Wednesday 31 August 2011

510.THỦ TỤC XÉT XỬ NHANH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ PHÁP VÀ DỰ THẢO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM


THS. TRẦN ANH TUẤN  – Khoa Luật Dân sự – Đại học Luật Hà nội

Trong công cuộc cải cách tư pháp và thủ tục tố tụng dân sự hiện nay, việc tham khảo pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài nhằm rút ra những nhân tố hợp lý cho việc hoàn thiện Dự thảo Bộ luật tố tụng dân (BLTTDS) sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta và xu hướng hội nhập quốc tế là một nhu cầu khách quan. Trong Liên minh Châu Âu, hệ thống pháp luật tố tụng dân sự của Pháp được coi là một điển hình mẫu mực. Trên cơ sở sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên tắc truyền thống, sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc xây dựng thủ tục giải quyết tranh chấp, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường các nhà lập pháp của Pháp đã xây dựng được những thủ tục xét xử nhanh áp dụng đối với những tranh chấp mang tính đặc thù riêng. So sánh các quy định về thủ tục tố tụng nhanh trong BLTTDS Pháp 1807 và các quy định về thủ tục này trong Dự thảo BLTTDS Việt Nam cho thấy các quy định về thủ tục tố tụng trong hệ thống pháp luật của hai nước có những điểm tương đồng và những đặc thù riêng.

Theo BLTTDS Pháp 1807 thủ tục xét xử nhanh được quy định để áp dụng giải quyết đối với những tranh chấp mà việc giải quyết mang tính khẩn cấp và những loại tranh chấp đơn giản mà việc giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường là quá chậm chạp và tốn kém. Thủ tục tố tụng nhanh được thiết lập để áp dụng giải quyết những loại việc mang tính khẩn cấp là thủ tục xét xử cấp thẩm và thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu. Bên cạnh đó một loại thủ tục tố tụng đặc biệt được thiết lập để áp dụng giải quyết đối với những loại tranh chấp đơn giản ,rõ ràng là thủ tục ra lệnh.

1.Thủ tục xét xử cấp thẩm và thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu trong BLTTDS Pháp và thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Dự thảo BLTTDS Việt Nam.

Trong pháp luật tố tụng dân sự Pháp quyết định giải quyết vụ án theo thủ tục xét xử cấp thẩm và thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu đều là những quyết định mang tính chất tạm thời và không có hiệu lực quyết tụng như một bản án xử sơ thẩm về nội dung của vụ tranh chấp. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai thủ tục này là vấn đề có triệu tập bị đơn đến tham gia tố tụng hay không(1). Theo thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu trong tố tụng dân sự Pháp không cần thiết phải triệu tập bị đơn đến tham gia tố tụng, ngược lại thủ tục xét xử cấp thẩm tuân theo trình tự tranh tụng, việc triệu tập bị đơn đến tham gia phiên xét xử là bắt buộc.Thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu không đòi hỏi Thẩm phán phải triệu tập bị đơn đến tham gia tố tụng,bởi lẽ thủ tục này được áp dụng đối với các loại việc có nhiều bị đơn mà Toà án không thể triệu tập các đương sự đến tham gia tố tụng hoặc các vụ việc mà việc triệu tập bị đơn là khó khăn. Ví dụ: buộc những người đình công chiếm giữ công sở phải rời nơi họ chiếm giữ, sở hữu chủ yêu cầu trục xuất những người chiếm hữu nhà của họ một cách bất hợp pháp mà không có hợp đồng thuê nhà, lập bằng chứng về việc ngoại tình(2)

Có thể thấy rằng các quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Dự thảo BLTTDS Việt Nam cũng có những điểm tương đồng với thủ tục xét xử cấp thẩm và thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu trong tố tụng dân sự Pháp. Điểm tương đồng này thể hiện ở chỗ thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Việt Nam cũng được áp dụng trong những trường hợp mang tính khẩn cấp và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp cũng mang tính chất tạm thời và không có hiệu lực như một bản án xử về nội dung của vụ tranh chấp. Tuy nhiên các quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Dự thảo BLTTDS Việt Nam cũng có những đặc thù riêng sau đây:

- Các quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Việt Nam không có sự phân biệt giữa hai loại thủ tục xét xử cấp thẩm và xét xử theo đơn yêu cầu.

- Toà án có thể triệu tập các đương sự đến tham gia tố tụng nếu xét thấy cần thiết. Hiện nay theo Khoản 2 Điều 116 Dự thảo XI BLTTDS, đối với các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trước khi người yêu cầu khởi kiện vụ án thì Thẩm phán không phải nghe lời trình bày của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Về thời điểm áp dụng: Theo Dự thảo XI BLTTDS Việt Nam thì thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ kiện chính giữa các đương sự. Ngược lại, theo BLTTDS Pháp 1807 thủ tục xét xử cấp thẩm và thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu là hai thủ tục khẩn cấp có thể được áp dụng trước khi khởi kiện hoặc trong quá trình Toà án giải quyết một vụ kiện chính hoặc được áp dụng một cách hoàn toàn độc lập(3). Điều này thể hiện tại Điều 484 và Điều 497 BLTTDS Pháp 1807.

Ngược dòng thời gian, có thể thấy rằng ở Việt Nam các quy định về thủ tục xét xử cấp thẩm và thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu đã từng được quy định trong Bộ luật dân sự Thương sự tố tụng (BLDSTSTT) thi hành tại các Toà Nam án – Bắc Kỳ ngày 25/8/1921 .Về cơ bản các quy định từ Điều 339 đến Điều 347 BLDSTSTT 1921 của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở mô phỏng các quy định của BLTTDS Pháp 1807. Rất tiếc rằng các quy định này hiện nay đã không còn được áp dụng nữa.

Điểm tiến bộ của Dự thảo XI BLTTDS Việt Nam là đã mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể là thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trước khi khởi kiện vụ án hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (K2 Điều 98 Dự Thảo BLTTDS ). Tuy nhiên, nếu so sánh với các quy định của BLTTDS Pháp 1807 thì có hạn chế là các quy định này chỉ áp dụng đối với những yêu cầu khẩn cấp nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ kiện chính, ngược lại theo BLTTDS Pháp 1807 thủ tục xét xử cấp thẩm cũng có thể áp dụng một cách độc lập mà không phụ thuộc vào vụ kiện chính.Trên cơ sở áp dụng các Điều 808, 809 BLTTDS 1807, Chánh án toà sơ thẩm thẩm quyền rộng có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế cả nhà đối với người thuê nhà không có hợp đồng thuê hoặc chỉ định một uỷ viên quản trị tạm thời một Công ty trong trường hợp Công ty không thể hoạt động do có sự bất đồng giữa các cổ đông, cưỡng chế một người thuê nhà ra khỏi nhà vì ngôi nhà có nguy cơ bị sụp đổ, quyết định cấm cạnh tranh bất hợp pháp, cấm phát hành các ấn phẩm có nội dung xâm phạm đời tư của cá nhân (4)

Hiện nay các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Dự Thảo BLTTDS thì hầu hết là những biện pháp nhằm đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án trong vụ kiện chính. Chúng tôi cho rằng để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, trên cơ sở các quy định tại Dự thảo XI BLTTDS, các nhà lập pháp Việt Nam có thể phát triển, bổ sung theo hướng cho phép Thẩm phán trong trường hợp khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của đương sự ngay cả khi giữa các đương sự không có tranh chấp về vụ kiện chính hoặc có tranh chấp về vụ kiện chính nhưng các bên không có yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp này.

