Wednesday 9 February 2011

244. Sài Gòn xưa

Em mở topic này để các bác có thể chia sẻ những hình ảnh ngày xưa một thời lưu luyến :lol:
. Kính mời các cao thủ như Tifosi , Phuni , Quangdung tham gia post hình cho vui ạ .

Em mở hàng trước bằng xe...lam , một phương tiện chuyên chở giờ đây hầu như đã gần...tuyệt chủng .

Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình là chợ cũ góc Hàm Nghi với đường gì đó, em quên tên rồi (gần chỗ Như Lan) phải không ạh

Hình ảnh

SG 70

Hình ảnh

Nha Trang 71

Hình ảnh

Cầu Y

Năm 2005 , em in vài tấm hình ngày xưa ở Saigon bỏ túi , quảy trên vai chiếc máy ảnh và ...đón xe bus đi lang thang , cố tìm gần đúng những góc máy ngày xưa để xem " con tạo xoay vần " thế nào . Mời các bác xem nhé :

- Chợ Bến Thành.

Hình ảnh

Hình ảnh

- Nhà hát Thành phố.

Hình ảnh

Hình ảnh

- Bưu Điện Thành phố.

Hình ảnh

Hình ảnh

- Thương xá Tax.

Hình ảnh

Hình ảnh

- Khách sạn Continental.

Hình ảnh

Hình ảnh
Hình ảnh

- UBND Thành phố.

Hình ảnh

Hình ảnh


Cám ơn huynh đài về loạt ảnh ... xưa này nhiều lắm....

Nhìn thấy những "phương tiện giao thông cũ" mà "chạnh lòng"....

Gọi tên là "Xe Lam", nhưng thật ra có nhiều hiệu khác nhau (trong ảnh I, chiếc thứ 3 từ phải sang, là một chiếc Vespa)... Song do về sau loại xe của hãng "Lambretta" chiếm đa số, nên người sử dụng cứ gọi chung là xe "Lam" cho tiện....

Còn nhớ khoảng thập niên 60, Saigon đầy xe thổ mộ (xe ngựa), .... xe Lam này còn khá ít, Loại xe có thùng kéo chở được trên 10 người này là hình ảnh thường thấy trên các tuyến đường liên tỉnh về Saigon, ngang nhiên sánh vai cùng những Traction, Citroen, (khởi động máy bằng cây manivelle).... Năm 1964, trên một tấm lịch tháng có in hình một cô gái người Ý ngồi trên một chiếc xe có hình dáng giống Vespa, nhưng yên và thùng sau dài thòong... Bên dưới tấm ảnh chạy hàng chữ đỏ đậm "LAMBRETTA"...... Báo chí lúc bấy giờ xếp loại này và "Bết-ba" vào hạng "Sì-cút-tơ", bởi vận ga bằng tay, song trên thực tế thì cả hai cũng sang số bằng tay giống như các loại Mobylette và Sachs....

Khởi đầu, hông thùng xe kéo phía sau có dập nỗi chữ Lambretta, hay Vespa (tùy theo đầu kéo của hãng nào), nhưng dần về sau thì có kèm theo một con số (chắc là dung tích xy-lanh) như "Lambro 150, Lambro 175, Lambro 200, Lambro 500, Lambro 550' (như trong ảnh III).... Chính đây là nguyên nhân làm nảy sinh trong tiếng Việt một từ mới về giao thông vận tải : "Xe Lam".

Tuy ngày càng phổ biến, song có tiền mua một chiếc để chạy chở khách để độ nhật cũng không hẳn là chuyện dễ dàng trong thời buổi chiến tranh..... Năm 1966 - 67, chính phủ Saigon đã tiến hành một chương trình mang tên "Hữu sản hoá" nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những ai cần việc làm và cũng để cải thiện đời sống giới thợ thuyền, phát triển hạ tầng cơ sở vận tải ... Đợt hữu sản hóa đầu tiên mang tên "Tự chủ" được thực hiện bằng cách cho giới lao động đang cầm lái thuê mượn tiền, và cho trả góp, để mua loại xe mà họ đang sử dụng để kiếm sống (giá rất rẻ)... Những chiếc xe hơi sản xuất tại Nhật như Datsun, Mazda, v..v... được trao cho những tài xế Taxi..... Ngoài màu sơn truyền thống lúc đó là "vàng mui, và xanh dương thân", còn được in thêm hàng chữ "Hữu sản hóa, đợt Tự chủ" lên hai bên hông xe,.... Những chiếc Taxi "mới" này đã hòa vào với giòng xe Renault 4, Renault 8, (như trong hình I của Nta522 huynh đài) hoặc Dauphine hay Simca (của Pháp) trước đó để làm thành một thí dụ khá sinh động cho hình ảnh Hòn ngọc Viễn Đông.... Xe Lam cũng vậy, nhưng trong giới này còn có một loại xe khác, có cửa hông ở phần chở khách (chỉ một cửa lên xuống, hình như cũng sản xuất tại Ý), có mái che gấp lại được, song về sau thì mất hẳn vì số lượng không nhiều, và phụ tùng thay thế cũng hiếm so với loại thường thấy.... Loại xe này về sau tại hạ nhìn thấy ở Thái Lan vào năm 1995, và nghe người ta nói nó là xe "Tuktuk", bởi âm thanh của tiếng máy phát ra...

Những đợt "Hữu sản hóa" về sau còn mang tên như "Tự lập", "Tự cường", v..v... cũng được thực hiện theo hình thái tương tự... Chỉ khác một điểm là những chiếc Taxi trong đợt "Tự cường" lại có màu sơn vàng và xanh nhạt trên thân chứ không đậm như những đợt trước.....

Riệng xe Lam, tuy đã bắt đầu xuất hiện nhiều, song việc chạy trong thành phố vẫn chưa mạnh, bởi còn một phương tiện vẫn tồn tại đến cuối năm 1970 : Xe ngựa.

Hình ảnh những con ngựa gầy còm gò lưng kéo theo một thân xe trên có những quang gánh và những người khách chen chúc trên chiếc chiếu rách lót dưới sàn đã là một kỷ niệm khắc sâu vào ký ức của những người Saigon nay đã trở thành những cụ ông cụ bà, cũng như những người đã trở về với cát bụi.... Bản thân người viết bài này nay vẫn thấy bồi hồi khi nhớ lại âm thanh tiếng lóc cóc của móng ngựa khua trên đường, những cái lắc lư qua lại của người ngồi trên xe, tiếng "Brrrrrr..." giật cục của ông Xà ích già mỗi khi ghì dây cương cho ngựa dừng lại để người khách nào đó xuống... rồi lại "ra roi" quất "trót" trong không khí một cái để con vật còm cõi tiếp tục mệt nhọc dấn bước....

Đến cuối năm 1970, đợt "hữu sản hóa" cuối cùng đã thay xe Lam vào chỗ của Xe ngựa... Saigon vắng hẳn hình ảnh của một thời kỷ niệm, khi những người xà ích trẻ trở thành những "Tài xế xe Lam", còn những cụ già xưa thì lui về vùng ngoại ô, hoặc bán ngựa và xe rồi... giải nghệ, hoặc tiếp tục nghề cũ ở những nơi xe Lam chưa thay thế hẳn... Chuyên chở rau từ ngoại thành vào cho các chợ ở Saigon với những buổi sáng tinh sương, ánh bình minh mới bắt đầu ngáy ngủ ló dạng... Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong những ký ức gởi cho "người phương xa" đã nhắc "... Nhớ ngựa thồ, ngoại ô xe vắng...". Những chiếc xe "Lam" đợt này có một logo hình tròn, in trên mặt trước của xe "Mã xa thay thế" (như trong bức ảnh thứ II của ABBA huynh đài)....

Ngoài ra, chính phủ Saigon về sau còn tiến hành những kế hoạch "Cải tiến dân sinh" khác, như chuẩn bị cho giới chạy Xích lô máy (ảnh II) chuyển sang lái Taxi, v..v... Song tất cả đã ... không thành...

Nay thì.... Hy vọng rồi tất cả sẽ là "Xe hơi hóa".....


Taxi xưa :

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Xe hoa xưa :

Hình ảnh

Xe xưa nữa nè :

Hình ảnh

Hình ảnh

Saigon ngày xưa cũng đông xe ghê chứ :

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh


Hình ảnh những con ngựa gầy còm gò lưng kéo theo một thân xe trên có những quang gánh và những người khách chen chúc trên chiếc chiếu rách lót dưới sàn đã là một kỷ niệm khắc sâu vào ký ức của những người Saigon nay đã trở thành những cụ ông cụ bà, cũng như những người đã trở về với cát bụi.... Bản thân người viết bài này nay vẫn thấy bồi hồi khi nhớ lại âm thanh tiếng lóc cóc của móng ngựa khua trên đường, những cái lắc lư qua lại của người ngồi trên xe, tiếng "Brrrrrr..." giật cục của ông Xà ích già mỗi khi ghì dây cương cho ngựa dừng lại để người khách nào đó xuống... rồi lại "ra roi" quất "trót" trong không khí một cái để con vật còm cõi tiếp tục mệt nhọc dấn bước....

Bây giờ dấu xưa tích cũ vẫn còn đó một chút gì để lưu danh, đó là một con đường nhỏ phía sau bên phải của chợ Tân Định (Q.1-TP.HCM.). Con đường mang tên MÃ LỘ. Đây (chắc) là bến xe thổ mộ ngày xưa của bạn hàng vùng Gò Vấp - Bà Điểm - Hóc Môn...đi - về chợ Tân Định đất Sài Thành...
Chỉ lo rằng biết đâu có một ngày hên xui nào đó, một giới chức thẩm quyền nào đó buồn tình thấy cái tên cũ giờ bổng trở nên "bất cận nhân tình" rồi cao hứng đề nghị và HĐND-TP. lại chuẩn y đổi tên đường nầy thành đường Chiến Thắng, Đoàn Kết hay Đổi Mới ...gì gì đó thì lão Quangdung1955 thế nào cũng Knock-out cái một luôn...
Chắc không đến đỗi, vì ông bà mình còn có câu: "Nó lú có chú nó khôn..."

Thêm một số tấm nữa nhé :

Bên hông chợ Bến Thành :

Hình ảnh

Còn đâu nữa cảnh quan như thế này , các nhà cao tầng phá hỏng hết rồi :

Hình ảnh

Đường Pasteur . Cảnh vật êm đềm quá :

Hình ảnh

Áo dài xưa , Velosolex trên đường Nguyễn Huệ :

Hình ảnh

Áo dài hồng và Lambretta :

Hình ảnh

Nón lá , áo dài và Su-đam :lol: đỏ :

Hình ảnh

Brodard :

Hình ảnh

Rạp Kinh Đô :

Hình ảnh

Toà Đô Chánh :lol: :

Hình ảnh

Đố các bác biết đây là chỗ nào :

Hình ảnh

Đầm đẹp , ví đầm cũng đẹp , mà người thì...hic hic...:

Hình ảnh

Bồ " của ba em hồi xưa giống hệt như thế này :lol: :

Hình ảnh


Tiếp . Saigon ngày xưa khá nhiều xe hơi :

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

@ABBA huynh đài

Tấm ảnh huynh đài "đố" đó, ngày xưa là nhà sách Vĩnh Bảo, hông bên phải của nhà này là quán nhạc Minh Phát.... Ngôi nhà này quay mặt ra đại lộ Lê Lợi.... Nay là cửa hàng "Vàng bạc đá qúy thành phố (SJC)". Phía sau nhà sách Vĩnh Bảo là nhà hàng Quốc Tế... Tiếp theo đó là ... Thương xá Tam Đa (Crystal Palace).... Nơi mà đám cháy năm 2003 thiêu chết non 200 người, song chỉ được công bố "...có ....60 hà....!!!!"

Nhìn cảnh xưa mà nhớ quá.... Tại hạ hồi đó lang thang khu vực này suốt nhữg ngày đi học, hết vào nhà sách này lại vào Khai Trí kế bên.... Buồn nữa thì tạt sang bên kia đường để coi cọp.... sách cũ trên lề đường Công Lý.... bày bán suốt dọc đường Công Lý cho đến ngã ba Hùynh Thúc Kháng, cạnh trường Cao Thắng của lão Phuni..

ABBA đã viết: ...

Hình ảnh


Chỗ này hình như hàng cây vẫn còn phải không bác ?

Tấm ảnh bác quangdung nói đây :
- Suzuki Dame (phải) + Honda 68 (2 thanh niên, giữa hình) gắn vè trước 67
Thanh niên ngồi sau bị bắt buộc phải ngồi 1 bên như phụ nữ, vì Luật thời đó cấm ngồi 2 bên, phòng người ngồi sau tung chất nổ, vì đang trong thời chiến.
Hình ảnh

Cũng chỗ kể trên.
Peugeot 203 (bên phải)
Hình ảnh

Simca Aronde 1957 (Pháp)
Hình ảnh

Cũng lọai Simca vừa kể + góc Hàm Nghi - Phủ Kiệt (bây giờ là Hải Triều Q1)
Hình ảnh

@ Snow Princess
- Xà bông Cô Ba, bây giờ là Bánh mì Như Lan.
Đường bên phải là Võ Di Nguy, bây giờ là Hồ Tùng Mậu Q1.
Đứng từ đó, quay lại bên đối diện, là hình đen - trắng phụ nữ mặc đầm bên trên
Hình ảnh

VW Variant
Hình ảnh

Rạp Kinh đô (đường Lê Văn Duyệt) đã nổ sập tan tành - nhờ bác Quangdung chú thích dùm thời gian năm, tháng ? Cảm ơn bác.
Sau đó Mỹ xây lên 1 Cơ quan khá đồ sộ : USOM, giáp Bùi Thị Xuân.
Từ GP đến nay, đây là cụm Nhà hàng Rạng Động - KS Công đòan 85 CMT8 Q1,
Trong hình có xe Renault Dauphine màu trắng (bác Quangdung đã nhắc)
Hình ảnh


Renault 4 CV Taxi "Hữu sản hóa" đã phục chế, hình chụp bằng mobi, 04/2007
Hình ảnh
Hình ảnh

Chụp kiếng lõm vào, là của Reanault Dauphine + Renault 8. Bóng điện tử Con Ó Eagle Củ Sâm.
Hình ảnh

Mâm đời sau 3 chấu. Còn đời đầu là mâm hình ngôi sao 5 cánh.
Hình ảnh

Máy nằm sau, truyền thống Renualt
Hình ảnh

Nắp radiator nằm đúng vị trí zin, nhưng đã xi lại bóng lưỡng !
Zin không có logo ở vị trí này. Logo này là của Reanault Dauphine. Còn chữ 4CV hổng biết của xe nào
Hình ảnh

Đèn sau (trái) vẫn còn zin. Đèn vuông góc trái chế thêm.
Hình ảnh
Hình ảnh[/quote]


Mấy bác tiền bối cho em hỏi luôn:

- Cầu Y xây dựng năm mấy?
- Bưu điện SG bị đặt chất nổ (trước 75) mấy lần? (Vì em có 1 người ba con chết khi đi bỏ thư cho người yêu)

@Nta522 huynh đài

Thông tin về vụ nổ ở Bưu Điện thì có tới hai lần, nhưng đều không phải ở nhà Bưu Điện Trung ương này, mà một lần là năm 1964, ở Bưu Cục Bến Thành, lúc đó nằm quay mặt ra đường Lê Lai, thuộc khuôn viên của Ga Hỏa xa hành khách Saigon, kế bên phòng vé của Air Việt Nam, nay là ... Công viên 23/9. Một lần khác là cuối năm 1965 (nếu không lầm thì là 20/12/1965, tại hạ chỉ nhớ là trước Noel vài ngày) trên đường Hai Bà Trưng (cổng của Nha Chánh Trung khu Bưu Chi phiếu, nhìn ra ngả tư HBT - Nguyễn Du). Cả hai vụ đều là do lựu đạn ném tay chứ không phải plastic định giờ như các vụ nổ khách sạn có người Mỹ ở. Không rõ là người thân của huynh đài "bị" trong vụ nào ?

Về Cầu chữ "Y" thì tại hạ hẹn lại huynh đài vậy, chờ kiểm chứng lại tài liệu chính xác nhất, song tại hạ nhớ là nó xây trong thập niên 1930.

@Fernando huynh đài

Chiếc Renault trong ảnh của huynh đài không thuộc loại "Hữu sản hóa" đợt nào hết, vì nó là "tàn dư" của thời 1950 để lại..... Vụ nổ khách sạn Kinh Đô xảy ra vào giữa năm 1964... nhưng không đến nổi sập.... Nghe đâu sau đó thì cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ bỏ tiền ra xây lại thành một "cụm khách sạn" và cho USOM thuê... Khu khách sạn ấy đúng như huynh đài nêu trong bài... Nay nó mang tên "Rạng Đông"


Vụ này số người chết lên đến con số 200 hoàn toàn là sự thật chứ không phải là phỏng đoán. Năm 2003 lúc xảy ra vụ cháy em đang ở trong lớp học (sinh viên báo chí) lầu 4 của trường KHXH & NV, nhìn thấy khói đen nghịt trời. Ngay lập tức tụi em kéo chạy đến nhưng đã bị phong tỏa không cho những người hiếu kỳ vào xem... Hôm sau, Báo Thanh Niên đi đúng con số người chết và thiệt hại về tài sản thì qua ngày tin đó được đính chính là sai, các báo không có tờ nào được đi đúng sự thật trừ bào chí nước ngoài. :x


Thưa Các bác , riêng vụ cháy tòa nhà ITC , đây là chuyện khá đau lòng , thôi mong mọi người đừng nhắc lại làm gì .

Riêng cá nhân em , khi đó là một trong những người trực tiếp cứu cháy khi bộ đội cùng phối hợp với CSPC , do đó , con số thực tế nhiều hơn con số 60 rất nhiều .

Trân trọng .


