suốt quá trình đàm phán sáu bên do Trung Quốc bảo trợ, cho thấy Bắc Triều Tiên luôn sẵn sàng bán đi “người bạn” và láng giềng của mình cho kẻ ra giá cao nhất. Tuy Trung Quốc có ít sự lựa chọn, nhưng nước này nên cư xử đẹp, không nên hằn học dù mối quan hệ giữa họ và nước Triều Tiên thống nhất có thể xấu đi: Nếu Hàn Quốc dân chủ thâu tóm được Bắc Triều Tiên, quốc gia mới tất nhiên sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ, thay vì gần gũi hơn với Trung Quốc.

Trong tất cả các nước láng giềng, duy chỉ có Pakistan tạo ra được lợi ích an ninh thật sự cho Trung Quốc. Nhưng do tình hình bất ổn trong nước làm suy yếu chính phủ Pakistan, lợi ích sau cùng của mối quan hệ này đang suy giảm. Việc Trung Quốc mở rộng quan hệ an ninh, thương mại với các chế độ chuyên quyền Trung Á gặp phải sự cạnh tranh từ Nga (nước bảo hộ truyền thống của họ) và Mỹ; những chính phủ này có thể cần Trung Quốc để cân bằng trong quan hệ với các cường quốc khác, vốn đang thèm muốn nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của họ, nhưng các nước Trung Á cũng rất lo sợ trước viễn cảnh bị rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, dẫn đến việc thiết lập liên minh thật sự với quốc gia này.

Nếu phương diện địa lý góp phần làm cho Bắc Kinh mất đi những đồng minh an ninh lâu bền, hệ thống độc đảng của Trung Quốc cũng làm hạn chế nghiêm trọng một loạt các ứng viên có thể đưa vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Các nền dân chủ tự do – hầu hết là những nước giàu mạnh và có ảnh hưởng – đều ngoài tầm với của Trung Quốc, do những ảnh hưởng bất lợi trong nước và quốc tế khi họ thành lập liên minh với một chế độ độc tài. EU và Trung Quốc sẽ  không có chuyện xúc tiến một liên minh an ninh; việc nâng cấp mối quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược” chỉ là lối nói hoa mỹ, ngay lập tức trở nên rỗng tuếch bởi lệnh cấm vận vũ khí EU đang áp đặt lên Trung Quốc và những tranh chấp thương mại triền miên.

Các chế độ dân chủ thông qua bầu cử chiếm đến khoảng 60% tổng số các nước trên thế giới, làm cho số lượng các nước đồng minh chính trị tiềm năng của Trung Quốc trở nên nhỏ hơn rất nhiều so với thập niên 1960 và 1970. Những thể chế dân chủ tự do mới sau này như Mông Cổ, nước láng giềng của Trung Quốc, tỏ ra miễn cưỡng khi bang giao với một gã khổng lồ độc tài, đặc biệt trong quan hệ láng giềng. Thay vào đó, Mông Cổ theo đuổi liên minh với phương Tây vì mục đích an ninh (và người ta cho rằng Bắc Kinh không hài lòng về cuộc tập trận quân sự chung được tổ chức gần đây giữa Mỹ và Mông Cổ). Ngày nay, mối quan hệ được thổi phồng từ thời chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Romania, Albania đã sụp đổ. Mặc dù nền dân chủ của họ còn nhiều khiếm khuyết, nhưng lãnh đạo hai nước này có vẻ hiểu rằng, nếu ràng buộc vận mệnh đất nước mình vào Trung Quốc sẽ làm hỏng cơ hội trở thành một phần của phương Tây. Kinh doanh, giao dịch buôn bán với Trung Quốc là một chuyện – có lẽ đó là điều không tránh được trong nền kinh tế hiện đại và toàn cầu hóa, nhưng đồng hành với nhau trong chính sách đối ngoại lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Trong ba thập niên qua, chiến lược chính sách đối ngoại của Bắc Kinh không tập trung vào việc xây dựng khối đồng minh chiến lược. Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh vào việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ, tận dụng môi trường hòa bình ở bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Chính sách ngoại giao Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông ở trạng thái tăng tốc làm việc hết sức chỉ đúng có hai lần: khi Trung Quốc gây sức ép lên Đài Loan vào thời điểm chính phủ ủng hộ độc lập lên nắm quyền tại đảo quốc này (giai đoạn 1995-2008), và khi Trung Quốc tập hợp các nước đang phát triển nhằm làm thất bại chiến dịch nhân quyền của phương Tây chống lại Trung Quốc. Đó là những lần Bắc Kinh phải dựa vào mối quan hệ ngoại giao (đi kèm theo sự đe dọa ngấm ngầm) để đạt được mục đích của mình, chẳng hạn Trung Quốc từng thuyết phục các nước như Algeria, Sri Lanka tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 12 năm 2010 nhằm vinh danh nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba. Nhưng mặt khác, giới lãnh đạo Trung Quốc có niềm tin chắc chắn rằng phương cách đáng tin cậy nhất để một cường quốc có thể bảo đảm những lợi ích và an ninh của mình vẫn là tập trung phát triển mọi tiềm năng của đất nước, trong khi đó lại không quan tâm đến phần còn lại của thế giới.

