Monday 31 October 2011

555.GS Tương Lai : “Phải trưng cầu dân ý về Điều 4 Hiến pháp”

Posted by basamnews on 01/11/2011

RFI Tiếng Việt

GS Tương Lai : “Phải trưng cầu

dân ý về Điều 4 Hiến pháp”

Thứ hai 31 Tháng Mười 2011

.

Sau nhiều lần đình hoãn, Việt Nam bắt đầu chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo dự kiến, dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013. Phiên họp thứ nhất của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã diễn ra vào đầu tháng 8/2011 dưới sự chủ toạ của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chưa biết Hiến pháp sẽ được sửa đổi như thế nào, nhưng trong phiên họp hôm đầu tháng 8/2011, ông Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố là việc biên soạn dự thảo phải bám sát thực tế, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, nhưng đồng thời phải “ bám sát Cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng”. Ông Nguyễn Sinh Hùng còn yêu cầu là hoạt động của ủy ban phải “ bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng”. Trước khi trình cho Quốc hội vào tháng 10 năm 2012, bản dự thảo Hiến pháp còn phải được báo cáo cho Bộ Chính trị.

Trong điều kiện như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp liệu có sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản về thể chế ở Việt Nam? Hiến pháp cần phải được sửa đổi như thế nào để thật sự có tam quyền phân lập, để Nhà nước thật sự là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân?

Đối với giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, những bản Hiến pháp sau này của Việt Nam coi như đã đi thụt lùi so với bản Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là bản Hiến pháp được coi là rất dân chủ, nhất là vì nó bảo đảm tam quyền phân lập và quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Cho nên, theo giáo sư Tương Lai, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 dĩ nhiên phải đáp ứng những yêu cầu mới của thế kỷ 21, nhưng phải dựa trên căn bản là tinh thần của bản Hiến pháp 1946.

Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với giáo sư Tương Lai từ Sài Gòn:

RFI: Kính thưa giáo sư Tương Lai, theo giáo sư, trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992, điều gì là trọng yếu nhất?

Giáo sư Tương Lai: Việc sửa đổi Hiến pháp là một điều đáng mừng, vì đó là đòi hỏi của đời sống. Vấn đề đặt ra là phải sửa như thế nào để đáp ứng nguyện vọng của dân. Tôi cho là sửa Hiến pháp tương đối dễ, vì đã có một cái chuẩn, đó là Hiến pháp 1946 của Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, được thông qua cách đây 65 năm, tháng 11 năm 1946.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Hiến pháp 1946 là Hiến pháp tiến bộ nhất, mẫu mực nhất. Đó là một Hiến pháp dân chủ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, một ngày sau khi tuyên bố độc lập 2/9:  “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Hiến pháp 1946 là làm theo hướng thượng tôn pháp luật để đảm bảo quyền lợi của dân.

Đương nhiên là đã 65 năm rồi, thời cuộc có thay đổi và phải cập nhật với tinh thần của thế kỹ 21 này, nhưng về cơ bản thì phải dựa trên Hiến pháp 1946, theo tinh thần Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ có những quyền không ai xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hiến pháp 1992 nếu có được sửa đổi thì phải theo được tinh thần đó.

RFI: Thưa Giáo sư, Hiến pháp 1946 là mẫu mực vì nó phân định rạch ròi tam quyền phân lập: hành pháp, lập pháp và tư pháp?

Giáo sư Tương Lai: Cái mà tôi nói là có một mô hình tương đối chuẩn là Hiến pháp 1946 không phải là ý kiến cá nhân. Tôi có tham dự cuộc họp của hội đồng xét duyệt thẩm định các đề tài sửa đổi Hiến pháp 1992, do Văn phòng QH và Bộ Khoa học Công nghệ triệu tập. Trong Hội đồng đó, tất cả các thành đều nhận định rằng Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp mẫu mực, mà những Hiến pháp về sau đó không đạt được. Vậy thì đổi mới có khi lại là quay trở lại cái trước đây. Trước đây làm đúng quy luật, nhưng sau đó người ta lại không làm đúng quy luật, gây nên những trở ngại.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì Hiến pháp 1946 gồm có 70 điều, nội dung có nhiều, nhưng chỉ tập trung vào hai vấn đề: xác lập quyền của công dân, quyền của Nhà nước và quyền giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Mà ở đây nổi bật lên hai điểm quan trọng nhất: ngăn cấm sự lạm quyền của quyền lực Nhà nước và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân.

Hiến pháp 1946 làm nổi bật lên nguyên tắc cơ bản là đặt pháp quyền lên trên Nhà nước và quyền phúc quyết Hiến pháp là thuộc về dân. Nhà nước pháp quyền phải được tổ chức theo nguyên tắc là tam quyền phân lập, để kiểm tra lẫn nhau. Trong Nhà nước pháp quyền ấy, Nhà nước và công chức chỉ được phép làm những gì luật pháp cho phép, còn người dân thì được làm tất cả những điều gì luật pháp không cấm. Những yếu tố pháp quyền đặt lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực là điều mà các Hiến pháp sau này không làm rõ. Bây giờ sửa đổi thì phải quay trở về với tinh thần, nội dung và những nguyên tắc mà Hiến pháp 1946 đã đạt được.

RFI: Thưa giáo sư, có một điểm trước đây không có trong Hiến pháp 1946, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, như quy định của điều 4 Hiến pháp 1992. Vậy thì khi sửa đổi Hiến pháp, có nên xóa bỏ điều 4 hoặc sửa đổi điều khoản này?

Giáo sư Tương Lai: Về điểm này thì theo tôi, tốt nhất là thực hiện ngay tinh thần mà tôi nêu lên trong Hiến pháp 1946, đó là quyền của người dân được phúc quyết Hiến pháp.

Đảng khẳng định là vai trò lãnh đạo của đảng đã được nhân dân tôn trọng. Tôi nhớ là gần đây, bạn tôi, giáo sư Chu Hảo, trong một bài báo có đặt ra vấn đề như thế này: điều 4 Hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy thì để khẳng định một lần nữa là ý đảng hợp với lòng dân, chỉ việc đưa ra trưng cầu dân ý, theo tinh thần quyền phúc quyết thuộc về dân. Nếu đúng là dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng, thì quyền phúc quyết Hiến pháp ấy của dân sẽ có sức mạnh lớn lao và làm uy tín lãnh đạo của đảng tăng lên, đồng thời trở thành vấn đề mang tính pháp lý nữa. Vậy thì hãy mạnh dạn đưa vấn đề này ra để người dân phúc quyết.

Cho nên, không nên đặt ra vấn đề là xóa bỏ hay không xóa bỏ điều 4. Ai có quyền làm điều đó? Chỉ có dân mới có quyền mà thôi.

RFI: Thưa giáo sư, ở Việt Nam có một số văn bản luật bị xem là trái với Hiến pháp. Trong Hiến pháp có quy định những quyền tự do như quyền tự do ngôn luận, nhưng trong Bộ luật hình sự Việt Nam lại có điều 88 về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Làm sao phân biệt được ranh gìới giữa tự do ngôn luận và tội danh này?

Giáo sư Tương Lai: Ở đây có vấn đề: Những điều quy định trong Hiến pháp, những điều quy định trong luật, hay là trong nghị quyết, với quá trình thực hiện đó, thì bao giờ cũng có một khoảng cách. Khoảng cách đó có thể ngắn, mà cũng có thể dài.

Vấn đề đặt ra là nếu tinh thần thượng tôn pháp luật, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, được thực thi một cách nghiêm túc, thì mọi văn bản luật hay dưới luật đều không được mâu thuẩn với bộ luật tối cao nhất, đó là Hiến pháp, vì Hiến pháp là ý chí của dân tuyên bố trước thế giới về thể chế Nhà nước của mình và cũng là tuyên bố khẳng định là dân sẽ chấp hành trên tinh thần đó.

Quá trình đưa những vấn đề đã quy định trong Hiến pháp, trong luật pháp vào thực tế bao giờ cũng có những mâu thuẩn. Chuyện này phải được khắc phục dần. Để khắc phục nó thì không gì khác hơn là phải làm thế nào để ý thức thượng tôn pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh, từ trong dân và trước hết là từ những người cầm quyền.

RFI: Thưa giáo sư, Việt Nam có nên thành lập Tòa án Hiến pháp hay Tòa Bảo Hiến để giám sát tính hợp hiến của các văn bản luật?

Giáo sư Tương Lai: Trong phiên họp thẩm định về đề tài sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi, những thành viên trong Hội đồng, cũng đã đề xuất vấn đề này. Phải có Tòa án Hiến pháp để kiểm tra việc thực thi Hiến pháp. Đó là điều phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vấn đề đặt ra là Việt Nam, nếu muốn đi vào quỹ đạo chung của thế giới, thì phải làm theo điều này. Nếu những gì trước nay chưa làm được, thì bây giờ làm đi! Đơn giản thế thôi. Vấn đề đặt ra là: Người dân Việt Nam và những người cầm quyền có muốn thực thi Hiến pháp theo đúng quỹ đạo của thế giới văn minh này hay không?

RFI: Nhưng nếu những thành viên của Tòa án Hiến pháp này cũng là do đảng chỉ định thì làm sao có thể bảo đảm được tính độc lập của cơ chế này?

Giáo sư Tương Lai: Đây là vấn đề nan giải đây. Nhưng bất cứ cái gì cũng đòi hỏi từng bước quá độ. Một lúc mà đòi hỏi ngay thì tôi cho đó là ảo tưởng. Nhưng xu thế chung là xu thế thực thi dân chủ. Dân chủ đang là đòi hỏi mang tính bức xúc của toàn xã hội và về phía đảng lãnh đạo, những người cầm quyền đều thấy rằng, chỉ trên cơ sở mở rộng dân chủ, thực thi dân chủ thì vận hành xã hội mới có thể thông suốt.

Trong việc thực thi Tòa án Hiến pháp, bao giờ cũng có cách thành lập và đề cử, rồi thông qua. Vấn đề là cái quy trình đó phải bảo đảm tính chất dân chủ. Cái quy trình dân chủ đó buộc đảng lãnh đạo, cũng như Nhà nước quản lý phải theo đúng mô hình đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đó là cái đã được rao giảng từ rất lâu rồi, bây giờ phải thực thi điều đó. Trong đó, phải nhấn mạnh là nhân dân làm chủ như thế nào. Nhân dân phải làm chủ bằng quyền phúc quyết Hiến pháp, bằng trưng cầu dân ý, bằng việc phản biện và đề đạt nguyện vọng của mình mà không bị xem là lực lượng thù địch hay những phần tử muốn “diễn biến hòa bình”. Những vấn đề đó phải được đặt ra một cách công khai, minh bạch trong đời sống xã hội. Đó là để bảo đảm thành công cho việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như cho những việc mà hiện nay Nhà nước đang cố gắng làm.

RFI: Xin cám ơn giáo sư Tương Lai.

Mời Nghe âm thanh.