Hình ảnh:o
nta522
 


Tấm hình của Nta522 huynh đài là trụ sở của hãng Peugeot và Citroen (Pháp) ngày xưa, nằm ngay phía sau Nhà thờ Đức Bà Saigon, phía đối diện .... Bây giờ chỗ này là Diamond Plaza, kiến trúc kiểu Tàu HongKong, nhìn xanh lè không giống con giáp nào cả... Phá vỡ cảnh quan khu vực này.... Nơi này là một địa điểm lịch sử, ngày 02/09/1945, người dân Saigon họp Meeting tại đây để chờ nghe Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập, nhưng sóng phát thanh không "vào" được, nên Chủ tịch Lâm Ủy Hành Chánh Nam Kỳ lúc đò là Giáo sư Sử học Trần Văn Giàu đã đứng lên ứng khẩu một bản Tuyên ngôn khác... Điều lạ lùng là bản "ứng tác" này không khác với bản đọc ở Công viên Ba Đình (Hà Nội) là mấy...

Người ký giấy phép cho xây khu thương mại "Maxi ....mắc" Diamond Plaza chắc không "nhớ và thuộc Sử ký", nên đã biến nơi đây thành chỗ..... (không biết nên nói bằng từ gì là đúng) như vậy. Song đúng là "đàng hoàng hơn...".

Hahaha


@ABBA huynh đài

Trong tấm hình "Bên hông chợ Bến Thành" của loạt ảnh thứ hai có một chuyện khá thú vị, liên quan đến ngôi nhà lầu 4 tầng ở hậu cảnh....

Ngôi nhà đó ngày xưa là tiệm vàng Nguyễn Thế Tài (cạnh bên là tiệm vàng Nguyễn Thế Năng), một trong số các tiệm vàng nổi tiếng của Saigon thuở đó.... Câu chuyện mà tại hạ kể sau đây có thể xem là một "cú lừa ngoạn mục" của giới chức chính phủ Saigon dành cho cánh "phú thương địch quốc" trong nghề kim hoàn.... Chuyện như sau :

Một buổi sáng bình thường như mọi ngày ở đất Saigon trong thời kỳ chiến cuộc leo thang của năm 1971..... Cuộc bầu cử "độc diễn" của Nguyuễn Văn Thiệu đã hoàn tất (02 tháng trước ngày chuyện xảy ra) với việc thành lập Chính phủ mới của nền Đệ Nhị Cộng hòa ..... Người gác-dan của tiệm vàng NTT mở cửa bắt đầu một ngày kinh doanh như thường lệ... Lúc đó là khoảng 08:00 (giờ Saigon cũ)..... Khoảng nửa giờ sau, một chiếc P. 404 trắng đậu lại cạnh lề đường Lê Thánh Tôn, trước cửa tiệm.... Hai người đàn ông trên xe bệ vệ bước xuống, cả hai trông rất sang trọng trong bộ complet xanh dương thẫm, tay xách cặp du lịch, từ tốn bước vào tiệm.... Viên quản lý từ bên trong vội bước ra chào và hỏi khách cần gì.... Một trong hai ông khách móc trong túi áo chemise ra một tờ giấy có đóng dấu đỏ, trao cho viên quản lý.... Ông này đọc xong, vội mời khách ngồi vào bộ salon kê bên trong gian phòng nhỏ sau quầy hàng, rồi vội vã bước lên lầu..... Một lúc sau, viên quản lý và ... chủ nhân tiệm vàng, ông NTT, bước xuống khỏi thang lầu và bước vào nơi hai ông khách đang chờ.... Chủ nhân bắt tay hai vị và nói "Xin hai ông chờ một chút, nhân viên của tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của hai ông .... ! Hai ông cần đổi ra tiền mặt không ?".... Một trong hai vị khách nói nhỏ "... Cho một phần ba là tiền mặt !..." Ông NTT gật đầu ra hiệu cho viên quản lý, ông này bước ra ngoài...

Ông NTT lại mời hai vị khách uống nước, còn viên quản lý thì hối hả bảo nhân viên soạn một chiếc khay lớn, trên chất đủ .... 40 lượng vàng và .... mấy xấp dollars bó thành từng tập dày... Xong ông đích thân bưng vào trong phòng....

Hai ông khách lặng lẽ ngồi đếm số vàng và tiền trên khay.... Xong, một trong hai người mở nắp chiếc cặp du lịch, bên trong cũng chất đầy những bó giấy 500 $ xanh của Saigon, có in hình Trần Hưng Đạo,... Tất cả đều còn nguyên niêm, chứng tỏ tiền này vừa do Ngân hàng phát ra.... Đếm đủ số cần thiết, ông cẩn thận chồng chúng thành một khối đều đặn trước mặt ông NTT và viên quản lý, rồi nhỏ nhẹ bảo "Ông chủ cho xin một tờ phắc-tuya ghi đủ số 50 lượng vàng, để chúng tôi về trình lại với Trưởng Phái đoàn...." Không có gì phải băn khoăn, bởi mọi việc đều diễn ra bình thường như trong bất cứ một thương vụ nào mà ông đã từng làm trước đó.... Ông NTT gật đầu ra hiệu cho viên quản lý, và ông này lại bước ra ngoài....

Trong lúc đó, ông NTT và hai người khách kia lại tiếp tục uống trà và nói chuyện rất hòa nhã,... Hai vị khách cho biết họ là những Nghị sĩ thành viên thuộc một phái đoàn của Quốc Hội Saigon, đang chuẩn bị đi công cán ở Đài Loan, sáng hôm đó, họ nhận lệnh đi mua 50 lượng vàng và dollars để làm chi phí cho chuyến đi của cả phái đoàn..... Viên quản lý trở vào, tay cầm một cuốn giấy khổ 20x25 cm, có in nhãn hiệu NTT trên góc trái ở từng trang và chữ "Hóa Đơn" thật đậm nét ngay giữa tờ giấy đã viết mấy hàng chữ, và trao cho ông NTT, ông này đọc và cầm cây viết mà viên quản lý đưa cho ông, hạ xuống ký vào một góc tờ hóa đơn... Xong, ông mời hai vị khách cũng ký vào đó.... Sau khi xong mọi thủ tục, hai vị khách ra đi sau khi nhã nhặn nhận tờ hóa đơn, bắt tay chủ nhân và viên quản lý tiệm vàng NTT để từ biệt và hứa sẽ trở lại thăm khi có dịp....

Hai giờ sau, lại cũng chiếc xe ban sáng, cũng hai vị khách nọ, nhưng lần này chỉ một người bước vào tiệm, gặp viên quản lý, và ông này lại cũng làm mọi chuyện như ban sáng.... Song lúc đó lại không có mặt ông NTT.... Bây giờ, nhu cầu của ông khách mà viên quản lý phải thỏa mãn là 50 lượng vàng và không có ngoại tệ.... Sau khi tất cả đã nằm yên trong chiếc cặp du lịch, vị khách đóng cặp lại, đứng lên và điềm nhiên đi ra cửa, bước lên xe và... ra đi, bỏ lại viên quản lý đứng như "trời trồng" giữa tiệm vàng, há hốc miệng nhìn theo.... Bởi vị khách không hề trả một đồng nào cho số hàng mới mua lần này...Vài giây sau, ông chạy theo ra cửa, nhìn về hướng chiếc P.404 phóng đi... rồi quay trở vào tiệm... chạy lại chỗ đặt máy điện thoại, nhấc liên hợp và quay số gọi cho... Giám Đốc Nha Cảnh sát Đô thành, Thiếu tá Trang Sĩ Tấn, theo như những chỉ dẫn mà ông NTT đã dạy cho ông mỗi khi "có chuyện"....

Một lúc sau, trước nhà hàng Đồng Khánh - quận 5, cách tiệm vàng NTT hơn 3 km, hai xe cảnh sát dã chiến đã bắt được chiếc P.404 cùng hai vị khách... Họ trình thẻ Nghị sĩ và "lưu ý các ông là chúng tôi có quyền bất khả xâm phạm, nhưng các ông cứ thi hành công vụ.... " Toán CSDC tiến hành khám xét khẩn cấp chiếc xe, nhưng không thấy gì lạ ngoài chiếc cặp du lịch có 50 lượng vàng kèm tờ hóa đơn có ghi hàng chữ "Đã nhận đủ số 50 lượng vàng và trả đủ tiền" và cũng có đủ chữ ký của các bên..... Sau khi nhận lời xin lỗi của viên Đại úy trưởng toán, cả hai người lại bình tĩnh ra đi... Còn viên Đại úy thì bật máy gọi về cho cấp trên với lời báo cáo "....Không thấy gì bất thường, tất cả đều hợp lệ ! Hết...."

Hai chiếc Jeep cao lại phóng về hướng Saigon, ngược chiều với hai vị "Nghị sĩ".....

Chiến cuộc ngày càng lan rộng với cường độ ngày càng tăng.... Rồi ngưng bắn, và rồi lại chiến tranh..... Đất nước thống nhất sau 30/4...... Tất cả đã nhấn chìm vụ việc trên đây, nghe đâu chủ nhân tiệm vàng NTT cũng không thưa kiện gì, và mọi chuyện rồi cũng .... "cuốn theo chiều gió"...... Chỉ đến nay, tấm ảnh của ABBA huynh đài đã gợi lại cho tại hạ một chuyện đã nghe một người quen kể lại từ hơn 30 năm về trước....


Chỉ một tấm hình nhỏ mà bác Quangdung kể làu làu về một việc đã xảy ra mấy mươi năm trước , đọc mà lòng thấy bồi hồi . Bái phục , bái phục


Gác-dan = Gardien (Pháp) = người Bảo vệ, gác cổng, bộ phận Thường trực của CQ, công sở, doanh nghiệp

Fernando đã viết:Renault 4 CV Taxi "Hữu sản hóa" đã phục chế, hình chụp bằng mobi, 04/2007
Hình ảnh


Nhìn chiếc Taxi này em nhớ tới Khả Năng trong phim Tứ quái Sài Gòn, khi bước ra khỏi xe trong sân Phú Thỏ, vì to con quá ổng be gãy cửa xe luôn.
:lol:

"Tứ quái Saigon" thuở đó giờ chỉ còn "nhị quái" Tùng Lâm còn ở VN. "Nhất quái" La Thoại Tân thì vừa mất ở xứ người (hình như ở Gia Nã Đại ?), "tam quái" Thanh Việt và "tứ quái" Khả Năng thì đã thành người thiên cổ lâu lắm rồi .......


ABBA huynh đài còn hình nào nữa không ? Gửi lên luôn điiiiii !!!!!!

Hay quá các bác ơi.
Cho em ké vài tấm nhe. Trước tiên là xe 2 bánh.

Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh



(còn tiếp)



tiếp theo)

Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


(còn nhiều lắm)


(tiếp theo và ... chưa hết :lol: )

Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


(còn nữa nhe)


Chời ơi, lão Tifosi làm nổi da vịt hết trơn :o :o

Tifosi đã viết:(tiếp theo)
Hình ảnh


Tui đã nói Honda 68 có
màu đỏ mà :mrgreen:
Chiếc này còn zin hơn chiếc hình lão ABBA

Hình ảnh



@quangdung: mấy chiếc Honda này thời đó bao nhiêu/chiếc vậy?

@Nta522 và Tifosi chư huynh đài

Rất cám ơn về loạt ảnh gợi quá nhiều kỷ niệm này.....

Honda nhập qua Việt Nam theo bước chân của lính Mỹ... Lúc đó còn mang biển số có chữ "TN", nên thường hay gọi là xe "Hông-đa Tê Anh nờ", thường thấy nhất là loại 70-90 cc.... Lúc này, dân Saigon còn thịnh hành dùng xe Đức như BMW và loại Goebel của hãng Sach và Puch "Đặng Đình Đáng".... sau 1965 có hai loại là SS50 1966 (ghi-đông thẳng) và SS50 1967-68 ghi-đông cong... Hai model sau chỉ khác nhau một điểm là SS50 1968 có một ống chụp bảo vệ bình xăng con, còn 1967 thì để "trần"... Đi kèm theo là loại S50 màu đỏ, ống khói chếch ngược lên... Loại màu đỏ và bình xăng màu bạc là model nhập về sau Tết Mậu Thân, thường gọi là Honda 1969 - 70, ghi-đông vươn cao lên rất ngỗ ngáo, nên dân Saigon ít "ưa" những người chạy loại này, ống sẹc-măng của nó nằm chếch ngược lên trên, giống như model S50 (màu đỏ), nhập vào từ 66-67 (nhớ hồi đó, dân được gọi là "ngon" thì chiếc 1970 này phải cò dán một sticker hình hoa Cúc lên bình xăng, lúc đó thường gọi là "hoa Hippy")..... Tại hạ đã có "một cú té ngoạn mục" ở Ngã tư Bảy Hiền với chiếc này nên nhớ rõ nó lắm...... Giá một chiếc Honda SS50 (sau 1975 gọi là Honda 67 - 68 ) lúc đó là khoảng 25.000 $ (tiền SG) với loại 66... Về sau, do nhu cầu tăng nên đến đầu năm 1969 đã là khoảng trên dưới 40.000 $ với loại 67/68 (tương đương với khoảng 5-6 lượng vàng)...

Bức ảnh chót (gia đình chất lên một chiếc gắn máy) trong loạt ảnh là một chiếc Suzuki M15, ống khói thẳng, đợt hàng đầu tiên của xe gắn máy nhãn hiệu này ở VN, cùng một lúc với nó là Suzuki M12, ống khói cong, phuộc nhún sau hình lò-xo, phuộc trước có ống thun... Ngoài ra, còn có cả Kawasaki, Ducati, Bridgestone, v..v....


Còn nhớ hồi đó Saigon "tràn ngập" xe gắn máy các loại nhập từ Nhật và Mã Lai (xe Honda Dame C50, màu xanh lá cây), các đại lý mọc lên như nấm.... Dạo đó, ai sống ở SG đều thấy một hình ảnh rất lạ mắt quanh các khu đại lý xe gắn máy : Cứ 3 người thì chia nhau một thùng, trong đó có 3 chiếc xe lắp ráp bán thành phẩm..... Họ sẽ kêu một nhóm thợ lại để tiếp tục "hoàn thành" sản phẩm (thường là lắp chân dựng, gắn ống khói, vặn kiếng chiếu hậu, v..v.... Tất cả đã khiến cho lúc đầu có một bài báo đã nêu title "....về việc "xẻ thịt" xe Hongda ngoài đường..."


Việc nhập xe Honda (nói chung là xe Nhật) về và chính sách khuyến mãi mạnh mẽ (bán trả góp) của hãng đã dẫn đến cái chết thương tâm cho nhà doanh nghiệp (Tổng Đại lý độc quyền) xe gắn máy Đức nhãn hiệu Puch, ông Đặng Đình Đáng, bởi không ai còn mua xe Đức nữa...



Hình này của pác Ti làm em nhớ thời còn nhỏ. Ở nhà, ba em có 1 chiếc này nhưng đã bán nó năm 2000. Lúc tụi em còn nhỏ, ba em chở đi chơi 1 lúc 5 đứa (2 con + 3 cháu). Xem ảnh xưa, xe xưa và người xưa của các pác, mới thấy thời gian qua nhanh lắm :-k

Hình ảnh

Lúc đầu, loại xe Honda và các hiệu khác nhập vào VN không phải có biển số, bởi dung tích xy-lanh chỉ 49cc (được gọi tròn là 50cc), thấp hơn cả Vespa và Lambretta (là những xe phải có bảng số).... Người mua chỉ đăng bộ khi mua như một chứng từ thanh toán mà thôi..... Tuy nhiên, sau năm 1968, khi các vụ ném lựu đạn và cướp giật ngày càng tăng, các thủ phạm đều sử dụng xe gắn máy Nhật, nên chính phủ Saigon đã quyết định tất cả xe gắn máy từ 50cc trở lên đều phải có bảng số mới được lưu hành.... Bảng số này (ở SG) thì lấy ký tự S (Saigon) và chữ cái làm thứ tự các quận (A = Q.I, B = Q. Nhì, C = Q.3, v..v...), mẫu tự A chỉ giới công chức và quân nhân, v..v.... VD : Nếu một người ở Q.4 mua xe, thì bảng số sẽ là SD ...... A. Còn các tỉnh thì lấy tên tắt của tỉnh đó, VD : Định Tường thì là ĐT ..... v..v....

Đến năm 1971, nhằm hạn chế việc cướp giật cũng như liệng chất nổ khủng bố, chính quyền SG đã tiến thêm một bước nữa bằng cách ra chỉ thị ".... cấm người chở sau xe gắn máy, bất luận nam hay nữ, ngồi theo tư thế cỡi ngựa...." Dù rằng trước đó thì phụ nữ Saigon, hay nói chung là toàn miền Nam, không bao giờ ngồi "hai bên" cho dù họ được chở bằng xe gắn máy hay xe đạp, và mặc quần hay mặc jupe.... Cách ngồi như vậy, nếu có, thì chỉ ở những cô gái muốn tỏ ra "ta khác người", có "vấn đề" về cơ thể, gái bán Bar hoặc các "chị em ta",.... hay những trường hợp "vạn bất đắc dĩ" mà thôi..... Quyết định nêu trên đã "hoá đồng nhà lành và nhà rách" thành ..... một thứ.

Tấm ảnh đầu tiên của Tifosi huynh đài là một cảnh rất dễ thấy vào giờ "tan học" của các trường Gia Long và Trưng Vương ở Saigon.... Tại hạ nhớ là tấm này là postcard, đã được giới thiệu trong tạp chí "Asia Travel" năm 1968, mục giới thiệu Việt Nam.... Đi chung với nó là một loạt ảnh về các gánh hàng rong, xe thổ mộ trước chợ Bến Thành,.... và đặc biệt là một bài có tựa "Welcome to Cha Gio", với một loạt ảnh giới thiệu cách chế biến món ăn độc đáo này, cái đáng nói, tác giả bài ấy là một người ngoại quốc.


Tifosi huynh đài tiếp tục nhé......

Tấm ảnh thứ 5 của Tifosi huynh đài có một chi tiết đáng nhớ, ngoài chiếc Yamaha Dame đậu bên này, trước cửa nhà sách....