Theo Khoản 1 Điểm a Điều 120 Dự thảo XI BLTTDS, nếu biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trước khi người yêu cầu khởi kiện vụ án mà hết thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Toà án ra quyết định áp dụng người yêu cầu đã không khởi kiện vụ án tại Toà án thì biện pháp khẩn cấp tạm thời này bị huỷ bỏ. Quy định này rõ ràng đã hạn chế phạm vi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng cách buộc người yêu cầu phải khởi kiện vụ kiện chính và như vậy không thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay. Từ những lập luận trên chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 98 Dự thảo BLTTDS như sau:

"Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến đời sống, hoạt động kinh doanh hoặc bảo đảm việc thi hành án, thì cá nhân, tổ chức có liên quan có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tương ứng quy định tại Điều 101 của Bộ luật này trước khi khởi kiện vụ án tại Toà án. Các đương sự cũng có quyền yêu cầu Toà án quyết định các biện pháp khẩn cấp độc lập với vụ tranh chấp."

Nếu như chấp nhận việc sửa đổi Khoản 2 Điều 98 Dự thảo BLTTDS theo hướng các đương sự có quyền yêu cầu Toà án quyết định các biện pháp khẩn cấp độc lập với vụ kiện chính như BLTTDS Pháp 1807 thì một vấn đề đặt ra mà chúng ta cần phải xem xét là phải xây dựng một cơ chế để người bị áp dụng các biện pháp này có thể tự bảo vệ mình, tránh những bất lợi do việc áp dụng không đúng các biện pháp khẩn cấp gây phương hại cho lợi ích chính đáng của họ.

Theo quy định tại Điều 490 BLTTDS Pháp 1807: Quyết định khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo phúc thẩm, quyết định khẩn cấp tạm thời chung thẩm có thể bị kháng án. Đối với các quyết định theo đơn yêu cầu thì cơ chế đảm bảo như sau: Nếu yêu cầu không được chấp nhận người làm đơn có thể kháng cáo phúc thẩm. Nếu yêu cầu được chấp nhận mọi người liên quan đều có thể đệ trình ngay lên Thẩm phán đã ra quyết định (Điều 496 BLTTDS Pháp 1807).

Theo Điều 123 Dự thảo XI BLTTDS, các đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo chúng tôi các quy định này là phù hợp với các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án đối với vụ kiện chính. Tuy nhiên, các quy định này sẽ không hợp lý khi áp dụng đối với các quyết định khẩn cấp tạm thời được áp dụng một cách độc lập mà các bên không khởi kiện vụ kiện chính. Do vậy cần thiết phải bổ sung quy định về quyền kháng cáo của các đương sự đối với các quyết định khẩn cấp tạm thời được áp dụng độc lập và cơ chế để giải quyết các quyết định này ở Toà án cấp phúc thẩm. Thiết nghĩ bản chất của loại việc là khẩn cấp do vậy cần phải có những quy định mềm dẻo, linh hoạt hơn so với các quy định về việc giải quyết kháng cáo đối với các bản án sơ thẩm xử về nội dung của vụ tranh chấp. Theo chúng tôi cần sửa đổi bổ sung Điều 260 Dự thảo XI BLTTDS theo hướng việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các quyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm sẽ được tiến hành trong một thời hạn tối đa là 1 tháng kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm thụ lý vụ việc.

2.Thủ tục ra lệnh trong BLTTDS Pháp và việc xây dựng thủ tục rút gọn trong Dự thảo BLTTDS Việt Nam.

Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại; nhằm làm giảm bớt những rườm rà về thủ tục và những chi phí tốn kém cho việc kiện tụng, bởi Sắc lệnh ngày 25/8/1937, các nhà lập pháp của Pháp đã xây dựng một thủ tục đơn giản đối với các món nợ thương mại nhỏ. Dần dần thủ tục này được mở rộng phạm vi áp dụng đối với các tranh chấp dân sự . Bởi Sắc lệnh số 81 – 500 ngày 12/5/1981 thủ tục đơn giản này đã chính thức được ghi nhận trong BLTTDS Pháp dưới tên là thủ tục ra lệnh thanh toán. Mô phỏng từ thủ tục ra lệnh thanh toán, bởi Sắc lệnh số 88 – 209 ngày 4/3/1988 các nhà lập pháp của Pháp đã xây dựng thêm một thủ tục xét xử nhanh đó là thủ tục ra lệnh buộc làm một công việc(5).

ở Việt Nam Bộ Luật Dân sự Thương sự tố tụng thi hành tại các Toà Nam án – Bắc Kỳ ngày 25/8/1921 mặc dù được xây dựng trên cơ sở mô phỏng các quy định của BLTTDS Pháp 1807 nhưng cũng không có những quy định về thủ tục ra lệnh này. Tuy nhiên trong các quy định về tố tụng dân sự của Việt Nam cũng đã chứa đựng những nhân tố mang tính chất tiền đề cho việc xây dựng thủ tục này. Chẳng hạn các quy định về thẩm quyền độc lập của Thẩm phán trong việc ra phán quyết đối với những loại việc nhỏ, giản đơn theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946, Điều 12 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 và các quy định về quy chế xét xử một lần theo các Sắc lệnh số 51/SL “ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án” ngày 17/4/1946 và Sắc lệnh số 85/ SL “ Về cải cách bộ máy Tư pháp và Luật tố tụng” ngày 25/8/1980.

Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp và thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN Khoá VIII, Đảng ta đã chỉ rõ cần phải “Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng” . Thực hiện tinh thần này những nhà nghiên cứu tâm huyết đã dành nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu xây dựng một thủ tục rút gọn ở Việt Nam. Cụ thể là thủ tục rút gọn đã được xây dựng tại chương XV Dự thảoV BLTTDS gồm 7 điều luật ( Điều 234 – Điều 243) .Tuy còn có những điểm còn phải chỉnh sửa nhưng các quy định về thủ tục rút gọn này đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi mà thực tiễn giải quyết tranh chấp đặt ra và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về tố tụng dân sự. Cho tới Dự thảo VIII BLTTDS phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn này đã bị thu hẹp bởi 3 điều luật (Điều 267 – Điều 269 ) tại chương XV với tên gọi là “ Thủ tục yêu cầu thanh toán nợ”. Có thể thấy rằng thủ tục yêu cầu thanh toán nợ trong Dự thảo VIII về cơ bản là sự mô phỏng các quy định về thủ tục ra lệnh trong BLTTDS Pháp 1807. Tuy nhiên ,so sánh với các quy định trong BLTTDS Pháp thì phạm vi áp dụng thủ tục yêu cầu thanh toán nợ theo Dự thảo VIII BLTTDS Việt Nam đã bị thu hẹp. Bởi vì theo Dự thảo VIII BLTTDS thủ tục này chỉ áp dụng trong các quan hệ hợp đồng vay tài sản mà không áp dụng cho việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản khác như BLTTDS Pháp . Rất tiếc rằng cho tới Dự thảo X và XI thì thủ tục rút gọn đã hoàn toàn “mất tích”. Xem ra “số phận” của thủ tục rút gọn này cũng thật là long đong trên con đường đi tìm chỗ đứng của nó trong BLTTDS. Trong khi đó nhìn ra các nước thì pháp luật của nhiều nước trên thế giới bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường đều có xây dựng một thủ tục tố tụng rút gọn áp dụng đối với những tranh chấp đơn giản, rõ ràng hoặc giá ngạch thấp. Ngoài Cộng hoà Pháp – một nước có thể coi là hình mẫu tiêu biểu của các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa thì Australia và một số nước Châu á có điều kiện gần gũi và tương đồng với Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapo… đều có những quy định về thủ tục rút gọn này.