Sunday 30 October 2011

554. hủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa và những mặt trái của nó

Robert S. Ross

Ngày 25-10-2011

Kể từ chiến tranh lạnh đến nay, chưa bao giờ quan hệ Mỹ-Trung tồi tệ hơn lúc này. Vâng, trong quá khứ đã từng có những xung đột lẻ tẻ về vấn đề Đài Loan, căng thẳng quanh vụ Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Nam Tư), hay vụ máy bay phản lực chiến đấu Trung Quốc va chạm với máy bay trinh sát của Mỹ trên vùng trời Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Nhưng sự xuống cấp gần đây trong quan hệ hai nước phản ánh một khuynh hướng dài hạn tiềm tàng, với nguy cơ xung đột mở rộng và kéo dài là rất cao. Cũng phức tạp không kém là việc căng thẳng gia tăng như thế không chỉ không cần thiết mà sẽ còn rất tốn kém cho Mỹ.

Từ đầu năm 2009, Trung Quốc đã phạm một loạt sai lầm về ngoại giao, gây ra một sự chỉ trích gần như toàn cầu nhằm vào chính sách ngoại giao của họ. Danh sách các sai lầm rất dài:

- Tháng 3-2009, hải quân Trung Quốc va chạm với tàu trinh sát Impeccable của Mỹ đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Đông;

- Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu ở Copenhagen, tháng 12-2009, Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc đàm phán, gây ra những xích mích về ngoại giao giữa họ với châu Âu và với Mỹ;

- Tháng 1-2010, với thái độ cứng rắn, Bắc Kinh phản đối quyết định bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ. Họ đe dọa sẽ thiết lập lệnh trừng phạt lên các công ty Mỹ có hợp tác về quốc phòng với Đài Bắc;

- Tháng 3-2010, Bắc Kinh xử lý không tốt vụ Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan, gây ra một làn sóng phẫn nộ ở Hàn Quốc đối với Trung Quốc;

- Những lời lẽ phản đối đinh tai nhức óc của Trung Quốc đối với các cuộc tập trận chung của hải quân Mỹ và Hàn Quốc trong vùng biển quốc tế ở Hoàng Hải;

- Sự thù địch thái quá của Trung Quốc đối với việc Nhật Bản, vào tháng 9-2010, bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển mà Nhật Bản đã tuyên bố chủ quyền rồi lại bẻ lái cho tàu đâm vào một tài tuần duyên của Nhật;

- Chiến dịch vụng về của chính phủ Trung Quốc nhằm buộc Google phải ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm tại Trung Hoa lục địa;

- Tháng 12-2010, phản đối gay gắt và dai dẳng việc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình;

- Ngày càng khẳng định một cách dữ dội những yêu sách về chủ quyền và kinh tế gây tranh cãi trên Biển Đông, gây khiếp sợ trên toàn Đông Nam Á.

Trái ngược với ba thập kỷ thực hiện thành công chiến lược “trỗi dậy hòa bình” – từng giúp cho Bắc Kinh phát triển quan hệ hợp tác với gần như tất cả các quốc gia trên thế giới – chỉ trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã làm hỏng mối bang giao với gần như tất cả các nước châu Á và các quốc gia công nghiệp phát triển.

Khởi nguồn của chính sách ngoại giao to mồm này của Trung Quốc không phải là việc họ nổi lên như một siêu cường khu vực với sự tự tin chừng mực vào những năng lực mới của mình. Thực chất, chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc phản ánh sự tự tin đi theo hình xoắn ốc ở trong nước họ và tính phụ thuộc ngày càng nhiều vào chủ nghĩa dân tộc, nhằm có được ổn định bên trong. Washington đã hiểu sai tình hình chung (nguyên văn: state of affairs), phóng đại khả năng của Trung Quốc và về căn bản đã hiểu sai nguồn gốc của tất cả những chính sách ngoại giao hung hăng của Bắc Kinh.

SỰ THẬT là Trung Quốc không đặc biệt mạnh về quân sự mà cũng chẳng đặc biệt ổn định về quốc nội. Chính sách ngoại giao hiếu chiến của Trung Quốc ra đời không phải do Mỹ gặp khó khăn về kinh tế trong hình hình suy thoái, cũng chẳng phải là một chỉ dấu cho sự tự tin ngày càng dâng cao của Bắc Kinh. Ngược lại, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã không triển khai quân và không sử dụng năng lực hải quân tân tiến của mình, còn môi trường kinh tế trong nước họ thì hiện giờ đang tồi tệ hơn bất cứ lúc nào kể từ khi năm 1978 khi công cuộc cải cách kinh tế thời hậu Mao bắt đầu.

Nếu ra khỏi các vùng biển gần thì năng lực hải quân của Trung Quốc vẫn tiếp tục phải phụ thuộc vào tàu ngầm diesel tiên tiến, được vận hành lần đầu vào giữa thập niên 1990. Tính đến năm 2000, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đã bắt đầu là một thách thức đáng sợ đối với các hoạt động của hải quân Mỹ trên vùng biển Tây Thái Bình Dương. Nhưng kể từ năm 2000 đến nay, họ không triển khai thêm được sức mạnh hải quân nào có thể tạo một thách thức đáng kể đối với hải quân Mỹ hay là hệ thống bảo vệ về mặt quân sự mà Mỹ dành cho các nước đối tác về an ninh với họ. Trung Quốc vẫn chưa thể tự sản xuất máy bay quân sự tiên tiến, và cho đến nay cũng chưa cho ra được chiếc máy bay tiên tiến nào do họ tự thiết kế. Hai phi cơ chiến đấu J-15 và J-20 vẫn còn đang trong quá trình sản xuất. Cuối cùng họ đã cho cất cánh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, nhưng lại không có máy bay nào để hàng không mẫu hạm này chuyên chở. Hoạt động chống cướp biển của hải quân ở ngoài khơi Somalia chỉ ở mức căn bản. Việc bảo vệ những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thì phụ thuộc vào tàu tuần duyên. Trung Quốc đang phát triển năng lực ngăn chặn thâm nhập (access-denial) trong hàng hải công nghệ cao, bao gồm cả khả năng sử dụng tên lửa cao cấp; thế nhưng chưa có cái gì được thử nghiệm một cách phù hợp, lại càng ít cái được sử dụng thực tế. Chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu không chạy được. Chương trình không gian của Trung Quốc đạt tiến bộ lớn, nhưng lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) chưa phát triển được năng lực đủ để có thể gây thách thức đáng kể với khả năng viễn thông trong không gian của Mỹ, cũng chưa xây dựng được năng lực chiến đấu trong không gian. PLA đang phát triển các máy bay không người lái và hệ thống radar, nhưng những thứ này cùng các dự án quốc phòng khác lại cũng đang ở trạng thái rất sơ khai hoặc đang được thử nghiệm. Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa năng lực quân sự, và cuối cùng sẽ triển khai các hệ thống cao cấp có thể chống phá an ninh Mỹ và ổn định khu vực, nhưng chính sách ngoại giao mới của Bắc Kinh không thể được lý giải chỉ nhờ 30 năm chi tiền vào quốc phòng và hiện đại hóa quân đội.

Chính sách ngoại giao to mồm đó cũng không phản ánh sự tự tin của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế  Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng xấp xỉ 10% một năm. Nhưng dưới cái mẽ ngoài thịnh vượng này, nền kinh tế Trung Quốc yếu đi một cách đáng kể. Tháng 10-2008, khi toàn thế giới suy thoái sâu sắc, lãnh đạo Trung Quốc tung ra một chương trình kích thích kinh tế đồ sộ nhưng rối loạn. Chương trình ấy không những không giải quyết nổi phần lớn những vấn đề có gốc rễ sâu xa từ trong hệ thống, mà còn sản sinh và nuôi dưỡng thêm nhiều vấn đề mới. Bất chấp gói kích thích, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc vẫn rất cao tại các vùng nông thôn và trong lực lượng sinh viên vừa tốt nghiệp ở thành thị. Năm 2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo ước tính có khoảng 200 triệu người Trung Quốc thất nghiệp. Hơn thế nữa, trong suốt hai năm qua, bất bình đẳng xã hội – theo tiêu chuẩn quốc tế – đã trở nên cực kỳ cao. Hậu quả của gói kích thích là lạm phát tăng vọt, tác động tới giá lương thực thực phẩm, nhà ở và giao thông vận tải. Cho tới cuối năm ngoái, bong bóng bất động sản Trung Quốc đã xấu đi rõ rệt, các ngân hàng quốc doanh sa sút với một tốc độ ghê gớm hơn bất kỳ lúc nào khác trong 10 năm qua, và nợ công của các chính quyền địa phương thì lên cao ngất trời. Tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc hơn vào những khoản đầu tư do chính phủ kích thích, chứ không dựa vào tiêu dùng – càng đổ thêm dầu vào lạm phát. Còn đáng lo ngại hơn thế, khu vực kinh tế quốc doanh đang mở rộng và khu vực tư nhân phải trả giá thay, do đó phá hoại mọi sự sáng tạo, đổi mới, trong khi lại chính trị hóa việc ra các quyết sách kinh tế. Đây đều là những vấn đề sâu rộng, đều cho thấy bất ổn định xã hội ở Trung Quốc sẽ gia tăng và tính chính đáng dựa trên cơ sở kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bị bào mòn đáng kể.

Những vấn đề của Bắc Kinh chỉ bị trầm trọng hóa bởi một thực tế là các công cụ đàn áp của chính quyền đang kém đi. Trong 5 năm qua, số lượng các cuộc biểu tình tự phát quy mô nhỏ và lớn đã tăng lên nhiều như nấm. Gần đây, Internet làm chính phủ yếu hẳn đi trong việc kiểm soát thông tin và giảm thiểu sự bất mãn trên toàn quốc đối với đảng. Internet đã trở thành một thiết bị hiệu quả để người dân truyền tải sự phẫn nộ của họ về tình trạng thất nghiệp, lạm phát, cũng như tham nhũng về kinh tế và chính trị, sự bạo hành của công an, nạn che giấu tội phạm, suy thoái môi trường và cưỡng chiếm tài sản. Thêm vào đó, mạng xã hội đồng đẳng (Twitter và các biến thể tương tự ở Trung Quốc) có khả năng trợ lực cho những cuộc biểu tình rầm rộ, độc lập và tự phát của quần chúng. Trung Quốc. Vụ bắt người đầu tiên vì tội viết blog ở Trung Quốc xảy ra vào tháng 9-2010 trong những cuộc tuần hành phản đối Nhật Bản bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Bất ổn định về kinh tế diễn ra đồng thời với việc Đảng Cộng sản mất dần tầm kiểm soát xã hội. Sự yếu kém từ bên trong nước này đã buộc chính phủ phải dựa ngày càng nhiều hơn vào chủ nghĩa dân tộc để có được tính chính đáng cho chế độ – và điều đó giải thích tại sao Bắc Kinh lại mắc nhiều sai lầm về ngoại giao.