Tòa nhà màu trắng là quán cà phê - kem La Pagode, nằm ngay góc ngã tư Lê Thánh Tôn - Tự Do (nay là Đồng Khởi).... Tại quán này, ngày trước tại hạ thường hay về ngang mỗi chiều lúc tan học ở Hội Việt-Mỹ... tà tà đi bộ ngang qua đó... Những tàn me rợp bóng mát lay động nhẹ nhàng theo gió chiều len lõi qua các tòa nhà .... chỉ đủ để làm rụng vài cơn lá me vào những chiều Thu tháng 9... rắc vàng hai bên lề đường.... Cái lạ là ngồi trong quán này nhìn ra đường sẽ thấy một cảnh tương phản rất hay.... Một bên đường Tự Do thì xe cộ chạy rất ồn ào.... Ngược lại, phía Lê Thánh Tôn thì trầm lặng, tuy không hẳn là vắng xe như những đường ở khu vực quận 3, song hình như ai cũng ngại phải quẹo vào đấy để phải chạy ngang Tòa Đô Chánh (UBTP nay)... nên đường rất ít xe....

Chiếc bàn mà thỉnh thoảng tại hạ cùng vài tên bạn "học làm sang", nhịn tiền ăn sáng, đi bộ "rã cẳng" mấy ngày liền mới đủ "hùn" lại, chui vào đây để ăn kem và nghe đàn piano...."sống".... Nó nằm ngay góc cuối của tòa nhà (bên phải ảnh)... cái cửa sổ nhìn ra đường LThT, nhưng cũng đồng thời nhìn sang nhà sách (màu nâu trong hình) đối diện, mà bên trong có những quyển sách tại hạ chỉ có thể nhìn ngắm chứ không tài nào mua nỗi....

Đi qua khỏi La Pagode là một mini gallery, trưng bày tranh của những họa sĩ "vẽ hoài mà tên không thấy", tiếp đến là một con hẽm nhỏ (nay vẫn còn) mà nhiều buổi chiều chạng vạng... tại hạ vẫn thường dừng lại để ngắm nghía những tạp chí như Le Monde, Illustration, Newsweek, Time, v..v.... Ngay cạnh con hẽm là Laboratoire La Thanh của Dược sư La Thành Nghệ, một nhà tài phiệt khá tiếng tăm trong ngành được phẩm thời đó, đối thủ cạnh tranh chính của Viện bào chế OPV của Dược sư Nguyễn Cao Thăng.... Tiếp đó là Libraire Xuân Thu... Đây là một trong những điểm kinh doanh văn hóa của Madame Nhu, với những loại sách nhập cảng từ Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, v..v... mà túi tiền còm cõi của "kẻ học trò nghèo" không bao giờ "dám rớ" vào.... Trên lầu của nhà sách này là khu vực dành cho những sinh viên năm cuối của Đại học Chính trị Kinh doanh Đàlạt học tập và chuẩn bị luận án MBA... Nay thì nhà sách xưa vẫn còn, song từ năm 1973, nó đã bị "bớt" ra một phần để biến thành rạp ciné Mini Tự Do để cạnh tranh với Mini Rex..... Cạnh nhà sách là khu Passage Eden,... Rồi đến "Radio Catina", tức quán Givral, nơi gặp gỡ của đủ loại người, thượng vàng hạ cám trong giới báo chí và gián điệp các kiểu ở Saigon thời chiến..... Dọc theo con đường này xuống khỏi Brodard là một loạt những quán Bar, với các cô gái ăn mặc hở hang, "khắc khổ", chiều chiều lại ra đứng bên lề chèo kéo lính Mỹ.....

Còn nhiều lắm những điều để kể...... đối với những hình ảnh một thời của xứ "Sè-ghềnh" này...


Tiếp theo)

Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh



@Tifosi huynh đài

Lại thêm nhiều những gợi nhớ về quá khứ.....

Chiếc xe bagage trong ảnh I chở hai bà tiểu thương bán "hàng bông" chạy trước chợ Bến Thành là một hình ảnh quen thuộc của giới "buôn thúng bán bưng".... "bổ hàng" ở chợ Cầu Ông Lãnh đem sang đây bán lẻ trên dọc đường Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (hai bên hông chợ Bến Thành).... Hình này cho thấy đường phố Saigon lúc đó mật độ giao thông chưa gay gắt lắm... Tấm ảnh này có lẽ được chụp trước 1968... Bởi nhà thuốc tây Tô Ngọc Dung lúc này còn nhìn được rõ bảng hiệu, chứ sau Tết Mậu Thân thì khu vực này đầy những quầy hàng có che dù, bày bán đủ thứ lặt vặt, muốn dạo bộ trên lề đường ở khu vực này thì phải rất cẩn thận, nếu không muốn bị bắt đền vì dẫm phải hàng hóa bày la liệt trên vĩa hè....

Ảnh thứ III là một hình ảnh khá lạ của miền Nam lúc đó, bởi việc "chế biến" xe Honda Dame thành phương tiện di chuyển này chưa phổ biến lắm, khi có việc đăng bộ sử dụng thì nhà chức trách lúng túng, không biết phải liệt vào loại nào, 2 hay 3 bánh,... thế nên họ vẫn cho đăng bộ theo dạng xe hai bánh cá nhân, và cho lưu hành bình thường, không đề cập gì đến việc "cải tạo kỹ thuật" hay sức khỏe của người sử dụng gì cả....

Chiếc xe thổ mộ trong ảnh IV thì tại hạ đã nói trong một kỳ trước rồi.... chỉ không biết bây giờ người xà ích có nụ cười để chụp hình trong ảnh có còn không, hay đã thành người "muôn năm cũ" rồi ....... Những chiếc "giỏ bội" hai bên thùng xe cho thấy ảnh này có lẽ chụp ở một vùng nào đó phụ cận SG, bởi đây là phương tiện dùng đựng "la-ghim" ra chợ của những bạn hàng bông Hóc Môn, Gò Vấp,... ngày xưa....

Tấm thứ VI trước đây tại hạ đã nhìn thấy trong một quyển sách nói về cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960.... Chiếc xe bò trong ảnh là phương tiện dùng chuyển vận rác của công nhân vệ sinh ngày trước, những con người lặng lẽ và trong việc giữ gìn sự sạch sẽ cho Hòn ngọc Viễn Đông luôn là tầng lớp bị rẻ rúng nhất trong cuộc sống, nhìn họ lúc nào cũng cúi mặt trong khi lam lũ làm việc giữa cảnh đô hội mà thấy xót xa trong lòng..... Nhất là những ngày Tết, đến giờ giao thừa rồi mà vẫn chưa dọn xong những đống rác cao nghệu.....

Bảng số của chiếc cyclo máy trong ảnh VII là "chứng nhân lịch sử" của phương tiện giao thông công cộng cấp tiến thời thập niên 1960, những xe bảng số "E J......" đều là đăng bộ mới đầu thập niên 1970.... Già nua cũ kỹ nhưng vẫn đắc dụng đối với những cuộc dạo chơi "đông dân" như trong ảnh, chỉ có điều sao không thấy khói từ sẹc-măng của chiếc xe, hay máy vẫn còn tốt ? Hãng Peugeot sản xuất hàng tốt thật.... Cái đáng chú ý là chiếc xe đang chạy qua trước cửa Dinh Độc Lập, hai người Vệ binh đứng gác trước cổng sắt có phần hơi mờ, những vẫn là bằng chứng cho thấy thông tin "hàng rào của Dinh có mắc điện bảo vệ với hiệu thế 500 V" là ...... xạo ke ! Bởi điện lưới quốc gia của miền Nam ngày trước là 110 V, và với hiệu thế 500 V thì điện trường sẽ không bao giờ "tha mạng" cho những ai đứng cách vật dẫn nó dưới 2m như vậy.....

Màu sơn của chiếc xe cũ kỹ ấy cho thấy tuổi đời dù có cao, song vẫn là "người trong hàng ngũ", bởi những chiếc xe cùng loại trong tấm ảnh cuối đã được tân trang vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 1970, song màu sơn vẫn không đổi.... Tấm bảng song ngữ trong ảnh cho thấy đây là "tư gia có hạng".... Nhưng chính thói kênh kiệu đã bị "phản ứng nhẹ nhàng' của các bác tài xích-lô máy như thế nào....

Hihihihi

Tiếp đi huynh đài..


quangdung1955 đã viết:Đi qua khỏi La Pagode là một mini gallery, trưng bày tranh của những họa sĩ "vẽ hoài mà tên không thấy", tiếp đến là một con hẽm nhỏ (nay vẫn còn) mà nhiều buổi chiều chạng vạng... tại hạ vẫn thường dừng lại để ngắm nghía những tạp chí như Le Monde, Illustration, Newsweek, Time, v..v....

Tạp chí, báo Pháp còn có Elle, Lui, Sélection, Jours de France, Paris Match, Vogue... thời 70 - 72 đều tràn ngập các tin, bài, ảnh về Tổng thống Pháp George Pompidou.
Riêng tờ Paris Match, là sở hữu của tập đòan Marcel Dassault (chế tạo máy bay tiêm kich Mirage Pháp)


@ Bác Phuni Tiên sinh :

- cái đường Mã lộ chợ Tân Định Q1 bác nói là đâu ?
Bây giờ 2 bên hông chợ chỉ thấy 1 đường lớn (đường Nguyễn Hữu Cầu), hông bên kia đường bé tí, thấy bày hàng che dù buôn bán tùm lum tà la, hổng có tên đường, chắc là đường Mã Lộ Xưa ?

(không phải đường Bà Lê Chân)

@Bác Fernando
(Em xin phép bác Phuni để được có chút ý kiến :lol: )

Đường Mã Lộ là đường nối hai con đường Nguyễn Hữu Cầu và Bà Lê Chân.

Nếu đứng phía đường Bà Lê Chân thì nó nằm sau Trung Tâm Y Tế Quận 1. Tại góc ngã ba đường nầy hồi khoảng năm 9x thế kỷ trước còn thấy có bảng tên đường Mã Lộ ( kế bên nhà bảo sanh Đông Hà trước đây ).

Bác xem đở trên
http://www.diadiem.com
http://www.diadiem.com/Maps.aspx?code=4D7A7011797E4D01094C04064C65505E1475585851%205E5F515D455F5151&slang=40581D637F


Ngoài ra còn có một con đường mang tên Mã Lộ nữa ở quận Bình Tân.

http://www.diadiem.com/Maps.aspx?code=4D7A7011797E4D03084C0403054D73797A7911626B7011757E7F771073%205E5F515D455F5151&slang=40581D637F


Rồi đến cảnh xưa, người xưa ....

Hình ảnh



Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh


Hình ảnh



Xe trắng góc phải : Fiat 1500L, một thời kiện cáo ì xèo zới Peugeot 404, hổng biết em nào chôm design của em nào :wink:

Hình ảnh


ác bác cho em ké vài tấm mới siu tầm
tạp chí nè
Hình ảnh

trang quảng cáo nè
Hình ảnh

Taxi ở bến Bạch Đằng
Hình ảnh

thư viện
Hình ảnh

xe thổ mộ nè (bác quangdung có nhận ra đường gì không ạh ?)
Hình ảnh

đường Tự Do



Gửi bàigửi bởi bactai » 16:29:48 21/08/2007

continue
phố xá Sài Gòn
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

với tà áo dài
Hình ảnh

bến Nhà Rồng
Hình ảnh

post hình xeo cực wé
các bác cho phép em post từ từ nha sao cái imageshark chuối quá
Hình ảnh

lại taxi
Hình ảnh


xiền nè
500 đồng
Hình ảnh

1000 đồng
Hình ảnh

xè-goòng tiếp đây
Rex hotel
Hình ảnh

chợ
Hình ảnh

Hình ảnh

dường Lê Lợi
Hình ảnh

Hình ảnh

nên hoà hay chiến ?
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

đây là cái pharmacy theo như bác quangdung nói
Hình ảnh


quán Bar
Hình ảnh

Hình ảnh

hẹn ngày mai tiếp nha


@Tifosi và Bactai chư huynh đài

Loạt ảnh của nhị vị gây cho tại hạ nhiều cảm xúc quá, đa số đều được chụp trong thời gian đầu thập niên 1960..... Đây là giai đoạn mà tại hạ mới về Saigon để tập tành làm dân phố thị.... Đi ngắm Saigon chủ yếu bằng xe "lô ca chưn"

Bức ảnh thứ IV, chụp đường Lê Lợi (trong loạt của Tifosi huynh đài) có một chi tiết đáng để ý, đó là những băng đá đặt nằm dọc theo hai bên giải phân cách, mỗi cái cách nhau gần 15-20m... Những chiếc ghế này đã ghi dấu chân của tại hạ rất nhiều trong những lần dạo nhà sách ....."rã giò" thì lại ra đây ngồi nghỉ mệt.... Bây giờ, người còn đây, mà vật xưa thì đã ..... cố nhân rồi đó.....

Một nét đáng để ý nữa, là Saigon thời gian ấy có rất nhiều cây me và dầu rất cao, tỏa bóng mát rợp các con đường mang dáng dấp những ngõ phố xưa của Paris.... Tấm đầu tiên của Tifosi huynh đài cho thấy đường Nguyễn Huệ và Công trường Lam Sơn thuở ấy còn "trong trẻo" lắm, với đường phố không tí khói xe nào, và những hàng me che mát dãy kiosque... Giữa trưa nắng mà giòng xe vẫn không gợi một thoáng ô nhiễm khói xe nào..., không gian ảnh vẫn trong và màu lá xanh vẫn tạo nên sự dịu mát nơi mắt nhìn của ta.... Lúc này, tiệm kem Pôle Nord (Bắc Cực) chưa ra đời, nên trên chính diện (cánh phải) của Thương xá Tax vẫn còn logo quảng cáo của SONY và kem đánh răng Leyna, loại kem trắng chỉ hồng, đối thủ cạnh tranh với nhãn hiệu Perlon của hãng KOL......

Tấm ảnh thứ V là một hình ảnh khá buồn cho khách sạn Grande Palace trên đường Tự Do... Đây là khách sạn một thời vang bóng của giới kinh doanh dịch vụ Tây thuộc địa.... Nhưng khi đường Catina phải nhường chỗ cho sự phát triển của đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi.... thì chốn xưa chỉ còn "kiếm thêm" bằng dịch vụ cắt may.... với cái tên Coya Tailor yết ngay trước cửa chính.....

Phía sau lưng hai cô gái trong ảnh thứ XI là một tiệm bán máy thu thanh và truyền hình thời kỳ mới du nhập vào VN (1965-66).... Lúc này, chữ tắt "TV" chưa được dùng nhiều, trên bảng hiệu còn viết rõ "Radio - Television".... Ngay cạnh bên tiệm bán máy này là một địa điểm nổi tiếng của Saigon sau "Cách mạng 01/11/1963", phòng trà khiêu vũ trường Queen Bee, đây là điểm "ăn chơi nhảy nhót" ưa thích của giới "kaki" và dân "sành điệu" thời kỳ ấy........ Đây cũng là nơi mà nhiều ca sĩ đã thành danh như Thanh Thúy, Trúc Mai, Lệ Thu, Thanh Lan, v..v.... lúc mới bước chân vào nghiệp cầm ca.....

Trong ảnh thứ XIII là một cảnh quen thuộc ở Sở Thú Saigon vào những ngày cuối tuần.... Các "sói con" thuộc tổ chức Hướng Đạo Việt Nam" sau khi sinh hoạt, đã kéo nhau đi tham quan cảnh vật, nơi các em đang xúm xít là hồ sen bán nguyệt ở cuối Sở Thú (gần bờ sông),.... Phía xa ở hậu cảnh là một rạp xiếc "Mô-tô bay", loại hình giải trí thu hút khá nhiều khách vào thời đó do "tính chất nguy hiểm và toát mồ hôi lạnh" của nó....

Tấm ảnh tiếp đó lại là một cảnh khác vào thập niên 1970.... Nếu không lầm thì đây là hình chụp buổi "Nhạc trẻ" đầu tiên tổ chức tại sân Phan Đình Phùng.... Lúc này, trào lưu "kích động nhạc" đã có tên gọi mới "Nhạc trẻ" với các tên tuổi như Tùng Giang, Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, v..v.... cùng các ban nhạc như The Dreamers, CBC, Thúy-Hà-Tú Group, v..v..... Chuyên chơi loại nhạc "rock" nặng phần... gào thét là chính... Tụi lính Mỹ đứng xem bên dưới (nếu có) cứ cười lắc đầu vì không ..... hiểu.... Ấy vậy mà khi tổ chức ở Sân Hoa lư vào năm 1972, "Nhạc hội" này đã được Phu nhân Tổng Thống Thiệu đến chủ tọa lễ khai mạc...... Thật hết biết ! Bởi bà ta không hiểu tí gì về.... nhạc, nhất là "nhạc trẻ".... Nhưng dù sao cũng vẫn hơn nay..... Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy các nhạc công tóc chưa dài lắm, người ốm nhom, áo mặc bó thân, còn quần thì loe ra thùng thình (loại quần patte d'éléphant này lúc dầu có tên gọi là "quần ống loa', nhưng về sau thì nôm na hơn, người ta gọi thẳng tên của nó là "quần ống (chân) voi").... Cách ăn mặc và giữ "co" ốm này một thời là mode của giới thanh niên Saigon... Ai không mặc quần ống loa, áo sơ-mi bó sát thân (thậm chí còn "nhấn ben" trước và sau như áo dài nữ), tóc không dài... thì đều bị coi là ..."nhà quê" hay "quê một cục".... Thế nhưng khi trào lưu gọi là "Hippy" từ Mỹ lan sang VN, thì càng có nhiều hình ảnh quái gỡ của giới thanh niên "không nhận thức được mình".... Với những hiểu biết mù mờ về triết học Hiện sinh, họ lao vào sử dụng ma túy và sinh hoạt khác người một cách .."lôi thôi", "bệ rạc",.... Giới nghệ sĩ củng thế, mà tiêu biểu là Khánh Ly, người xuất thân từ phòng trà ở Dalat, có lối sống phóng túng và khoác một "mỹ danh" là "nữ hoàng chân đất".... một hiện thân của tinh thần "phản chiến", chuyên hát những "Ca khúc da vàng". "Kinh khổ",... v..v..... Song nếu có ai biết rõ phía sau những "hào quang" đem lại cho cô từ những tình khúc tuyệt vời của TCS thì có lẽ sẽ thấy tiếc cho con người tài hoa ấy lắm.....