Như các cường quốc khác, Trung Quốc cũng có những quốc gia chư hầu, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên và Myanmar. Nếu Bắc Triều Tiên thể hiện một nước chư hầu có thể trở thành kẻ phá rối nguy hiểm đến dường nào, thì Myanmar lại là một ví dụ cho thấy, vì sao một nước bảo trợ không nên cho rằng vai trò “thượng quốc” của mình mãi là điều hiển nhiên. Cho đến khi xảy ra những biến chuyển chính trị mạnh mẽ gần đây tại Myanmar, Trung Quốc vẫn nghĩ rằng chính quyền quân sự của quốc gia cô lập này vẫn ngoan ngoãn nằm trong túi của mình. Thế nhưng, giới tướng lĩnh cầm quyền Myanmar dường như đã có kế hoạch khác, họ đã hủy một hợp đồng với Trung Quốc liên quan đến việc xây một con đập gây tranh cãi. Trước khi Bắc Kinh tỏ thái độ tức giận, Myanmar đã thả tù chính trị, và mời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Yangon trong chuyến thăm lịch sử. Hiện nay, Myanmar hình như đang rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể có một vài nước thật sự đúng nghĩa bạn bè, như Venezuela của Hugo Chávez, Zimbabwe của Robert Mugabe, Cuba của anh em nhà Castros. Nhưng nhìn chung, đây là những nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của các chính trị gia thường bị thế giới xa lánh, chuyên trục lợi khi quan hệ với các cường quốc. Bên cạnh việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhận được sự ủng hộ tại Liên Hiệp quốc, mức độ quan trọng chỉ có thế, việc quan hệ tốt với những quốc gia đó chỉ đem lại cho Bắc Kinh lợi ích nhỏ nhoi. Vả lại, hầu hết lãnh tụ của những nước này đều già yếu. Một khi thế hệ chính trị gia mới, giỏi giang hơn, theo đường lối dân chủ lên nắm quyền, quan hệ giữa những nước này với Trung Quốc có thể không còn nồng ấm.

Nga, một nước gần gũi nhất, gần như là một cường quốc đồng minh với Trung Quốc. Họ cùng chia sẻ nỗi lo ngại và căm ghét phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã đem Moscow và Bắc Kinh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Tuy vậy, lợi ích kinh tế chung của hai nước lại đang đi xuống: Nga đã làm Trung Quốc thất vọng khi từ chối cung cấp năng lượng và không bán cho Trung Quốc những vũ khí tiến tiến, trong khi Trung Quốc lại không bày tỏ đủ sự hậu thuẫn đối với Nga trong cuộc tranh cãi của nước này với Mỹ liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như trong vấn đề Gruzia. Nhưng xét về khía cạnh hoàn toàn chiến thuật, Trung Quốc và Nga đã trở thành đối tác lợi dụng lẫn nhau, cùng hợp tác tại Hội đồng Bảo an LHQ nhằm tránh sự cô lập, bảo vệ lợi ích sống còn của mình. Về vấn đề Iran, Nga và Trung Quốc điều phối nhau một cách chặt chẽ để giảm nhẹ áp lực của phương Tây lên Tehran. Đối với Syria, họ từng hai lần phủ quyềt các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để bảo vệ chế độ Assad. Tuy nhiên, bất kỳ người Nga hay người Trung Quốc chân thật nào cũng sẽ nói thẳng với mọi người rằng họ không phải là đồng minh; việc thiếu sự tin cậy chiến lược giữa hai nước đã khiến việc hình thành liên minh thật sự trở thành điều không thể.

Sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc đã tạo nên nỗi lo ngại “tiến thoái lưỡng nan về an ninh”: Thay vì làm cho Trung Quốc an ninh hơn, sức mạnh đang lên của Trung Quốc đã tạo ra nỗi bất an đối với các nước láng giềng, nghiêm trọng hơn, nó đã gây ra sự phản ứng chiến lược từ Mỹ, nước đang tập trung chuyển trọng tâm an ninh hướng về châu Á. Cuộc đối đầu chiến lược đang nổi lên này sẽ thử thách gay gắt kỹ năng ngoại giao của Bắc Kinh. Những lựa chọn chiến lược hiện có đối với Trung Quốc về phương diện tăng cường cấu trúc đồng minh là không nhiều. Hầu hết các nước châu Á đều muốn Mỹ duy trì vai trò cân bằng chủ chốt trong khu vực; những người bạn mà Trung Quốc có được ở những vùng khác trên thế giới không đem lại lợi ích gì cho cuộc đối đầu này. Tuy nhiên, có hai con đường, tuy khó khăn nhưng đầy hứa hẹn, Trung Quốc có thể tiến bước. Một là, Trung Quốc phải giải quyết những tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại với các nước láng giềng, và ủng hộ cơ chế an ninh tập thể trong khu vực, một khi thực hiện, có thể làm vơi đi nỗi lo của các quốc gia láng giềng, giảm bớt căng thẳng đối đầu Mỹ – Trung, làm triệt tiêu nhu cầu cần có đồng minh của Trung Quốc. Hai là, Trung Quốc cần dân chủ hóa hệ thống chính trị của mình, bước đi này sẽ loại bỏ triệt để những nguy cơ của một cuộc xung đột chính thức Mỹ-Trung, giúp Trung Quốc có được “bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Bước đầu tiên có thể trong khả năng của Trung Quốc, dù quá ít và quá trễ – và phải kiên trì, đừng nôn nóng với bước đi thứ hai.

Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College.

Nguồn: Foreign Policy

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Bản tiếng Việt © Nguyễn Tâm

605. Đắng lòng chuyện công nhân bán dâm kiếm thêm thu nhập

Theo Dân Trí online:

Đắng lòng chuyện công nhân bán dâm kiếm thêm thu nhập


Giữa chiều, tôi gọi cho bà M. ngỏ ý muốn tìm 2 em công nhân để “vui vẻ”. Bà bảo, chắc khoảng 18 giờ mới có, vì lúc đó công nhân mới tan ca. [732187950]

 Giữa chiều, tôi gọi cho bà M. ngỏ ý muốn tìm 2 em công nhân để “vui vẻ”. Bà bảo, chắc khoảng 18 giờ mới có, vì lúc đó công nhân mới tan ca.

CHỜ EM NÓ TAN CA

Khoảng 17 giờ, tôi điện lại, thông báo đang ngồi nhậu và đợi tại ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Chánh (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng). Bà M. cũng đang ngồi cà-phê gần đó, bảo chỉ có được một em, nó vừa đi làm về, đang tắm rửa, chút xíu nữa sẽ ghé quán.

Đúng như lời bà, chỉ một lát sau em xuất hiện, tự giới thiệu tên V. (ở Quảng Nam) hiện đang làm công nhân nhà máy đồ chơi (KCN Hoà Khánh). Bà M. tiếp thị, đây là công nhân chính hiệu đúng như yêu cầu, nếu cần sẽ cho xem thẻ. Qua vài câu hỏi thăm dò, quả thực V. đang là công nhân, làm việc tại nhà máy này cũng được vài năm. Tuy vậy, việc cô “tăng ca” kiếm thêm thu nhập chỉ thực sự bắt đầu khoảng 3 tháng nay, nhưng không phải thường xuyên, mà lâu lâu có “mối” mới đi khách. Cô kể, làm công nhân lương thấp, lại lao động tối mày tối mặt trong nhà máy mà vẫn không đủ trang trải cuộc sống.

Cô thường than với người bạn thân ở gần nhà bà M. về việc thiếu tiền, chật vật xoay xở trong cuộc sống. Cô bạn này đã hiểu, thông cảm và chia sẻ bằng cách giới thiệu V. cho bà M. để “phục vụ” khách làng chơi. Cuối tuần hay những bữa nhà máy hết việc, V. lại về nhà bà M. hoặc ở sẵn phòng trọ, có mối, bà M. sẽ gọi điện tới phục vụ. Một “cuốc” phục vụ nhanh tại nhà bà M. giá 150 ngàn đồng, V. chỉ được trả một nửa số đó. Nếu có khách gọi đi nhà trọ mà qua đầu mối bà M., V. phải nộp lại 50 ngàn đồng, và mỗi lần đi “tàu nhanh” như vậy giá 200 ngàn, nếu đi cả đêm là 500 ngàn đồng.