Khi người dân Trung Quốc chứng kiến vị thế tương đối của họ trên thế giới được nâng cao dần lên (đặc biệt trong khi Nhật Bản đang đi xuống), Mỹ bị coi như vật cản cho việc Trung Hoa được quốc tế công nhận là siêu cường, vì thế cho nên Washington đang dần dần thế chỗ Tokyo để trở thành trung tâm của sự thù hận mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc. Giờ đây khi ảnh hưởng của đảng cộng sản bị suy thoái, đảng trở nên nhạy cảm hơn với sự đối kháng có tính chất dân tộc chủ nghĩa – cũng đang ngày càng dâng lên. Kể từ tháng 1-2010, trên mạng và trên báo chí, các tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đã đòi Bắc Kinh phải quyết liệt hơn trên sân khấu quốc tế – trước cả khi chính quyền kịp tính đến một chính sách nào đó – đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào thế phải tự vệ. Quả thật là trong vài năm gần đây, chủ nghĩa dân tộc đã lan rộng ra các khu vực thành thị, tác động đến không chỉ quân đội và những thanh niên bất mãn, mà còn tới cả công nhân, trí thức, cán bộ công chức, doanh nhân. Hơn nữa, công nghệ truyền thông trên nền Internet giúp cho các phần tử dân tộc chủ nghĩa ở Trung Hoa tương tác với nhau, và có thể tiếp sức cho những cuộc biểu tình rộng rãi chống lại chính sách ngoại giao của nhà nước, do vậy càng khuếch đại tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc cũng như mối đe dọa của nó đối với sự ổn định của chế độ. Vì thế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cảm thấy bất an và lo lắng cho ổn định quốc nội, buộc phải chú ý nhiều hơn bao giờ hết đến sự lên ngôi của chủ nghĩa dân tộc mỗi khi họ định hình chính sách đối ngoại.

Lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông mất, giới lãnh đạo Trung Quốc phải chọn lựa giữa tận dụng chủ nghĩa dân tộc kết hợp chính sách ngoại giao to mồm cho vừa lòng đám khán giả trong nước, hay là sử dụng chiến lược trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc cho phù hợp với cộng đồng quốc tế. Tới gần đây thì Trung Quốc vẫn chọn phương án sau. Nhưng kể từ năm 2009, nỗ lực của đảng nhằm vỗ về các phần tử dân tộc chủ nghĩa trong nước đã sinh ra một chính sách ngoại giao vụng về, khuấy động sự thù ghét trên toàn cầu đối với Trung Quốc và làm chính họ mất an toàn.

Chính sách ngoại giao dân tộc chủ nghĩa này gây ra mối lo ngại đáng kể trong các nước đồng minh của Mỹ ở Đông Á. Washington có ý định duy trì sự hiện diện chiến lược của họ ở đây để cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc không? Mỹ đã có phản ứng ngoại giao thẳng thắn đúng lúc. Nhưng họ đi quá xa, họ đối đầu với an ninh của Trung Quốc trong khu vực ngoại vi của Hoa lục, tạo ra nguy cơ về một cuộc xung đột an ninh mở rộng giữa các siêu cường và làm cho bất ổn trong khu vực càng gia tăng.

Tiếp sau vụ Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan hồi tháng 3-2010 và Trung Quốc không công khai lên án Bình Nhưỡng về hành động tấn công này, Mỹ đã triển khai một loạt sáng kiến hiệu quả trên vùng biển Đông Á, nhằm tái khẳng định quyết tâm của họ là đương đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Rất nhiều sáng kiến trong đó là cần thiết và mang tính xây dựng. Cuối tháng 6, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ba tàu ngầm hạt nhân Mỹ đồng thời nổi lên ở các cảng châu Á. Tháng 7-2010, trong chuyến thăm của cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đến Jakarta, Mỹ nhất trí mở rộng hợp tác quân sự với Indonesia. Tháng 11, trong chuyến công du của Ngoại trưởng  Hillary Clinton tới New Zealand, Mỹ đồng ý tái thiết hợp tác đầy đủ về quân sự với các cảng biển ở đây. Mỹ còn mở rộng quan hệ quân sự với Philippines, khẳng định cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản. Giữa lúc Trung-Nhật căng thẳng vì vụ việc bắt giữ thuyền trưởng tàu cá, bà Hillary Clinton tuyên bố hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật sẽ xử lý cả những sự cố bất ngờ liên quan đến quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền (gọi là Điếu Ngư – ND). Sau khi Nhật Bản thả thuyền trưởng tàu cá, Washington và Tokyo đã tiến hành cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước tới nay giữa hải quân hai nước. Đây đó là một sự tái cam kết mạnh mẽ của Mỹ với đồng minh – điều này có thể phạm vào tham vọng to lớn của Trung Quốc, nhưng là phản ứng thích hợp và được trông đợi.

Nhưng sau đó, Washington đã tung ra một chính sách ngoại giao mạnh bạo thái quá, theo công thức của bà Hillary Clinton, là “ngoại giao tiến công” (nguyên văn: forward-deployed diplomacy, có người dịch là “ngoại giao triển khai phía trước” – ND). Đó là một sự quay trở lại với chính sách ngoại giao từng kéo dài nhiều năm của Mỹ, và bị Bắc Kinh xem như một thách thức ngày càng lớn dần lên, và rất khác.

Dưới thời George W. Bush, Mỹ đã giảm 40% quân số ở Hàn Quốc, chấm dứt triển khai quân tại khu vực nằm giữa vùng phi quân sự với Seoul, giảm mạnh mẽ quy mô tập trận chung hàng năm Mỹ-Hàn, và tuyên bố trong báo cáo quốc phòng của Bộ Quốc phòng (ra bốn năm một lần) rằng vào năm 2012, Mỹ sẽ chuyển giao bộ tư lệnh hành quân các lực lượng quân đội Hàn Quốc (operational command, OPCOM) cho Seoul. Cho dù ý định của chính quyền Mỹ là gì đi nữa, những việc làm này vẫn khiến cho Trung Quốc cảm thấy an toàn hơn trong khu vực lân cận của họ.

Giờ đây, chính quyền Obama đã thay đổi tình hình theo hướng ngược hẳn lại. Việc chuyển giao OPCOM cho Hàn Quốc đã bị hoãn ít nhất ba năm. Suốt năm 2010, Mỹ tiến hành một loạt cuộc tập trận đình đám, quy mô lớn với Seoul, trong đó có cả hoạt động tập trận hàng hải trên vùng biển phía tây Hàn Quốc. Cuối năm 2010, Mỹ và Hàn Quốc ký mới “Các nguyên tắc hợp tác quốc phòng Mỹ-Hàn”, theo đó lực lượng vũ trang hai bên sẽ đẩy mạnh tập trận chung và tương tác. Tất cả các diễn biến này đều cho thấy Mỹ kiên quyết giữ lợi ích của họ trong việc tái thiết lập sự hiện diện quân sự đáng kể, theo thông lệ, trên bán đảo Triều Tiên.

Sáng kiến an ninh của Mỹ với Hàn Quốc làm Bắc Kinh bớt tự tin về quan hệ chiến lược của họ với Seoul; Trung Quốc bây giờ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Triều Tiên như thể đó là đồng minh đáng tin cậy duy nhất của họ trên bán đảo, và họ cũng ngày càng đối kháng hơn với việc hợp nhất hai miền Triều Tiên vì sợ điều đó sẽ dẫn đến việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự hơn nữa, ra sát biên giới với Trung Quốc. Các lãnh đạo Trung Quốc bây giờ đánh giá cao hơn bao giờ hết sự ổn định ở Bắc Triều Tiên. Thay vì sử dụng đòn bẩy kinh tế để tác động khiến Bình Nhưỡng phải hợp tác với Mỹ về mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân, Bắc Kinh tăng cường ủng hộ ổn định chính trị và kinh tế ở Bắc Triều Tiên.

Và vào tháng 7-2010, khi tập trận Mỹ-Hàn diễn ra ở Hoàng Hải, bà Hillary Clinton đưa ra một sáng kiến chiến lược mới của Mỹ dành cho Đông Nam Á, tại một hội nghị an ninh khu vực châu Á tổ chức ở Hà Nội. Sau khi Washington tiến hành tham vấn đáng kể và có kế hoạch riêng với tất cả các quốc gia có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (chỉ trừ Trung Quốc), Ngoại trưởng Clinton tuyên bố Mỹ ủng hộ một “tiến trình ngoại giao hợp tác” để giải quyết tranh chấp. Động thái này có ý nghĩa như một lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Bắc Kinh – kẻ mà từ lâu đã ra yêu sách đòi chủ quyền ở khu vực tranh chấp – và hàm ý rằng Mỹ can thiệp ủng hộ các nước khác, tất cả những nước ủng hộ đàm phán đa phương. Đó là chưa kể, trước đây Mỹ đã từng tỏ thái độ ủng hộ một Biển Đông ổn định, nhưng họ chỉ tuyên bố như thế ở Washington DC, ở cấp trợ lý ngoại trưởng, chứ chưa bao giờ thông qua một cuộc thảo luận trước nào với bất kỳ quốc gia nào có liên quan đến tranh chấp.

Chính sách ngoại giao tiến công của chính quyền Mỹ cũng có nội dung hợp tác chiến lược với Việt Nam. Suốt hơn 20 năm Washington né tránh đàm phán với Việt Nam, với ý thức rằng Đông Dương không phải là lợi ích sống còn. Tuy nhiên, đến tháng 8, sau phát biểu của bà Clinton tại Hà Nội ủng hộ Việt Nam chống lại những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền hàng hải, thì hải quân Mỹ, trong đó có hàng không mẫu hạm George Washington, đã tổ chức tập trận chung với hải quân Việt Nam lần đầu tiên. Tháng 10, Bộ trưởng Gates thăm Hà Nội, tại đây ông tuyên bố khả năng mở rộng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt và bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tập trận quân sự với Mỹ. Cuối tháng 10, bà Clinton trở lại Hà Nội và tuyên bố Mỹ có lợi ích trong việc phát triển “quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam và hợp tác về “an ninh hàng hải”. Sau đó bà thăm Phnom Penh và đề nghị Campuchia xây dựng chính sách ngoại giao độc lập hơn với Trung Quốc. Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ thể hiện thái độ ủng hộ nỗ lực của các nước Đông Dương nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc sử dụng nguồn nước thượng nguồn sông Mekong.

Bắc Kinh hiện đang tìm cách trừng phạt Việt Nam vì đã ngạo mạn mà hợp tác với Mỹ. Bắc Kinh muốn buộc Hà Nội phải chấp nhận siêu cường Trung Quốc. Năm 2011, họ leo thang cả về tần suất lẫn quy mô của những vụ quấy nhiễu bằng quân sự vào tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển tranh chấp, làm căng thẳng giữa đôi bên càng gia tăng và đe dọa ngành hải sản Việt Nam. Trung Quốc còn đẩy mạnh hành động quấy nhiễu trên biển vào các hoạt động kinh tế của Philippines trong khu vực tranh chấp. Nhưng đổi lại, họ chỉ làm Mỹ thắt chặt thêm cam kết với các nước Đông Nam Á. Tháng 7-2011, Mỹ lại tập trận lần nữa với Việt Nam. Sau đó Mỹ gửi một hàng không mẫu hạm tới thăm Việt Nam, và Lầu Năm Góc đã đạt được thỏa thuận quân sự đầu tiên với quân đội Việt Nam. Lầu Năm Góc cũng hỗ trợ phát triển năng lực tình báo của Philippines trên Biển Đông. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Cui Tiankai) gần đây ra lời cảnh cáo rằng một số nước Đông Nam Á đang “đùa với lửa”, và bày tỏ “hy vọng rằng ngọn lửa sẽ không lan tới Mỹ”.