Rạp ciné Cao Đồng Hưng là hình ảnh một thời hoa mộng của các cô cậu học sinh hai trường trung học Hồ Ngọc Cẩn và Lê Văn Duyệt, ở tỉnh Gia Định.... Cứ trốn tiết hoặc được nghĩ học giữa giờ là cứ chui vào đây, với những cuốn phim cũ đã chiếu "nát nước" ở SaiGon rồi, giá vé cũng khá hời : 100 $ = 2 phim chẵn ... Dù sao, cũng là kỷ niệm.....

(còn tiếp)


Ái chà, lâu nay quên bẵng 2 chữ này, bác nhắc mới nhớ :arrow:

quangdung1955 đã viết: Lúc này, tiệm kem Pôle Nord (Bắc Cực) chưa ra đời,

Tấm ảnh tiếp đó lại là một cảnh khác vào thập niên 1970.... Nếu không lầm thì đây là hình chụp buổi "Nhạc trẻ" đầu tiên tổ chức tại sân Phan Đình Phùng.... Lúc này, trào lưu "kích động nhạc" đã có tên gọi mới "Nhạc trẻ" với các tên tuổi như Tùng Giang, Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, v..v.... cùng các ban nhạc như The Dreamers, CBC, Thúy-Hà-Tú Group, v..v..... Chuyên chơi loại nhạc "rock" nặng phần... gào thét là chính... Tụi lính Mỹ đứng xem bên dưới (nếu có) cứ cười lắc đầu vì không ..... hiểu.... Ấy vậy mà khi tổ chức ở Sân Hoa lư vào năm 1972, "Nhạc hội" này đã được Phu nhân Tổng Thống Thiệu đến chủ tọa lễ khai mạc...... Thật hết biết ! Bởi bà ta không hiểu tí gì về.... nhạc, nhất là "nhạc trẻ".... Nhưng dù sao cũng vẫn hơn nay.....

Còn có ban Shotguns zới Lê Hựu Hà - Elvis Phương - Thanh Lan - Thái Hiền...
Có lần Đại nhạc hội Nhạc trẻ được tổ chức ở trường Lasan Tabert (bây giờ là Trần Đại Nghĩa) ma-đàm Th cũng chủ tọa, lính rằn ri bảo vệ đầy nhóc + mật vụ chìm, bận civil trà trộn bên dưới. Madam Th lần đó lăng-xê mốt "áo dài Ragland"


Xin bàn tiếp về loạt ảnh của Bactai huynh đài...

Ngoài những tấm hình gây "xót xa" như các quán "Bar" và bọn lính Mẽo.... trong tấm hình kế bức "Bến Nhà Rồng" có một nét sinh hoạt mà nay đã mất hẳn ở Saigon : Nước "Phông -tên"...

Tấm ảnh ấy có lẽ được chụp ở Bến Chương Dương, đoạn chợ Cầu Ông Lãnh cũ (hai chiếc xe tải chở hàng cho chợ)..... Ngày trước, Saigon có xây những trụ xi-măng cao khoảng 1m, bên trong ruột nối với hệ thống nước máy của Công ty Thủy cục, với 2 hoặc 4 vòi mước gắn vào trụ để cho người dân dùng.... miễn phí, theo kiểu những đài nước hiện vẫn còn ở Ba-Lê cũng như Bá-Linh (tuy hai nơi này chỉ xem nó là vật trang trí có tính lịch sử)...... Những trụ như thế được người Saigon kêu là "Phông-Tên nước" (do phiên âm từ "Fontaine" trong tiếng Pháp)....

Hồi đó, dân Saigon chưa có thói quen "lắp đồng hồ nước trong nhà", "cái của xa-xí ấy" chỉ có trong những doanh trại, khách sạn, hay cơ quan công quyền... Còn dân thì mọi sinh hoạt như giặt gỵa, tắm, lấy nước về nhà dùng,..... họ đều ra phông-tên để thực hiện... Lúc đầu còn ít nhà, nên cũng tiện cho ai ở gần phông-tên dưới 100m... Song lâu dần, số người quần tụ đông đúc hơn, khoảng cách đã tăng lên.... và nước sinh hoạt đã thành "vấn đề"..... Thế là nảy sinh việc những nhà có tiền mướn người gánh nước về cho mình, và việc ấy đã tạo thành một nghề mới ở Saigon dạo nọ : "Nghề gánh nước mướn"... Để làm được nghề này, người gánh nước phải có một hoặc nhiều đôi thùng thiếc (thường là lấy từ những thùng đựng dàu lửa có khắc nỗi" hình con sò (của hãng Shell) hay chữ "Esso" trong vòng ô-van (của hãng ESSO), dùng hai khúc cây tròn hoặc vuông đóng thành một thanh tựa nối hai vách thùng..., hai thanh kẽm dài khoảng 1m (giống như lưới chống B40 vuốt thẳng ra), uốn cong lại thành hình chữ "V", có hai móc ở đầu, và một thanh tre già vót thành một chiếc đòn gánh, phải có sức khỏe, bởi có khi khoàng cách gánh nước đi dài hơn 300m... Nhất là những nhà ở trong hẽm thì còn xa hơn nữa... thành ra chuyện phải "nghỉ mệt giữa chừng" là thường sự...... Mỗi khi có ai gọi, người gánh nước sẽ xách đôi thùng lại phông-tên để hứng nước rồi gánh lại nhà người đó.... Giá trung bình năm 1962-65 là 2$/đôi, mỗi nhà xài trung bình 4 đôi nước cho năm người.... Nhu cầu ngày càng tăng theo đà chiến cuộc.... Ở những xóm lao động, bên cạnh những nghề nặng nhọc khác, thì "gánh nước mướn" là một trong số những công việc lấy sức người lao động nhiều nhất, song quân số làm nghề này cũng tăng nhanh nhất, đa phần là thanh nữ trôi giạt từ những vùng nông thôn mất an ninh...... về quần tụ nơi những xóm nghèo ngoại ô thành phố, lấy đôi thùng gánh nước để làm kế mưu sinh.... Số nhân lực tăng lên đã dẫn đến việc "tranh hùng", giành lãnh địa hoạt động giữa những con người "tận cùng bằng số" ấy, ai mạnh sẽ thành thủ lãnh, chỉ huy một nhóm đàn em chừng 10 đứa, với hàng chục đôi thùng, nhận gánh nước cho một khu vực nhất định quanh phông-tên... Có khi, họ nhận "khoán" từng tháng cho nhà nào cần, với mức thù lao rõ ràng.... và đạo quân gánh nước mướn lại sinh hoạt theo kiểu "băng đảng" là chuyện không có gì khó hiểu.....

Thường một nhà 6 người, có hai chiếc thùng "phuy" (400lít), mỗi tuần phải đổ nước đầy hai lần... thì phải trả khoảng 20$/tháng vào năm 1967.... Trong ảnh, cô gái đang chống đòn gánh chờ nước đầy chiếc thùng đang hứng dưới vòi phông-tên, mắt nhìn ông lão đang tắm một cách vui vẻ... Có lẽ cô đang gánh cho một nhà nào đó ở gần, và cách tắm của ông lão phần nào cũng làm cô vui vì lạ mắt... Hay cô chỉ mới bước vào lao lực, chưa thấm hết những nhọc nhằn đang chờ mình trong tương lai..... Nhất là dạo cuối thập niên 1960, áp lực nước không đủ đáp ứng, chỉ chảy ri rỉ, hàng giờ liền vẫn không đầy một thùng nước,.... việc kiếm ăn khó khăn hẳn.... Những dãy thùng xếp hàng nối nhau dài như quân domino thì.... coi như "nồi cơm rồi sẽ bể"..... Và thật nó đã bể hẳn vào đầu thập niên 1970, khi Công ty Thủy cục Saigon cho lắp đồng hồ nước vào từng nhà dân, thì nghề gánh nước mướn đã dần dần biến mất... Và nó thật sự mất hẳn vào năm 1972. Các phông-tên cũng bị đập bỏ hoặc tháo dỡ.

Ngày nay, tuy không còn thấy những hình ảnh thế nữa, song những gì liên quan đến nó ta vẫn còn nghe....... Đó là những từ như "Marie Phông-Tên", "Marie Sến".... Những phông-tên nước là nơi tụ tập của những người nghèo, điều ấy đã rõ, nhưng không chỉ có ai làm nghề gánh nước mướn mới tụ tập ở đó, mà những chị ở, con đòi, hay cô sen, ...... cũng đều gặp nhau ở đó, bởi họ có chung một điểm : Nghèo, và phải làm mướn để độ nhật... Và những cái tên kia đã được người đời gọi họ với một âm điệu mỉa mai, nhói lòng,..... Nhất là khi giòng nhạc buồn theo điệu Boléro, với những lời ca gợi đúng tâm trạng của họ xuất hiện, thì những người khốn khó ấy đã tìm được một chỗ cảm thông trong chợ đời..... Họ tập hát những bản nhạc ấy để những buối không có "mối" gánh nước, nước chảy yếu, phải chờ lâu, v..v.... Họ tụ tập lại rồi dùng những chiếc đũa, cái muỗng, chiếc thùng gánh nước "thất nghiệp" trở thành trống, và đữa muỗng sẽ là vật đánh nhịp đệm theo những giọng ca không qua trường lớp, nhưng có khi lại "tới" một cách lạ thường, mà ngay cả ca sĩ chuyên nghiệp cũng không thể nào bì kịp.... Giòng nhạc và những "ca sĩ" ấy rồi đã bị giới "bề trên" cho là thấp kém và khinh miệt gọi nó là "nhạc sến", chuyên dành cho nữ "ca sĩ Marie Phông-Tên", v..v.....Thật đáng buồn...


.cái thùng thiếc vuông gánh nước (vốn là thùng dầu hôi của Shell, Caltex, Esso) bác kể là 20 lít :mrgreen:

Có 1 Ma-ri sến gánh nuớc đã lọt vào mắt xanh của Công tử Bạc Liêu, vào những năm cuối đời khi Công tử sống ở SG.
Chú Rể nghe nói còn lớn tuổi hơn ông nhạc :arrow:

Ngòai chữ Ma-ri sến gánh nước, còn có cả tỉ Ma-ri sến các ngành nghề khác, như ma-ri sến hột vịt lộn, ma-ri sến cóc ổi me khóm, ma-ri sến nghêu sò ốc hến, ma-ri....tùm tum tà la bán hàng rong, chợ chồm hổm, cùng zới tầng lớp giúp việc nhà, lúc đó gọi là "ở đợ".
Có khối ma-ri, chắc sinh nhằm giờ tốt, bỗng chốc lên bà, như trường hợp Công tử Bạc Liệu, hoặc lọt mắt xanh các quân nhân Hoa kỳ, trở thành "me Mỹ", cũng đầm đìa + giày cao gót, lái Mustang ào ào, tất nhiên cũng biết nhảy đầm, nhai suynh - gôm nhóp nhép, ở nhà lúc nào cũng mở nhạc sến bằng "Bích-cớp" :arrow:

Bích-cớp = pick-up = từ ngữ ở SG lúc đó để chỉ chung dàn Hi-Fi băng cối Akai, Teac...bự chòam quàm + máy quay dĩa.
Khi thay dĩa khác, phải nhấc cần có đầu kim lên = pick-up = nhấc lên


Chào các bác trong những trang trước em thấy mọi người chỉ nói đến Sài Gòn bằng hình ảnh, hôm nay em xin post hầu các bác 1 số tư liệu nói về Sài Gòn-Chợ Lớn xưa, nay là TP Hồ Chí Minh mà em sưu tầm được

1/
Sài Gòn
Sài Gòn, nơi thành phố tưởng như không bao giờ ngưng lại, mà cứ biến động không ngừng. Ðường phố luôn rực sáng những ánh đèn và dòng người nối theo nhau đi về mọi ngả. Nhưng cho dù các ngã rẽ ấy dừng ở đâu thì vẫn có một điểm chung trong lòng mỗi người dân Sài Gòn: hướng về nguồn cội - thành phố tuổi 300.

Ta dễ nhận ra một chút gì đó rất đỗi Sài Gòn khi toàn thành phố sôi nổi thi đua chào mừng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh 300 tuổi và cũng là để chuẩn bị cho một bước tiến mới cho một thiên niên kỷ bắt đầu. 300 năm so với chiều dài của lịch sử đất nước là còn rất trẻ, là còn chứa trong mình sức vươn tới, dung nạp và tìm tòi... Người xưa đã từng đi khai phá để xây dựng lên một Sài Gòn thì con cháu ngày nay sẽ tiếp tục truyền thống để Sài Gòn đẹp hơn, giàu hơn và văn minh hơn mà vẫn đậm đà một bản sắc dân tộc.


Viết và nói về Sài Gòn thì nhiều lắm, không biết nói sao cho đủ. "Sài Gòn 300 năm", trên cơ sở dựa vào một số cuốn sách lịch sử như "Sài Gòn xưa và nay", "Sài Gòn năm xưa", "Sài Gòn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX" và những bài viết của những nhà nghiên cứu có tên tuổi, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về thành phố mang tên Bác...


Vào khoảng đầu thế kỷ 17, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt. Ở vị trí thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khmer chiếm đa số. Cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, năm 1623, Chúa Nguyễn được sự đồng ý của vua Chân Lạp đã lập ở đây một trạm thu thuế buôn bán.


Dân thị trấn này đông thêm với sự dân cư của người Việt vào Nam. Năm 1679, Sài Gòn đã là nơi cư trú đóng của quan Tổng tham mưu lực lượng của Chúa Nguyễn ở miền Nam. Cũng trong năm này có khoảng 3.000 quân sĩ Trung Quốc và gia đình trung thành với triều đại nhà Minh không chịu sống ở Trung Quốc do nhà Thanh cai trị, đã xin là dân Việt và đươc chúa Nguyễn đưa vào Nam Bộ sinh sống. Một bộ phận người Hoa đã đến sinh sống ở vùng Sài Gòn. Năm 1896 là một mốc thời gian đáng ghi nhớ trong lịch sử thành phố. Năm này chúa Nguyễn chia đặt các đơn vị hành chính, thành lập chính quyền ở Nam Bộ. Sài Gòn lúc bấy giờ là một thị trấn có một vạn dân và có hoạt động thương mãi phát đạt đã trở thành thủ phủ của dinh Phiên Trấn, một trong hai dinh ở Nam Bộ lúc ấy (dinh Trấn Biên đặt lỵ sở ở Biên Hòa). Năm 1698 được xem là thời điểm thành lập của thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay thành phố được hơn 300 tuổi. Trong hơn ba trăm năm đó, thành phố đã trải qua nhiều biến cố quan trọng và đã vươn mình từ một thị trấn độ 1 vạn dân trở thành phố với dân số hơn 4 triệu ngày nay.


Nhờ có vị trí thuận lợi nên vai trò kinh tế và chính trị của Sài Gòn ngày càng phát triển. Năm 1772. Nguyễn Cữu Đàm cho đắp các lũy đất (gọi là Cô Lũy hay còn gọi là Bán Bích cô lũy) từ chùa Cây Mai vòng qua Tân Định đến cầu Cao Miên (Cầu Bông ngày nay) bọc quanh khu chợ búa, dân cư, khu quân sự, hành chánh. Sài Gòn trở thành "thành phố" với đầy đủ ý nghĩa của từ này (thành để bảo vệ, phố chợ buôn bán). Từ cuối thập niên 1770 cho đến hết thập niên 1780, tình hình ở Sài Gòn có nhiều biến động cho cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn-Tây Nguyên và Tây Sơn-Nguyễn Ánh. Bốn lần quân Tây Sơn vào đánh đuổi lực lượng Chúa Nguyễn và làm chủ Sài Gòn.


Một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của Sài Gòn là năm 1778, nhóm người Hoa trước kia cư trú và buôn bán ở Cù Lao Phố và Mỹ Tho, do ảnh hưởng của chiến tranh, đã kéo về cư trú ở Sài Gòn. Họ lập nên phố chợ buôn bán tấp nập tức Chợ Lớn ngày nay.


Từ năm 1879. Nguyễn Ánh (sau này lên ngôi lấy hiệu là Gia Long) làm chủ Sài Gòn và Nam Bộ. Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh của khu vực Nguyễn Ánh kiểm soát và được gọi là "Gia Định kinh". Năm 1790. Nguyễn Ánh cho xây thành kiểu Vauban của Tây phương theo họa đồ của Le Brun, Victor Olivier (những người Tây phương giúp Nguyễn Ánh lúc ấy). Thành có chu vi khoảng 3.800 mét, nằm ở khu vực giữa các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu ngày nay.


Sau đó Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn và đóng đô ở Huế. Dù không còn là kinh đô, Sài Gòn vẫn là thủ phủ của vùng đất phía Nam. Đầu thời Nguyễn, vùng đất Nam Bộ được lập thành một đơn vị hành chánh: Gia Định thành. Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trào thành Gia Định trong khoảng 16 năm. Trong dân gian và sách vở vẫn còn giữ lại nhiều giai thoại về vị quan nói tiếng này. Mộ và đền thờ của ông ở Bà Chiểu (Lăng Ông).


Sài Gòn là một trung tâm giao dịch quan trọng của cả nước, là một trung tâm văn hóa của Nam Bộ. Mỗi ba năm, thi Hương được tổ chức ở trường thi Gia Định (đặt ở Sài Gòn) để lấy các cử nhân. Dân số Sài Gòn vào năm 1819 đã vào khoảng 60.000 người.


Năm 1832, Gia Định thành bị bãi bỏ, toàn bộ Nam Bộ được chia làm 6 tỉnh trực thuộc triều Đình Huế. Sài Gòn là thủ đô của tỉnh Gia Định. Tuy nhiên đây là trung tâm quân sự và nhất là trung tâm kinh tế của Nam Bộ.


Giữa thế kỷ 19 thực dân Pháp đem quân đến chiếm Việt Nam. Tháng 5-1859 đô đốc Pháp Rigault de Genouilly đem 2.000 quân Pháp và Tây Ban Nha cùng 8 chiến tàu đánh Sài Gòn. Sau khi hạ được thành, thực dân Pháp đã dùng 32 khối mìn để phá tung nhiêu đoạn thành, chúng đã đốt phá dinh thự kho tàng bên trong thành và phố xá thương mãi, nhà cửa dân cư bên ngoài.