Vậy tại sao trong Dự thảo XI lần này, thủ tục rút gọn đã hoàn toàn bị "phá sản"? Phải chăng đường lối chỉ đạo của Đảng trong việc cải cách tư pháp theo hướng “ Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng” là không xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn giải quyết tranh chấp? Và nếu như đường lối của Đảng là đúng thì phải chăng việc xây dựng thủ tục rút gọn này là quá sức đối với khả năng của các nhà lập pháp Việt Nam? Tôi luôn tin rằng các nhà lập pháp Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, đường lối của Đảng luôn xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Do vậy chỉ có một con đường duy nhất là thủ tục rút gọn phải được khôi phục trong Dự thảo BLTTDS Việt Nam !

Có thể thấy rằng pháp luật tố tụng dân sự Pháp cũng như pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới đều có những quy định về việc hạn chế quyền kháng cáo của đương sự đối với những vụ kiện nhỏ, có giá ngạch thấp . ở Việt Nam, cơ chế xét xử một lần áp dụng giải quyết đối với các vụ kiện có giá ngạch thấp cũng đã từng được quy định trong các văn bản pháp luật trước đó. Rất tiếc rằng theo thời gian các quy định này không còn được áp dụng nữa. Thiết nghĩ, trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngành Toà án đang đối diện với sự gia tăng của số lượng các án kiện dân sự, kinh tế, lao động và khi mà thời gian đối với mỗi con người trở nên vô cùng quý giá thì việc khôi phục lại các quy định về cơ chế xét xử một lần đối với các vụ kiện có giá ngạch thấp là hoàn toàn cần thiết.

Đối với những vụ kiện có chứng cứ rõ ràng nhưng các lợi ích cần bảo vệ lại có giá trị lớn thì việc xây dựng thủ tục giải quyết cũng cần có sự tính toán để tránh việc gây phương hại tới lợi ích chính đáng của các bên. Vấn đề đặt ra là chúng ta có thể xây dựng trong Dự thảo BLTTDS một thủ tục rút gọn trên cơ sở mô phỏng thủ tục ra lệnh ( lệnh thanh toán và lệnh buộc làm một công việc) trong BLTTDS Pháp 1807 hay không? Xét về thực tế , hiệu quả của thủ tục ra lệnh trong BLTTDS Pháp 1807 đã được minh chứng trong thực tiễn và góp phần không nhỏ trong việc nhanh chóng giải quyết các án kiện đơn giản, rõ ràng, bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của đương sự. Thiết nghĩ, trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo các quy định từ Điều 1405 tới Điều 1425 – 9 BLTTDS Pháp 1807 để xây dựng một thủ tục rút gọn tương ứng trong BLTTDS Việt Nam theo hướng thủ tục này được áp dụng đối với hai loại việc là yêu cầu thanh toán nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và nghĩa vụ phải làm một công việc theo hợp đồng nếu hai bên có hợp đồng bằng văn bản và bị đơn không phản đối nghĩa vụ theo hợp đồng đó. Chẳng hạn nguyên đơn yêu cầu Toà án buộc bị đơn phải trả nợ đối với món nợ có giấy vay nợ hoặc yêu cầu buộc bị đơn phải trả lại tài sản đã mượn, thuê … mà bị đơn không phản đối về nghĩa vụ này nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tính đến điều kiện thực tế của Việt Nam mà xây dựng một thủ tục cho phù hợp nhằm đáp ứng được hai đòi hỏi cơ bản của thực tiễn giải quyết tranh chấp là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ.

- Về các quy định nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị đơn trong trường hợp yêu cầu của nguyên đơn được Toà án chấp nhận:

Nếu như khôi phục và sửa đổi , bổ sung các quy định về thủ tục yêu cầu thanh toán nợ trong Dự thảo VIII theo hướng nêu trên thì cũng đặt ra những vấn đề mà chúng ta cần xử lý. Cụ thể là:

Hiện nay theo Điều 269 Dự thảo VIII BLTTDS thì " Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thanh toán tài sản,bên vay tài sản có quyền phản đối quyết định đó. Trong trường hợp này quyết định thanh toán tài sản không có hiệu lực pháp luật, bên cho vay tài sản có quyền khởi kiện theo thủ tục chung ". Trong khi đó theo thủ tục ra lệnh thanh toán nợ, Điều 1413 BLTTDS Pháp quy định: “… đơn kháng án có hiệu lực yêu cầu Toà án xem xét lại đơn yêu cầu thu hồi nợ của chủ nợ và giải quyết toàn bộ tranh chấp”. Bên cạnh đó, đối với thủ tục ra lệnh buộc làm một công việc ,Điều 1425 – 8 BLTTDS Pháp quy định: "Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ lệnh thi hành nghĩa vụ không được thực hiện, Toà án sẽ xét xử theo yêu cầu của nguyên đơn, sau khi hoà giải không thành”. Chúng tôi cho rằng quy định tại Điều 269 Dự thảo VIII BLTTDS Việt Nam là không hợp lý, làm kéo dài thêm thời gian giải quyết vụ kiện. Bởi vì nếu bị đơn phản kháng quyết định thì nguyên đơn lại phải khởi kiện lại từ đầu.

Trên cơ sở tham khảo Điều 1413 và Điều 1425 – 8 BLTTDS Pháp và xét điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng tôi kiến nghị khôi phục và sửa đổi Điều 269 Dự thảo VIII theo hướng trong trường hợp bên có nghĩa vụ phản đối quyết định của Toà án thì Thẩm phán sẽ quyết định mở phiên toà xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu phản đối của đương sự. Trong trường hợp này việc giải quyết vụ án sẽ được thực hiện bởi Hội đồng xét xử sơ thẩm. Như vậy ,việc giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm đã được rút ngắn lại chỉ còn 1 tháng rưỡi tính từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu thay vì 4 tháng như các quy định hiện nay.

Vấn đề đặt ra là trong trường hợp này đương sự có quyền kháng cáo đối với bản án của Hội đồng xét xử sơ thẩm hay không? Chúng ta cần nghiên cứu vấn đề này dưới hai góc độ khác nhau để loại trừ những nhược điểm của nó. Có thể thấy rằng việc quy định cho bị đơn có quyền kháng cáo có thể sẽ dẫn đến việc bị đơn lạm dụng quyền này để trì hoãn việc thi thành nghĩa vụ, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Tuy nhiên nếu quy định theo hướng bản án sơ thẩm giải quyết theo thủ tục rút gọn có hiệu lực pháp luật ngay sẽ có nguy cơ dẫn đến sự lạm quyền của Thẩm phán khi áp dụng thủ tục này.