Do đó, Washington đã tham gia vào một cuộc xung đột đa cực ngày càng lớn ở Đông Nam Á. Nhưng quan trọng hơn, và độc lập với quá trình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sự hợp tác của Mỹ với nỗ lực của Việt Nam trong việc sử dụng Mỹ để đối đầu với Trung Quốc không chỉ tốn kém mà còn ngu ngốc. Đường biên giới chung trên bộ của Việt Nam với Trung Quốc, tính chất dễ bị tổn thương của Việt Nam trên biển trước hải quân Trung Quốc, và sự phụ thuộc về mặt kinh tế của họ vào Bắc Kinh cho thấy chắc chắn rằng Mỹ sẽ không thể phát triển quan hệ quốc phòng đầy đủ với Việt Nam. Nhưng đã kéo Trung Quốc vào xung đột ngoại giao khu vực như thế này, thì mọi nỗ lực của Mỹ nhằm rút ra khỏi tranh chấp biển đảo bằng cách khích lệ các đối tác Đông Nam Á của mình cư xử ôn hòa, đều sẽ bị coi là hành động rút lui mang tính chiến lược.

Hợp tác an ninh ngày càng mở rộng của chính quyền Obama với các nước trong vùng ngoại vi của Trung Hoa lục địa là một phản ứng không tương xứng với chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc. Nó không tương xứng với bất kỳ tiến bộ nào gần đây trong năng lực hải quân Trung Quốc mà có thể chống lại sức mạnh bao trùm của Mỹ trên biển. Nó cũng không phản ánh tầm quan trọng chiến lược ngày một tăng của bán đảo Triều Tiên hay Đông Dương đối với an ninh Mỹ. Kể từ năm 1997, Mỹ đã triển khai ngày càng nhiều vũ khí cao cấp đến Đông Á và thắt chặt hợp tác an ninh với các đối tác an ninh hàng hải, đồng thời vẫn duy trì hợp tác đáng kể với Trung Quốc. Đó mới là một chính sách hiệu quả.

Nhưng bây giờ giới lãnh đạo Trung Quốc đang đánh giá lại các dự định của phía Mỹ. Họ đi đến kết luận rằng Mỹ đang triển khai một chính sách thiên về tiến công, với các hoạt động bao vây và kiềm chế đối phương. Bất kể dự định của Washington là gì đi nữa, các hành động gần đây của Mỹ đã là bằng chứng thừa đủ để chứng minh cho kết luận của Trung Quốc.

Chính sách ngoại giao dân tộc chủ nghĩa của Bắc Kinh thật nguy hiểm. Phản ứng một cách thiếu nhận thức của Mỹ làm cho chính sách ấy còn nguy hiểm hơn nữa. Trung Quốc, về mặt quân sự, rất nhạy cảm với Mỹ, và chế độ của họ rất nhạy cảm với khái niệm “ổn định trong nước”. Vào lúc này, Washington đang bị lôi kéo vào tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo chẳng có giá trị gì trên Biển Đông, và đang mở rộng sự hiện diện quân sự của họ trên vùng ngoại vi của Trung Quốc. Và trong một thời kỳ mà hợp tác với Trung Quốc ngày càng quan trọng hơn, thì Washington không cần thiết phải thách thức nền an ninh của Trung Quốc làm gì.

Mỹ mong đợi Trung Quốc sẽ kiềm chế các đối tác an ninh của họ ở Trung Đông và châu Á để các đối tác đó không làm trầm trọng thêm mâu thuẫn với Washington. Tương tự, Mỹ cũng phải có trách nhiệm kiềm chế các đối tác an ninh của họ.

Thế cân bằng quyền lực ở Đông Á là một thứ lợi ích an ninh quốc gia sống còn, và Mỹ cần phải đảm bảo cho các đối tác chiến lược biết rằng họ sẽ hỗ trợ các nước này về an ninh, bất chấp sự trỗi dậy của Trung Quốc. Quân đội Hoa Kỳ phải tiếp tục tập trung vào việc tích lũy vũ khí và triển khai sử dụng để duy trì an ninh của Mỹ trong khu vực. Nhiệm vụ trước mắt cho các nhà làm chính sách của Mỹ là phải xác định được các mục tiêu này trong khi vẫn duy trì hợp tác Mỹ-Trung. Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc sẽ tiếp tục thách thức chính sách ngoại giao của Mỹ trong một thời gian dài sắp tới. Điều này đòi hỏi chính quyền Obama phải thừa nhận cả ưu thế hàng hải của Mỹ lẫn những tổn thương trong nước và quốc tế của Trung Quốc, và vì thế phải thực hiện kiềm chế mạnh, chống những phản ứng thái quá đối với lãnh đạo Trung Quốc vốn đang trong tâm trạng bất an.

Ông Robert S. Ross là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Boston và trợ lý giáo sư tại Trung tâm John King Fairbank về Trung Quốc học, Đại học Harvard.

Thủy Trúc dịch từ The National Interest

Thursday 27 October 2011

553. Thời của lý luận và lý thuyết nào?

Thời của lý luận và lý thuyết nào?

 (Thư riêng gửi bạn Tống Văn Công để đọc chung)

                                       

Phạm Toàn

Ông Công à,

Nói thật đấy nhé: ngày nay, trong đội ngũ những người còn xuất hiện trong cái thần thái đáng được chú ý về sự xả thân cho lý luận và lý thuyết, có lẽ chỉ còn một ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và một ông Tống Văn Công (xem bài: Thế nào là đột phá về lý luận. Suy nghĩ từ ý kiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội đồng lý luận trung ương” – Trần Hữu Dũng, 24-10-2011).

Mặc dù lĩnh vực đề tài mà ông Trọng cũng như ông Công quan tâm trên phương diện lý luận đều thuộc chính trị và tuyên truyền, song chỉ khi bỗng dưng hai ông cùng một lúc phát biểu về một chủ đề và theo định hướng ấy, thì tôi mới có thể góp chuyện hầu một trong hai ông (tức ông Công – nói rõ cho khỏi hiểu nhầm). Nói như vậy cũng để phân định một điều này: cùng chuyện “lý luận”, “lý thuyết”, điều ông Công cũng như ông Trọng quan tâm, ấy là tuyên truyền. Đó tức là công việc tìm cách thuyết phục cho mọi người có một niềm tin, trong khi đối với tôi, nếu cũng phải làm gì dính dáng tới “lý luận” hoặc “lý thuyết”, điều tôi quan tâm lại là làm cách gì cho con người biết hoài nghi niềm tin của họ.

Ấy chính vì có sự khác nhau đó nên mới cần thỉnh thoảng tuy không quen nhau mà vẫn cứ phải “gửi thư” cho nhau!

2

Đặc điểm duy nhất tự cổ chí kim của công việc tuyên truyền có thể tìm thấy trong phương thức làm ăn của các nhà truyền giáo. Chỗ khác nhau của các nhà và trong các thời là ở cách thức truyền giáo. Vào cái thời đầu óc con người còn mông muội (cả nhà truyền giáo cũng không nhỉnh hơn công chúng là bao), thì truyền giáo theo lối sấm ký và theo cách ghi nhận những phép lạ (khi thiếu phép lạ thì có thể tạo ra chúng rồi lý giải những phép lạ ấy theo cách có lợi cho công việc của mình). Thế rồi đến khi con người có cái đầu óc bắt đầu khó trị tiến dần đến bất trị, thì công việc truyền giáo cũng chuyển sang mang mùi vị “thị trường” hơn – thị trường đến mức ngay cả các cô hoa hậu đang bị lột truồng ra trên sân khấu trước cả tỷ cặp mắt trần, thì lởn vởn trên tầng cao cũng vẫn có tí sắc màu “đạo đức” hoặc “triết học” nào đó do ban tổ chức rắc xuống!

Trở lại chuyện truyền giáo. Công tác truyền giáo như trên giả định ba điều: một là trước hết phải có một giáo lý để các nhà truyền giáo đem đi quảng bá; hai là, cái giáo lý đem phân phát đó cũng lại phải được giả định là chứa đựng chân lý vĩnh cửu;  và ba là, cái chân lý muôn đời ấy lại phải được giả định là được gửi gắm, không chỉ gửi gắm, còn hiện thân trong những nhà truyền giáo.  

Trong cái chuỗi diễn dịch bên trên, khâu thứ nhất thường được phát ra như là “Lời của thánh thần” – vì thế mà để tiện trông mặt đặt tên, kèm theo ông thánh ông thần kia, người ta thêm cho cái đuôi tiếng Anh ism hoặc đuôi tiếng Pháp isme, sang tiếng Việt và Hoa thành chữ chủ nghĩa. Buddha-chủ nghĩa, Kitô-chủ nghĩa, Mahomet-chủ nghĩa … rồi có Marx-chủ nghĩa, Lenin-chủ nghĩa, Hitler-chủ nghĩa, Mao-isme và Stalin-ism … hai bác vừa nhắc đến cuối cùng này là thú vị hơn cả, nhưng lát nữa mới nói. Cụ Hồ là người tuyệt vời, cụ xua quầy quậy, cụ nhường hết những điều to tát cho các chú cùng thời, tên của cụ chẳng thèm gắn với bất kỳ cái đuôi nào, kể cả và nhất là cái đuôi isme.

Còn lại cái khâu thứ hai, một giáo lý-chân lý và khâu thứ ba, những nhà truyền giáo. Chẳng cần phải học hành giỏi giang, chỉ cần quan sát sự đời nhờ kinh nghiệm, con người cũng dần dần thực hiện được bước chuyển từ cuộc sống không thể thiếu thần thánh sang cuộc sống chẳng cần mấy đến thánh thần. Sự biến chuyển nhận thức cảm tính đó thực hiện dễ hơn cả ở những nhà văn, trong phòng thí nghiệm của họ là đời sống cảm tính. Nhà văn Pháp Alphonse Daudet, trong truyện Hoàng tử nhỏ sắp chết (La mort du Dauphin) đã mô tả sự lung lay của Chân lý khi Hoàng tử con vua cha đầy quyền lực thì cũng vẫn cứ chết như con nhà thường dân. Trong tiểu thuyết của Thomas Mann Ngọn núi huyền ảo (La montagne magique) chỉ qua bối cảnh nhà nghỉ dưỡng Berghof, tác giả đã điểm lại toàn bộ nền văn minh phương Tây trong cảnh em bé níu kéo lấy cuộc sống trần gian, nằng nặc từ chối xưng tội lần cuối để thanh thản từ giã cõi đời này và – thanh thản sao được kia chớ? – để bước qua một chốn đẹp hơn như vẫn truyền tụng theo giáo lý.

Giáo lý hết thiêng – nhưng nhà truyền giáo lại chưa chết ngay cho, bi kịch của mọi cuộc sống chi phối bởi tôn giáo là ở đó! Các giáo sĩ thay phiên nhau tỏ ra thông minh hơn nhau một chút, kiễng chân cao hơn đồng nghiệp một chút, để tìm cách làm cò mồi cho một cái tưởng như là mới hơn kỳ tình cả hai cái “cũ” và “mới” thảy đều cũ mèm. Hệt như trong tiểu thuyết Rumani của N. Stancu được Trần Dần dịch và in ở Hà Nội, Những người chân đất, hai anh luật sư cãi nhau ở tòa tưởng đâu như họ có thể xé xác nhau để bảo vệ thân chủ … thế rồi xong phiên tòa, cả hai cùng ra quán bia, và nâng cốc cho những thời cơ vàng sẽ còn diễn ra nhiều nhiều – chữ “thày cò” có lẽ ra đời từ đó ở xứ Lỗ-Mã-Ni?