Sau khi phá vỡ Đại Đồn, quân Pháp chiếm đóng ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và sau đó chiếm nốt ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sài Gòn trở thành trung tâm cai trị và kinh tế của thực dân ở Nam Kỳ. Thành Phố sài Gòn mang nét Tây phương-thuộc địa được bắt đầu xây dựng.


Ngay khi vừa chiếm được Sài Gòn, đô đốc Charnar đã ký nghị định (ngày 11-4-1861) thành lập "thành phố Sài Gòn". Ranh giới của thành phố bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Thực dân Pháp đã phác họa một bản đồ qui hoạch thành phố, dự trù cho 500.000 dân. Bao quanh thành phố thực dân Pháp cho đào một kinh rộng 10 mét (kinh bao Ngạn) từ gò Cây mai qua Phú Thọ đến rạch Thị Nghè (vị trí cầu Công Lý ngày nay), bản đồ qui hoạch này sau đó bị bỏ, con kinh đào cũng chưa hoàn tất.


Năm 1955 thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn được gọi là "đô thành Sài Gòn", diện tích là 51km² và chia làm 7 quận. Năm 1970 phần đất Thủ Thiêm được sát nhập vào Sài Gòn. Lúc này thành phố được chia làm 11 quận.


Năm 1976. Quốc Hội khóa 6 đã chính thức đặt tên cho thành phố là "thành phố Hồ Chí Minh" bao gồm cả Sài Gòn, tỉnh Gia Định cũ và một số vùng lân cận. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.020 km², dân số hơn 4,5 triệu người. Thành phố có 12 quận nội thành (Quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận) với diện tích 140km² và sáu huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Duyên Hải với diện tích là 1.889km².



SÀI GÒN - TP. HỒ CHÍ MINH


Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh có lịch sử gần 3 thế kỷ. Từ rất sớm nơi đây trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp và là nơi phát triển mạnh các nghề thủ công mỹ nghệ. Với việc tiếp xúc sớm với nước ngoài, đây là nơi tiếp xúc sớm nhất kỹ thuật của Châu Âu.


Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm thành phố Sài Gòn. Chợ lớn và tỉnh Gia Định trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh ở vào vị trí chiến lược, là đầu cầu đi vào đất Nam Bộ, có đường giao thông thủy bộ quan trọng, có bến cảng giao lưu được với Đông Nam Á và thế giới, nên từ rất sớm đã trở nên nơi tập trung dân cư đông nhất ở Lục tỉnh Nam Kỳ. Dân số thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đột biến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bởi những vùng nông thôn bị tàn phá và bởi chính sách đô thị hóa cưỡng bức của chính quyền Sài Gòn.


Vào năm 1698, dân số toàn vùng Sài Gòn chỉ mới ước độ 1 vạn đã tăng lên khoảng 60.000 người (1819). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, một phần quan trọng cư dân ở đây bị tản lạc vì chiến tranh, do vậy dân số sụt xuống chỉ còn độ 20.000 vào năm 1863. Những năm sau đó do chiến sự chấm dứt và do sự phát triển kinh tế Sài Gòn-Chợ Lớn, dân số đã tăng nhanh: 100.000 năm 1890 tăng lên 300.000 người vào năm 1921. Đến năm 1945 dân số vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã là 450.000 người. Năm 1954, số dân đã tăng lên đến gần 2 triệu người và Sài Gòn-Gia Định đã trở thành thành phố đông dân nhất miền Nam Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 dân số Sài Gòn-Gia Định từ 2 triệu người tăng lên 3,9 triệu người.


Từ năm 1975 đến nay, do nhiều biến động cơ học như một số lớn dân cư hồi hương, đi xây dựng vùng kinh tế mới, xuất cảnh, đi thanh niên xung phong, xây dựng các nông lâm trường... cộng với một số mới sanh sẵn, nên dân số thành phố Hồ Chí Minh chỉ giao động trong khoảng trên dưới 4 triệu người (1989), đã trở thành một trung tâm công nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao dịch quốc tế, một đầu mối giao thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một trong 3 thành phố lớn của cả nước. Bản thân thành phố là một hải cảng quan trọng. Sông Sài Gòn với độ sâu có thể tiếp nhận các tàu biển trọng tải trên 30.000 tấn, một ưu thế hiếm có trên thế giới đối với một thành phố lớn ở sâu trong nội địa. Cảng Sài Gòn được thành lập từ năm 1862.


Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng dân số tự nhiên thuộc loại thấp nhất toàn quốc nhưng lại có sức thu hút dân cư rất mạnh từ các nơi khác tới. Mức tăng trưởng dân số không giống nhau giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Trên phạm vi Thành phố, sự chênh lệch giữa quận đông dân nhất và huyện thưa dân nhất lên tới 684 lần. Mật độ dân số cao nhất là quận 5 với 58.813 người/km2, thấp nhất là Cần Giờ với 86 người/km2.


Sài Gòn ngày nay có 22 quận, huyện. Nội thành gồm các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức. Ngoại thành gồm các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Thành phố có 305 phường, xã, thị trấn.


Quận 1 là trung tâm hành chánh, kinh tế, giao dịch của Thành phố. Các cơ quan hành chánh đầu não của Thành phố nằm trên địa bàn quận này. Quận 3 là địa bàn cư trú lý tưởng với các đường phố thoáng mát, biệt thự thanh lịch, ít tiếng ồn và bụi bặm. Quận 4 là nơi mà người dân chủ yếu sống bằng những nghề lao động vất vả dựa vào hệ thống nhà kho, cầu tàu, bến cảng. Quận 5 thuộc vùng Chợ Lớn, nơi tập trung thế mạnh kinh tế của hơn nửa triệu người Việt gốc Hoa sinh sống tại đây từ lâu. Ở ngoại thành thì Củ Chi mang nhiều đổi thay lớn lao nhất. Từ một vùng trắng trong chiến tranh nay đã thiết lập được những công trình xây dựng đồ sộ, đặc biệt là khu di tích lịch sử Bến Dược, Địa Đạo Củ Chi.. Hàng năm thu hút hàng trăm ngàn du khách. Xa nhất là huyện Cần Giờ nằm ở cuối sông Sài Gòn. Với chủ yếu là những cánh rừng Đước được thành lập để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cũng như trong tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh. So với Sài Gòn cũ, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay rộng lớn hơn nhiều.


(Sưu tầm)


2/
Chợ Lớn
Ở sát cảng Sài Gòn, ăn về đồng bằng sông Cửu Long, nhờ vậy mà Chợ Lớn đóng vai trò quan trọng của một kho chứa hàng, đất rộng, khu phố có thể nối mãi về phía Tây. Đây là huyện Tân Long của phủ Tân Bình, kiểm soát tận bờ sông Và m Cỏ Đông. Đời Gia Long, huyện đóng tại thôn Phước Tú (chợ Bến Lức). Trước khi Pháp đến, chợ phố đã phồn thịnh, huyện Chợ Lớn. Thực dân duy trì cơ sở này, ngoài đô thành Chợ Lớn còn tỉnh Chợ Lớn ăn đến Cần Giuộc, Đức Hòa.
Vào những năm giữa thế kỷ thứ 18, Chợ Lớn còn thưa thớt, bấy giờ trung tâm mua bán với nước ngoài, quan trọng nhất của Nam Bộ là cù lao Phố ở Biên Hòa. Gia Định Thành thông chí mô tả: Thuyền buồm đến đây, hạ neo xong thì lên bờ thuê phố ở. Rồi đến nhà của chủ mua để kê khai những hàng hóa trong thuyền mà khuân cất lên, thương lượng giá cả. Chủ nhà kho định giá mua khoán tất cả hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại bất cứ thứ gì. Đến ngày trương buồm về, gọi hồi Đường (trở về Trung Quốc), chủ thuyền có yêu cầu mua vật gì thì chủ kho ấy mua giùm, chở đến trước kỳ giao hẹn. Hai bên chủ khách thanh toán đơn rồi cùng nhau chung vui đàn ca. Đã được nước ngọt tắm rửa sạch sẽ (nước sông Đồng Nai), không lo nạn "hà ăn lủng ván thuyền, khi trở về lại chở đầy hàng hóa thật là thuận lợi".

Mua bao tất cả hàng hóa đến và cung cấp hàng hóa khi thuyền nhổ neo là chức năng của mại bản, tư sản thương nghiệp. Nhóm mại bản ở "Đại phố" gồm những người Hoa đến hồi cuối thế kỷ thứ 17 được ta bao dung, phải dời gấp đến Chợ Lớn vì lý do tất yếu: quân Tây Sơn vào Nam truy nã chúa Nguyễn và trừng phạt bọn Lý Tài phản động (trước theo Tây Sơn, sau trở mặt theo chúa Nguyễn).


Chợ Lớn trở thành nơi thuận lợi sau khi Cù lao Phố bị phá tan. Tàu thuyền từ cửa Cần Giờ đến gần đường hơn, lại dễ tập trung lúa gạo, cá khô của đồng bằng sông Cửu Long.


Mức sản xuất của đồng bằng tăng lên. Thêm nhiều ngành tiểu công nghệ phát triển nhanh, so với lúc còn ở Cù lao Phố. Bài phú Cổ Gia Định, ghi lại: "Cắc cớ chợ Lò Rèn, nghe lạc chạc nhà Ban (lỗ Ban) đánh búa", "Hằng thấy kẻ hào hùng xốc ốc, nồng nàn kẻ ở Lò Vôi", "Xóm Cối xấy làm lạc chạc, chồng đục họng, vợ trổ tay", "Trong Cầu Đường chuối ngót ngọt ngon, đủ đường cát, đường hạ, đường phèn, đường phổi", "Ngoài xóm Bội phong tô trắng dã, những bột mì, bột lọc, đột đậu, bột khoai". Chợ Lớn tập tung nhiều chùa chiền của Hoa kiều với lễ lạc, cúng tế riêng biệt.


Sống rời rạc ở thôn quê, cưới vợ Việt hay vợ Khơme thì người Hoa Kiều lần hồi trở thành người Việt. Họ làm rẫy, buôn bán hàng xép, khẩn đất, cho vay rồi lên trung nông, điền chủ, hương chức, hội tề, cai tổng. Nhưng nếu sống lập trung ở chợ phố với nghề mua bán và tiểu công nghệ thì họ kết hợp chặt chẽ, tạo một thế giới riêng, bưng bít. Từ hồi các chúa Nguyễn mãi đến sau khi Pháp xâm chiếm, bước đầu của người Hoa ở Chợ Lớn, ở thị xã, chợ làng lớn nhỏ vẫn nằm vào trọng tâm cất chùa miếu. Đáng chú ý chùa Ông Bổn tiêu biểu cho óc bá quyền của thời phong kiến nhà Minh. Trịnh Hòa, nhà hàng hải Trung Quốc thừa lệnh vua Vĩnh Lạc, trong khoảng thời gian hơn 20 năm đã bảy lần đi biển xa đến tận I-ran, A-đen, bờ biển Đông châu Phi, thăm hơn 30 nước. Đoàn thuyền của Trịnh Hòa trên 200 chiếc lớn nhỏ, trong đó hơn 60 chiếc loại "bảo thuyền" dài chừng 150 mét, chuôi bẻ lái dài 11 mét, căng 12 lá buồm lớn nhỏ. Nhiệm vụ của Trịnh Hòa là phổ biến văn minh Trung Hoa, mặt khác điều nghiên phong tục, tập quán, thổ sản và địa lý với ý xấu, dùng người Hoa ở địa phương làm tai mắt rồi nâng đỡ một cách thiết thực giúp tiền bạc cho người nghèo, giúp kiều dân hải ngoại tổ chức những cơ quan từ thiện nhằm đoàn kết nội bộ. Người Hoa ở nước ngoài thờ họ Trịnh như vị phúc thần gọi Tam Bảo Công hoặc Bổn Đẩu Công, hằng năm lên xác biểu diễn ngồi bàn chông, đâm xuyên quay. Ta gọi nơi thờ phụng ấy là chùa Ông Bổn. Giới bình dân người Việt có thái độ dứt khoát đối với người Hoa có óc tự tôn, đồng thời tỏ ra vui vẻ với người Hoa hiền lành. Bài thơ của Học Lạc lúc bị đóng trăn chung với người Hoa Kiều còn can tội đứng cái sòng bông vụ đã kích bọn cường hào ở thôn quê, thương xót người Hoa Kiều nọ và chính mình. "Bợm làng chẳng vị sĩ năm kinh. Ông Bổn không thương người bảy phủ". Lại còn chùa Bà mà người Hoa rất kiêng nể, giành cho sự tín ngưỡng tuyệt đối. Bà là nhân vật có thật nhưng được tô điểm như bậc tiên thánh, có thể dùng bùa phép cứu vớt người bị đắm thuyền ngoài biển cả, thời trước, người Hoa dùng phương tiện thuyền buồm, sóng gió bất kỳ. Họ ra nước ngoài hoặc trở về quê quán, cầu mong đi tới nơi, về tới chối; vì vậy, kiêng cử thịt cá sấu, sợ bị trả thù lúc đắm thuyền.


Khi ở nước ngoài, một số người Hoa cố ý tìm long mạch để trấn ếm hoặc chiếm giữ, giành cho thân nhân họ. Và thường bí mật săn vàng đào xới nền mộ, nền chùa xưa, bảo đó là thân nhân họ chôn dấu hoặc Ông Bổn để lại. Trong thực tế, đa số trường hợp là của địa phương chôn giữ, của thổ dân từ hàng chục thế kỷ trước.


Ngoài chùa Ông Bổn, chùa Bà , còn chùa Ông (thờ Quan Đế, Quan Công). Chùa miếu làm nơi tụ họp hợp pháp để bàn chuyện hùn vốn, cho vay, góp tiền xây cất trường học chữ Hoa, chưa đủ sức cất trường thì tạm thời học tại chùa. Rồi từ đó, lập ra bệnh viện, mua đất làm nghĩa địa. Trụ sở của bang trong lúc đầu dùng cho ngôi chùa nói trên. Vì muốn sống tập trung cho dễ mua bán, họ sẵn sàng ăn ở chật chội, mỗi căn nhà phố nhỏ chứa đối ba gia đình với đám trẻ con đông đúc nô đùa trong ngõ hẽm. Bù lại sự thiếu tiện nghi ấy, họ mở nhiều quán lớn nhỏ ở ngã tư đường để ăn điểm tâm, hò hẹn làm ăn, thết tiệc mừng, làm đám cưới. Bệnh viện lại phát triển, lập nhà tang nghi quán phục vụ khi ma chay.


(Sơn Nam - Bến Nghé xưa)


Đêm Chợ Lớn


"Ở đâu có khói nơi đó có người Hoa" câu nói ví von này đã khẳng định sự hiện diện của người Hoa. Hầu như khắp nơi trên hành tinh khi nhắc đến Chợ Lớn là người ta nghĩ ngay đến một Chợ Lớn - phố Tàu (China Town) trong lòng TP. Hồ Chí Minh.


Chợ Lớn hiện nay là vùng dân cư thuộc địa bàn của quận 5 và một phần đất giáp ranh của các quận 6, 8, 11. Ban ngày Chợ Lớn ồn ào náo nhiệt người mua kẻ bán tấp nập. Không có một món hàng nào mà Chợ Lớn sẽ không có.


Đại lộ Trần Hưng Đạo được xem là con đường huyết mạch và là xương sống của Chợ Lớn. Đây là con đường chính nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn, nhưng thật sự Chợ Lớn về đêm được bắt đầu từ khu Đại Thế giới cũ nay là nhà văn hoá quận 5 kéo dài trên trục lộ ấy gần 2km đến tận cuối đường. Xa hơn nữa là khu Chợ Lớn mới nơi có nhà hàng Á Đông về đêm sáng choang ánh điện và chật ních thực khách.


Cái "chất Chợ Lớn" đã bộc lộ một cách rõ nét khi thành phố lên đèn. 90% nhà phố trên đoạn đường Trần Hưng Đạo B đã mở hết cửa bán buôn, kinh doanh, dịch vụ. Người qua lại dập dìu đến chốn phồn hoa. Từ xa đã thấy hàng loạt bảng hiệu được thiết kế với ánh đèn điện tử màu, chớp sáng theo đủ mọi dáng, mọi kiểu.


Từ những năm xa xa người dân miền Nam có câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây" hoặc dân Sài Gòn thường kháo nhau: "Ăn quận 5, nằm quận 3"...Thật vậy không gì để nói lên cái đặc trưng của các món ăn do người Hoa nấu đầy chất bổ dưỡng béo ngậy.


Chợ Lớn nơi tập trung hàng chục nhà hàng, khách sạn cỡ 3-4 sao mà hầu như dân Sài Gòn từ hạng trung lưu trở lên khi tổ chức đám cưới hay đại tiệc đều nhớ đến. Những Aquatria, Đồng Khánh, Bát Đạt, Ngọc Lan Đình, Soái Kình Lâm, Ái Huế, Thiên Hồng, Á Đông... khách nườm nượp ra vào khi màn đêm buông xuống.


Thức ăn trong các nhà hàng phải đa dạng và tên gọi phải cầu kỳ. Tại các nhà hàng, hàng chục món ăn được thực khách gọi luôn một lúc, ăn chưa hết món trước đã vội kêu món sau. Trên sàn phòng ăn ngổn ngang những đống vỏ bia, coca lon nằm lăn lóc, nhiều khi rượu mạnh một bàn tiệc uống cả vài ba chai loại Napoléon đắt tiền nhất.


Tuy nhiên, Chợ Lớn không phải chỉ dành cho những người lắm tiền nhiều của. Đi sâu vào khu dân cư của Xóm Củi, Cầu Tre hoặc những căn nhà lụp xụp ven sông trên bến Hàm Tử, Lê Quang Liêm sẽ thấy Chợ Lớn còn là một vùng đất của dân nghèo. Những người phu khuân vác có khi phải làm việc trọn đêm để dỡ hàng từ miền Tây về, từ Campuchia qua, từ miền Đông xuống. Bên vỉa hè, ngọn đèn dầu le lói một ít chai bia, vài lít rợu đế, nếp than... vài chục hột vịt lộn, vài ba con khô mực, khô cá đuối, cá khoai bày bán.