Để khắc phục những nhược điểm trên, đảm bảo sự an toàn pháp lý cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, trên cơ sở tham khảo pháp luật tố tụng dân sự Pháp và xét điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng tôi đề xuất một giải pháp như sau:

Có thể quy định thủ tục này theo hướng đương sự vẫn có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với bản án sơ thẩm này. Tuy nhiên cần phải rút ngắn thời gian giải quyết vụ kiện ở cấp phúc thẩm. Theo chúng tôi nên quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị ,Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà xét xử, trừ trường hợp cần phải có thời gian để điều tra, xác minh thêm về các tình tiết của vụ án. Như vậy, thời gian giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm trong trường hợp này được rút ngắn chỉ còn 15 ngày thay vì là 3 hoặc 4 tháng như các quy định trước đây. Quy định này thực chất là một giải pháp để nhanh chóng giải quyết vụ kiện đồng thời đảm bảo nguyên tắc xét xử hai cấp và xét ở góc độ nào đó cũng là một giải pháp nhằm hạn chế sự lạm quyền kháng cáo của đương sự. Tuy nhiên để tránh việc bị đơn lạm dụng quyền kháng cáo để trì hoãn việc thi hành nghĩa vụ, chúng tôi kiến nghị bổ sung vào Dự thảo BLTTDS VN một quy định về biện pháp phạt tiền đối với người lạm dụng quyền kháng cáo nhằm trì hoãn việc thi hành nghĩa vụ. Có thể thấy rằng việc quy định một cách chặt chẽ, chi tiết về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn và hạn chế việc lạm dụng quyền kháng cáo này.

- Về thủ tục giải quyết trong trường hợp Toà án bác yêu cầu của nguyên đơn về việc giải quyết vụ kiện theo thủ tục rút gọn :

Theo Điều 1409 về thủ tục ra lệnh thanh toán và Điều 1425 – 9 về thủ tục ra lệnh buộc làm một công việc trong BLTTDS Pháp, nếu Thẩm phán bác đơn nguyên đơn không được kháng cáo quyết định nhưng có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng thông thường. Theo chúng tôi, giải pháp này trong tố tụng dân sự Pháp là không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam vì thực chất quy định này đã làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Do vậy, chúng tôi kiến nghị bổ sung vào Điều 269 Dự thảo VIII một quy định như sau:

Trong trường hợp Thẩm phán bác đơn, vụ kiện sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Trong trường hợp này thời điểm thụ lý vụ án sẽ được tính từ ngày nguyên đơn có yêu cầu Toà án ra quyết định thanh toán hoặc buộc bị đơn phải làm một công việc.

Có thể thấy rằng việc rút ngắn thời hạn giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm cùng với biện pháp phạt tiền đối với đương sự lạm dụng quyền kháng cáo là những giải pháp nhằm chống lại việc bị đơn lạm dụng quyền kháng cáo để trì hoãn việc thi hành nghĩa vụ đồng thời cũng là giải pháp nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn về việc giải quyết nhanh chóng đối với những loại việc đơn giản, rõ ràng. Việc quy định vụ việc sẽ được xét xử sơ thẩm bằng một Hội đồng xét xử trong trường hợp bị đơn phản đối quyết định của Toà án về việc thi hành nghĩa vụ và bản án sơ thẩm sẽ được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị đơn tránh sự tuỳ tiện của Thẩm phán trong việc ra quyết định buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ. Rất mong những kết quả nghiên cứu mà tôi đã trình bày ở trên sẽ được các nhà lập pháp lưu tâm và hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ là một tư liệu tham khảo có giá trị cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong Dự thảo BLTTDS Việt Nam.

Chú thích:

(1) Jean Vincent et Serge Guinchard, Procédure civile, Nxb DALLOZ, 2001, tr 267,277

(2) Pierre ESTOUP, La pratique des procédures rapides , Nxb LITEC,1990,tr 3, 285, 327

(3) Jean Vincent et Serge Guinchard, Procédure civile, Nxb DALLOZ, 2001 ,tr 612,622.

(4) Jean -Marie COULON, Hội thảo pháp luật tố tụng dân sự, Nhà Pháp Luật Việt-Pháp,1998,tr 38, 39, 40.

(5) Pierre ESTOUP, La pratique des procédures rapides, Nxb LITEC,1990,tr. 3, 284.

SOURCE: TẠP CHÍ TÒA ÁN NHÂN DÂN SỐ 7, THÁNG 4 NĂM 2004


Thế hệ trẻ ngày càng độc ác?

509.Còn níu kéo gì, khi tên đế quốc cộng sản Đại Hán đã trút bỏ cái mặt nạ “anh em”, “đồng chí”?


Vũ Cao Đàm

Theo Boxitvn.net: Trắng trợn thực hiện những vụ vi phạm lãnh hải và những đòn gây hấn trong mấy tuần vừa qua với Việt nam, đế quốc  cộng sản Đại Hán (Trung Cộng) đã tự lột bỏ cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa “anh em”, “đồng chí”… “mười sáu chữ vàng”.

Bằng những hành động ngang ngược giương đông kích tây, mua đất thuê rừng và chiếm lĩnh thị trường khắp thế giới, lấn lướt xưng hùng xưng bá ở biển Đông, Trung Cộng không chỉ tự ném vào sọt rác cái vỏ bọc “trỗi dậy hòa bình”, mà ngày càng phát xít hóa một cách ngông cuồng, đang hung hãn thực hiện mưu đồ bành trướng vừa theo kiểu xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, vừa thâm nhập thị trường theo kiểu chủ nghĩa thực dân mới, vừa vẫn cố đeo bám cái mặt nạ ý thức hệ “anh em đồng chí” của cái “chủ nghĩa quốc tế vô sản” “mười sáu chữ vàng” để lừa mị những tín đồ cộng sản ngây thơ, cả tin, nhẹ dạ.

Với Việt Nam, bọn đế quốc cộng sản Trung Hoa đã không ngừng tiếp tục cái mộng bá vương của các bậc tiền nhân Đại Hán, mà ngày càng tỏ ra ác hiểm hơn, thù địch hơn, hằn học hơn, với những thủ đoạn ngày càng thâm độc, hèn hạ, đê tiện và tiểu nhân gấp bội so với tất cả các thế hệ Đại Hán tổ tiên của họ. Có lẽ họ muốn trút hết sự hằn thù của cả ngàn năm thất bại trong mưu đồ biến mảnh đất Giao Chỉ này thành thuộc quốc, muốn Hán hóa dân Lạc Việt trên mảnh đất này.

Mưu đồ thâm hiểm của đế quốc Trung Cộng với Việt Nam được thể hiện một cách toàn diện và triệt để trên moi lĩnh vực, kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao.

Về mặt kinh tế, chúng không thực hiện hợp tác kinh tế nghiêm túc trong khuôn khổ các nghị định thư, mà lén làm ăn theo con đường tiểu ngạch để triệt phá kinh tế Việt Nam một cách toàn diện trên toàn lãnh thổ, tôi chỉ xin nhắc lại vài sự kiện mà mọi người đều đã biết [1]-[7]:

Đế quốc Trung Cộng ra sức triệt phá sức kéo của nông dân nghèo bằng việc mua móng trâu để nông dân giết trâu bán móng, bây giờ chúng không mua móng trâu nữa, mà giở trò mua… “đuôi trâu” với giá cực kỳ hời. Nông dân cắt đuôi trâu mang bán thì trâu thi nhau lăn ra chết.

Chúng triệt phá nguồn sống của nông dân nghèo với thủ đoạn mua râu ngô non, để biến thành đồng hoang những nương ngô vừa đến ngày đơm hoa kết trái; chúng triệt hạ nguồn cây nguyên liệu công nghiệp, như mua rễ hồi và các cây công nghiệp để nông dân tự tay chặt phá rừng hồi và các cây công nghiệp, mua chè chặt xô phơi tái không qua chế biến, để triệt phá nguồn nguyên liệu của các nhà máy chè.