3

Cùng với công nghiệp hóa trên phạm vi toàn cầu, khi chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần lan tràn trong thời hiện đại, thì cũng bắt đầu thời đại phá sản của tất cả các lý luận và lý thuyết vốn “linh thiêng” một thời.

Lời của những đấng linh thiêng kiểu như Zarathoustra ngồi phán trên núi cao không còn lọt tai tất cả mọi con người nữa. Niềm tin tôn giáo lung lay khắp nơi. Ngay cả ông thày tu như Teilhard de Chardin thì cũng từng là một nhà địa chất học, và phần hồn con người cũng được nhà bác học thày tu đó nhìn như một “quyển” – cái được ông đặt tên là noosphère (Trần Dần xúi tôi hiểu đó là “tuệ quyển”). Các giá trị đơn sắc của những tín điều đã bị khoa tâm lý học chọc vào để lý giải sự tiếp nhận tự do đa sắc của con người đa dạng và đa diện. Việc một nhà bác học như Pavlov ở Liên Xô cứ mỗi sáng Chủ nhật lại cố ý cho bà con hàng phố thấy cả nhà ông đi lễ nhà thờ không biết có bao nhiêu phần tín ngưỡng và có bao nhiêu phần chọc tức?

Nghĩ rằng, đã có một nguyên nhân kép, hoặc có hai nguyên nhân gắn bó soắn suýt nhau, mà ta cần suy nghĩ để lý giải sự mất thiêng trong đau đớn của các giáo lý. Để đi tới những thành tựu khoa học, các nhà bác học không thể không có nhãn quan duy vật – từ “nhà bác học đồ tể” Galien giải phẫu xác các đấu sĩ đến nhà tư tưởng sinh học cao siêu Charles Darwin đều có chung những chứng cứ vật chất của sinh giới. Thế rồi, tất cả các nhà khoa học duy vật ấy đều đứng trước một sự thật trần trụi không con người nào tránh nổi: cái chết. Cái chết không trừ một con người “bất tử” nào! Và không con người nào không bất tử ấy lại biết rõ sau khi chết mình sẽ đi đâu. Bộ phim mới nhất vô cùng cảm động về Charles Darwin khi bắt gặp cái chết của cô con gái yêu trong lúc đã hết trong lòng ông cái niềm tin về một linh hồn bất tử về nước Chúa, câu chuyện đã phần nào cho ta thấy một gương mặt kép trong cái nguyên nhân vừa nhắc tới.

Thực tại ấy làm thay đổi nhận thức và thay đổi dần thái độ con người trước những lý luận, những lý thuyết vẫn tồn tại như những chân lý muôn đời. Con người thời hiện đại bỗng chân thành hơn nhiều, họ từ chối cãi chầy cãi cối bảo vệ và tán phát giáo điều của những thánh thần đã chết hoặc những thần thánh đang thoi thóp. Khiêm nhường hơn nhiều, con người hiện đại không muốn tin là mình có khả năng truyền đạt những giáo lý cao vòi vọi. Và thiết thực hơn nhiều, con người hiện đại tin vào những gì chính năng lực của mình tạo được ra – thay vì hô khẩu hiệu cho “sức mạnh quần chúng” thực hiện hô.

Thời hiện đại được chứng kiến sự ra đời của những ý tưởng thiết thực bao giờ cũng đi kèm với những giải pháp được “nhà tư tưởng” – đơn giản là tác giả của ý tưởng – tự mình đứng ra thực hiện.  Thời đại mới là thời đại của những cá nhân (hoặc nhóm – mà nhóm thì cũng bắt đầu từ một cá nhân trước khi lan sang các cá nhân khác cùng “thanh khí” và tài năng) thực sự định ra một hướng đi và đồng thời cũng định ra cả cách làm để đạt mục tiêu, với rất nhiều dè dặt tạo cơ hội cho những điều chỉnh dọc con đường đi đến mục tiêu.

Hiểu về lý luận và lý thuyết theo cách khác đi sẽ giúp con người nhìn thấy kết quả những “kiến nghị với cuộc sống” do chính mình đưa ra và chính mình thực thi. Ngay cả những ý kiến đen tối cỡ như tư tưởng làm sạch tộc người Arien bằng cách tiêu diệt hết người Do Thái của Hitler thì cũng cho kết quả trong vòng một phần tư thế kỷ – mà không hề viện dẫn tới bất kể “thời kỳ quá độ” co giãn nào. Hoặc sáng kiến thiết lập nền khoa học vô sản bằng cách đưa “điển hình tiên tiến” Mitchourin-Lysenko thành lý thuyết cách mạng: giải pháp của Stalin (cũng như phong cách Mao Trách Đông sau này) dẫn tới sự đàn áp và giết chết hàng chục triệu người. Nhưng cả “bác Mao” lẫn “ông Stalin” đều được thấy kết quả nhãn tiền. Đáng thương chính lại là đồng chí Lysenko: trong cuốn sách kể lại chuyện này, đồng chí ấy được mô tả như một con người quằm quặm quàu quạu, cau có khó khăn, chắc là vì trong chăn nên biết tỏng trong chăn có gì, biết đó mà không cưỡng lại được!

Hiểu về lý luận và lý thuyết theo cách khác đi sẽ giúp cho các nhà “sáng tạo” có khả năng hiện thực kiểm chứng kết quả của tư tưởng của chính mình. Vĩ đại như Einstein cũng được các đồng nghiệp đo giúp độ lệch của tia mặt trời, để thấy rằng mình không sai. Khổng lồ như Charles Darwin thì cũng có các bạn đồng nghiệp hậu sinh moi ra cái cơ chế thông tin di truyền xoắn xuýt xanh đỏ tím vàng, đẹp ơi là đẹp, mỏng manh ơi là mỏng manh, mà sao mạnh thế, mạnh gớm ghê, mạnh cho đến khi loài người công bố bản đồ gen thì mới càng thấy loài người không cần những thần thánh với những chân lý muôn năm – chỉ vài ba chục năm thôi, nhưng nếu thực thi được tư tưởng tốt đẹp của một người, thế đã là quá đủ!

Hiểu về lý luận và lý thuyết theo cách khác đi sẽ giúp cho loài người bớt sản sinh ra những anh nói khoác (hoặc nói những điều vô bổ). Và bớt cả những anh còn tiếp tục đối thoại với những anh nói những điều chính mình cũng cóc hiểu là gi gỉ gì gi nhưng cái gì cũng cứ nói lấy được!

Chào anh Công, chúc anh vui khỏe.

Chú thích cùng lúc chấm hết bài viết này: mình vừa đọc được tin sau “Chủ tịch Mustafa Abdul Jalil nói trong ngày chiến thắng Gadhafi “Tôi kêu gọi mọi người hãy tha thứ, khoan dung và hòa giải. Hãy bỏ qua thù hận và ghen ghét trong linh hồn của mỗi chúng ta. Đây là việc cần thiết cho sự thành công của cách mạng và của tương lai Libya”. Đó là một tư tưởng. Tư tưởng đó còn cần giải pháp khả thi. Để cho phù hợp với tiêu chuẩn của lý luận và lý thuyết vào thời hiện đại. Chúc các đồng chí hậu kỳ Ngu Tối Kaddafi thoát được giai đoạn quá độ để sớm qua cõi Sáng.

Hà Nội, đêm 27-10-2011

Viết khi nhớ đến các đồng nghiệp trong nhóm C.B. 

Wednesday 26 October 2011

552.Bàn về tinh thần pháp luật


15:24, 1/6/2006 (GMT+7)

(Lanhdao.net) - Cùng với tác phẩm “Khế ước xã hội” của Rousseau, “Bàn về tinh thần pháp luật” của Montesquieu được coi là bộ đôi khai sáng về quan điểm pháp lý, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc cách mạng tư sản năm 1789, bởi lẽ các tác giả của nó đã khiến cho dân Pháp khinh sợ sự độc tài, đồng thời khích lệ họ vươn tới khát vọng tự do, đạo đức và bình đẳng.

Luật của trời và luật của người

Đặt vấn đề luật là những quan hệ tất yếu từ trong bản chất sự vật, Montesquieu khẳng định mọi vật đều có luật của nó. Thế giới thần linh, thế giới vật chất, những trí tuệ siêu việt, cho đến các loài vật và loài người đều có luật của mình.

Với quan điểm con người tự nhiên có trước con người xã hội, trước hết Montesquieu đề cập tới những luật của thiên nhiên tạo ra sự tồn tại của chúng ta.

Ông cho rằng, trong trạng thái tự nhiên, mỗi người đều cảm thấy thấp kém và ai cũng như mình, nên họ không tìm cách tấn công nhau và hoà bình là luật tự nhiên đầu tiên. Sau đó, những cảm giác về nhu cầu sống gắn liền với cảm giác về sự yếu đuối của mình khiến nảy sinh quy luật con người phải tìm cách để tự nuôi sống bản thân. Và tình yêu là luật tự nhiên thứ ba khi con người có nhu cầu lại gần với nhau. Thế rồi nguyện vọng được sống thành xã hội đã tạo nên luật tự nhiên thứ tư.

Ngay khi được tổ chức thành xã hội, cảm giác yếu đuối trong trạng thái tự nhiên đã biến mất và con người dần dần nhận thức được sức mạnh của mình. Montesquieu nhận thấy, sống trong một xã hội, muốn duy trì được trật tự phải quy định rõ quan hệ giữa người cai trị với người được cai trị. Đó là luật chính trị. Lại phải quy định quan hệ giữa các công dân với nhau. Đó là luật dân sự. Luật chính trị là luật tạo ra nền cai trị, còn luật dân sự là luật để duy trì nền cai trị ấy.

Các mối liên hệ của pháp luật

Montesquieu không nghiên cứu pháp luật như một hiện tượng cô lập, tách biệt, mà đặt nó trong mối tương quan chặt chẽ với các sự vật, hiện tượng khác để tìm và lý giải nguồn gốc và bản chất của pháp luật.

Ông tìm hiểu pháp luật trong các mối quan hệ phong phú, từ các hiện tượng tự nhiên như khí hậu tự nhiên, tính chất đất đai… đến các hiện tượng xã hội như thương mại, tiền tệ, tôn giáo, dân số... Trong từng mối quan hệ, Montesquieu không dừng ở việc lý giải bản chất và đặc điểm của mối quan hệ đó, mà còn chỉ ra những tương đồng và dị biệt có nó theo thời gian, để cuối cùng tìm ra nguyên lý vận động nội tác của chính nó, từ đó đề xuất cách soạn thảo luật và ứng dụng luật trong các lĩnh vực xã hội khác nhau.

Luận về các chính thể

Montesquieu xác định có 3 loại hình chính thể là dân chủ, quân chủ và chuyên chế. Ông định nghĩa: “Chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hay một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao. Chính thể quân chủ thì chỉ một người cai trị, nhưng cai trị bằng luật pháp được thiết lập hẳn hoi. Trong chính thể chuyên chế thì trái lại, chỉ một người cai trị, mà không luật lệ gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thôi”.

Bằng lối tư duy độc đáo, Montesquieu đã chỉ ra ý niệm và bản chất của mỗi loại hình chính thể bằng cách kích thích sự tưởng tượng của người đọc. Chẳng hạn, bàn về chính thể chuyên chế, ông viết: “Những người dã man ở xứ Louisiane muốn ăn quả thì chặt cây từ gốc đổ xuống để hái quả. Chính thể chuyên chế là như rứa đó!”