Bạn đã sống những ngày niên thiếu ở Chợ Lớn, bạn đã từng nghe tiếng gõ cốc cốc trong đêm, nghe quen thuộc làm sao cái thứ tiếng rao gọi của xe hủ tiếu, mỳ... dù là trong một hẻm sâu, ngoằn ngoèo chỉ đủ một người đi lọt hoặc tận trên lầu 5 lầu 7, sau tiếng gọi "cho một tô hủ tiếu..." những người bán dạo ấy sẽ thoả mãn cho bạn ngay. Một tô hủ tiếu, một tô hoành thánh mì bốc khói trong đêm, cả những đêm ma gió, chắc sẽ làm bạn ấm lòng.


Còn một đặc biệt nữa, đó là tiếng "nắp phén" của các "ông" tẩm quất nhà nghề. "Rẹt rẹt" không cần rao, chỉ cần nghe và bạn mỏi lưng hay ớn lạnh, hãy gọi họ vào nhà đấm bóp và giác hơi. Một Chợ Lớn về đêm hào nhoáng kỳ lạ khó quên.

(TBDL


Xin cám ơn bác Tad
em xin post tiếp ảnh đê
Hình ảnh
quầy thuốc lá
Hình ảnh
Chợ Lớn thế kỷ 18
Hình ảnh
Hình ảnh
Chợ An Đông 1960
Hình ảnh
thưa các bác nếu nhắc đến vùng Chợ Lớn mà không nói đến người Hoa thì là 1 thiếu xót

bàn Thiên

Hình ảnh
cúng tổ tiên ngày tết (1969)
Hình ảnh
lễ chùa
Hình ảnh
1 cảnh Chợ Lớn
Hình ảnh


Bác tham khảo ở đây nè:
http://www.xehoivietnam.net/viewtopic.php?t=193


Tấm hình bức tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn này được chụp vào giữa trưa, nên "tông màu" hơi gắt.... Tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là vị trí dựng tượng này (năm 1966) trước đó là tượng Hai Bà Trưng, với đài tượng được cách điệu thành hai con voi, tượng trưng cho hai Bà trong khi xông trận.... Kế hoạch dựng tượng Hai Bà Trưng được lên năm 1960, nhân ngày lễ Hai Bà, song cứ sửa đi sửa lại mãi theo ý của bà Chủ tịch Phong trào Phụ nữ Liên đới Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, nên mãi đến sau tháng 02/1962 mới xong.... Có dư luận cho rằng pho tượng này tạc hai Bà Trưng, song thực tế lại là Hai...mẹ con bà Nhu (cô con gái là Ngô Đình Lệ Thủy)..... Người ta nói gương mặt tượng giống mặt bà Nhu và con gái (không biết họ dựa vào đâu mà nói thế, bởi thời hai Bà rượt Tô Định chạy "tóe phớ" về Tàu thì chưa có...photo thì làm gì có hình mà so với sánh ?????).... Cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963 đã khiến tượng hai Bà bị hạ bệ... Tại hạ còn nhớ khi đó có một đám đông người lấy xe xích lô máy cột đầu pho tượng lớn phía sau rồi kéo chạy dọc theo Bến Bạch Đằng, đám đông phía sau hò reo "hoan hô, đả đảo" chạy theo sau như một lũ điên mới thoát khỏi bệnh viện tâm thần..... Thật chán hết biết !

Năm 1966, nhân ngày kỷ niệm cuộc đảo chánh ấy, quân đội Saigon đã tổ chức tạc những pho tượng của các nhân vật lịch sử và tôn họ làm "thánh tổ" của các binh chủng......,như An Dương Vương thì là "Thánh tổ Pháo binh và Công binh", Phan Đình Phùng thì là "Thánh tổ Quân cụ", Lê Lợi là "Thánh tổ Nghĩa quân", v..v.... Riêng Trần Hưng Đạo thì được tôn là "Thánh tổ Hải quân" và tượng được dựng lên chỗ ngày trước dựng tượng hai Bà, ngay trung tâm Công trường Mê Linh, nhìn ra Bến Bạch Đằng, bên hông Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH (tòa nhà trắng trong ảnh).... Năm 1967, miền Nam phát hành giấy bạc 500 $ màu xanh, có in hình chân dung THĐ,.... Việc này đã làm nảy sinh một tiếng lóng về tiền tệ ở thời đó, gọi giấy 500$ là "Đức thánh Trần", đây là mệnh giá cao nhất của tiền miền Nam vào cuối thập niên 1960..... Song song đó, với việc chiến cuộc gia tăng cường độ, bắt lính đến tuổi 18, đã khiến cho những gia đình giàu có bỏ tiền "chạy chọt" cho con khỏi vào lính, hay chỉ là "lính Ma" (có tên nhưng không lãnh lương), hoặc không phải "ra Vùng I" mà chỉ "quanh quẩn Saigon" để yên thân, v..v.... Tất cả đã làm cho tư thế chỉ tay nhằm nhấn mạnh "Đây là xã tắc nước Nam !" của pho tượng mang một ý nghĩa khác : "Đứa nào có tiền mới được ở lại đây !"....


Nhìn cảnh cũ mà nhớ quá..... một thời tuổi dạ



tiếp tục vùng Chơ Lớn thập niên 60

Chợ Bình Tây
Hình ảnh
1 trong những nghề của người Hoa : bán khô mực
Hình ảnh
Hình ảnh
1 trong những nghề của người Kinh : bán nước mía
Hình ảnh
Hình ảnh
gánh chè rong
Hình ảnh
Hình ảnh
cầu chữ U
Hình ảnh
lại chạy ra xè-goòng
Hình ảnh
Hình ảnh
từ Lê Lợi
Hình ảnh
ra Nguyễn Huệ
Hình ảnh
vòng lên nhà thờ Đức Bà
Hình ảnh
thả xuống Đồng Khởi
Hình ảnh
thẳng xuống Bạch Đằng
Hình ảnh

các bác ui post tiếp đê em xin nghỉ giải lao


@Fernando huynh đài

Cái radio-cassette trong ảnh (tại hạ quên mất nhãn hiệu) tại ha nhìn thấy nó lần đầu tiên khi còn làm việc ở Tiền cảng dầu khí Vũng Tàu (gần khu trại "bụi đời" An Phong).... Mấy quán cà phê nằm dọc theo đường Lê Văn Duyệt (gần Ngã tư giếng nước) chạy dài đến Bến Đình.... Rồi những quán cà phê nằm dọc đường quốc lộ 15 chạy qua Rạch Dừa (khu phố Thắng Nhứt) cũng thường trang bị những cái máy cùng loại, cũng to lớn bề thế như vậy, song hiệu thì National, Aiwa, Panasonic, Sanyo ....... Chạy băng Anna, Christophe....

Song đáng nói nhất là Hạ Long 1 và Hạ Long 2 ngoài chợ cũ thị xã... Đây là hai quán nổi nhất thời đó... Năm 1981-82, Saigon không cho nghe "nhạc Ngụy", song "Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo thì "ngon" hơn nhiều... Hai quán HL nói trên chuyên chơi những ABBA, Carpenter, Lobo.... tệ hơn thì Boney M, Eagle, v..v.... Có lần, tại hạ ra đó (khoảng 8:00 tối) thấy quán vắng tanh (HL 2) trái với lệ thường... Nguyên nhân, cái máy to như trong ảnh đang phát ra những tiếng eo éo ".... Nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta đẹp tươi... "... rồi một lát sau là ..."...Trên quê hương Quan..i... họ....i ..." ....Thì ra hôm đó phòng VHTT thị xã cấm không cho chơi "nhạc dậm dật".... Kết quả là hôm đó hai quán lớn của Cty Du lịch VT-CĐ phải ..."bù lỗ" vì không có khách... Hôm sau, mọi cái lại... trở lại như xưa....

Một điều đặc biệt, các quán nước ở VT thời đó đều có một tờ giấy khổ A4, dán ngay trên vách, sau quầy thu ngân... Trên tờ giấy có những giòng này ... "....Chú ý lắng nghe những dự tính, bàn bạc vượt biên của khách hàng, và báo ngay cho cơ quan chức năng...."... "Lưu ý những người khách lạ, chưa đến quán lần nào...." v..v.... Còn nữa... giống như nội quy kinh doanh vậy...

Thật là một thời... khó quên.


@ABBA huynh đài

Lại một lần nữa cám ơn huynh đài về những hình ảnh của Saigon và VN một thuở...

Tấm hình công viên trước Tòa Đô Chánh (nay là UBTP) chắc chắn được chụp trước năm 1966... Bởi sau tháng Giêng 1966, nơi đây đã có một tượng đài "Tổ quốc Không gian" của binh chủng Không quân VNCH dựng lên nhân kỷ niệm CM 1-11 (vị trí nay là tượng chủ tịch HCM)... Ta thấy bên cạnh chiếc Mobylette là hai quân nhân của Hải quân (đồng phục trắng) và Không quân (đồng phục xanh dương đậm) VNCH, sau lưng họ là những háng xe hơi... Điều này cho thấy lượng xe và chỗ đậu xe hơi ở SG lúc đó chưa "gay gắt" như bây giờ....

Đáng chú ý nhất là tấm hình chụp các quân nhân "Khố đỏ" và "Khố xanh" ở Bắc kỳ.... Vẻ phong trần và già nua của họ cho thấy đời lính không bao giờ là một nghiệp dĩ được ưu tiên chọn lựa trong cuộc sống của người Việt.... Trong hai cuộc Thế chiến, không biết bao nhiêu người lính như họ đã chết ở các chiến trường bên Âu và Phi châu để "giữ gìn" nền tự do cho nước Pháp..... Hy vọng không có những người trong ảnh...

Tấm hình chụp Công trường Diên Hồng trước chợ Bến Thành (sau gọi là công trường Quách Thị Trang) có một chi tiết thú vị : Chiếc cầu vượt bắc ngang qua đường....

Cầu này là sản phẩm của một dân biểu trong Hạ viện miền Nam năm 1968.... Sau khi đi công cán ở Nhật về, ông này mang hình ảnh mà ông thấy tại thủ đô Đông Kinh của xứ Mặt trời ra trình với Quốc Hội Saigon, và đề nghị cho xây hai chiếc cầu bắc qua công trường này cho dân đi bộ.... Bởi trước đó, để băng qua công trường, khách bộ hành phải đi theo hiệu của hai trụ đèn giao thông dựng giữa đường... "Không văn minh và tiện lợi..." là lời trần tình cho đề nghị của ông dân biểu nọ...

QH Saigon sau khi họp vài phiên, đã đồng ý cho xây "thí nghiệm" hai cây cầu như trong hình (bằng loại thép dùng đóng tàu) để thử xem dân có chịu xài không.... Lúc đầu, do hiếu kỳ, dân Saigon cũng leo ào ào.... Các ông có lẽ là thích nhất, bởi thời đó các bà các cô bận mini Jupe đi khá nhiều... Có cô còn ngừng lại giữa cầu để nghỉ mệt bằng cách gác chân lên bậc lan can để ngó trời ngó đất ... Cho dù hai bên thành cầu không hở nhiều khoảng trống lắm, song những lúc như thế lại có khá nhiều quý ông đứng dưới cầu (hoặc đang chạy xe) cũng ngước lên "tìm một vì sao giữa ban ngày".....Sau một tháng, hai cây cầu đã..... trống vắng... Bởi dân Việt Nam vốn không thích leo cầu thang cao, mà hai chiếc cầu thì cây nào cũng có gần 70 bậc thang lên xuống... Thêm nữa, do việc "ngắm sao ban ngày" gây nhiều tai nạn lưu thông.... Hai cây cầu bị bỏ rơi cho dân xì-ke chích choác và vô gia cư làm chỗ ngủ qua ngày.... Việc ấy chỉ chấm dứt khi vào năm 1972, trên cây cầu ngay trước cửa chợ Bến Thành có một người ôm mìn lên đặt trên đó để làm gì không rõ... ... Cái đồng hồ của trái mìn chạy như thế nào mà nó nổ ngay khi anh ta đứng lên (chắc tại xài hàng Tàu)... Kết quả, cầu còn nguyên, còn anh ta hưởng dương độ 27 tuổi, bị mất phần bụng và hai tay, số còn lại, cảnh sát Saigon gom được khoảng gần một túi ny lông đựng .... xác .... loại trung bình.

Sau 1975, hai cây cầu mới dỡ bỏ hẳn


TSN đầu thập niên 70
Đất rộng hơn bây giờ nhiều

Hình ảnh



@Nta522 huynh đài

Tấm không ảnh TSN này hiện là của hiếm tại VN... Bởi ngày xưa đây là một yếu khu không được tự do tiếp cận ....


Nhìn trên ảnh, tại hạ nhận ra khu nhà máy điện (ở góc trên bên phải) với mái vòm đặc biệt của nó.... Con đường quanh co chạy cặp hông nó sẽ dẫn vào trại Phó Quốc Chụ của Bộ Tổng Tham Mưu.... Dãy nhà trắng hình như là khu kho hàng không dân sự cũ (trong đó có cả kho hàng không của các hãng bay tới TSN như Singapore Airlines, Air India, PanNam, Air France, v..v.....). Cạnh nó nay là đường Trường Sơn... Nói chung cả khu bên tay phải của con đường này nay là khu nhà do binh chủng Không quân VN hiện tại "chia chác cho nhau".....


Chỉ có một chi tiết không thấy trong hình là hai đài kiểm thính viễn liên (mái vòm hình tròn như hai trái banh ghép bằng những miếng puzzles hình tam giác) nằm gần khu vực trại Phi Long (bên tay trái hình).... "Lầu gương" lúc này nhìn "cô đơn" quá.. Còn dãy mái vòm hangar của khu ga Hàng khồng Quân sự thì nổi bật lên.... Trông mà bồi hồi quá.....


Đất rộng như vậy, nhưng sau một "thời chia chác" đã không còn bao nhiêu... Kế hoạch mở rộng TSN hồi trước bây giờ cũng không làm sao mà làm được..... TSN hiện nay đã trở thành một phi trường hẹp và nguy hiểm nhất trong khu vực... Hơn cả Hongkong và Changi.... Nghĩ mà buồn



Hình ảnh

Hình ảnh[/b]


ta lặng yên
nghe dòng đời
từ từ trôi ...
Hình ảnh

Hình ảnh

Tiệm này ở đường Ngô Nhân Tịnh, Q6, TpHCM
Trước đây, khu này có con kinh nhỏ, tên là Bến Bãi Sậy, có cầu Ba Li Kao (chắc tiếng nước ngòai ?). Từ 1990, Nhà nước đã san bằng, con kinh biến thành cống hộp, cầu thành đường.
Hình ảnh

1 đối quang gánh lọai lớn, bằng mây = 70.000đ
Cây đòn gánh (hổng biết làm bằng cây gì ?) = 15.000đ
Total = 85.000đ, chưa trả giá.
Còn lọai quang gánh bằng cọng thép, rẻ hơn, 25.000đ/cặp (thời giá 2007 September).

Coi ra, dù buôn gánh bán bưng, chợ chồm hổm tạm bợ, thì vốn đầu tư ban đầu cũng chẳng rẻ tí nào sm=24gif


@Fernando huynh đài

Kể ra thì những người có máu lang thang và ghi nhận những gì "đời" nhất như huynh đài quả là hiếm ở thời hiện đại...

Cầu Palikao bắc ngang qua con rạch Gò Công xưa... Nếu huynh đài còn tấm bản đồ TP Saigon in khoảng năm 1960 thì sẽ thấy tên con rạch đó.... Khu vực quận 6 của vùng Chợ Lớn cũ và mới này ngày trước có nhiều kinh rạch chảy ngoằn ngoèo giữa các con đường như Phạm Đình Hổ, Bình Tiên, Hậu Giang, Gò Công, Đinh Hòa, Tháp Mười, v..v.... Bến Bãi Sậy là một đoạn trong đó...

Chiếc cầu Palikao này đã có từ thời Pháp thuộc... Sau năm 1954 thì tên ấy vẫn còn một thời gian... Chỉ đến sau năm 1963, khi Sở Kiều Lộ Saigon đổi thành tên "Cầu Ngô Nhân Tịnh" thì mới hết nghe tên kia nữa.... Cũng cần nói thêm, tên của ông quan này hồi trước thường bị đọc sai thành "Ngô Nhân TĨNH"..... Hồi xưa ở đây là chỗ sản xuất hàng mã dùng cho người Tàu, sau 1975 thì thành chợ bán gà vịt và trầu cau của vùng Chợ Lớn, đồng thời nơi đây cũng là chỗ bán "gióng- gánh" và những vật dụng chế tạo bằng nguyên liệu mây, tre lá,..... Từ bàn ghế cho đến những đôi gióng mà huynh đài đã chụp hình.... Ngoài gióng-mây, đến thập niên 1960 thì người Tàu lại chế thêm gióng-kẽm, mục đích là để thay cho loại trước (vốn ngày một khó kiếm nguyên liệu), còn một lý do nữa là gióng-kẽm có thể chịu lực nặng và tuổi thọ lâu bền hơn..... Tuy vậy, những chiếc đòn gánh để xỏ vào đôi gióng thì không thay đổi, chúng được làm bằng tre Mạnh-Tông già, cứng mà dẻo, khi người gánh đi, dù gióng chất nhiều hàng cũng không bị gãy bất ngờ, chưa kể sự dao động lên xuống của đôi gióng đầy hàng cũng làm cho vai người gánh đỡ đau phần nào.... Câu văn "... những đôi quang gánh kĩu kịt trên vai những bạn hàng xén lưu động...." chính là để tả hình ảnh này.

Cùng với vùng chợ gà vịt và cầu Ngô Nhân Tịnh, chợ Xã Tây cũng đã có từ thời Pháp thuộc (cùng thời với chợ Hòa Bình ở gần KS Đồng Khánh), và là một chợ bán thức ăn nhanh và thuốc Bắc có tiếng của tỉnh Chợ Lờn xưa... Nguyên gốc của chợ này là đoạn đường nhánh, nối Nguyễn Trãi và Đồng Khánh (THĐ B nay). Sau khi những hàng thuốc Bắc dời về vùng Triệu Quang Phục và Phùng Hưng, thì chợ Xã Tây chỉ còn bán thức ăn nhanh 24/24 là chính... Một điểm đáng chú ý, đây cũng là một nơi có bán những thực phẩm và nguyên liệu chế biến cho người Hồi giáo.... Ngôi thánh đường nằm ở đầu chợ (bên đường Nguyễn Trãi) là minh chứng cho ý kiến trên. Kiến trúc này rất đẹp và được xây dựng từ đầu thập niên 1930 (chính xác thì là 1932)...