* Tìm đường tới gái gọi cũng là tìm tới giải pháp dẹp tệ nạn nhức nhối này.

V. tính tình vui vẻ, nhẹ nhàng, da trắng, vóc người tương đối chuẩn và khuôn mặt khá bắt mắt. V. không trang điểm phấn son, cũng chẳng ăn mặc mát mẻ, loè loẹt, nhìn bề ngoài và tính cách thì như con gái nhà lành, quê mùa. Phải chăng cũng vì cái giản dị, chân quê ấy mà nhiều khách làng chơi muốn tìm tới, như một trải nghiệm với món “rau sạch” mà “rẻ”? Không như những cô gái mà chúng tôi đã gặp ở các quán nhậu, cố tình gọi nhiều món ăn ra để “ghi điểm” với chủ quán, chứ mấy khi động đũa. Còn ở đây, V. không yêu cầu, chúng tôi tự gọi món, thích gì kêu nấy.

Đắng lòng chuyện công nhân bán dâm kiếm thêm thu nhập

CÓ PHẢI TẠI SỐ?

Ai cũng có một số phận và cái số của V. được cô tự nhận là hẩm hiu. Cô kể: cũng một đời chồng, cũng một mụn con, những tưởng cuộc sống sẽ mỉm cười với V., với cái gia đình bé nhỏ ấy. Nào ngờ, sống với nhau một thời gian V. mới biết chồng mình là kẻ lăng nhăng, vũ phu. Không thể chịu đựng được sau nhiều lần bị chồng hành hạ, cô quyết định chia tay, bồng con ra đi tay trắng. Lúc đầu, cô bồng con nhỏ ra Đà Nẵng, vừa làm công nhân, vừa nuôi con, nhưng ông bà ngoại thấy thương cháu, đã đón về nuôi. Trở về quê không biết làm gì, mà bám trụ thành phố thì ngày càng nghiệt ngã. Tiền lương công nhân mãi lẹt đẹt cho dù giá cả đã tăng chóng mặt.

Vậy mà, không phải lúc nào cũng có việc để làm. Cứ làm một thời gian, nhà máy hết việc, công nhân lại nghỉ, lại chơi dài. Để kiếm mỗi tháng vài trăm ngàn đồng gửi về quê nuôi con, để trang trải tiền phòng, tiền ăn... cái áp lực nghiệt ngã ấy đã khiến V. thiếu tỉnh táo, dấn thân vào làm “gái bán hoa”. Trong những căn phòng ẩm thấp, mờ tối của những dãy nhà trọ chỉ có giá 30 ngàn đồng cho một lần thuê “hành lạc”, V. đã “tiếp” biết bao người đàn ông xa lạ. Những hơi người thuộc đủ thành phần xã hội đã vện vào V. từ đó.

V. kể, cám cảnh nhất là lúc hết tiền, phải xuống nhà bà M. “tăng ca”. Khách ngồi nhậu ở nhà ngoài bảo ra cho xem mặt, V. sợ gặp người quen không dám ra. Cô cứ ngồi trong cái phòng tối mờ ấy chờ khách. Bà M. có la thế nào cô cũng đành chấp nhận, bảo đã cố hết sức, không thể cố hơn được nữa. Từ quán nhậu tới dãy nhà trọ cạnh đường ray không xa, dù trời tối, nhưng trước khi dẫn tôi đi, V. cũng lấy khẩu trang che kín mặt. Có lẽ, cô sợ ai đó bắt gặp mình trong cảnh thế này. Có lẽ, dãy nhà trọ cô dẫn tôi tới cũng là địa điểm quen thuộc, nơi cô đã tiếp biết bao khách. Vì vậy, cô phi xe thẳng vào chỗ kín rồi đi nhanh vào phòng như sợ bắt gặp một ánh mắt ai tại đây. Như một phản ứng nghề nghiệp, chủ trọ cũng nhanh tay trao “đồ nghề” giúp cô. Cũng phải nói thêm, V. không phải dân bán dâm chuyên nghiệp, chỉ lâu lâu “đánh dù” kiếm cơm, nên chuyện không có sẵn “đồ nghề” bên mình cũng dễ hiểu.