Chúng nghĩ ra trò nham hiểm để phá hoại mạng điện cao thế của Việt Nam bằng việc mua dây đồng vụn, và thế là các “đồng tặc” rủ nhau cắt trộm dây đồng trên mạng điện cao thế… Chúng tìm đủ mưu ma chước quỷ để  “thắng thầu”… tới 90% số công trình công nghiệp quan trọng của Việt Nam, trước hết là các nhà máy điện, rồi trì hoãn thực thi nhằm phá hoại kế hoạch hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Việt nam.

Đế quốc cộng sản Tàu đã và đang ra sức phá hoại các nguồn hàng xuất khẩu của Việt nam, bằng những hợp đồng mua nông sản giá hời, đến khi nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam tập trung sức sản xuất cho chúng, thì chúng đột ngột ngừng nhập các mặt hàng đó để các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng. Ngày nay, bọn chúng  đang dốc sức tận diệt nguồn gạo xuất khẩu bằng những hợp đồng giá hời với nông dân Nam Bộ phá lúa trồng khoai. Đây không phải thủ đoạn mới, vì họ đã từng mua tôm, tẩm kháng sinh quá liều rồi bán lại cho Việt Nam với giá rẻ, để Việt Nam nhập lại và tái xuất để tự mình phá hoại thương hiệu tôm xuất khẩu. Đáng tiếc rằng, các phương tiện thông tin “lề phải” của Đảng và thậm chí cả một vài nhà khoa học ngây thơ đã “Cảm ơn thương nhân Trung Quốc” đã “Mở đầu ra” cho nông dân Việt Nam và từ chối đăng những ý kiến cảnh báo cho nguy cơ này của chúng…

Tệ hại hơn, đế quốc Trung Cộng đã trắng trợn phá hoại huyết mạch thông tin viễn thông bằng việc thu mua cáp quang “phế liệu” xúi giục  người dân Việt Nam lặn xuống biển tự tay phá hoại mạng cáp quang để chặn đứng khả năng liên lạc của đất nước.

Về mặt quân sự, chúng diễu võ giương oai trên khắp thế giới, liên tục tập trận xung quanh Việt Nam, cho các trang mạng thuộc quyền thao túng của Đảng Cộng sản hăm dọa chiến tranh với Việt Nam. Bằng chiêu bài “hợp tác khai thác bô-xít”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 ha đất rừng đầu nguồn với các “đồng chí” của họ tại các địa phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ Quốc của Việt Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1,3 triệu người lao động Trung Cộng, gồm những tráng đinh (chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự). Bọn chúng được được các “đồng chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ, cầm súng là bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này.

Trong khi đó, Trung Cộng ra sức la ó “nguy cơ Việt Nam”, vu cáo Việt Nam xâm lược.

Về mặt chính trị, Trung Cộng ra sức tâng bốc Việt Nam về ý thức hệ, vuốt ve bằng mấy chữ “Đồng chí tốt”, và “Mười sáu chữ vàng”, nhưng chúng đã không úp mở để lộ dã tâm, càng tô vẽ Việt Nam về ý thức hệ, chúng càng tạo ra được sự cô lập của Việt Nam trên trường quốc tế, vì chúng thừa biết, từ nửa cuối thế kỷ XX, thế giới đã ghê sợ các chính thể cộng sản. Càng tô vẽ bộ mặt cộng sản của Việt Nam, thế giới càng ghê sợ Việt Nam.

Tôi đã dịch một bài sặc mùi hiếu chiến của Trung Cộng đe dọa Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, chỉ cần đưa bài đó lên mặt báo, không cần bình luận, tất cả mọi người Việt yêu nước thương nòi đều nhìn rõ dã tâm vừa ăn cướp vừa la làng của bọn đế quốc xâm lược cộng sản Đại Hán, bất kể chúng cố che đậy bằng thứ mặt nạ “lá nho” nào. Nay xin trích lại để bạn đọc cùng suy ngẫm:

………

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:

1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philippines thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ , Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiện chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philippines, Malaysia, Bruney… giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

Hãy giết chết bọn giặc Việt để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

… (Hết trích)

Với những tư liệu còn quá thiếu sót đó người dân Việt Nam đã thấy rất rõ dã tâm của Trung Cộng. Chúng đã thực sự lộ nguyên hình một tên đế quốc xâm lược tệ hại nhất so với tất cả các đế quốc đã từng có mặt ở Việt Nam, và so với ngay cả các triều đại Trung Hoa đã đặt ách cai trị trên đất Việt Nam.

Tôi cứ phân vân suy nghĩ, không hiểu một số người Việt Nam còn nuối tiếc gì mà cứ phải níu kéo cái bọn gian manh Đại Hán… miệng nam mô “đồng chí”, nhưng bụng thì chứa một bồ dao găm hiểm độc. Chủ nghĩa cộng sản, mà hiện thân là quốc gia cộng sản khổng lồ Đại Hán, leo lẻo trên mồm những điều ngọt xớt, nhưng lại hành xử bằng những thủ đoạn của bọn giang hồ thảo khấu, đã phơi bầy trên thực tế không còn như Lênin kỳ vọng: “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta” như một số người vẫn còn ảo tưởng, mà thực sự đã và đang là bi kịch vô cùng lớn lao của nhân loại.

Tôi tin rằng, có thể vì lý do gì đó, một số người còn xưng tụng cái tình đồng chí cộng sản “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng”; Vì lý do gì đó, họ còn cản trở những cuộc biểu tình chống lại “người đồng chí” đế quốc cộng sản xâm lược, nhưng tôi tin chắc rằng, cũng có lúc trong thâm tâm của họ vấn còn cảm thấy nhói đau cái nỗi đau của dân tộc đang bị tên đế quốc cộng sản Đại Hán dày xéo non sông.

Tôi hy vọng lương tri của những người đó sẽ thức tỉnh để quay về với dân tộc đang đứng trước nguy cơ mất còn trước tên đế quốc xâm lược nguy hiểm nhất của thời đại chúng ta, là chủ nghĩa cộng sản Đại Hán.

V.C.Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

 

Tài liệu tham khảo:

[1] http://hoingo.aimoo.com/categroy/Topic-1-445805.html#NickName_0

[2] http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/31806/chuyen-bo-lua-trong-khoai-cho-thuong-gia-tq.html

[3] http://dantri.com.vn/c76/s76-496615/vai-thieu-viet-nam-un-un-xuat-sang-trung-quoc.htm

[4] http://vef.vn/2011-07-08-bat-luc-nhin-trung-quoc-vet-hang

[5] http://sgtt.vn/Thoi-su/147433/Bat-ngo-tu-viec-Trung-Quoc-san-lung-nong-san-Viet-Nam.html

[6] http://dantri.com.vn/c76/s76-498216/thit-lon-rau-tang-gia-bat-thuong-vi-dau.htm

[7] http://www.giaoduc.net.vn/ntd-thong-thai/47-thi-truong/8070-hanh-ng-nh-dng-y-ln-ca-trung-quc-bai-2-bc-   check-nhe.html

[8] http://www.cnweapon .com/html/ news/2010- 01/news14304. html

[9] http://club.china.com/

 

Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?