Thuyết tam quyền phân lập

Tư tưởng phân chia giữa các nhánh quyền lực đã bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ đại, mà đại diện tiêu biểu là Aristote. Đến thời kỳ Khai sáng thế kỷ XVIII, các nhà tư tưởng Pháp đã làm giàu có thêm nội dung của nó và phát triển thành một học thuyết chính trị - pháp lý độc lập.

Trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”, Montesquieu đã lập luận tinh tế và chặt chẽ tính tất yếu của việc tách bạch các nhánh quyền lực và về sau, tư tưởng “tam quyền phân lập” này của ông đã trở thành phương pháp kinh điển được các nhà nước tư sản vận dụng để xây dựng và duy trì bộ máy nhà nước của mình. Montesquieu viết:

“Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài.

Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan toà sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp.

Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết”.

Sau này, Thomas Jefferson - một trong những nhà lập quốc của Mỹ - tiếp tục hoàn thiện tư tưởng “tam quyền phân lập" và góp phần đưa Mỹ trở thành quốc gia áp dụng thuyết phân chia quyền lực một cách cứng rắn.

Có người cho rằng, cuốn sách này lẽ ra có thể hoàn hảo hơn nếu Montesquieu không cường điệu vai trò của khí hậu đối với con người và pháp luật, coi tính chất của khí hậu là yếu tố quyết định tính cách con người và ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật. Tuy nhiên, những người khác lại coi đó là phát hiện độc đáo của Montesquieu khi khám phá bản tính con người, giúp người đọc có một cách tiếp cận mới mẻ và thú vị về con người và xã hội loài người.

Đánh giá cuốn “Bàn về tinh thần pháp luật” của Montesquieu, Voltaire - một trong những nhà khai sáng vĩ đại của Pháp thế kỷ XVIII - đã thừa nhận: “Tác giả luôn suy nghĩ và làm cho người ta phải suy nghĩ… Bà Du Deffand gọi cuốn sách này là “Bộ óc về các luật pháp”. Quả là không có cách đánh giá nào hay hơn! Phải thừa nhận không mấy ai có nhiều trí tuệ như ông và thái độ dũng cảm của ông làm cho bất cứ ai say mê tự do đều phải tán thưởng”.


Oracle Crystal Ball Fusion Edition 11.1.2.1 (x86/x64) - Phiên bản mới nhất - Hỗ trợ Excel 2010

http://www.mediafire.com/?c848q24sr1vm0
Oracle Crystal Ball Fusion Edition 11.1.2.1 (x86/x64) - Phiên bản mới nhất - Hỗ trợ Excel 2010

Tuesday 25 October 2011

551.ỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?

Đôi lời: Lại thêm một bài báo nữa từ giới quân đội Trung Quốc đưa ra kế hoạch đánh Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong khi Việt Nam – Trung Quốc còn có “tình hữu nghị”, với phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt”, và nhất là mới mười ngày trước, hai nước vừa ký tuyên bố chung trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, rằng “giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ”, thế mà sau đó, Trung Quốc liên tục đe dọa tấn công Việt Nam. Không hiểu khi hai nước không phải là bạn bè, hữu nghị thì sẽ ra sao?

——–

Military.china.com

RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?

25-10-2011

Lời nói đầu: Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ, Nam Hải (tức Biển Đông: ND) hiện đang trở nên náo động và rối ren, Philippines, Việt Nam náo động tới mức lay động cả sông núi, Mỹ thì đổ thêm dầu vào lửa, còn Nhật Bản và Ấn Độ mê muội, bất chấp tất cả để đâm đầu vào Nam Hải mà quấy rối. Nam Hải ở vào thế nguy cấp, nhưng Trung Quốc không hiểu sao ngoài việc kêu lên dăm ba câu ra, còn hầu như chỉ to mồm hô khẩu hiệu đánh động mà chẳng có hành động đáng kể nào. Lúc này, những fan hâm mộ của trang mạng Quân sự võng cảm thấy đôi chút hoang mang và bối rối, Mỹ cũng tỏ ra hết sức hoang mang và bối rối. Bạn thấy đấy, các nhà lãnh đạo cừ khôi về chính trị, quân sự các cấp của Mỹ dường như đều lần lượt xếp hàng đến Trung Quốc…  

I.  Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có năng lực để trực tiếp tiêu diệt Việt Nam khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao? 

Từ Bản đồ 1 có thể thấy:  Nếu Việt Nam khiêu khích Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ từ Vân Nam qua Lào thiết lập các căn cứ quân sự một cách nhanh chóng và cơ động, sẽ quây chặt Việt Nam bằng các vùng Lào, Vân Nam, Quảng Tây, Nam Hải… sẽ tấn công toàn Việt Nam trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào! Việt Nam là đội quân hạng ba, bất kể hắn ta có mua về bao nhiêu tên lửa, tàu ngầm, tàu chiến đi nữa thì cũng chẳng để làm gì. Vì sao? Bởi vì tên lửa dù là loại phóng trên không, dưới tàu ngầm, từ các căn cứ trên bộ hay dưới đáy biển thì các người cũng đều phải dựa vào sự định vị bằng vệ tinh quân sự và ra-đa khống chế hỏa lực, mà Việt Nam chủ yếu phải dựa vào các mạng lưới hệ thống đạn đạo của Nga và Mỹ, một khi đã khai chiến với Trung Quốc, thì Mỹ và Nga sẽ phải cân nhắc về phương diện chiến lược, để xem có nên mở các mạng lưới quân sự tới chi viện hay không? Xác suất cực nhỏ. Cũng giống như Gaddafi mua về một lượng lớn tên lửa đạn đạo rồi thì để làm gì? Bởi nếu Mỹ và Nga không mở các mạng lưới vệ tinh quân sự, thì hắn ta sẽ chẳng có cách gì để định vị, mà chỉ có thể bắn bừa.                    

Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Cho nên, bán cho các người thiết bị quân sự và các thiết bị vũ khí là một chuyện, còn có đồng ý cho các người sử dụng thực sự trong thời chiến hay không lại là chuyện khác. Ngay cả có đồng ý cho các người sử dụng đi nữa, Trung Quốc cũng đã thuộc nằm lòng các thiết bị Nga, chúng ta cũng hoàn toàn có thể từ trong vòng vây hủy diệt tất cả mọi mạng lưới quân sự và mạng lưới dân dụng của Việt Nam bằng môi trường điện từ được chế tạo cho chiến tranh tin học. Việt Nam đã rõ kết cục sẽ là:

1)  Vây mà không đánh, tạo ra bầu không khí chiến tranh, đợi cho quân Mỹ dính líu vào, mượn bàn tay Mỹ dùng biện pháp dân chủ để chia Việt Nam làm hai, hình thành nên Nam Việt Nam và quốc gia dân chủ Bắc Việt Nam, chia lãi cổ tức với Mỹ chính là các đảo ở Nam Hải đã được thu về Trung Quốc, nếu Mỹ không chấp thuận, sẽ để một mình phía Trung Quốc giải quyết toàn bộ.

2)  Trực tiếp tấn công và đẩy chính quyền Việt Nam hiện thời ra khỏi chính quyền thân Trung Quốc mới được hợp thành, sau đó rút quân.

3)  Cũng tấn công, phân chia thành Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam theo kiểu Mỹ, chia chính quyền thân Trung Quốc làm hai, biến Việt Nam từ lớn thành nhỏ để cai trị.

II.  Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có khả năng để trực tiếp tiêu diệt Philippines khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao?


Từ bản đồ 2 có thể thấy: Thế giới cũng không hề đánh giá thấp năng lực ngoại giao quân sự trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc! Thực tế Mỹ cũng thừa biết rằng, cái thứ chiến lược “phá vỡ” các chuỗi đảo ở châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ kinh doanh, trước sự chống trả quân sự của Trung Quốc lớn mạnh, Liên minh quân sự về cơ bản là một đám đông pha tạp, các nước đồng minh lòng đầy mưu đồ, nước nào cũng đi từ xem xét thị trường kinh tế của Trung Quốc để tính toán cho mình và dựa vào thế lực của Mỹ để mưu chiếm lợi ích riêng cho mình. Thực tế, phía quân đội Hàn Quốc đã ngầm chủ động thú nhận với Trung Quốc:  Nếu như Trung Quốc có thể giúp Hàn Quốc sắp đặt với Triều Tiên để không nổ ra chiến tranh với Hàn Quốc, thì một khi Trung Quốc nổ ra chiến tranh với Nhật Bản, mà nếu như Trung Quốc cũng muốn tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tình nguyện hiệp trợ Trung Quốc, một mặt khống chế các căn cứ Mỹ cùng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, mặt khác có thể cung cấp cho Trung Quốc các căn cứ công trình quân sự trọng yếu như cảng quân sự và sân bay quân sự…, quân đội và dân chúng Hàn Quốc kiên quyết đứng về phía cùng tiêu diệt Nhật Bản cũng là đế quốc. Người viết nêu rõ: Thực tế quân đội Hàn Quốc biết rất rõ rằng nếu không làm như vậy, có nghĩa là nghe theo Mỹ để tuyên chiến với Trung Quốc! Và Trung Quốc cũng có thể đem theo cả Triều Tiên để trực tiếp tấn công vào. Hàn Quốc quá rõ là 5 vạn quân Mỹ chẳng đáng kể gì so với 10 vạn quân Trung Quốc và Triều Tiên, còn hàng không mẫu hạm của Mỹ mà bị đánh bằng  tên lửa đạn đạo của Trung Quốc thì sẽ chẳng còn diễu võ giương oai được như trước đây nữa!

Tốt nhất là nên cầu hòa trước với Trung Quốc, nữa là Hàn Quốc lại luôn ngấm ngầm trong lòng ý muốn đánh Nhật Bản. Còn Nhật Bản đã từng nhiều lần biểu lộ ngầm với Trung Quốc: Nếu Trung Quốc khai chiến với Mỹ, thì chỉ cần Trung Quốc đừng có ra mặt tấn công và chiếm lĩnh lãnh thổ đảo và lãnh hải của Nhật Bản, thì Nhật Bản có thể hiệp trợ Trung Quốc tiêu diệt quân Mỹ ở các căn cứ quân sự của Nhật Bản, thực ra cũng đâu có khác gì Nhật Bản có thể hiệp trợ quân đội Trung Quốc thừa cơ đuổi sạch quân Mỹ ra khỏi Nhật Bản, Nhật Bản sẽ thoát khỏi ách thống trị thuộc địa lâu dài của Mỹ.


Từ Bản đồ 3 có thể thấy:  Bởi đã biết được câu chuyện trên, sự vụ Nam Hải mà quân Mỹ thò tay vào Trung Quốc, phô trương thanh thế đồng minh quân sự ngoài bề mặt thì còn được, chứ còn một khi đúng là đến Trung Quốc thật, Mỹ lập tức phải thu quân để tự bảo vệ mình, đây là điều mà các nước ở châu Á – Thái Bình Dương đều nhìn thấy hết sức rõ ràng. Điều này chứng tỏ quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể hỗ trợ Lào, Malaysia, Indonesia  thiết lập các căn cứ quân sự thời chiến tạm thời, còn hải quân Trung Quốc thì lại từ vùng Nam Hải có thể vây chặt toàn Philippines. Cũng có nghĩa là, quân đội Trung Quốc sẽ tấn công Philippines trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào!