Đắng lòng chuyện công nhân bán dâm kiếm thêm thu nhập

V. "chuẩn bị" để tiếp khách tại nhà trọ.

V. khoe có người đàn ông ở Liên Chiểu đã bỏ vợ rất thương cô. Nhưng cô không đủ tin, bảo dễ gì người ta thương mình thật lòng. Dẫu sao cũng một đời chồng nên V. tỏ ra cảnh giác. Đang ngồi nhậu, người đàn ông ấy gọi điện, V. không dám nghe máy. Cũng theo lời V., nếu thứ bảy tuần sau, chúng tôi có nhu cầu, V. sẽ kéo thêm một người bạn nữ công nhân nữa đi “phục vụ” vì hiện giờ cô này đang về quê.

Những cô gái bỏ ruộng đồng, quê hương ra thành phố, vào các nhà máy lập nghiệp với mơ ước cuộc sống sẽ bớt khổ hơn. Nhưng, chính cái mưu sinh nghiệt ngã chốn thị thành đã đẩy không ít người trong số họ (những người thiếu bản lĩnh) vào con đường bán thân phục vụ khách làng chơi. Trong mắt người thân chốn quê nhà, họ vẫn là cô công nhân cần mẫn, làm lụng vất vả để chắt chiu mỗi tháng vài trăm ngàn đồng gửi về. Họ hay đổ cho hoàn cảnh, hay số phận đã đẩy mình tới chỗ “bán thân”. Nhưng cũng phải hỏi, có biết bao con người số phận còn nghiệt ngã hơn, hoàn cảnh cùng cực hơn, vẫn vươn lên, bươn chải mưu sinh chân chính?



604.Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan” cho Pháp Luân Công

Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan” cho Pháp Luân Công

Tác giả: Epoch Times, Chanhkien

Thứ hai, 26 Tháng 3 2012 14:03

Theo tin tức do nhân sĩ ở Bắc Kinh tiết lộ, trong các hội nghị cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “sửa lại án sai” (tiếng Trung gọi là “bình phản”) cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, mà còn đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”. Tuy nhiên đề xuất này luôn gặp phải phản đối từ phía Chu Vĩnh Khang và phe nhóm Giang Trạch Dân.

Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”

Ngày 24 tháng 3 năm 2012, trong hội nghị cấp cao ĐCSTQ, ông Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “bình phản Lục Tứ” (cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), mà còn đề xuất sửa lại án sai cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, các cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Ông còn động chạm tới khu vực cấm “nhạy cảm” nhất của ĐCSTQ, đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”.

Theo tin tức, các đề nghị này của ông Ôn Gia Bảo đã bị phe bảo thủ trong ĐCSTQ ngăn cản. Người phản đối giải quyết oan sai cho Pháp Luân Công là Chu Vĩnh Khang, nhân vật đại biểu phe phái của Giang Trạch Dân. Hồ Cẩm Đào không biểu đạt ý kiến nào.

Nguồn tin nói những người phản đối bình phản Hồ Diệu Bang là khá ít, còn phản đối bình phản Triệu Tử Dương lại khá nhiều. Bình phản Triệu Tử Dương, tất nhiên cũng phải sửa lại án oan cho cuộc thảm sát Thiên An Môn. Bình phản Hồ Diệu Bang, sở dĩ số người phản đối khá ít, là vì những nguyên lão cấp cao ĐCSTQ phản đối Hồ Diệu Bang đều đã qua đời rồi. Tuy nhiên, rất nhiều đại nhân vật phản đối Triệu Tử Dương vẫn còn sống, ví dụ Lý Bằng và Giang Trạch Dân, v.v.

Chu Vĩnh Khang và hệ thống chính trị-luật pháp mổ lấy nội tạng kiếm tiền

Sự cố Vương Lập Quân nổ ra đã bóc trần tấm màn đen “mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công”, bởi vậy Ôn Gia Bảo mới không do dự đề xuất tống Bạc Hy Lai vào tù. Ông Ôn nói: “Sáu, bảy năm trước, thực ra còn sớm hơn, hậu quả đáng sợ mà đàn áp Pháp Luân Công gây ra cho Trung Quốc đã nhìn thấy được rồi. Thông qua điều tra, chúng ta phát hiện Giang Trạch Dân đã sử dụng một lượng tài lực quốc gia kinh hoàng để trấn áp một đoàn thể dân chúng tay không tấc sắt, thật cực kỳ hoang đường. Mãi cho tới hiện tại, vấn đề này Trung ương vẫn không dám đối diện, không dám giải quyết”.