Nguồn: 未来50年中国的六场战争:彻底打破世界格局

Nguồn gốc : http://www.mitbbs.com/article_t/MiscNews/31207047.html

Trần Quang giới thiệu

Đây là bài trên trang China News về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Sau khi dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan thì mục tiêu tiếp theo là phát động chiến tranh để thu hồi các đảo ở Biển Đông.

Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh.

 

Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 – 2025)

Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân Tiến đảng hung hăng một chút, Quốc Dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.

Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ.

Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan.

Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến.

Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc.

Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ hai: Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030)

Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040)

Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tác giả cho rằng tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách.

Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng.

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực.

Cuộc chiến tranh thứ tư: Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 – 2045)

Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc và châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng.

Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị – tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản.

Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại – đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ năm: Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 – 2050)

Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không?

Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất.

Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm.

Cuộc chiến tranh thứ sáu: Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 – 2060)

Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau.

Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ.

Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh.

Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt.

Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo. 

508. Quyền được sống.

Friday 26 August 2011

507.Carry Trade – Gold

NghiaTQ's blog: Giá vàng tăng, NHTM sẽ gặp không ít khó khăn. Nợ xấu, thanh khoản, chênh lệch giá (loss).

Rủi ro nợ xấu trong cho vay vàng trước đây, Khách hàng sẽ khó lòng trả được nợ vàng với tốc độ tăng giá như hiện tại. Nợ xấu tăng lên, chưa biết nợ xấu trọng loại hình cho vay vàng là bao nhiêu, nhưng có lẽ cũng cao hơn BĐS, vì giá vàng tăng quá nhanh. Tổng dự nợ vàng khoảng 1.12 triệu lượng (47 tấn)

Rủi ro khi chuyển đổi XAU thành VND cho vay và hoạt động khác trước đây, đặc biệt là áp lực trong việc thực hiện thông tư mới về chuyển đổi vàng, trong khi huy động không tăng. Tức là một số NHTM phải nhập kho vàng trở lại để cân bằng vàng đã bán. Rủi ro kép khi trước đây bán vàng với giá thấp, giờ nhập lại để bù đắp với giá cao tính bằng USD/ounce và tính bằng USD/VND. Điều này gắn liền với việc chuyển USD thành VND.

Thanh khoản vàng cũng là dấu hỏi, và NHTM buộc phải mua vàng (đẩy giá lên cao) bởi độ nhạy cảm của thanh khoản với lãi suất là rất lớn, lãi suất vàng được đưa xuống cận 0% thì khả năng gửi lại vàng cho những sổ đáo hạn là rất nhỏ (vàng – dưới dạng CCTG không được rút trước hạn).

Vì vậy, khả năng có rủi ro nợ xấu, thanh khoản và chênh lệch tỷ giá trong vàng là hiện hữu và có thể là lớn đối với một số NHTM. Có thể là cục bộ bởi chỉ một số NHTM có các nghiệp vụ liên quan đến vàng (khoảng 14 NH), trong đó, nhiều đại gia theo tôi biết là không có chuyển đổi. Nhưng như vậy có nghĩa là rủi ro tập trung hơn (ở Tp.HCM có 4 – 5 NH chưa đóng được trạng thái), đặc biệt khi thông tin mới đây, lượng vàng trong hệ thống NHTM (phát hành CCTG) là đến 100 tấn! (chú ý, cho vay chưa đến 50% huy động, phần còn lại sử dụng cho nhiều mục đích, trong đó có đầu cơ ngắn hạn và các hoạt động xuất nhập chênh lệch tỷ giá – vàng đối ứng và chuyển đổi sang VND)

Trước đây tôi có nói sức mạnh thỏa thuận lãi suất VND của người dân càng cao lên khi lãi suất USD bị ép xuống mức thấp (suy nghỉ này có phần ngược với một số chuyên gia nhận định lúc trước rằng lãi suất VND sẽ giảm nhiệt khi khách hàng sẽ chuyển sang gửi bằng VND, nhưng rõ ràng, VND chỉ “chạy” từ NH này sang NH khác, và NH vừa bị tất toán khoản tiền gửi USD và/hoặc mua lại USD phải trả lãi suất VND cao bằng mọi giá để giữ lại khoản VND kia nếu không muốn chạy sang NHTM (vừa giảm cả USD, VND) trong khi muốn tăng lên thì cung VND phải tăng.

Giờ là đến câu chuyện của vàng? Hình thức chuyển vàng hoặc USD huy động lãi suất thấp sang VND (cho vay hoặc đầu tư, như vào bond) với lợi suất cao hơn trong sự phán đoán xu hướng biến động giá (tỷ giá) vàng và USD có lợi hoăc bất lợi chưa đến mức rủi ro cao (eating income) là một hoạt động carry trade. Điều không phán đoán được có lẽ là giá vàng tăng quá mạnh và nhanh. (Tiếp đến có thể là USD: sức ép phá giá là rất lớn)


Monday 22 August 2011

506.Khi nào NHNN quyết định tăng tỷ giá USD

Một bài viết mạnh mẽ và táo bạo

Lý Toét's blog: Khi nào NHNN quyết định tăng tỷ giá USD

Tại buổi “Tọa đàm về Thị trường tài chính Việt Nam – thách thức dự báo đến cuối năm 2011, gợi ý giải pháp cho NHTM và Doanh nghiệp" tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa Phó chủ tich Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã có tham luận quan trọng với nội dung nổi bật những ý chính sau:

+ Kiều hối, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp cùng giảm
+ Lượng cho vay ngoại tệ nhiều hơn lượng huy động, chênh lệch 5 tỷ đô la (quy đổi từ con số 100 ngàn tỷ đồng của bác Nghĩa)
+ Giá trị VND xác định theo PPP được định giá cao hơn 43%, nếu xác định theo giỏ tiền tệ thì VND được định giá cao hơn 20%
+ Cung ngoại tệ không có thực nên thực tế làm hao mòn dự trữ ngoại tệ

Công bố của ông không khác mấy so với tổng kết của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB thể hiện qua 2 số liệu về tỷ giá VND so với những đồng tiền khác trong khu vực và chỉ số VNIndex so với các thị trường các nước lân cận 6 tháng đầu năm 2011

VND giảm 5.3% so với -0.2% của Hồng Kông suy thoái, -0.8% của Thái lan bất ổn chính trị. Trong khi các đồng tiền khác đều tăng so với đô la mà nhiều nhất là +6.4% của won Nam hàn

Trong cả hai biểu đồ, kinh tế Việt Nam vượt xa các nước trong khu vực về phía ĐỎ.
Nguồn Báo cáo ADB

Những nguồn tin công khai khác cũng khẳng định thông tin của ngài phó chủ tịch.

Do chênh lệch lãi suất giữa VND cao hơn nhiều so với USD nên các doanh nghiệp đổ xô đi vay đô.

Nguồn vốn FDI giảm mạnh trong các tháng đầu năm

Kiều hối về Việt Nam giảm

Sản xuất đình đốn, 6 tháng có khoảng 30% doanh nghiệp phải phá sản, giải thể...do lãi suất cao, Kinh doanh khó khăn, tiểu thương ồ ạt thanh lý cửa hàng.

Vay USD với lãi suất thấp có lợi trước mắt cho doanh nghiệp, đồng thời rủi ro tỷ giá cũng treo lơ lửng trên đầu doanh nghiệp. Mỗi khi tỷ giá USD tăng thì những tính toán về việc vay vốn với lãi suất thấp sẽ mất hết.