Khu chợ này chỉ vắng họp có một lần (khoảng tuần lễ) vào năm 1989, khi đạo diễn Jean Jacques Arnaud thuê con đường này để quay cuốn phim "L'Amant" (trường đoạn đôi uyên ương hẹn hò để sống trọn vẹn cho nhau trong căn phố trên đường này)... Trường đoạn phim quay tại đây, theo tại hạ, đó là đoạn hay nhất... Nữ diễn viên Jane Marc đã hoàn toàn xuất thần trong cảnh Nàng khắc khoải chờ đợi gặp Chàng lần cuối cùng, trước khi chàng đi lấy vợ... Cảnh cô đầm nghèo hết đứng, ngồi, rồi đi qua lại trong căn phòng trống trãi, chỉ có một chậu bonsai khô héo trên bệ cửa sổ và chiếc nệm giường không còn phủ drap, nơi đã nhiều lần ủ hơi ấm của cả hai... nhìn thật tội nghiệp.. Nàng đã đến sớm, nhưng Chàng không đến... Để che dấu nỗi buồn, Nàng lại lu nước ở góc phòng, múc một lon lại tưới cho chậu bonsai đã không còn sức sống... Động tác nhỏ, nhưng lại như một hy vọng mong manh cho cuộc tình đã lịm tắt... trong khi ngoài trời đang chuyển sang màu hoàng hôn chạng vạng... Cuối cùng, khi đã hoàn toàn không còn gì để nấn ná nữa, Nàng nhìn lại lần cuối căn phòng từng là nơi hạnh phúc của cả hai... Tần ngần khép cửa, bước ra ngoài phố đã lập lòe ánh đèn đêm hiu hắt dưới cơn mưa nhỏ... Bước lên chiếc xe kéo bên hè đường, Nàng còn ngoái đầu nhìn lại ngôi nhà đã khuất trong bóng tối... Chiếc xe do người phu già kéo chạy xa dần con phố... Dưới thùng xe có treo một chiếc đèn dầu làm hiệu... Ánh đèn đỏ lắc lư theo đà xe in thành một vệt dài trên mặt đường ướt nước mưa.... Tất cả đẹp như bài thơ viết lại một chuyện tình tuyệt vọng.....

Những tiểu thương ở chợ Xã Tây trong những ngày quay phim ấy đều được bồi thường thiệt hại thỏa đáng, nên không có chuyện gì đáng tiếc... Quả là làm phim kiểu Tây.

Dây là những thông tin sơ nét về hai địa danh này của đất Sài Côn.


Khu Hàng Xanh năm 65
Hình ảnh
năm 68
Hình ảnh
Chắc tại bị phóng đường bằng 122 ly


@Nta522 huynh đài

Nhìn bức chân dung sao giống Trung tá Bảo quá.....
Cảnh tan hoang ở tấm ảnh thứ nhì có lẽ chụp trong đợt 2, vì đợt 1 thì ỡ đây ít thiệt hại lắm,..... Đây cũng là nơi gây cảm hứng cho bản nhạc "Rừng lá thấp" của Trần Thiện Thanh đó.


Nhìn xe trong hình SG xưa thấy mê quá, giờ chúng lặn mất tăm hết rồi, tiếc thiệt.
Vẫn nhớ dáng xe vespa thùng 175, giờ kg thấy còn nữa. Dáng xe 3 bánh này đẹp, nhất là cái mái lưỡi trai( sunvisor) làm xe uyển chuyển, đẹp hơn xe lam 550 nhiều. Chiếc thứ 4 từ phải qua, mâm xe màu trắng.
Hình ảnh
Em lượm lặt lại các hình của các bác có dính dáng tới xe con bọ Vw, trong đó đáng lưu ý là xe 1100 mui trần. Em kg rõ loại xe này sang SG hồi nào các bác nhỉ, vì chiếc mui trần trong hình ra đời muộn nhất là 1957.
Các bác có thể kể thêm cho hậu bối về dòng xe này trước 1975 nhé.
Chúc các bác vui.

Chiếc màu xanh này là Vw 1200, ra đời 1960-1965, chiếc màu bạc rẽ trái em kg rõ
Hình ảnh
Chiếc màu trắng là vw 1500 kính bung( mâm xe có lỗ, chỉ xi bản nhỏ), xa hơn là em 2CV Citroen.
Hình ảnh
Chiếc xe màu đồng, Vw 1100-1300 kg rõ nhưng đèn đèn trước Oval.
Hình ảnh
Mui trần Oval Vw1100, chiếc này bây giờ chỉ còn 1 chiếc duy nhất do bác Tư T. sở hữu. Ra đời muộn nhất 1957.
Hình ảnh
Một xe minibus split window phía sau chiếc Renaul 4cv taxi xanh vàng.
Hình ảnh
Một xe vw1100-1300 màu đen.
Hình ảnh
Xe Vw 1100 square window màu trắng
[img]
Hình ảnh
Một xe vw 1200 giữa 1 xe 2Cv và Simca??
Hình ảnh
Một xe minibus split window màu đỏ trắng phía xa
Hình ảnh
Một Vw 1100 ragtop.
Hình ảnh

@Fernando huynh đài

Madame Nhu cùng với chồng mang giống cây Giá-tị (teck) từ Thái Lan về trồng ở vùng Định Quán, Phương Lâm, Gia Kiệm, Gia Ray,.... vào năm 1956.... Mục đích là tạo một rừng cây có giá trị kinh tế cao cho khu vực đá núi lửa màu mỡ này..... Khi khai thác, sẽ dùng cây để đóng tàu, làm vật dụng dân và quân sự (quân sự là thứ yếu, vì VN làm gì mà chế tạo nỗi súng ống !!!).... sau đó mới tính đến chuyện xuất khẩu.... Thế nhưng mộng không thành, cả hai "mất tất cả" trước khi khu rừng ấy có thể khai thác được như ý muốn.... Năm 1977, vạt rừng mé Gia Ray bị cháy suốt 6 tháng liền... nguyên nhân là chính sách kinh tế "địa phương tự lực tự túc" hay .... cái khỉ gì đó..... đã khiến dân ùa vào rừng phá rẫy.... Việc đốt cây bị hạ để lấy đất trồng khoai đã làm cháy lan ra khu rừng ở mạn ấy.... Tại hạ nhớ lúc đó đứng bên núi Le nhìn sang, vào ban đêm, thấy lửa cứ bập bùng như lửa bom B52 hồi 1972 vậy....

Sau vụ cháy thì đến giai đoạn dân phía Định Quán "đẵn" cây nhỏ để bán ... củi.... Thế nên không biết chừng nào thì mới có thể khai thác như mục đích ban đầu.... Nhất là hiện nay vẫn không ai có kế hoạch gì cho khu rừng quý này.... Có lẽ mua hàng về xài sướng và rẻ hơn là khai thác chế tạo..... Mấy cây con trong Dinh Độc Lập là do đơn vị giữ dinh trồng trong thời kỳ phong trào "phủ xanh đất trống, đồi trọc, mỗi người trồng một cây nhớ ơn bác, v..v...." thịnh hành.

Ngày trước, số 2bis Hồng Thập Tự (chỉ có một địa chỉ duy nhất đó thôi) là Đài Phát thanh Quân đội ... Phía đầu dốc (Ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hồng Thập Tự) là cửa phụ của Nha An ninh Quân đội.... Cái trường Thiếu sinh quân hiện nay chỉ xuất hiện ở địa chỉ đó sau 1975..... Khu nhà tiếp theo số 2bis HTT kéo dài đến dốc cầu Thị Nghè là "nhà lấn chiếm" theo kiểu "đất ta ta ở, đường ta ta đi" sau 1975....

Khu siêu thị Cora-Big C ngày trước là một phần của căn cứ Long Bình, sư đoàn 18 đặt BTL tại đây khi rút lui từ Long Khánh về đó năm 1975... QL 51 hiện nay, thì ngày trước là QL15, do Pháp mở khi xây dựng Vũng Tàu thành nơi nghỉ mát vào cuối tuần.... Sau năm 1947, con đường này đặt dưới sự bảo vệ an ninh của tướng Bảy Viễn... Đoạn cua ở dốc 47 là do Mỹ làm khi mở rộng đường này và dựng căn cứ LB vào thập niên 1960, trước đó nó chỉ là một con dốc chạy thẳng chứ không có đoạn cong như hiện nay.... Đường cong oan nghiệt ấy chỉ có khi Mỹ lấy đoạn QL thẳng làm phi đạo trực thăng cho căn cứ LB...

@ NEWS huynh đài

Thắc mắc của huynh đài có thể hiểu được qua một vài chi tiết nhỏ nhoi như sau :

"Việc giam xe vào "phú-de" trước 1975, và việc xăng cấp theo phiếu sau 1975 đã giúp số xe ấy hóa kiếp thành .... đồ lạc-son... Không riêng HD, mà ngay cả Honda 67 (năm 1975 tại hạ trông thấy chầt cao ... 4 lớp trong một nhà kho dừng bằng lưới B40 ở ngay sân sau khu nhà Sở CATP đường THĐ... Vậy mà nay cũng ... hết !

Năm 1989, có một tay chơi xe moto từ ... "bển" qua đã mua hai chiếc HD do nhà máy Z755 (chỗ Lan Anh nay) bán "thanh lý" với giá .... như cho (chuyện này cũng xảy ra cho đầu máy xe lửa hơi nước ở ga Đàlạt ) .... Sau khi dò hỏi kỹ càng lai lịch "hàng", anh chàng đã "nhiệt tình" mua giúp cho nhà máy mấy chiếc còn lại .... Ban Giám đốc sau đó đã báo cáo thành tích gây được một nguồn quỹ khá cho nhà máy từ số xe "chiến lợi phẩm" phế liệu thu được của địch ....

Đầu năm 1992, một nguồn tin cũng từ "bển" cho hay .... Con người hào phóng kia sở dĩ đã "nhiệt tình" như vậy bởi vì anh chàng biết được số HD mà mình mua vốn nằm trong đội hộ tống của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm... đã bị "xếp xó" từ sau năm 1967.... Do bảo toàn nên Bộ chỉ huy Quân trấn Saigon trước đó đã cho phủ bạt và tra dầu mỡ rất nhiều trước khi nhập kho..... Không ai được "rờ" đến những chiếc xe đó nên chúng càng ngày càng ..."tệ"... Đến nỗi bị thanh lý sau 1975.

Khi còn "tung hoành", những chiếc HD đó có quyền "bất khả xâm phạm".... Sĩ quan cấp Đại úy trở xuống không được đến gần chúng ở mức 5m... Chỉ người lái chúng mới có quyền "rờ" và bảo trì xe, khi nhập hay xuất kho cũng phải thực hiện đúng nguyên tắc này... Chìa khóa kho do phòng Tài sản vật chất của dinh ĐL giữ, v..v..... Thế nên ... hãy chúc mừng cho người nào mua được những "cùa hiếm" ấy.... Khi thông tin này công bố ra, lãnh đạo Z755 chĩ nhận "bán có hai chiếc"...

Chuyện này đã giúp cho giới sưu tầm xe cổ ở nước ngòai đổ xô vào VN khi đó để mua "những thứ VC vứt đi"... Số HD công lộ mà huynh đài đề cập có thể đã chịu chung số phận (không biết có nên gọi là hẩm hiu ????) như những chiếc HD mà tại hạ nói trên ...."


Toàn diện số ngân khoản bồi thường chiến tranh của Nhật đều được dành cho miền Nam, vì lúc đó chính phủ miền Bắc không được khối Thế giới Tự do công nhận...... Ngoài công trình thủy điện Đa Nhim thì còn việc sửa chữa đường thiết lộ Xuyên Việt, xây cất lại bệnh viện Chợ Rẫy, bắc cầu Mỹ Thuận, v..v... Tuy nhiên, chương trình này sau đó bị bỏ dỡ vì chiến cuộc gia tăng sau năm 1965.... ngân sách bồi thường được chuyển hết vào túi các quan và ... chiến tranh...

Lò phản ứng nguyên tử ở Đàlạt xây trong thời kỳ Ngô triều nguyên niên, cuối thập niên 50 đầu thập niên 60... Ngày khánh thành có mở triển lãm với chủ để "Nguyên tử phụng sự hòa bình", nữ tài tử Khánh Ngọc là khách mời danh dự tại lễ khai mạc... Tạp chí "Thế giới Tự do" và "Sáng dội miền Nam" chụp hình lăng xê ì xèo


Vespa xin góp chút tư liệu cùng anh quangdung với bác NEWS

Hình ảnh

Đây đoàn xe hộ tống của Ngô tổng thống . Đúng như anh quangdung55 kể về số phận của những chiếc xe mang tính lịch sử này
Có một giai thoại mà dân chơi moto cổ Việt nam còn đứt ruột hơn đó là 4 chiếc Harley Davidson cổ của một bác sĩ Saigon sở hữu . Khi liên lạc với hãng HD họ đã nói Việt nam không có series này ( đặc điểm của hãng này luôn có lý lịch khá rõ nơi đến của những chiếc xe và số máy số sườn thể hiện năm tháng sản xuất cũng như seiries của xe ) Cuối cùng một người Pháp bạn ông bác sĩ này đã mua về và thường đem triển lãm tại các show HD và dân chơi VN càng đứt ruột hơn khi biết 4 chiếc này một người bạn đã tặng vua Bảo Đại khi về nước . Giai thoại này có thể đựoc edit lại cho gọn cho đỡ " quê " nhưng 4 chiếc xe trên ở VN là có thật và hiện nay thuộc sở hữu của ông Tây kia là có thật
Đội hộ tống của TT Thiệu cũng có 24 chiếc Harley Davidson 1200 cũng tan tác xuất ngoại .
Hiện nay còn 2 chiếc HD1200 do quán Saigon xưa và nay còn sở hữu
Hình ảnh

Với xe của cảnh sát công lộ lại là loại Harley Sporter 895cc ( 9CV ) sản xuất 1968 và 1969 đặc điểm cần số và thắng ngược . Đúng như anh quangdung nói có một thời vứt đống tại Sở CA . sau đó Phòng hậu cần thanh lý toàn bộ số đó và người mua cũng là một " sếp ". Số xe trên sau đó được chỉnh sửa và cho một cty du lịch thuê tổ chức tour xuyên Việt cùng với đoàn xe Jeep các cưu chiến binh đi giữa đường gặp lũ . Trong đó có 2 chiếc Harley bay xuống đèo bốc cháy . Vespalangbat cũng có may mắn sở hữu được một trong những chiếc tham gia tour này .Nhưng ba năm nay vẫn chưa thể cho em nó ra đường được sau cái tour phá xe đó >=k . Loại sporter này cũng còn khoảng 10 chiếc vì đa số không có giấy chỉ để ngắm


Bổ sung thêm về những chiếc HD của vua Bảo Đại...

Thật tế thì hãng HD đã không sai khi xác nhận series đó không có ở VN, vì lý do là chúng chỉ được bán ở Pháp thôi... Người bạn của cố vương Bảo Đại biết ông là người thích mô tô và xe hơi, nên đã mua tặng ngài khi hồi hương để ... làm vua .... (Nếu nhớ không lầm thì người đó là con của cựu toàn quyền Đông Dương Pasquier, người đã "hoạn dưỡng" Hoàng tử Vĩnh Thụy trong suốt thời gian 10 năm học hành ở Pháp) .... Khi nhà vua lâm vào những khủng hoảng lịch sử, ông đã trao lại cho một người trong hoàng gia, ông này sau đó lại bán cho vị bác sĩ kia, và .... sau đó thì vespalangbat đã nói trên ... Chỉ tiếc một điều là bạn của nhà vua đã không làm thủ tục ..... sang tên cho người chủ mới, nên mới có sự .... bi hài trên.


SG 1968 mà o biết ở đâu
Hình ảnh
nta522
 



@Nta522 huynh đài

Theo lời một cựu phóng viên của lực lượng thiết giáp SG trước đây... Tấm hình này chụp cảnh một tiểu đoàn thiết kỵ đang bố trí trên đường Hưng Phú, Q.6 để chuẩn bị tiến sang "giải tỏa áp lực" trên bến Phạm Thế Hiển (bên kia sông, phía trái ảnh) trong những ngày đầu của đợt II Tết Mậu Thân..... Ta có thể tin được điều ấy, vì trong ảnh cho thấy chỉ toàn quân đội, còn dân chúng thì không thấy ai lai vảng.... Ngày 9/5/1968 là ngày mặt trận Phạm Thế Hiển đang "căng" (Mậu Thân đợt II bắt đầu vào ngày 5/5/1968, và chiến trường chính là vùng Chợ Lớn).....


Renault Dauphine
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
http://www.google.com.vn/search?q=renau ... =firefox-a

International Scout 4WD

Hình ảnh

http://4wheeldrive.about.com/library/uc ... cout80.htm
http://4wheeldrive.about.com/od/scoutii ... ut-800.htm


Chổ này nhìn thấy quen quen
Hình ảnh
nta522
 



Đây là xác chiếc UH-1B rơi trên đường Khổng Tử , Q.5 vào lúc sắp "hạ màn "..... chiến cuộc.


Đó là chiếc UH1H (dài hơn UH1B) bị vứng dây điện lúc cất cánh gấp trên đường Lý Thái Tổ .... giữa BVND và ngã 7.... vào những ngày cuối chiến tranh ... Xong rồi phi hành đoàn bỏ chạy hết.


Vậy thì chiếc rớt ở KTử là chiếc nào nữa vậy ???? Tại hạ nhớ chỉ có hai chiếc, một helicopter và một L19 rớt ở Nguyễn Trãi thôi mà !!!


Đội này đá thắng Thái Lan hoài à
Hình ảnh







13 comments:

  1. @Fernando huynh đài

    "125" là địa chỉ của Bưu Điện Tp ngày nay (125 Hai Bà Trưng).