Theo nguồn tin, trong hội nghị nội bộ tại Trung Nam Hải, ông Ôn Gia Bảo nói: “Không cần thuốc mê, mổ lấy nội tạng sống, còn đem bán lấy tiền, đây là việc làm của con người ư? Sự tình loại này xảy ra đã nhiều năm rồi, chúng ta sắp về hưu rồi, vẫn còn chưa giải quyết…” “Hiện tại lòi ra sự kiện Vương Lập Quân, cả thế giới đều biết hết rồi, cần xử lý sao đây…”

Vấn đề Pháp Luân Công vẫn luôn là tiêu điểm gây bất đồng giữa liên minh Hồ-Ôn và phe phái Giang Trạch Dân.

Khi cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ đang kịch liệt chưa từng có, mạng tìm kiếm Baidu vốn bị phe nhóm Giang Trạch Dân khống chế nghiêm ngặt, gần đây đã một lần bỏ cấm các nội dung “Lửa giả“, “Đoàn Nghệ thuật Thần Vận“, “Chuyển Pháp Luân“, “Mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công“, v.v. đặc biệt tin tức ĐCSTQ mổ cướp nội tạng khiến người ta kinh hãi. Điều này thuyết minh kiếm của Hồ-Ôn đang nhắm vào tử huyệt của tập đoàn Giang Trạch Dân, bởi vì Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều thăng tiến đường quan lộ nhờ tiên phong theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.

Bạc Hy Lai bị Ôn Gia Bảo đoạn đứt “hoạn lộ”

Mới đây, trang mạng WikiLeaks đã công bố một bức điện ngoại giao của Mỹ, trong đó nói thời Bạc Hy Lai còn đảm nhiệm chức Bộ trưởng Thương mại, ông ta vì “bức hại Pháp Luân Công” mà bị rất nhiều quốc gia nước ngoài khởi tố. Ngoài ra, do Ôn Gia Bảo cực lực phản đối ông ta nhăm nhe chức Phó Thủ tướng, Bạc Hy Lai đã bị giáng xuống chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, khả năng là trạm dừng cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của Bạc.

“Chuyển Pháp Luân” một lần được bỏ cấm

Khoảng 2 giờ sáng ngày 21 tháng 3 năm 2012 giờ Bắc Kinh, từ mạng Baidu, cư dân mạng Trung Quốc có thể tìm kiếm cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“, trước tác của Pháp Luân Đại Pháp bị che đậy đã nhiều năm. Trang chủ của Baidu hiển thị các website nội dung liên quan đến Pháp Luân Công, bao gồm cả đồ hình Pháp Luân và Pháp tượng của Đại sư Lý Hồng Chí. Người ta cũng nhìn thấy nội dung toàn văn cuốn “Chuyển Pháp Luân”, tác phẩm nổi tiếng nhất của Pháp Luân Đại Pháp, cùng ảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc.

“Thu hoạch đẫm máu” một lần được bỏ cấm

Không chỉ có vậy, cũng trên mạng tìm kiếm Baidu lớn nhất Đại Lục, vào lúc 8 giờ tối ngày 23 tháng 3 giờ Bắc Kinh, người ta có thể tìm kiếm cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) và các tin tức liên quan phơi bày tội ác mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cuốn “Thu hoạch đẫm máu” mới do hai nhà vận động nhân quyền Canada là David Kilgour và David Matas công bố tại Đài Loan, là một báo cáo điều tra ĐCSTQ mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo dẫn chứng một lượng lớn điều tra thực tế, chứng minh ĐCSTQ mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công là có thật, mô tả đây là “tội ác chưa từng có trên trái đất này”.

Tối hôm đó, khi người dùng gõ “Vương Lập Quân mổ” vào Baidu, kết quả đầu tiên là “Vương Lập Quân tự mình trình báo nhiều tình tiết về Bạc Hy Lai”, còn kết quả cuối cùng là “Tận mắt chứng kiến mổ lấy nội tạng”. Tất cả đều phơi bày Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai câu kết theo gót tập đoàn Giang Trạch Dân tàn khốc bức hại Pháp Luân Công, và kéo ra tấm màn đen tội ác mổ lấy nội tạng.

Phim “Lửa giả” vạch trần chân tướng tự thiêu một lần được bỏ cấm

Ngày 23 tháng 3, trên mạng Baidu, người ta có thể tìm thấy “Lửa giả” (http://www.falsefire.com), bộ phim tài liệu do Đài truyền hình Tân Đường Nhân chế tác vạch trần chân tướng đằng sau “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn” xảy ra chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001. Bộ phim đã đoạt giải Liên hoan phim Columbus lần thứ 51.