Vậy ngài Phó chủ tịch muốn gửi thông điệp gì cho chúng ta. Đó là TỶ GIÁ USD SẼ TĂNG NAY MAI và khi nào sẽ do NHNN quyết định. Vậy mỗi người trong chúng ta tự tìm lấy giải pháp cho hành động sắp tới.

Báo cáo của ngân hàng ADB-Index of /pdf/aem

http://www.aric.adb.org/pdf/aem/
Báo cáo của ngân hàng ADB http://www.aric.adb.org/pdf/aem/

Sunday 21 August 2011

505. Biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ Nhật, 21-08-2011

Tường thuật tại Hà Nội, sáng 21-08-2011

Về tình hình “chấp hành” bản Thông báo không số không người ký, được cho là vi hiến, trái luật của UBND  Thành phố Hà Nội cấm biểu tình.

Một phản hồi của độc giả gửi lúc 1h43′ sáng 21-08-2011: “Bên DLB không thể gửi còm được, khẩn thiết thông báo anh em dù chỉ còn vài giờ:Tôi mới được anh bạn thân làm bên an ninh cho biết, sáng nay có một cuộc họp tuyệt mật do Thành ủy HN chủ trì. Các thành phần tham gia gồm Sở CA HN, Quân khu Thủ Đô (đại diện tăng thiết giáp và đặc nhiệm dù cùng dự), An ninh, Tuyên giáo, PCCC, 1 đại biểu Đảng ủy Sở Y tế HN. Có chủ trương đàn áp mạnh nếu cần thiết (khi chỉ thị trực tiếp từ BCT đến người có trách nhiệm của Hà Nội) nhưng tuyệt đối tránh gây thương vong.

Các công cụ cho phép dùng là dùi cui, hơi cay, vòi rồng, đạn cao su. Cuộc họp có nhắc rút kinh nghiệm vụ đạp mặt vì cho là không cần thiết, gây ảnh hưởng xấu. Có một xe tăng được đưa từ Ba Vì về ém trong khuôn viên Nhà khách Bộ QP số 1 Phạm Ngũ Lão (mang tính chất đe dọa). Lữ đoàn dù đặc nhiệm bảo vệ TW được quán triệt tình hình từ 1 tháng nay và được đặt trong tình trạng khẩn cấp.

Vội báo cho anh em chúng ta biết đề phòng. Đã dấn thân vì Tổ Quốc là chấp nhận thôi. Không tài nào chợp mắt nổi. Mong trời sáng mau để chúng ta bên nhau. Tổ Quốc Việt Nam anh hùng và bi thương không thể mất. Đả đảo Trung Cộng xâm lược!” Bổ sung, 7h5′, một độc giả khác phản hồi: “Anh Ba không nên đưa tin này lên, có khả năng công an mạng post tin này để làm nhụt chí người biểu tình. DLB còm dễ dàng.“

6h00’: Mấy hôm nay Hà Nội có mưa về đêm, hiện vẫn mưa lác đác. Dạo một vòng quanh tòa Đại sứ Trung Quốc và Bờ Hồ, tình hình trái ngược với các Chủ Nhật trước, trong khi quanh tòa Đại sứ Trung Quốc vẫn im ắng, chưa thấy bóng công an, cảnh sát nào, … Bà con nhớ nhấn phím F5 để coi tin mới cập nhật …

Mới có 3 cái rào chắn núp sẵn sau gốc cây

Tội nghiệp cụ Lê, bị biển cấm, rào chắn vứt lỏng chỏng sẵn từ tối qua trước lối đi

…. thì quanh Hồ Gươm đã có rất sớm xe tải mui kín của cảnh sát bảo vệ (không phải cảnh sát cơ động) đang đi rải quân khắp các phố Lê Lai, Ngô Quyền, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng và vẫn như thường lệ là xe gắn loa phóng thanh của công an phường  …

Đặc biệt chưa từng có: Trước khuôn viên tượng Lý Thái Tổ, tượng đài Cảm tử, tòa nhà Hàm Cá Mập và Nhà hát Lớn, đều được dựng sẵn sân khấu ca nhạc ngoài trời từ đêm qua, có lẽ để mời những người biểu tình lên sân khấu “trình diễn ca nhạc” chăng!? Ha ha! Còn nói theo ngôn ngữ tư bổn thì nghe chừng sẽ có kế hoạch “phản biểu tình”.

6h30′ – Trời mưa nhiều hơn, Ổng khóc cho cả quan, quân, dân Việt, chỉ vì tụi Khựa gây hấn mà giờ làm khổ nhau? Tội cho mấy chú công an đang núp mưa, mấy thợ đang ráp sân khấu, mấy giàn loa ướt nhèm … Hy vọng âm thanh xập xình của phường bát âm trái gió trở trời nầy sẽ át tiếng hô khẩu hiệu yêu nước?

6h45′ – Các chuyên gia kỹ thuật ướt như chuột lột của mấy phường bát âm đang thử ì ùng nghe khá ấn tượng … Hình dung chút nữa, cả Hồ Gươm sẽ tựa như cái ao làng khổng lồ, dưới trời mưa, tiếng oàm oạp như ếch nhái ễnh ương rất vui tai …  Một cuộc “phản biểu tình” quê mùa đang được chuẩn bị để đối mặt với cuộc biểu tình đầy chất lịch lãm Hà Thành … “Vô chiêu thắng hữu chiêu”, sự đời ai mà biết được.

7h – Các ca sĩ, vũ công cấp phường chắc còn chưa tỉnh giấc, thôi thì ta mở nhạc xập xình phục vụ bà con qua lại dưới trời mưa. Chỉ lo cho cụ rùa đang dưỡng bệnh, coi chừng nghe ba thứ nầy là bịnh nặng thêm.

7h30′ – Những bóng áo xanh của các nam nữ Đoàn Thanh niên CSHCM lượn quanh Bờ Hồ. Vậy là đã rõ kế hoạch. Thêm một chiếc xe của Đài truyền hình Hà Nội chạy qua. Chắc chỉ quay phim về rồi phát lại, chứ truyền trực tiếp … rất nguy hiểm.

Có cả ghế ngồi cho các quan khách đội mưa nghe … “phường tuồng”?

Hai bọc trắng không phải tượng bác đâu nha, loa khủng đó. Ưở … mà mấy cháu đoàn viên nầy được huấn luyện kỹ chưa ta? Chớ lỡ nó bị “phản tuyên truyền”, cũng tham gia luôn vô đoàn biểu tình yêu nước thì sao?

Xe “nghe” sóng di động? Ráng nghe kỹ coi có tụi Việt Tân chỉ đạo không, nha các em. Chớ hai tháng qua không phát hiện ra là ẹ quá

7h45′ – Trời vẫn mưa … Quanh tòa Đại sứ Trung Quốc đã có nhiều công an, cả một xe bus chực sẵn

Thương quá các vũ công “cây nhà lá vườn”, đội mưa dợt trước cho thành thục để chút trình diễn cho quan khách

Hệ thống loa công cộng vừa đảm bảo phủ … tiếng khắp quanh hồ, khi âm nhạc, khi lời nhắc nhở về các “thế lực thù địch” đang đe dọa …

Một chiếc xe hiếm hoi của cảnh sát cơ động nép mình đầu phố

8h15′ – Trời vẫn mưa. Liệu các đoàn viên thanh niên có tổ chức “giao lưu”, các quan khách có tới dự, hay núp ở nhà, lên mạng coi BS tường thuật?  Lối vô tòa Đại sứ Trung Quốc bắt đầu chăng dây cấm.