Có người sẽ hỏi:  Nếu như Malaysia và Indonesia không chấp thuận cung cấp căn cứ quân sự thì sao? Vấn đề này cũng không lớn, vấn đề Malaysia, Indonesia, Singapore vào thời bình ngả hẳn về Mỹ cũng không lớn, song vào thời chiến mà ngả hẳn về Mỹ, thì có nghĩa là tuyên chiến với Trung Quốc! Trung Quốc cũng có quyền tấn công các nước này, đồng thời cũng có quyền biến những nước ấy trở thành căn cứ quân sự.

Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  lính thủy quân lục chiến trong quân đội Trung Quốc cơ bản thuộc về 3 thứ quân, có năng lực đột kích từ trên không, lục quân cũng có thể tấn công biên giới Việt Nam toàn diện bằng xe thiết giáp hạng nặng. Giải phóng quân đã chuẩn bị sẵn sàng, năm tới sẽ bố trí các máy bay ném bom chiến đấu trinh sát không người lái, bay lượn khắp các khu vực Hải Nam, Trạm Giang, Đan Sơn, Uy Hải…, vừa có thể độc lập tập kích các mục tiêu quân sự của Philippines, lại vừa có thể tiến hành dẫn hướng được các loại tên lửa đạn đạo (phóng từ tàu ngầm, từ các căn cứ trên biển, trên bộ, trên không) tới mục tiêu.

Quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng sản xuất máy bay chiến đấu J-10 và J-11, ngoài việc đặt mua hàng loạt 1.000 động cơ của Nga có thể trang bị cho 500 máy bay chiến đấu ra, các nhà máy quốc phòng Trung Quốc còn tăng ca, tăng giờ để sản xuất các máy bay chiến đấu nội địa, như vậy về cơ bản là vào năm tới có thể bố trí được 4.000 máy bay chiến đấu loại J-10, J-11 và  JH-8 Flying Leopard ở trên không và trên biển, những máy bay chiến đấu này được lắp đặt các thiết bị chiến tranh điện tử và chống bức xạ.

Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  Quân đội Trung Quốc cho rằng, các loại máy bay chiến đấu J-10, J-11 qua sự nghiên cứu phát triển của các nhà máy quốc phòng, về cơ bản đã tiến sát được với phương Tây về hàng không, rađa tìm kiếm, khống chế hỏa lực, về tính năng đã tiếp cận được với Su-30 và với F-16 của Mỹ. Do thuộc về thế hệ máy bay thứ ba rưỡi, đã bị loại thải do lạc hậu, nên trước đây dù đã gắng mở rộng tiềm lực nghiên cứu phát triển cũng chỉ có thể thuộc về máy bay chiến đấu thế hệ ba rưỡi, cũng chẳng nâng được giá trị lên bao nhiêu, nhưng vẫn có thể sản xuất được hàng loạt, như vậy cũng không có nghĩa là sẽ bỏ ra quá nhiều chi phí cho việc làm mạnh thêm và cải tạo thêm động cơ, chỉ cần Nga chấp thuận, là có thể trợ giúp Nga sản xuất hàng loạt theo dây chuyền, trực tiếp chọn mua hàng loạt động cơ của Nga để duy trì máy bay thế hệ ba rưỡi mà chúng ta đã định hình là được rồi, đồng thời tự mình cũng có cả động cơ nội địa không phải phụ thuộc vào Nga.

Quân đội Trung Quốc dự tính cần đến 8.000 máy bay chiến đấu, chủ yếu trang bị cho không quân trên biển, bởi không quân trên biển sau này có bảo vệ các khu vực kinh tế hải ngoại, tất sẽ cần phải thiết lập các căn cứ không quân trên biển. Các loại Flying Leopard cũ kĩ và J-11 đã lâu năm (tương đương với Su-27 nguyên bản); các lực lượng không quân dự bị đang được thành lập với các trang thiết bị sắp bị loại bỏ, phải nhanh chóng đào tạo hàng loạt (dự kiến tới 10 vạn) phi công lái máy bay chiến đấu không quân trong lực lượng dự bị, có như vậy mới chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh trong nay mai. Đồng thời, lực lượng không quân dự bị sau này sẽ được phát triển thành 3 lực lượng, dùng để hiệp trợ cho năng lực bổ sung phòng không ở các nơi trong nước. Các nguồn tin trên mạng nói là Nga nói các động cơ nội địa dùng cho J-10 và J-11 của Trung Quốc có vấn đề về chất lượng, đó chỉ là những lời lẽ quỉ quyệt!  

Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  Sự thực là không quân trên bộ của Trung Quốc đã phát triển toàn diện các trang thiết bị không quân hướng đến máy bay thế hệ năm, chiếc J-20 như mọi người đã thấy chưa phải là máy bay chiến đấu thành phẩm thực sự, nó mới chỉ là một chiếc máy bay trưng bày thử nghiệm, nó thực sự đã thoát ra khỏi mẫu hình nghiên cứu chế tạo của Nga và Mỹ, để độc lập đi theo con đường tự phát triển hàng không. J-20 gánh vác nhiệm vụ hoàn thành việc nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến lược cho các máy bay tàng hình, siêu tốc, đời mới, các loại tên lửa tuần tra trên biển và bom dẫn hướng chuẩn xác khống chế hỏa lực, ra-đa và điều khiển hàng không đời mới… của Trung Quốc.

Đồng thời, tổ hợp phát triển công nghệ hàng không Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo được 4 loại động cơ cho nó, đó là: tương đương với năng lực tác chiến của F-35 (tức động cơ có kèm cánh vịt như mọi người đã thấy), động cơ loại B cho máy bay lên xuống thẳng đứng; loại động cơ thích ứng thứ hai tương đương với F-22 hoặc T-50 (bỏ cánh vịt đổi thành cánh biên); loại động cơ thứ ba là loại cỡ lớn: cũng chính là chiếc máy bay ném bom chiến lược đường dài H-8 như mọi người đã thấy, nó được phóng to ra từ nguyên bản loại J-20; loại động cơ thứ tư cuối cùng là động cơ của máy bay không gian, cũng lắp cho cả máy bay ném bom chiến lược đường dài H-8, yêu cầu đi khắp toàn cầu trong vòng 3 giờ, chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ.

Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Từ những điều trên đây có thể thấy, loại máy bay thế hệ ba rưỡi của Trung Quốc được sản xuất hàng loạt nhưng dần dần đã bị loại thải, cần thực sự thiết lập lấy nghiên cứu phát triển J-20 làm lộ trình và hệ thống nghiên cứu chế tạo độc lập các loại máy bay J, H đường vừa và đường dài hàng đầu!

Bán kính tác chiến sau này của không quân Trung Quốc có thể vươn dài một cách hữu hiệu tới 1.500 – 3.000 km. Song, các fan hâm mộ trang mạng Quân sự võng không nên xem bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu như kiểu một sợi gân, thực ra máy bay chiến đấu đã bảo chứng cho sự bảo đảm quyền khống chế không gian của bộ đội trên đất liền và hải quân, nên có thể chiếm lĩnh các căn cứ quân sự mà tôi đã nói ở trên bằng quân lính thả từ trên không mà đoạt lấy và khống chế để có được sức vươn tới  bán kính quân sự lớn hơn! Các fan hâm mộ trang mạng Quân sự võng đã biết trong cuộc diễn tập quân sự đường dài qui mô lớn mới đây của quân đội ta, không quân Trung Quốc về cơ bản nạp nhiên liệu xong đã có thể liên tục tấn công tới hàng ngàn kilomet, đồng thời đã diễn tập với số lượng lớn xem có thể cất hạ cánh ở sân bay tạm thời để chuyển sân bay ra sao, tới đây yêu cầu số lần cất hạ cánh phải đạt tới hàng vạn lần! Để đón đầu được các cuộc tấn công dày đặc và ném bom chống trả trong chiến tranh nay mai. Đồng thời, lực lượng lục quân đã tổ chức cho bộ đội xe tăng và xe thiết giáp Y-8 nhảy dù và vận chuyển bằng đường hàng không.

Mọi người chưa được nhìn thấy lính nhảy dù không quân tỏ ra hung hãn đến thế nào, nhảy dù xuống rồi chỉ mất có 48 phút đã lắp ráp các trang thiết bị sân bay tạm thời thành một sân bay cất hạ cánh quân dụng tạm thời trải dài 2.000 m, tiếp đến còn có thể nhìn thấy những chiếc máy bay chiến đấu J-10, J-11, Flying Leopard lần lượt hạ cánh, nạp nhiên liệu mang bom xong là cất cánh tác chiến, bộ đội theo sau đã hoàn thành xong xuôi đường băng cất hạ cánh 3.000 m, kho chứa nhiên liệu, kho đạn dược và thiết lập được hệ thống hỏa pháo tên lửa đạn đạo phòng không ở xung quanh, rồi máy bay H-6 cũng đã tới nơi.

Còn lực lượng lục quân với một lượng lớn bộ đội xe tăng và xe thiết giáp hạng nặng được vận chuyển đến sân bay bằng các máy bay vận tải quân sự cỡ lớn và hàng loạt máy bay vận tải dân dụng, ngay lập tức tỏa ra khắp các khu vực tác chiến đã được chỉ định.  Bộ đội nhảy dù và bộ đội thiết giáp hạng nhẹ do Y-8 chỉ định đồng thời nhảy dù xuống khu vực tác chiến đã được chỉ định.

Tiếp đó, “đội xếp dỡ” của lục quân dỡ xuống các kiện hàng đã được xếp từ trước trong các máy bay vận tải dân dụng, một chiếc xe thiết giáp và xe tăng hạng nặng mỗi nhóm chỉ cần mất có 50 phút là lắp ráp hoàn chỉnh, tiếp theo là hàng loạt xe dân dụng, xe đạn hỏa tiễn, xe tên lửa đạn đạo chiến thuật… cũng đã được lắp ráp nhanh chóng từ các bộ linh kiện thiết bị trong kiện hàng.

Hàng loạt  máy bay vận tải dân dụng cỡ lớn và máy bay được cải trang thành máy bay hành khách dân dụng vào thời chiến cất hạ cánh không ngớt, sĩ quan binh lính cùng quân trang, quân dụng của cả tiểu đoàn, trung đoàn liên tục tới nơi, cảnh tượng cực kì ngoạn mục! Sân bay tạm thời kiểu này quân đội có thể cung cấp cho đất nước được mỗi lần từ 3-6 sân bay.

Năng lực vận chuyển tháo dỡ kiểu này do lục quân phát minh là vô cùng lớn mạnh, nó giúp ích cho việc tháo lắp hàng loạt các máy bay dân dụng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển thời chiến giống như Mỹ. Lúc này, bộ đội máy bay lên thẳng đường bộ đã sẵn sàng đợi lệnh ở các căn cứ quân sự. Mệnh lệnh sinh tử cho lần diễn tập này là: Trong vòng 3 giờ phải tới được chiến trường, đồng thời thực thi hành động tấn công, trong vòng 24 giờ phải thực thi chiếm lĩnh toàn diện! Các trang bị quân sự và trang bị vũ khí như hỏa pháo, pháo hỏa tiễn, các loại tên lửa đạn đạo, xe tăng thiết giáp của lực lượng bộ đội dự bị trên các ngư thuyền do bộ đội các trung đoàn, tiểu đoàn chính qui thải ra vẫn hết sức tuyệt vời so với trang bị quốc gia nói chung, các ngư thuyền ven biển vào thời chiến được chở loại vũ khí gì và trang bị loại gì đều có qui định và được huấn luyện cụ thể, vào thời chiến có thể tập hợp 30 vạn ngư thuyền để làm tàu chiến tạm thời.

Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Các vị đã nhận thấy có tín hiệu gì chưa? Việc nghiên cứu chế tạo máy bay hành khách hàng không cỡ lớn của Trung Quốc sẽ còn kéo dài, nguyên do chính là máy bay hành khách có thể mua được bằng tiền, còn máy bay ném bom chiến lược đường dài quân sự (H-10, H-9), máy bay vận tải quân sự, máy bay nạp nhiên liệu đường dài cỡ lớn, máy bay AWACS cỡ lớn… thì Trung Quốc không thể mua được, cho nên các nhân viên khoa học kỹ thuật của tổ hợp phát triển hàng không hãy đầu tư trọng điểm vào nghiên cứu những hạng mục này nhanh chóng, động cơ tự động là hướng đột phá trọng yếu của Trung Quốc!

Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  Đã lớn mạnh như vậy, song cớ sao lại chưa thấy làm gì về mặt quân sự? Đó chính là vì Trung Quốc đang chuẩn bị bố trí một trận đột phá toàn cầu về mặt kinh tế và quân sự mang tính vạch thời đại!

Quốc Trung dịch từ Military.china.com


Monday 24 October 2011

550. Xã Stress!!

 
Phân tích:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

> Bài làm:

Nguyển Khuyến là một đại thi hào về văn thơ cổ Việt Nam. 2 câu thơ trên là 2 câu thơ cuối trong bài Thu Điếu.

Tác giả đã thể hiện sự kém cỏi trong nghề câu cá. Mà tác giả cũng đã có được sự tỉnh táo nhất định. Hình như khi làm bài này, ông đang xay hoặc tựa tựa thế. Có lẽ vì quá fế, nên tác giả đang bay, nghĩ về một thiên đường trong văn thơ. Ông phải nằm tựa vào gối. Từ "buông" cho ta thấy Ông lười vô đối, không "thả", không câu tử tế.

Có thể là ông đang trong tình trạng bay cao ..., ông không thể trong tỉnh trạng tốt nhất về thể sác cũng như tinh thần.

"Lâu chẳng được"

Ôi! 3 từ thôi mà sao cho chúng ta những cảm súc khác nhau. Theo em chỗ này là đỉnh điểm của sự bất lực. Ông "buông" cần câu rất lâu nhưng chẳng được. Ông không thể kiếm nổi 1 con cá hay nói đơn giản là ông không có kinh nghiệm cũng như khả năng câu cá.

"Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Đàn cá này có lẽ được công nhân là đàn cá thông minh nhất thế giới. Chúng đớp mồi động như thế mà tác giả không thể kiếm nổi một con nào => chúng có kỹ thuật rất tốt, khả năng sử lí linh hoạt, đầu óc tỉnh táo, IQ cao, năng lực chỉ huy hay, hoạt động team work tốt.

Không những thế chúng còn biết nú, chú dưới chân bèo => đầu óc chúng quá tinh quái, chúng không lộ diện ra để tác giả câu được.

Nhìn tổng thể 2 câu thơ trên ta thấy được ngôn ngữ của tác giả sâu xắc vô cùng. Em đã phải vò đầu, bứt tóc, vặt tai mãi mới suy nghĩ ra được ý nghĩa này. Ông hình như không có việc gì làm và nhà ông có vẻ như cắt điện luân phiên thường xuyên mặc dù ông rất giàu có:

+ Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà => c/m nhà ông giàu có bởi vì ngày nay có cái phòng vệ sinh to, lớn hình như quá xa xỉ.

+ Ông không có việc gì làm, Ông đang xay hoặc không tỉnh táo mà còn nằm câu cá, thật là một phong cách rất trang nhã. 1 việc rất tao nhã như câu cá mà làm được khi xay, quả tật rất giỏi <=> Mệnh đề được c/m.

+ Ông phải ra thuyền giữa hồ toàn bèo để tựa vào gối bông nằm. Em có điên cũng không phơi mình ra nắng để nằm câu cá, không có quạt, không điều hòa, không vô tuyến, không Balotelli, lại còn In te nẹt cũng không có. Vậy mà ông vẫn bình thản nằm trên thuyền ngắm mặt trời.

Ông Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta một bài thơ nói chung cũng như 2 câu thơ bất hủ.

549.Khóc trong xe Lexus hơn cười trên xe đạp?

1. Khóc trong xe Lexus hơn cười trên xe đạp?

Có người nói, anh ta không bao giờ để cho người yêu phải đi làm kiếm tiền. Bởi lỡ một ngày đẹp trời, anh ta đặt bàn ăn ở nhà hàng, mua sẵn vé xem phim, hẹn hò cô người yêu đi ăn tối và xem phim. Nhưng tối đó công ty cô ấy phải tiếp khách, sếp muốn cô ấy đi cùng. Thế thì bữa tối lãng mạn của đôi tình nhân bị hủy bỏ ư? Sếp đâu có lỗi, công ty kinh doanh cần phải giữ khách và kiếm lợi nhuận. Cô người yêu đâu có lỗi, cô đi làm việc chứ đâu phải bỏ người yêu đi ăn uống hát hò với kẻ khác?

Thế nhưng để không đối mặt với những tình huống ấy, đàn ông chỉ còn cách là kiếm thật nhiều tiền, nhiều bằng hai người. Đó là cách để đàn ông phòng bị trước những tình cảnh trớ trêu của xã hội.

Có người phải lên đời xế hộp, dù công sở gần chỉ chạy xe máy dăm phút là tới, thậm chí đi bộ cũng được. Là bởi cô người yêu đòi có xe đưa rước nàng. Nếu không có xế hộp, buổi tối có thể là một anh chàng nào đó sẽ tới chở cô và tiễn về, thay bạn.

Cô ấy có quá quắt không? Cô ấy chỉ không muốn đi bộ hoặc ngồi xe máy bụi bặm thôi mà? À mà không, cô ấy chỉ không muốn đi nhờ xe đồng nghiệp thôi mà. Nhưng đó là thực tế tàn nhẫn đối với đàn ông.

Và nhiều gia đình, dù đã kết hôn rồi, nhưng vợ chồng mỗi người một ngả do kiếm sống, công việc lệch giờ hoặc làm tại những thành phố xa nhau. Vợ của bạn tôi được cử ra nước ngoài trong một chương trình giao lưu, kéo dài hai năm. Dù cô ấy ra nước ngoài cũng làm giảng viên đại học, nhưng ông chồng không vui vẻ hãnh diện chút nào. Ông ấy nói, giá như ông ấy có đủ tiền nuôi vợ, để gia đình không có những năm chia cắt.

Ai mà chẳng phải vật lộn với cuộc sống. Nhưng có những lúc, tiền đã sát thương tình yêu.

Tôi thường đưa ra một trắc nghiệm vui, hỏi những đôi yêu nhau: Nếu lấy anh ấy, nếu một mai nghèo khó thì em có chịu húp cháo cùng anh ấy không? Tất nhiên nàng nói rằng OK, chẳng vấn đề gì.

Và tôi sẽ quay sang hỏi người con trai: Thế còn bạn, nếu đến lúc ấy, bạn có đành lòng nhìn người phụ nữ ở bên cạnh mình húp cháo qua ngày không?

2. Trò chơi tình ái:

Giống một bộ phim tôi từng xem trên HBO, tên là “Lời đề nghị khiếm nhã”, câu chuyện về một cặp vợ chồng trắng tay ở sòng bạc và bỗng dưng, một tỷ phú đưa ra lời đề nghị đổi một đêm của người vợ này lấy một triệu đô.

Và sự lựa chọn giờ đây là người chồng, một triệu đô thật nhiều, có thể giải quyết mọi khó khăn ngay trước mắt đôi vợ chồng trẻ đang kẹt tiền. Người vợ nghĩ, đổi tiền lấy tình là mình hy sinh cho tình yêu. Còn người chồng sẽ nghĩ, đây không phải là vấn đề tiền bạc, đây là thể diện của đàn ông.

Đổi thể diện lấy tiền, bao nhiêu là xứng đáng?

Nếu người yêu bạn một ngày nhận được một lời đề nghị như thế, một đêm và một tỷ đồng, bạn sẽ phản ứng ra sao?

Người đàn ông đầu tiên nói, nếu một tỷ một đêm, nếu cô ấy đồng ý, tôi sẽ nhắm mắt lại, để cho cô ấy có một tỷ đó. Bởi nếu cô ấy đã ngầm chấp thuận, thì dù tôi có phản đối, biết đâu cô ấy vẫn lén lút theo người đàn ông kia. Vậy thế thì hãy để cô ấy tự quyết định. Tôi không tham gia vào thương vụ “tình một đêm” kia. Và tôi cũng không cầm một đồng nào từ trong tỷ đồng ấy. Tất cả là việc riêng của cô ấy.

Nói thế, nhưng nếu sau khi từ “một đêm một tỷ” quay về, hai người này sẽ nhìn mặt nhau thế nào, tôi không biết chắc.

Người đàn ông thứ hai nói, nếu có ai đó chịu bỏ một tỷ ra chỉ để được một lần cùng người phụ nữ, vậy chắc chắn đó là người rất giàu, và rất yêu cô ấy. Nên tôi sẽ khác, tôi không chỉ đồng ý cho người yêu đi ngủ cùng người đàn ông kia, tôi còn chia tay để cô ấy có thể cả đời đi theo anh ta. Có lẽ, anh ta sẽ là người có điều kiện giúp cô ấy hạnh phúc, đầy đủ, mãn nguyện hơn tôi. Còn tôi, sẽ dùng một tỷ để gây dựng một sự nghiệp riêng mình.

Người đàn ông thứ ba lắc đầu, không chấp nhận bất cứ cái giá nào. Anh nói, nếu lời đề nghị là một trăm nghìn đồng đổi lấy một đêm, tức là xỉ nhục bạn, còn lời đề nghị một tỷ một đêm thì lại được chấp thuận. Vậy phải chăng cứ nhân tiền lên gấp nghìn lần thì một sự xỉ nhục sẽ trở thành một sự ngọt ngào được chấp thuận? Tôi không cần một tỷ đồng ấy! Tôi cần tình yêu, tôi cần người tôi yêu, không giá nào đổi được!

Tôi tưởng cô bạn gái của người đàn ông thứ ba sẽ cảm động, rưng rưng. Nhưng không, cô đứng lên cười khẩy:

- Tôi sẽ tự đi theo người đàn ông một tỷ một đêm. Tôi chắc chắn sẽ yêu người đàn ông vì tôi mà bỏ ra một tỷ của chính mình, chứ tôi không thể tiếp tục yêu người đàn ông sẵn sàng hy sinh một tỷ của… người khác vì tôi!

Có lẽ, cả ba người đàn ông đều sững sờ.

Hóa ra, vì thế đàn ông cần phải có tiền. Không phải là tiền để bản thân mình sung sướng, người yêu mình sung sướng. Mà tiền là để người yêu mình đừng bị cám dỗ bởi tiền của những thằng đàn ông khác!
Nhặt từ blog Trang Hạ.

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...