Bộ phim đã phân tích rất nhiều điểm đáng ngờ trong “vụ án tự thiêu” này: Chẳng hạn, chỉ trong một thời gian cực ngắn, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã chạy tin “5 học viên Pháp Luân Công tự thiêu”. Qua phân tích băng quay chậm đoạn phim của CCTV, bộ phim “Lửa giả” đã chứng minh cô Lưu Xuân Linh, người phụ nữ 36 tuổi không có quan hệ gì với Pháp Luân Công, đã chết tại chỗ do một cú đánh từ một người vạm vỡ trên hiện trường. Bộ phim cũng giải thích tại sao nửa năm sau, đứa con gái 12 tuổi của cô Lưu lại chết bất thường, cũng như thật giả đằng sau nhân vật chính “Vương Tiến Đông”, v.v.

Ngày nay, trong khi cô gái trẻ đẹp bị bỏng đến mức không nhận ra – Trần Quả và mẹ cô vẫn còn đang bị giam lỏng, thì nhân vật được cho là người của công an – “Vương Tiến Đông” đã bốc hơi không biết hướng nào. Giới quan sát bên ngoài cho rằng, vụ án “tự thiêu tại Thiên An Môn” này chính là do La Cán, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp ĐCSTQ chế tác, và được xưng là “vụ lừa dối thế kỷ”.

“Chân tướng Pháp Luân Công” – tử huyệt của tập đoàn Giang Trạch Dân

Ông Thạch Tàng Sơn, chuyên gia vấn đề Trung Quốc tại Washington D.C cho rằng, trong cuộc đấu đá nội bộ kịch liệt hiện nay của ĐCSTQ, phe Hồ-Ôn muốn lấy danh nghĩa chống hủ bại, đấu tranh đường lối để đánh vỡ phe phái Giang Trạch Dân. Nhằm huy động lực lượng chính trị và đạo đức, họ đã đưa ra ánh sáng một loạt chân tướng đằng sau các tội ác như mổ cướp nội tạng,… để dân chúng Trung Quốc nhìn thấy Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân bao năm qua đã phạm phải tội ác khiến người dân phẫn nộ như thế nào. Ông cho rằng, dân chúng Trung Quốc nhất định sẽ yêu cầu trừng trị những kẻ ác trong hệ thống chính trị-tư pháp.

Ông Thạch Tàng Sơn nói, nếu như Hồ-Ôn có thể tiếp tục phơi bày tội ác của Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang, để dân chúng nhìn thấy chân tướng, lại thuận theo ý dân mà trừng trị kẻ xấu, thì họ sẽ có thể chiếm cứ điểm cao chính nghĩa và đạo đức trong cuộc nội đấu tại Trung Nam Hải. Ngoài ra, điều này sẽ đánh trúng chỗ hiểm trí tử của phe phái Giang Trạch Dân, giành được nhân tâm, cục diện Trung Quốc sẽ đi theo hướng bình ổn quá độ, đây chính là lối thoát tương lai của Trung Quốc.

Đúng như lời thề của ông Ôn Gia Bảo trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 3, kết quả xử lý sự kiện Vương Lập Quân đã chứng tỏ “trải qua kiểm nghiệm của pháp luật và lịch sử”.

Hơn 50 quan chức cấp cao ĐCSTQ bị khởi tố tại 30 quốc gia trên toàn cầu

Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo, từ đó đạt đến bình hòa và hoàn thiện về tự ngã. Pháp môn tu tâm dưỡng tính cổ xưa này được truyền ra từ năm 1992 tại thành phố Trường Xuân bởi ông Lý Hồng Chí, và tới năm 1999 đã phổ biến tới hơn 50 quốc gia trên thế giới, giúp hàng triệu người thu được lợi ích.

Tuy nhiên, do số người tập Pháp Luân Công ngày càng nhiều tại Trung Quốc, nên tháng 7 năm 1999, cựu Bí thư ĐCSTQ là Giang Trạch Dân cảm thấy khủng hoảng bất an, và đã phát động một cuộc vận động trấn áp tàn khốc Pháp Luân Công.

Hơn 10 năm qua, từ chứng cứ giả “1.400 cái chết”, đến vụ án giả “tự thiêu tại Thiên An Môn”, cho tới mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công, đây đều là các tội ác mà tập đoàn Giang Trạch Dân phạm phải. Tới nay, Giang Trạch Dân và những người đồng lõa, bao gồm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, v.v. hơn 50 quan chức cấp cao ĐCSTQ, đã bị khởi tố tại 30 quốc gia trên thế giới với tội ác diệt chủng và chống lại loài người.