8h40′ – Với tình hình này, BS cho là bà con đi biểu tình sẽ có thiện chí nhường cho các bạn đoàn viên thanh niên CSHCM tổ chức “giao lưu” một ngày Chủ nhật. Chương trình đã bắt đầu tại sân khấu trước tượng đài Cảm tử, MC xướng tên một lãnh đạo Đoàn lên phát biểu, nhưng không thấy. Ở dưới chỉ lèo tèo vài bạn che ô đứng coi. Chuyển qua phần ca nhạc …

Hình “biểu tình … quốc doanh” do độc giả BQT gửi tới

9h – Vừa  trở lại khu vực tượng Lý Thái Tổ thì đã thấy một xe bus chở những người biểu tình chạy vô phố Nguyễn Xí, trên xe vang lên tiếng hô Việt Nam! Việt Nam. Lối vào Bờ Hồ bị chặn. Xe CSCĐ chở nhiều thanh niên vận thường phục đeo băng đỏ tiến vô …

Độc giả TVT gửi tới hình ảnh các cháu nhỏ trong nhà hội hộp theo dõi tin biểu tình qua mạng

BS xin ngưng tường thuật tại đây. Mời bà con qua trang TTX Vàng AnhBlog Nguyễn Xuân Diện để theo dõi tiếp.

—-

Bất chấp sự cứng rắn của chính quyền, tại Sài Gòn sáng nay đã nổ ra

cuộc biểu tình tại … gia

do độc giả Cùi Bắp tường trình chi tiết


7h12’: Người biểu tình gặp phải nhà cầm quyền… í lộn, cầm quyền trong nhà.
Cha già thực hiện công tác tư tưởng: “Mày điên vừa thôi…
Mẹ già thực hiện công tác “gia vận” ăn theo: “Ăn no ở không, hỏng chịu lo mần ăn, bày mấy trò…”
Để tránh xung đột, người biểu tình quyết định trở lại cầu thang
7h15’: Biểu tình chấm dứt. Hẹn hội ngộ tuần sau

Tổ quốc Việt Nam muôn năm!

11h45′: Tại công an Mỹ Đình, nhiều người đến tập trung ở ngoài rất đông để tiếp nước, thức ăn cho những người bị giũ trong đó, nhưng đã bị chặn ở ngoài, không cho vô. Mọi người ở ngoài đấu tranh đòi vào tiếp tế cho những người bị bắt, công an không vào, nói là đã có đủ nước uống, đồ ăn. Anh Nguyễn Chí Đức đấu tranh rất dữ, nói rằng: tôi đã bị bắt vô đây 2 lần nên tôi biết. Cuối cùng họ cho anh Đức vô, anh nói trongđó chẳng có gì, chỉ có mỗi người 1 chai nước thôi.

 Bản tin từ Sài Gòn của độc giả X.O: Lúc 11h trưa 21 tháng 8: Trong lúc Hà Nội đang bão tố xảy ra thì Sài Gòn chỉ một chữ TĨNH. Rút kinh nghiệm từ phản hồi của XO và các đọc giả khác, các chiến sĩ công an nhiệm vụ trực lô cốt trước sứ quán tàu đã gom 3 ụ hàng rào chống bạo động về phía bên trái của lô cốt. Nhưng đến đêm hôm qua 20 tháng 8 thì 3 ụ hàng rào tăng cường được khiêng dựng ngay chính cổng, tổng cộng là gần 50 đoạn hàng rào chống bạo động được giăng tại đây, có lẽ công an sợ công nhân tàu đang đầy rẫy ở miền nam kéo đến biểu tình đòi…Việt Nam tăng lương và cấp nhà cho họ???

6h sáng, 1 xe GMC từ trung đội cơ động từ Đinh Tiên Hoàng đã xuất phát…đi bảo vệ cái gì thì chưa biết, chỉ thấy các chiến sĩ ta trang bị tận răng, và đổ xuống trước siêu thị Diamon, góc Nguyễn Văn Chiêm – Phạm Ngọc Thạch 1 tiểu đội thiếu, tầm 6 người. Cảnh sát 113 quân phục xanh trên xe bồ câu trắng 2 chàng 1 chiếc bắt đầu liệng vòng và điểm danh các chốt cố định. Hòa nhịp cùng màu áo xanh là 2 sắc phục không thể thiếu là cảnh sát giao thông và trật tự đô thị đồ vàng ngồi uống cafe rải rác khắp các nơi. XO có thể điểm thấy, đó là góc Pasteur – Nguyễn Thị Minh Khai 2 chiếc bồ câu vớ 4 chàng, luôn nhìn vè hướng cây xăng Petrolimex (chắc có đặc tình báo cây xăng này đổ lậu???) , góc Hồ con rùa với khoảng 10 chiến sĩ tạp chủng (khác lục quân nhe, vì trật tự đo thị không phải lực lượng chính quy có số quân tịch) , 3 anh, bận đồ xêvin to béo, đi xe gắn máy riêng (hic cảm động quá, bỏ tiền túi để đi trấn áp bọn tàu đây mà) núp ngay góc Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai, hướng đối diện caphê Sao (đang sửa, đây là ngôi biệt thự nguyên của Giám đốc Công an tp HCM Nguyễn Hữu Khương), vài anh trật tự đô thị góc Hai Bà Trưng – Nguyễn Thị Minh Khai, 4 cảnh sát giao thông tại góc Hai Bà Trưng – Nguyễn Văn Chiêm, 4 anh trật tự đô thị góc Phạm Ngọc Thạch – Alexander. Tựu trung nhân dân sẽ đóng thuế rất đầy đủ để nuôi các anh mập thây mà ra ngồi mỗi chủ nhật để chống cái gì thì bản thân mỗi anh cũng chả biết mình chống cái gì.

Hoạt động của người dân thì hoàn toàn bình thường,, các quán xá mở tấp nập, Win4 là quán chấp hành tốt nhất, vẫn duy trì bảng báo từ đêm hôm trước là 11h trưa mai mới mở cửa, nhưng xem chừng chịu không nỗi với cảnh mất vài trăm li nước mà léo ai đền bù từ khoảng 8h-10h (1 ly cafe đá 45 ngàn, 1 sinh tố từ 60-80 ngàn tùy loại), nên 10h quán đã đón khách vào bên trong, 11h mới cho khách ra ngoài. Nhiệt liệt biểu dương tinh thần tôn trọng luật pháp của Win4. Theo tường thuật từ Hà Nội thì XO có cảm giác đã có chuyên gia tâm lý chiến từ Sài Gòn bay ra để dàn trận. Không khéo thì ông trung tướng Nhanh đi đứt với thiếu tướng Thành.

Trời Sài Gòn nắng dịu, mây thấp, hơi nước cao, cơ chiều có mưa để sang sẻ bớt nỗi lòng từ thủ đô yêu quý. Chúc Hà Nội một ngày an lành.

12h30′: Video biểu tình sáng nay tại Hà Nội (Nuvuongcongly/ Youtube):

12h45′: Video biểu tình sáng ngày 21-08-2011 (chunhatyeunuoc/ Youtube) – phần 2:

- Phần 3:

http://anhbasam.wordpress.com/2011/08/21/tin-t%E1%BA%A1i-ha-n%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A7-nh%E1%BA%ADt-21-08-2011/



679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...