    Tấm hình đầu tiên huynh đài thắc mắc thì bây giờ đã biến mất rồi (hình như ngày khai tử nó là 03.05.1975) .... Đó là tượng đài binh chủng Biệt Động Quân (QLVNCH), dựng ở bùng binh Ngã Bảy Lý Thái Tổ vào năm 1966 ... Ngày nay chỗ này là tượng đài tôn vinh "Giai cấp Công nhân thành phố" ...

    Tấm hình thứ nhì cũng đã lâu lắm rồi tại hạ mới thấy lại ... Nhìn mấy chiếc Bus Renault mà ... bồi hồi ..... Hình đó chụp từ cửa của KS Hòa Bình ... Vị trí KS này ngày xưa nằm ngay khoảng trống của công viên 23/9 nay .... Ga Saigon hành khách hồi đó nằm tương đối cao so với bây giờ ... Nếu ta để ý kỹ sẽ thấy khoảng sân trống bây giờ hơi dốc ... Nhà hàng KS Hòa Bình nằm ngay rệ con đường vòng quanh bùng binh Chợ Bến Thành, ngay trên chỗ ngày trước là bến xe thổ mộ chợ Bến Thành .. Tức là chỗ thấp ... Do đó mà dù đứng trên cửa sổ tầng 1 của KS này và chụp sang bến Bus, ta sẽ thấy hình như phía đường Hàm Nghi hơi dốc lên, do hiệu ứng của ống kính góc rộng (wide angle) hồi đó chưa hoàn hảo lắm, nên hình bị "đổ" mà ra ..... Do không có mái che như bây giờ ta thấy là bởi hình này được chụp từ trước năm 1963 ... Lần đầu tiên tại hạ thấy nó và nghĩ vơ vẩn về hai chữ "Saigon" là nhờ đọc trong quyển "Quốc Văn lớp Tư" của bà chị .... Vào thời các báo chí rộ lên chuyện "ăn mừng lật đổ Ngô triều" thì chỗ này bắt đầu cất cái nhà có mái che như ngày nay .... Đoạn thiết lộ chạy từ ga Saigon ra Thương Cảng nằm dọc theo cửa phía Phạm Ngũ Lão, ngay cạnh mép tòa nhà này ...

    Ngày xưa lúc cử hành lễ Hai Bà Trưng thì chỉ có một cặp voi cho hai nữ sinh Trưng Vương ngồi, còn thì các đơn vị, ngành ghề khác cứ "tùy nghi biến cách" ... Thế nên tấm hình "hai Bà ngự thuyền Rồng" do các cô đoàn viên của Chi Đoàn Công chức Phong trào Cách Mạng Quốc Gia (giống như Mặt trận Tổ quốc nay) thuộc Nha Quan Thuế là một trong những nét biến cách đó ....

    Nhìn lại hình ảnh vụ nổ .... và chiếc xe Traction tan nát ... (do plastic của Biệt động Saigon) ... mà "tênh sự đời thuở chiến tranh" .... Vụ nổ trong hình này là vào năm 1964 (thời Nguyễn Khánh) ... Ngày đó, L'Hôtel d'Opera còn là Nhà Văn Hóa chứ chưa phải trụ sở Hạ Nghị Viện Saigon, công năng đó chỉ có sau cuộc bầu cử ngày 11.09.1967 ....

    Có một chi tiết của Fernando huynh đài cần chỉnh lại một chút ....

    Tấm hình "sông Saigon nhìn từ Bộ tư lệnh Hải quân ..." thật ra là nhìn từ cửa sổ khách sạn Majestic ... Mái nhà ngói ở tiền cảnh là nóc tòa nhà của hãng Denis Frèse .... Chạy dọc lại phía hậu cảnh ở xa nữa mới là Bộ Tư lệnh Hải quân (tòa nhà ngày nay là trụ sở của một công ty gì gì đó của quân đội, nằm ngay cạnh đường vòng dưới chân tượng Trần Hưng Đạo) ... Còn bảo tàng Tôn Đức Thắng hiện nay chính là nhà riêng của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm (số 5 Bến Bạch Đằng - Tôn Đức Thắng nay) ... Bên cạnh địa chỉ này là số 5B Bến Bạch Đằng (kéo dài đến bệnh viện Hải quân - nay là bệnh viện 1-05 - đối diện Bason) ... Đây là trụ sở của một loạt cơ quan đặc biệt của chính phủ Saigon cũ ... như Phủ đặc ủy trung ương tình báo, Tòa án quân sự Mặt trận vùng III Chiến thuật, Sở Phòng vệ Duyên hải, v..v..... Ngay chỗ cua quẹo chạy lên ngã tư Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng nay ... là đoạn bắt đầu của đại lộ Cường Để ... Chỗ này, nằm bên tay mặt, là Câu Lạc Bộ Sĩ quan Hải quân xưa ... Nay chỉ còn vết tích của cổng vào bị xây bít lại ....

    ReplyDelete
  2. He he...Nta522 bị người đẹp hớp hồn sao mặt cứ ngây ra dzị, ặc... :)

    ... tòa Đại sứ Mỹ 1964, góc Võ Di Nguy - Hàm Nghi
    Hình ảnh

    Xe wagon trắng trên đường Hàm Nghi, hướng về Bến Bạch Đằng.
    Xe Lam hướng về Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu) :compress:
    Vòng xoay chia thành 2 bồn cỏ ngay giao lộ : ngã 3 đường rầy về Cảng SG (từ ga SG đâm ra) :happy3:

    ...và hôm nay 2008...
    Hình ảnh
    .... vài chục năm sau, thế hệ tiếp nối nhìn hình này sẽ thắc mắc : sao đường Hồ Tùng Mậu lại đào lên... cầu quay Khánh hội đâu... :tongue3:


    ...đa tạ lão NEWS đã lật lại dùm :hello1:

    NEWS đã viết:Hình ảnh

    ReplyDelete
  3. Tổng Nha Ngân KHố hiện tại :lol:
    Hình ảnh
    Phôi pha

    ReplyDelete
  4. @Fernando huynh đài

    Trụ sở Hải Quan Saigon hiện nay có cội nguồn nguyên thủy là .... "Nha Phiến Thương cuộc" ... xây dựng vào cuối thế kỷ 19 (khoảng 1878-79), ... Nghĩa là chỗ kinh doanh nha phiến hợp pháp, do chính quyền thuộc địa khi đó làm chủ .... Vào năm 1882, viên Thống Đốc Nam Kỳ khi đó là Le Myre De Vilers mãn nhiệm .... Theo lệnh của Paris, y đã cho chụp ảnh những kiến trúc Pháp đã xây dựng thời đó, như một thí dụ cho bản "tường trình về sự khai hóa" mà "mẫu quốc Phú Lang Sa" đã thực hiện ở xứ nhiệt đới này trong 20 năm ....

    Những kiến trúc đó gồm tòa nhà này, cột cờ Thủ Ngữ, dãy nhà lồng chợ Bến Thành cũ (ngay tại vị trí trụ sở Tổng Nha Ngân Khố ngày nay), hai dãy nhà nằm dọc bờ kênh dẫn vào cửa thành Saigon cũ (nay là đại lộ Nguyễn Huệ).... Lúc đó, con đường chạy trước KS Palace nay mang tên thằng Tây chỉ huy đánh thành Saigon năm 1859 (Rigault De Genouilly), phía bên đối diện là đường mang tên Thủy sư đô đốc Charner, kẻ đã hạ đồn Kỳ Hòa .... Sau khi con kênh Thành được lấp đi, tạo nên lối giữa đường Nguyễn Huệ nay thì dân Gia Định gọi nó là đường "Kinh lấp" .... Lên đến chỗ nhà Bưu Điện nay thì có Nhà thờ Đức Bà (lúc đó không có hai tháp chuông như như hiện nay), CLB Sĩ quan Hải quân Pháp (nay là trụ sở UBND Quận I) ... Và phía đàng kia là dinh Norodom.....

    Xuống bờ sông Bến Nghé thì có một quán cà-phê dành cho giới khách Pháp ... tại vị trí của hội sở Tín Nghĩa ngân hàng trước 1973 .... Vào tỉnh Chợ Lớn thì chỉ có nhà của một tay thương gia Tàu nào đó lên hình thôi (nay cũng không biết dấu vết chỗ nào), v..v.... Những tấm ảnh ấy lúc đó chụp bằng phim kiếng, mang về Pháp rửa ra thành hình dương bản, trưng bày trong buổi thuyết trình của Le Myre De Vilers tại Bộ Thuộc Địa Pháp ở Paris rồi .... cất vào kho lưu trữ đến hơn 120 năm sau mới được lôi ra trong một lần thanh lý tài liệu cũ vào năm 2003 ....

    Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã cho mang những ảnh này (mỗi tấm có kèm một ảnh mới, chụp vị trí hiện giờ vào năm 2003) trở lại Saigon để trưng bày tại IDECAF ... Khách được mời dự, mỗi người nhận một quyển làm kỷ niệm ... Còn thì tụi nó không cho ai khác một quyển nào "làm thuốc", cả báo chí cũng chỉ được giới thiệu suông bằng ... brochures. Nhìn thái độ trịnh trọng của tụi Tây tại buổi giới thiệu những ảnh này mà thấy cay cay trong mắt .... Lớp con cháu tụi thực dân xưa vẫn còn tỏ thái độ hãnh diện với những hình ảnh ấy là do đâu ????

    Trở lại với tòa nhà Hải quan .... Nhìn ảnh cũ so với bây giờ, ta thấy mặt đường xung quanh nhà đã nâng lên cao khoảng gần 1m ... Công năng Nha phiến thương cuộc đã thay đổi vào đầu thế kỷ 20, nơi đây được bán lại cho một Hoa kiều tên Huang Tai vào thập niên 1930, và biến thành khách sạn .... Người chủ mới đã kinh doanh thế nào không rõ, song đến thời chính phủ Bảo Đại thì tòa nhà này trở thành trụ sở Douane ... rồi Nha Thương chánh (thời TT Diệm), rồi "Hải Quan thành phố, nỗi đoạn trường của doanh nghiệp xuất nhập khẩu" từ sau 1975 ....

    Phía sau lưng tòa nhà này ngày xưa là một con đường nhỏ, nối đường Charner và Phủ Kiệt (tên Pháp quên rồi), có tên là Rue des Fleurs .... Cái tên ấy lúc đầu có nghĩa là chợ bán hoa tươi, giống như con đường chạy dọc bờ sông Seine ở Paris cũng mang tên này .... Nhưng về sau thì lại là khu vực hành nghề của giới "buôn hương bán phấn", nghĩa là cũng "hoa tươi" vậy .... Theo thời gian, giới giang hồ xưa cũng tứ tán, con đường trở lại yên tĩnh, hiền hòa như bao "ngõ vắng xôn xao" khác ... Khi Nhựt Bổn đặt Tòa Đại sứ tại đây vào thời trước 1975, thì tình hình an ninh của con đường này hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của lực lượng phòng vệ sứ quán ....

    Có lẻ vì chỉ là một đoạn đường ngắn, nhỏ hẹp, lại không có gì đặc sắc, nên sau bao nhiêu lần thay đổi tên đường ... các nhà chức trách vẫn không hề nhắc đến con đường này ... Lâu dần, cái tên Rue des Fleurs cũng không còn nghe nói đến .... Nay nó đã thành một ngõ hẽm, hay một con đường "không mang tên" của xứ Saigon ......

    ReplyDelete
  5. NEWS đã viết:Con đường bán hoa ngày xưa giờ thì nhiều, nhưng nổi tiếng là HTCC. :=))


    Huyền Trân Công Chúa 1980's là 1 trong những con đường dẫn tới ếch + HIV, ha ha :)
    1980's, vì khó khăn quá :>=k :>=k :>=k ngoài "lực lượng" pro, nhiều tầng lớp khác cũng tham gia đứng đường, dọc NTMK dài dài từ Xẹc (NHV Lao Động) cho tới CMT8, có lúc bị rượt, dạt qua đứng đầy CMT8 đối diện Tao đàn lun :)
    Mà lúc đó toàn xế điếc, cả thành phố điện đóm cúp woài, chỗ nào cũng tối hù :tongue3:
    ... còn mấy năm gần đây, dọc sân Hoa Lư đối diện HTV cũng có + đứng đầy trên cầu Thị Nghè ban đêm.
    Những ngày Lễ, các nhà vườn, thương lái, cả SV cũng bày bán hoa tươi trên cầu Thị Nghè, ai bán hoa tươi cứ bán, còn hoa biết nói vẫn bày hàng đứng cùng, hông ai gây phiền ai :toothy8:
    ... nhiều khi, ban ngày, tui rề rề 2 bánh tìm cảnh chụp hình chơi, lập tức có 2 bánh khác chạy theo cặp kè, nồi cơm điện bịt mặt kín mít, giọng nữ vang lên :
    - anh ơi anh, đi chơi dzí em hông :tongue3:
    Ha ha :toothy8:


    quangdung1955 đã viết:Thủy sư đô đốc Charner, kẻ đã hạ đồn Kỳ Hòa ....


    ... ? ... ủa Đô Đốc Hải quân cũng biết chơi chiến tranh đường phố - công thành trên bộ à bàc ?

    quangdung1955 đã viết:"Nha Phiến Thương cuộc" ... xây dựng vào cuối thế kỷ 19 (khoảng 1878-79), ... Nghĩa là chỗ kinh doanh nha phiến hợp pháp, do chính quyền thuộc địa khi đó làm chủ ....


    ... ặc, chắc tính cạnh tranh dzới Anh bên Hồng Kông ?

    quangdung1955 đã viết:...dãy nhà lồng chợ Bến Thành cũ (ngay tại vị trí trụ sở Tổng Nha Ngân Khố ngày nay), hai dãy nhà nằm dọc bờ kênh dẫn vào cửa thành Saigon cũ (nay là đại lộ Nguyễn Huệ)


    ... ủa dzị còn cái chợ Heo-Vịt quay-Chim Cá Cảnh+ đồ nghề câu cá Hàm Nghi sao lại gọi là chợ Cũ dzị bác

    ReplyDelete
  6. @Fernando huynh đài

    Sau khi đưa hạm đội qua hợp tác với Anh để tấn công Trung Hoa ( triều Quang Tự nhà Thanh - dưới sự nhiếp chính của Thái hậu Từ Hy) ở Hương Cảng trong cuộc "Nha phiến Chiến tranh"... Charner đã đem toàn thể hạm đội Pháp quay lại Gia Định để tiếp ứng cho lực lượng Pháp-Tây Ban Nha lúc đó đang còn quanh quẩn trong khu vực mới chiếm được (vùng Quận I và Quận III bây giờ) của thành Saigon cũ .... Cũng cần nói thêm là ở TK 18-19, những nước Âu Châu có hạm đội thương thuyền viễn dương, tiêu biểu là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Bồ Đào Nha, v..v.... đều bắt đầu cuộc xâm chiếm thuộc địa bằng Hải quân, và vũ khí chính yếu để chúng dùng trong cuộc xâm lược, cũng như bình định vùng đất mới chiếm được, chính là ... Opium (Á phiện) .... Thế nên ta thấy Anh hay Pháp đều gây tội ác như nhau cả ...

    Vậy nên cũng không lạ gì khi Charner là Đô đốc Hải quân, nhưng lại tấn công trên bộ cũng được ... Từ "Thủy quân Lục chiến" cũng ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như vậy ....

    Danh từ "Chợ Cũ", mà ta hay nghe người Saigon gọi khu vực "nhà hàng Động Phát, bánh mì Như Lan, chợ "trời" Tôn Thất Đạm", .... nằm dọc theo đại lộ Hàm Nghi (Boulevard De la Somme thời Pháp thuộc) hồi trước đến giờ .... chính là để nhắc đến khu chợ nằm dọc theo bờ kinh Thành hồi cuối TK 19 ...

    Khu chợ này lúc đó là ba dãy nhà Lồng, do người Pháp xây cất, nằm ngay vị trí của Tổng Nha Ngân Khố ngày nay ... Khi đó, hai bên chưa có đường Phủ Kiệt và Ngô Đức Kế ... Cửa chính nằm bên rệ đường Charner, nhìn ra kinh .... Ghe thuyền buôn bán cứ ghé vào bến trước chợ và "lên xuống hàng hóa" ở đó ... Theo những người từng có thân nhân sống lâu đời ở đất Saigon nói lại, thì danh từ "chợ Bến Thành" chính là do giới thương hồ dùng để gọi chợ này ... Hình như là sau một trận hỏa tai hồi đầu TK 20, chính quyền Saigon lúc đó đã quyết định cho cất lại ngôi chợ này ở địa điểm khác ... Nơi được chọn là một khu đầm lầy cũ (người Pháp gọi là "đầm Boresse") .... được san lấp rồi xây dựng ... Chợ mới này là chợ Bến Thành ngày nay ... Do việc có chợ Bến Thành mới, nên vùng "Động Phát, Như Lan" .... được người Gia Định cải gọi là "chợ Cũ" ....

    Sau khi chợ dời về nơi mới, người Pháp đã cho cất lên trên nền cũ một kiến trúc khác, dùng vào hoạt động tài chính,... đó là trụ sở Tổng Nha Ngân Khố hay Kho Bạc (trước 1975) .... Sau 1975, nơi này thành trường Trung học Ngân hàng .. Rồi lại trở thành nơi thu lệ phí phạt vi cảnh cho những người phạm luật giao thông, quá hạn VISA, v..v.... Còn tương lai là cái gì thì .... chờ "cái hộp" sau lưng nó khánh thành sẽ rõ .

    ReplyDelete
  7. Ui trời. Cái topic của tui :D

    ReplyDelete
  8. hehehe, hàng "chôm" nhưng có ghi nguồn gốc là "chôm"

    ReplyDelete

Ghi một nhận xét ( bỏ dấu =)
- Tô đậm: "câu muốn tô đậm"
- Chữ nghiêng: " câu muốn in nghiêng "
- Chèn link: "text"
- Chèn hình: "[img]link hình muốn chèn[/img]"
- Chèn video: "[youtube]link video cần chèn[/youtube]"

679.0 Hướng dẫn cài đặt AD RMS server ( Active Directory Rights Management Services) có trong Windows Server 2012.

Nguồn: https://mdungblog.wordpress.com/2018/06/21/simple-guide-huong-dan-cai-dat-ad-rms-windows-server-2012-r2/   Hôm nay mình xin giới thiệ...