.

Nguồn: The Epoch Times – Đại kỷ nguyên

Friday 9 March 2012

603. Món quà thứ 4 và thứ 5 dành cho BKAV

Tiếp theo yêu cầu của đông đảo cư dân mạng, để chứng tỏ những gì chúng tôi nắm giữ, chúng tôi tiếp tục công bố những gói data nội bộ thể hiện toàn bộ "thâm cung bí sử" của Bkis và những hoạt động của công ty này.

KỲ 1: NHỮNG "SPECIAL PROJECTS" CỦA BKIS

1. APCERT 2009: Nguyễn Minh Đức và Đỗ Mạnh Dũng đã biểu diễn những gì?

2. Korea DDoS: Bkis đã tìm thấy gì trong vụ này để trở thành "niềm tự hào" của giới bảo mật Việt Nam?

3. TC5: Nhóm "Task Force" của Bkis đã huấn luyện TC5 như thế nào? Họ đã thể hiện đạo đức nghề nghiệp ra sao?

4. Underground Team: Nhóm "Underground" của Bkis đã thực hiện những phi vụ điều tra công nghệ cao gì?

Toàn bộ thông tin nằm ở đây, mời cư dân mạng xem xét và đánh giá để có một góc nhìn khác hơn về BKIS!
http://ubuntuone.com/4ENufHhmFeLa4iOXGfalX7(Special thanks to phanledaivuong)Mrs. Anonymous

MÀN 2: NHÂN SỰ VÀ KHÁCH HÀNG

Mùng 08/03 trôi qua êm ả, thấy tình hình 1st sôi nổi quá, buồn buồn chia nhau ngồi đọc kho dữ liệu kinh khủng làm món quà 2nd tặng cư dân mạng. Thôi thì không đụng vào những vấn đề tế nhị nữa, màn 2 chúng tôi xin giới thiệu món quà đặc biệt khác:

MÀN 2: NHÂN SỰ VÀ KHÁCH HÀNG

1. BKIS's Employees: Danh sách 795 nhân viên chính thức, 110 cộng tác viên thường trực và 55 cộng tác viên bán thời gian (may be "Chị Thiến"?). Tặng luôn cư dân mạng danh bạ điện thoại của BKIS, ai muốn bị chém thì gọi.

2. CCS - Contact Center System: Hệ thống hỗ trợ khách hàng, bao gồm:
- Mã nguồn (ngôn ngữ ASP.NET trên nền Microsoft Studio, SQL Server cracked). Xin lỗi vì cục .mdf quá khổ không cách nào share được. Ai cần xin liên hệ: 0913533344, sẽ gửi riêng ^.^ (j/k, đừng gọi kẻo bị ảnh dạy một khóa cảm tử).


Tra cứu thông tin khách hàng

Phản ánh mới nhất của khách hàng

Phản ánh của cộng tác viên
Database

- Danh sách khoảng 1 triệu zombies, sorry lộn, 1 triệu khách hàng của BKAV với các fields: Customer ID, Name, Address, Phone, Email, Registered date và Customer type trích xuất từ CSDL (lưu dưới dạng .csv, mỗi field cách nhau bởi ký tự [TAB]).


Xin mời:

Ubuntu One: http://ubuntuone.com/3KZWklscfGlPl0NbQYxJsV
(No Password Required)

Mrs. Anonymous



CHƯƠNG 3: MÃ NGUỒN, CƠ SỞ DỮ LIỆU, QUY TRÌNH V

Món quà số 3rd:
CHƯƠNG 3: MÃ NGUỒN, CƠ SỞ DỮ LIỆU, QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ HỆ THỐNG KHÁC
1. Internal documents: Các tài liệu, văn bản nghiên cứu, quan hệ công chúng, báo cáo,...

2. Source codes: Một số mã nguồn các module BKIS/BKAV (có thể có virus).

3. Templates: Các mẫu biểu báo cáo, trình chiếu, dịch vụ.

4. Databases: Một số backup database (website).

5. BMail: Hồ sơ dự án BMail.

6. eGov: Hệ thống eGov.

7. eOffice: Hệ thống và database BKIS eOffice.

Xin mời:

Ubuntu One: http://ubuntuone.com/3jvi5fvS6VtzNC5P1PrMtd
(No Password Required)

Mrs. Anonymous
Nguồn:
bkisop on Xanga

http://shoptinhoc.com/diendan/tin-tuc-cntt-gioi/257268-mon-qua-thu-4-va-thu-5-danh-cho-bkav.html

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...